Giáo án Lớp 4 (Sáng) - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Văn Đức

Giáo án Lớp 4 (Sáng) - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Văn Đức

I. MỤC TIÊU

 1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài,đọc bài văn với giọng sôi nổi, hào hứng.

 2. Hiểu tục kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.

- KNS: bày tỏ thái độ tích cực.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

 A. Kiểm tra: 1HS đọc “Tuổi Ngựa”, nêu nội dung bài.

 B. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài:

 2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

 a. Luyện đọc:- 1HS khá đọc bài, GV chia 3 đoạn.

 - HS đọc nối đoạn, kết hợp đọc đúng các từ khó đọc (Hữu Trấp,làng,.); giải nghĩa từ: giáp, keo.

 - HS luyện đọc theo cặp.

 - 1,2 HS đọc cả bài, GV đọc diễn cảm toàn bài.

 b. Tìm hiểu bài:

 * Đoạn 1. HS đọc thầm và quan sát tranh minh họa, trả lời :

 Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?( có hai đội, người mỗi đội ôm chặt lưng nhau,., đủ 3 keo, đội nào kéo được đội kia ngã sang vùng đất của đội mình nhiều hơn là thắng)

 * Đoạn 2. 1 HS đọc .

- Gọi HS thi giới thiệu về cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.

- Bình chọn bạn giới thiệu tự nhiên, sôi động, đúng nhất không khí lễ hội.

 * Đoạn 3. HS đọc thầm và trả lời:

+ Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt? (Là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng, số lượng người mỗi bên không hạn chế,.)

+ Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui? ( Vì có rất đông người tham gia, không khí tranh đua sôi nổi,.)

 * Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác?

 HS: đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi,.

 * HS nêu nội dung bài.

 c.Hướng dẫn đọc diễn cảm:

 - 3 HS đọc nối 3 đoạn, nêu cách đọc toàn bài. - GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm một đoạn “Hội làng Hữu Trấp.xem hội”

 

