Giáo án lớp 4 - Trường TH hứa Tạo

Giáo án lớp 4 - Trường TH hứa Tạo

I-Mục tiêu:

- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

- Hiểu ND: Nỗi dằn vặt của An-đrây- ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

II-Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Giao tiếp : ứng xử lịc sự trong giao tiếp.

- Thể hiện sự cảm thông.

- Xác định giá trị.

III-Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa bài học trong SGK.

IV- Các hoạt động dạy học:

 

doc 19 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 926Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 4 - Trường TH hứa Tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 26 / 09 / 2011
Tập đọc : (T.11) NỖI DẰN VẶT CỦA AN- ĐRÂY- CA 
I-Mục tiêu:
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu ND: Nỗi dằn vặt của An-đrây- ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
II-Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Giao tiếp : ứng xử lịc sự trong giao tiếp.
- Thể hiện sự cảm thông.
- Xác định giá trị.
III-Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài học trong SGK.
IV- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Bài cũ: Gà Trống và Cáo
2-Bài mới:
HĐ1/Luyện đọc: 
- Gv chia đoạn như SGV
- GV giải nghĩa từ khó hiểu.
b- Tìm hiểu bài:
- An-đrây- ca đã làm gì trên đường mua thuốc cho ông? 
- Chuyện gì xảy ra khi An-đrây- ca mang thuốc về nhà? 
- An-đrây- ca tự dằn vặt mình như thế nào? . 
- Câu chuyện cho thấy An-đrây- ca là một cậu bé như thế nào? 
- Nêu nội dung chính của bài
HĐ2/Luyện đọc diễn cảm 
 Thi đọc toàn bài theo cách phân vai
3- Củng cố - Dặn dò: 
 -Nếu đặt tên cho truyện em sẽ đặt tên câu chuyện này là gì? 
- Nhận xét tiết học
- Xem bài Chị em tôi
- HS đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi
- 1 hs đọc toàn bài.
- HS tìm từ khó đọc, từ khó hiểu.
- HS luyện đọc đoạn nối tiếp
- HS đọc theo nhóm, đọc cá nhân
- An- đrây- ca gặp mấy cậu bạn đang đá bóng và rủ nhập cuộc. Mải chơi nên cậu quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra, cậu vội chạy một mạch.về nhà.
- An- đrây- ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông đã qua đời. 
- An- đrây- ca òa khóc khi biết ông đã qua đời. Bạn cho rằng chỉ vì mình mải chơi bóng mua thuốc về chậm mà ông chết.
+ An - đrây – ca kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi, bảo An – đrây – ca không có lỗi, nhưng An – đrây – ca tự dằn vặt mình.
-An- đrây- ca rất yêu thương ông, không 
 tha thứ cho mình. 
- HS nêu
- HS luyện đọc diễn cảm
- HS thi đọc diễn cảm
- Chú bé An- đrây-ca.
- Tự trách mình. 
 Thứ hai ngày 26 / 09 / 2011 
Toán : (T.26) LUYỆN TẬP 
I- Mục tiêu: Giúp HS : 
- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
II- Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ vẽ sẵn biểu đồ của bài 3.
III- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài cũ: Biểu đồ(tt)
2- Bài mới: 
HĐ1/ Luyện tập
Bài 1/33
H/ Cả 4 tuần cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải hoa?
H/ Tuần 2 bán nhiều hơn tuần 1 bao nhiêu mét vải hoa?
Bài 2/33
- Tháng 7 có bao nhiêu ngày mưa?
- Tháng 8 có bao nhiêu ngày mưa?
- Tháng 8 mưa nhiều hơn tháng 9 bao nhiêu ngày?
- Trung bình mỗi tháng có bao nhiêu ngày mưa?
- Số ngày mưa của tháng 7 nhiều hơn số ngày mưa trung bình của ba tháng mấy ngày?
Bài 3/34 ( Nếu còn thời gian cho HS giải bài 3)
HĐ2/Củng cố - Dặn dò:
 Nhận xét tiết học 
 Hoàn thành vở bài tập ở nhà
 Xem trước bài Luyện tập chung 
- HS lên bảng thực hiện bài 2b/ 32
- HS nhìn vào biểu đồ nêu được số mét vải đã bán trong tuần.
a- Tháng 7 có 18 ngày mưa.
b- Tháng 9 có 3 ngày mưa.
 Số ngày mưa tháng 8 nhiều hơn tháng 9 là: 
 15 – 3 = 12 ( ngày )
c- Trung bình mỗi tháng có số ngày mưa là:
 ( 18 + 15 +3 ) : 3 = 12 ( ngày ) 
 18 – 12 = 6 ( ngày ) 
- HS dựa vào số liệu đã cho để vẽ tiếp vào biểu đồ.
 Thứ hai ngày 26 / 09 / 2011 
Luyện từ và câu : (T.11) DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG 
I- Mục tiêu :
1- Hiểu được khái niệm của danh từ chung và danh từ riêng (ND ghi nhớ).
2- Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng (BT1,mục III); nắm được quy tắc viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế (BT2)
II- Đồ dùng dạy học : 
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 1 ( phần nhận xét ) 
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 1 luyện tập và kẻ bảng. 
III- Các hoạt động dạy học : 
 Hoạt động GV 
 Hoạt động HS 
1/Bài cũ: 
- Danh từ là gì? Cho ví dụ. 
- Đăt một câu với 1 DT chỉ khái niệm?
2/ Bài mới:
HĐ1/Nhận xét
- Tìm các từ có nghĩa như sau:
a. Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.