doc 22 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 948Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 (Sáng) - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Văn Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 (từ ngày 19-23/12/2011)
 Thứ hai ngày 19 tháng 12 năm 2011
 Tiết 1: Tập đọc 
kéo co
I. Mục tiêu
 1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài,đọc bài văn với giọng sôi nổi, hào hứng.
 2. Hiểu tục kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
- KNS: bày tỏ thái độ tích cực.
III. Hoạt động dạy- học.
 A. Kiểm tra: 1HS đọc “Tuổi Ngựa”, nêu nội dung bài.
 B. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài:
 2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 a. Luyện đọc:- 1HS khá đọc bài, GV chia 3 đoạn.
 - HS đọc nối đoạn, kết hợp đọc đúng các từ khó đọc (Hữu Trấp,làng,...); giải nghĩa từ: giáp, keo.
 - HS luyện đọc theo cặp.
 - 1,2 HS đọc cả bài, GV đọc diễn cảm toàn bài.
 b. Tìm hiểu bài: 
 * Đoạn 1. HS đọc thầm và quan sát tranh minh họa, trả lời :
 Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?( có hai đội, người mỗi đội ôm chặt lưng nhau,..., đủ 3 keo, đội nào kéo được đội kia ngã sang vùng đất của đội mình nhiều hơn là thắng)
 * Đoạn 2. 1 HS đọc .
- Gọi HS thi giới thiệu về cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
- Bình chọn bạn giới thiệu tự nhiên, sôi động, đúng nhất không khí lễ hội.
 * Đoạn 3. HS đọc thầm và trả lời: 
+ Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt? (Là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng, số lượng người mỗi bên không hạn chế,...)
+ Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui? ( Vì có rất đông người tham gia, không khí tranh đua sôi nổi,...)
 * Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác?
 HS: đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi,...
 * HS nêu nội dung bài.
 c.Hướng dẫn đọc diễn cảm:
 - 3 HS đọc nối 3 đoạn, nêu cách đọc toàn bài. - GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm một đoạn “Hội làng Hữu Trấp...xem hội”
 - HS luyện đọc diễn cảm đoạn đó theo nhóm đôi.
 - HS thi đọc diễn cảm trước lớp, nhận xét và bình chọn người đọc hay nhất. 
 C. Củng cố, dặn dò: HS nêu nội dung bài đọc, GV nhận xét dặn dò.
Tiết 2: Toán 
 Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng
- Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.
- Giải bài toán có lời văn.
- KNS: thể hiện sự tự tin.
II. Chuẩn bị: SGK,...
III. Hoạt động dạy – học:
 A. Kiểm tra: Chữa BT1
 B. Bài mới:
Bài 1. – HS nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính.
 - GV ghi từng phép tính, gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
 - Chữa bài, gọi HS chia lại từng phép chia.
a/ 4725 : 15 b/ 35136 : 18
 4674 : 82 18408 : 52
 4935 : 44 17826 : 48
 Bài 2. – 2 HS đọc đầu bài.
 - Phân tích bài toán: Bài toán cho biết gì?
 Bài toán hỏi gì?
 - HS tự giải, 1 HS giải trên bảng.
 - Nhận xét bài.
 Số mét vuông nền nhà lát được là:
 1050 : 25 = 42 (m)
Bài 3. – 2 HS làm đọc bài.
 - Phân tích bài toán.
 - HS tóm tắt và nêu các bước giải:
 + tính tổng số sản phẩm của đội làm trong 3 tháng 
 + Tính số sản phẩm trung bình mỗi người làm.
 - HS tự giải.
 - Chữa bài. 
 Trong ba tháng đội đó làm được là:
 855 + 920 + 1350 = 3125 (sản phẩm)
 Trung bình mỗi người làm được là:
 3125 : 25 = 125 (sản phẩm)
 Đáp số: 125 sản phẩm.
 C. Củng cố, dặn dò: 
 - HS nêu lại cách chia một số cho một tích.
 - GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Đạo đức 
yêu lao động (tiết 1)
I. Mục tiêu: Giúp HS
 1. Bước đầu biết được giá trị của lao động.
 2. Biết các biểu hiện của yêu lao động và lười lao động.
 3. Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
- KNS: xác địn giá trị của lao động, kỹ năng quản lý thời gian để tham gia những việc vừa sức.
- Điều chỉnh: không yêu cầu sưu tầm tư liệu về gương lao động, chỉ kể về sự chăm chỉ của mình hoặc của bạn.
II. Chuẩn bị: Các nhóm chuẩn bị đồ dùng sắm vai. 
III. Hoạt động dạy–học:
 A. Kiểm tra: - HS trả lời câu hỏi:
 - Vì sao phải biết ơn thầy cô giáo?
 B. Bài mới: 
 1. Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu truyện “Một ngày của Pê-chi-a”
 - GV kể chuyện một lần, kết hợp giới thiệu tranh.
 - 1 HS đọc lại truyện.
 - GV hỏi từng câu, gọi HS trả lời:
 + So sánh một ngày của Pê- chi- a với những người khác trong truyện?
 ( Pê- chi- a không làm gì cả.
 Những người khác: người công nhân cày xới cánh đồng, gặt, đập lúa, mọi người đọc sách)
 + Nhận xét về Pê- chi- a và mọi người khác?
 ( Pê- chi- a: lười lao động.
 Những người khác: chăm chỉ lao động.)
 + Theo em, Pê- chi- a sẽ thay đổi như thế nào sau chuyện xảy ra?
 + Nếu là Pê- chi- a, em sẽ làm gì? Vì sao?
* Ghi nhớ: + Lao động có ích gì?
 + HS đọc ghi nhớ SGK.
 2/ Hoạt động 2. Hoạt động nhóm (Bài 1) 
 - HS đọc và nêu yêu cầu bài 1.
 - GV giao nhiệm vụ các nhóm ghi những biểu hiện của yêu lao động và lười lao động vào phiếu.
 - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
 - Các nhóm khác trao đổi, nhận xét.
 - GV nhận xét chung 
 3/ Hoạt động 3. Đóng vai (nhóm bàn)
 - GV chia nhóm, giao mỗi nhóm một tình huống.
 - HS thảo luận cách xử lí, chuẩn bị đóng vai.
 - Các nhóm lên đóng vai, cả lớp nhận xét cách ứng xử đó đã phù hợp chưa.
 C. Củng cố, dặn dò:1 HS nêu lại phần ghi nhớ, dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Lịch sử 
cuộc kháng chiến chống quân xâm lược mông–nguyên
I. Mục tiêu:
 - HS nắm được dưới thời Trần, 3 lần quân Mông – Nguyên sang xâm lược nước ta.
 - Quân dân nhà Trần đồng lòng đánh giặc.
 - Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông.
- KNS: xác định giá trị.
II. Chuẩn bị: SGK,...
III. Hoạt động dạy – học 
 A. Kiểm tra: + Dưới thời nhà Trần nông nghiệp phát triển thế nào? 
 B. Bài mới 
 1. Giới thiệu bài:
 2. Các hoạt động:
 a/Hoạt động 1: HS làm việc cá nhân.
- GV phát phiếu cho HS.
- HS đọc và làm vào phiếu: điền vào chỗ chấm cho đúng câu nói, câu viết của một số nhân vật thời Trần.
- Chữa bài tập ở phiếu.
- HS dựa vào SGK và kết quả làm việc trên trình bày tinh thần quyết tâm đánh giặc Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần.
- GV kết luận.
 b/ Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
- 1 HS đọc SGK, đoạn “Cả ba lần ... nữa”
- Cả lớp thảo luận rút ra kết luận: Việc quân dân nhà Trần ba lần rút khỏi Thăng Long là đúng.
 c/ Hoạt động 3. Làm việc cả lớp.
+ Kể về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản?
- GV kết luận.
 C. Củng cố, dặn dò: 
 - 2 HS đọc ghi nhớ.
 - GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Hát nhạc
(GV chuyên dạy)
Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2011
Tiết 1: Thể dục 
thể dục rlttcb-Trò chơi:Lò cò tiếp sức
I. Mục tiêu
 - Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và hai tay dang ngang. Yêu cầu HS thực hiện động tác cơ bản đúng.
 - Trò chơi “Lò cò tiếp sức”. Yêu cầu HS nắm được luật chơi, chơi tự giác, tích cực và chủ động.
- KNS: hợp tác.
 II. Chuẩn bị
- Phương tiện: 1 còi, kẻ sẵn vạch, dụng cụ,...
 III. Hoạt động dạy – học
Phần mở đầu (6 phút)
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học.
- HS chạy chậm theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên trên sân
 - Đứng tại chỗ xoay các khớp đẻ khởi động.
 B. Phần cơ bản (22 phút)
 1. Bài tập RLTTCB. (16 phút)
 - Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang:
 + GV điều khiển cho cả lớp đi theo đội hình 2-4 hàng dọc, cán sự điều khiển; GV chú ý sửa động tác sai cho HS.
 + Mỗi tổ biểu diễn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông, hai tay dang ngang.
 + GV nhận xét, đánh giá.
2. Trò chơi “Lò cò tiếp sức” (6 phút)
 - GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi và luật chơi.
 - Cho HS khởi động lại các khớp.
 - Điều khiển để HS chơi, cho HS thay nhau làm trọng tài.
 - Biểu dương đội thắng, đội thua cõng đội thắng một vòng.
 C. Phần kết thúc (5 phút).
 - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát theo 4 hàng dọc
 - Động tác thả lỏng.
 - GV cùng HS hệ thống bài
 - GV nhận xét đánh giá và dặn HS ôn RLTTCB.
Tiết 2: Chính tả 
kéo co
I. Mục tiêu: Giúp HS 
 1. Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn trong bài “Kéo co”.
 2. Luyện viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn: r/ d/ gi.
- KNS: quản lý thời gian.
 II.Chuẩn bị: SGK, VBT,...
 III.Hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra: Chữa BT 2b 
 - Nhận xét, cho điểm.
 B. Bài mới:
 1.Giới thiệu bài
 2. Hướng dẫn HS nghe viết
 - GV đọc đoạn chính tả “Kéo co”.
 - HS đọc thầm bài chính tả, tìm và nêu những danh từ riêng và từ khó viết.
 (Hữu Trấp, Quế Võ, trai tráng,...)
 - HS tập viết một số tiếng khó vào bảng con.
 - GV nêu cách trình bày.
 - GV đọc từng câu ngắn hoặc từng cụm từ cho HS viết.
 - GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi.
 - GV chấm 7 đến 10 bài.
 - Nhận xét bài viết của HS.
 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
 Bài 2.a/ - HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
 - HS trao đổi tìm các từ chứa tiếng có âm r/d/gi có nghĩa như bài nêu, ghi vào giấy.
 - HS nối tiếp nhau đọc kết quả.
 - GV nhận xét, ghi lời giải đúng:
 + Trò chơi quay dây qua đầu, mỗi lần dây chạm đất thì nhảy lên cho dây luồn qua dưới chân: nhảy dây.
 + Môn nghệ thuật sân khấu biểu diễn bằng cách điều khiển các hình mẫu giống như người, vật: , múa rối.
 + Phát bóng sang phía đối thủ để mở đầu hiệp đấu hoặc lượt đấu: giao bóng.
 - HS viết vào VBT. 
 C. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Luyện từ và câu 
Mở rộng vốn từ: Đồ chơi – Trò chơi
I. Mục tiêu 
 1. HS biết một số trò chơi rèn luyện sức mạnh, sự khéo léo, trí tuệ của con người.
 2. Hiểu nghĩa một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến chủ điểm. Biết sử dụng thành ngữ, tục ngữ đó trong những tình huống cụ thể.
- KNS: bày tỏ thái độ tích cực.
II. Chuẩn bị: SGK,...
III. Hoạt động dạy – học:
 A. Kiểm tra: Khi đặt câu hỏi ta cần lưu ý điều gì?
 B. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài.
 2/ Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1. – HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- GV và HS nói cách chơi một số trò chơi nhiều HS chưa biết: ô ăn quan, lò cò.
- HS trao đổi theo cặp xếp các trò chơi vào bảng phân loại.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. GV và HS nhận xét, chốt kết quả đúng:
 + Trò chơi rèn luyện sức mạnh: kéo co, vật.
 + Trò chơi rèn luyện sự khéo léo: nhảy dây, lò cò, đá cầu.
 + Trò chơi rèn luyện trí tuệ: ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình. 
 Bài 2. – HS nêu yêu cầu: Chọn thành ngữ, tục ngữ ứng với mỗi nghĩa dưới đây.
- HS đọc nối các nghĩa, đọc nối các thành ngữ, tục ngữ.
- HS nêu kết quả, GV chốt và đánh dấu vào bảng.
- HS nhẩm đọc thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ.
 Bài 3. – HS đọc bài và nêu yêu cầu của bài: Chọn thành ngữ, tục ngữ ở bài 2 để khuyên bạn.
 - HS suy nghĩ, chọn câu thích hợp để khuyên bạn.
 - HS nối tiếp nhau nêu  ... :
 GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau. 
Tiết 3: Thể dục
(GV chuyên dạy)
Tiết 4: Khoa học 
không khí có những tính chất gì?
I. Mục tiêu: HS có khả năng
 - Phát hiện ra một số tính chất của không khí.
 - Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống.
- KNS: đặt câu hỏi tư duy.
II. Chuẩn bị: SGK, bóng bay, bơm tiêm,...
III. Hoạt động dạy – học 
 A. Kiểm tra: Nêu phần bài học ?
 B. Bài mới 
 1. Hoạt động1: Phát hiện màu, mùi vị của không khí?
 - Em có nhìn thấy không khí không? Tại sao? (không nhìn thấy không khí vì không khí trong suốt, không màu.)
- Dùng mũi ngửi, dùng lưỡi nếm, em thấy không khí có mùi gì, vị gì? (Không mùi, không vị)
- Có khi ta ngửi thấy mùi hương thơm hoặc mùi gì khó chịu, đó có phải là mùi của không khí? Cho ví dụ?
 2. Hoạt động 2: Thi thổi bóng phát hiện hình dạng của không khí.
 + Chia lớp ra thành 4 nhóm, mỗi nhóm có số quả bóng như nhau.
- Thi thổi bóng, nhóm nào thổi bóng xong trước, bóng đủ căng và không vỡ là thắng cuộc.
- Phân công người viết, vẽ .
 + Đại diện nhóm lên giới thiệu kết quả và trình bày hình dạng của quả bóng.
 - Cái gì chứa trong quả bóng và làm chúng có hình dạng như vậy?
 - Vậy không khí có hình dạng nhất định không?
 + HS nêu mốt số ví dụ khác chứng tỏ không khí không có hình dạng nhất định.
 + GV kết luận.
 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn ra của không khí.
 - Chia lớp thành 4 nhóm,mỗi nhóm đã chuẩn bị 1 bơm tiêm không có kim tiêm.
 - Yêu cầu HS nghiên cứu mục quan sát để làm thí nghiệm và mô tả hiện tượng.
 - Dại diện một nhóm lên trình bày thí nghiệm, kết luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 - HS nêu ứng dụng của tính chất bị nén lại, giãn ra của không khí trong đời sống. (Bơm săm xe, bóng)
 C. Củng cố, dặn dò: HS đọc mục “Bạn cần biết”, GV nhận xét tiết học.
 Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Kỹ thuật 
Cắt khâu, thêu sản phẩm tự chọn
I. Mục tiêu
Đánh giá kiến thức, kĩ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn 
- KNS: đặt mục tiêu.
Tiết 2
2. Hoạt động 2: Hs tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn
Gv nêu: Trong giờ học trớc, các em đã ôn lại cách thực hiện các mũi khâu, thêu đã học. Sau đây mỗi em sẽ tự chọn và tiến hành cắt, khâu, thêu một sản phẩm mà mình đã chọn
Nêu yêu cầu thực hành và hớng dẵn lựa chọn sản phẩm: sản phẩm tự chọn đợc thực hiện bằng cách vận dụng những kĩ thuật cắt, khâu, thêu đã học 
Tuỳ khả năng và ý thích, hs có thể cắt, khâu, thêu những sản phẩm đơn giản nh: 
- Cắt, khâu, thêu khăn tay: Cắt một mảnh vải hình vuông có cạnh là 20cm. Sau đó kẻ đờng dấu ở 4 cạnh hình vuông để khâu gấp mép. Khâu các đờng gấp mép bằng mũi khâu thờng hoặc mũi khâu đột (khâu ở mặt không có đờng gấp mép). Vẽ và thêu một mẫu thêu đơn giản nh hình bông hoa, con gà con, cây đơn giản, thuyền buồm, cây nấm Có thể nêu tên của mình trên khăn tay.
- Cắt, khâu, thêu túi rút dây để đựng bút: Cắt mảnh vải sợi bông hoặc sợi pha hình chữ nhật có kích thớcc 20cm x 10cm. Gấp mép và khâu viền đờng làm miệng túi trớc. Sau đó vẽ và thêu một mẫu thêu đơn giản bằng mũi thêu móc xích hoặc thêu một đờng móc xích gần đờng gấp mép. Cuối cùng mới khâu phần thân túi bằng các mũi khâu thờng hoặ khâu đột. Chú ý thêu trang trí trớc khi khâu phần thân túi
- Cắt, khâu, thêu sản phẩm khác nh: váy liền áo cho búp bê, gối ôm
- Váy liền áo cho búp bê: Cắt một mảnh vải hình chữ nhật kích thớc 25cm x 30cm. Gấp đôi mảnh vải theo chiều dài. Gấp đôi tiếp một lần nữa. Sau đó vạch dấu (vẽ) hình cổ, tay và thân áo lên vải. Cắt theo đờng vạch dấu. Gấp, khâu viền đờng gấp mép cổ áo, gấu tay áo, thân áo. Thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích đờng cổ áo, gấu tay ao, gấu váy
3. Đánh giá
Đánh giá kết quả kiểm tra theo 2 mức: Hoàn thành và cha hoàn thành qua sản phẩm thực hành. Những sản phẩm tự chọn có nhiều sáng tạo, thể hiện rõ năng khiếu khâu, thêu đợc đánh giá ở mức hoàn thành tốt
 Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2011
Tiết 1: Luyện từ và câu 
câu kể
I. Mục tiêu: Giúp HS
1. Hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể.
 2. Biết tìm câu kể trong đoạn văn; biết đặt một vài câu kể để tả, kể, trình bày ý kiến.
- KNS: hoàn thành mục tiêu.
II. Chuẩn bị: SGK, ...
III. Hoạt động dạy – học
 A. Kiểm tra: Chữa BT 2 
 B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài.
 2. Phần nhận xét.
Bài 1. - HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
 - Cả lớp đọc thầm đoạn văn, tìm câu in đậm.
 - HS nêu câu đã tìm. (Nhưng kho báu ấy ở đâu?)
 - GV hỏi: Câu trên được dùng để làm gì? Cuối câu có dấu gì?
(Là câu hỏi về điều chưa biết, cuối câu có dấu chấm hỏi.)
Bài 2. – HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc từng câu và nêu xem câu đó được dùng để làm gì.
- GV chốt ý kiến đúng và nêu: Đó là các câu kể.
 Bài 3. – HS đọc yêu cầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
 - HS nêu từng câu trong đoan văn được dùng để làm gì.
 - GV chốt ý kiến đúng:
 + Ba-ra-ba uống rượu đã say. Kể về Ba- ra- ba.
 + Vừa hơ bộ râu, lão vừa nói: Kể về Ba-ra-ba.
 + Bắt được... cái lò sưởi này. Nêu suy nghĩ của Ba-ra-ba.
 3. Ghi nhớ: + Câu kể được dùng để làm gì?
 + Cuối câu kể có dấu gì?- 2 HS đọc ghi nhớ SGK.
 4. Luyện tập.
 Bài 1. – HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
 - HS đọc thầm và trao đổi nhóm đôi tìm câu kể, nêu mục đích từng câu.
 - HS nêu ý kiến, các nhóm khác nhận xét, GV chốt.
+ Chiều chiều...thả diều thi. Kể sự việc.
+ Cánh diều...như cánh bướm. Tả cánh diều.
+ Chúng tôi...nhìn lên trời. Kể sự việc và nói lên tình cảm.
Bài 2. – HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
 - HS nối tiếp nhau đặt các câu kể.
C. Củng cố, dặn dò: - GV khái quát kiến thức.Dặn HS làm bài vào VBT.
Tiết 2: Toán 
chia cho số có ba chữ số (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết thực hiện phép chia một số có năm chữ số cho số có ba chữ số.
- Vận dụng chia tương đối thành thạo.
- KNS: lắng nghe tích cực.
- Điều chỉnh: không làm bài 2, 3.
II. Chuẩn bị: SGK, ...
III. Hoạt động dạy – học 
 A. Kiểm tra: Chữa bài tập 2
 B.Bài mới 
1. Trường hợp chia hết.
- GV ghi phép tính, gọi HS đọc và nhận xét phép tính: 41535 : 195 = ?
- GV đặt tính và gọi HS chia từng lần.
41535 195
0253 213
 0585
 000
 Chú ý giúp HS nhẩm thương.
Ví dụ: 415 : 195 được 2 (nhẩm 4: 2 ) 
- HS nhận xét về phép chia: Phép chia hết.
2. Trường hợp phép chia có dư.
- GV giới thiệu phép tính: 80120 : 245 = ?
80120 245 
0662 327
 1720 
 005
- HS đặt tính và tính vào bảng con.
- Chữa bài. HS nêu cáchước lượng tìm thương mỗi lần chia.
- HS nhận xét về phép chia: Phép chia có dư. 
* HS nêu các bước thực hiện phép chia.
3. Thực hành.
Bài 1. - HS nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính.
 - GV ghi từng phép tính cho HS làm, gọi HS lên bảng làm.
 - Nhận xét và chữa bài, nêu lại cách chia từng phép tính.
 a/ 62321 : 307 b/ 81350 : 187
Bài 2. – Tìm x
- HS làm lần lượt, 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét
- Nhắc lại qui tắc tìm thừa số, tìm số chia.
 a) x x 405 = 86265 b) 89658 : x = 293
 x = 86265 : 405 x = 89658 :293
 x = 213 x = 306
Bài 3.. – 2HS đọc bài.
 - Phân tích bài, tóm tắt.
 - HS tự giải, nhận xét. 
 305 ngày: 49410 sản phẩm
 Trung bình mỗi ngày ....... sản phẩm?
 Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất được:
 49410 : 305 = 162 (sản phẩm).
 C. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Tập làm văn 
luyện tập miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu 
 HS biết dựa vào dàn ý đã lập trong tiết trước, viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- KNS: tư duy phê phán.
II. Chuẩn bị: Dàn ý tả đồ chơi.
III. Hoạt động dạy – học 
 A. Kiểm tra: 1đọc dàn bài tả chiếc áo? 
GV nhận xét , cho điểm 
 B. Bài mới 
 1. Giới thiệu bài.
 2. Hướng dẫn HS chuẩn bị viết bài.
a/ Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của đề.
- 1 HS đọc đề bài.
- 4 HS đọc nối 4 gợi ý SGK.
- HS đọc thầm dàn ý của mình.
- 1 HS đọc lại dàn ý tả đồ chơi đã lập từ tiết trước.
b/ Hướng dẫn HS xây dựng kết cấu 3 phần của một bài.
- 1 HS trình bày mở bài theo cách trực tiếp. Ví dụ: Trong những đồ chơi em có, em thích nhất con gấu bông.
- 1 HS trình bày mở bài theo cách gián tiếp.
- GV gợi ý HS viết từng đoạn thân bài: có câu mở đoạn, phần thân đoạn, câu kết đoạn.
- 1 HS trình bày kết bài theo cách không mở rộng. Ví dụ: Ôm chú gấu như một cục bông lớn vào lòng, em thấy dễ chịu.
- 1 HS trình bày kết bài theo cách mở rộng. Ví dụ: Em luôn mơ ước có nhiều đồ chơi. Em cũng mong muốn cho tất cả trẻ em trên thế giới đều có đồ chơi, vì chúng em sẽ rất buồn nếu cuộc sống thiếu đồ chơi.
 3. HS viết bài.
 C. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Tiếng Anh
(GV chuyên dạy)
Tiết 5: Khoa học 
không khí gồm những thành phần nào?
I. mục tiêu: HS biết
 - Làm thí nghiệm xác định hai thành phần chính của không khí là khí ô-xy duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy.
 - Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác.
- KNS: lắng nghe tích cực.
II. Chuẩn bị: Lọ thuỷ tinh, nến, ...
III. Hoạt động dạy – học:
 A. Kiểm tra: 1 HS trả lời: Không khí có những tính chất gì?
 GV và HS nhận xét, cho điểm.
 B. Bài mới 
 1. Hoạt động 1: Xác định thành phần chính của không khí.
- GV chia nhóm, các nhóm báo cáo sự chuẩn bị.
- 1 HS đọc to mục thực hành.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát và trả lời câu hỏi:
 + Tại sao nến tắt, nước lại dâng vào trong cốc?
 + Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không? Vì sao?
 + Thí nghiệm trên cho thấy không khí gồm mấy thành phần chính?
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, GV kết luận:
Không khí gồm hai thành phần chính:
 + Thành phần duy trì sự cháy là khí ô-xy.
 + Thành phần không duy trì sự cháy là khí ni-tơ.
 + Thể tích khí ni-tơ gấp 4 lần thể tích khí ô-xy trong không khí.
 - HS đọc mục “Bạn cần biết” trang 66.
 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí.
- Cho HS quan sát lọ nước vôi trong.
- Bơm không khí vào lọ nước xem nước vôi còn trong nữa không.
- HS giải thích hiện tượng dựa vào mục “Bạn cần biết”: không khí chứa khí các-bô-níc, khi gặp nước vôi trong sẽ tạo ra các hạt đá vôi nhỏ lơ lửng trong nước làm nước vôi vẩn đục.
- Hỏi: Trong không khí còn chứa những thành phần nào khác? (hơi nước, bụi, vi khuẩn, khí độc,...)
- GV kết luận toàn bài.
 C. Củng cố, dặn dò:
 - 1 HS đọc lại mục “Bạn cần biết”
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Ngày 19/12/2011
BGH ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16(1).doc