b.Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam nước ta.
c.Người đứng đầu nhà nước phong kiến.
d.Vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta.
- So sánh nghĩa của các từ sông và Cửu Long.
- So sánh nghĩa của các từ vua và Lê Lợi.
-GV chốt ý về danh từ chung và danh từ riêng.
HĐ2/luyện tập
Bài 1/58
Bài 2/58
3/ Củng cố - Dặn dò:
Nhận xét tiết học
Xem bài MRVT: Trung thực- Tự trọng
- 2 HS lên làm bài
 a- sông 
 b- Cửu Long 
 c- vua 
 d - Lê Lợi 
- Sông: tên chung chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn; Cửu Long: tên riêng của một dòng sông.
- Vua: tên chung để chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến; Lê Lợi: tên riêng của một vị vua. 
- HS đọc ghi nhớ 
- HS đọc đề, nêu yêu cầu đề.
- HS tìm được danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn.
* Danh từ chung: núi, dòng, sông, dãy, mặt,
* Danh từ riêng: Chung, Lam, Thiên Nhẫn,
- HS viết được họ, tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ có trong lớp, và cho biết họ và tên các bạn trong lớp danh từ riêng hay danh từ chung. 
 Thứ hai ngày 26 / 09 / 2011 
Luyện Tiếng Việt : ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I/Mục tiêu :
Rèn kĩ năng tìm từ láy chứa âm s/x, thanh hỏi, thanh ngã.
II/Hướng dẫn trên lớp :
1.Tìm các từ láy có tiếng chứa âm s, x, thanh hỏi, thanh ngã
2.Điền âm đầu và vần vào các dòng thơ sau:
 Đồng chiêm phả nắng lên không
 Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng 
 Gió nâng tiếng hát chói chang
 Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời. 
Đáp án câu 1:
Từ láy:
Chứa âm s: say sưa, sặc sỡ, sặc sụa, săn sóc, sần sùi, sừng sững, sành sỏi
Chứa âm x: xoèn xoẹt, xôn xao, xa xôi, xanh xao, xao xuyến, xao xác
Chứa thanh hỏi: dửng dưng, gióng giả, hỉ hả, khinh khỉnh, lẩn tha lẩn thẩn
Chứa thanh ngã:giãy giụa, giòn giã, lưỡng lự, nhũng nhiễu
GV chấm bài một số em
 Thứ hai ngày 26 / 09 / 2011 
Đạo đức : (T.6) BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN ( T2) 
I/ Mục tiêu : Giúp HS :
- Biết được trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
II/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài :
- Kĩ năng trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học.
- Kĩ năng lắng nghe ngưòi khác trình bày ý kiến.
- Kĩ năng kiềm chế cảm xúc.
- Kĩ năng biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin.
III/ Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ ghi tình huống
- Bìa 2 mặt xanh - đỏ 
IV/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1 : Trò chơi: “Có – Không”
- GV lần lược đọc các câu tình huống bài tập 3 SGK
+ GV nhận xét câu trả lời của mỗi nhóm 
+ Tại sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan đến trẻ em?
- Em cần thực hiện quyền đó ntn?
HĐ2: Em sẽ nói như thế nào?
+ Y/c mỗi nhóm thảo luận cách giải quyết tình huống sau :
. Bố mẹ em muốn chuyển em tới học ở một ngôi trường mới,tốt em không muốn đi vì không muốn xa các bạn cũ. Em sẽ nói như thế nào với bố mẹ?
. Em và các bạn rất muốn có sân chơi ở nói em sống. Em sẽ nói ntn với các tổ trưởng dân phố?
+ Khi bày tỏ ý kiến, các em phải có thái độ ntn?
+ Khi nêu ý kiến đó, em có thái độ thế nào?
HĐ3: Trò chơi “Phỏng vấn”
+ Y/c HS đóng vai phóng viên phỏng vấn bạn về các vấn đề về môi trường hoạt động trường lớp. 
. Những dự định của em trong mùa hè này.
KL: Trẻ em đượcc quyền bày tỏ ý kiến của mình cho người khác để trẻ em có điều kiện phát triển tốt nhất. 
- HS ngồi thành nhóm. 
- Nhóm HS sau khi nghe GV đọc tình huống phải thảo luận xem câu đó là có hay không – sau hiệu lệnh sẽ giơ biển: mặt xanh, mặt đỏ. 
+ Để những vấn đề đó phù hợp hơn với các em, giúp các em phát triển tốt nhất. 
- Phải nêu ý kiến thẳng thắn, mạnh dạn, nhưng cũng phải tôn trọng và lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm. 
- Các nhóm tự chọn 1 trong các tình huống mà GV đưa ra. Và đưa ra ý kiến, ý đúng.
- Các nhóm đóng vai.
- Phải lễ phép, nhẹ nhàng tôn trọng người lớn. 
- Em lễ phép và tôn trọng người lớn. 
- HS tự làm việc theo đôi: Lần lượt HS này là phóng viên, HS kia là phỏng vấn. 
- 2 – 3 HS lên thực hành. Các nhóm khác theo dõi. 
 Thứ ba ngày 27 / 09 / 2011 
Tập đọc : (T.12) CHỊ EM TÔI 
I/ Mục tiêu :
- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa: Khuyên Hs không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II-Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài :
- Tự nhận thức về bản thân.
- Thể hiện sự cảm thông.
- Xác định giá trị.
- Lắng nghe tích cực.
III/ Đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ trong SGK .
IV/ Hoạt động dạy học : 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/ Bài cũ : Nỗi dằn vặt của â-đrây-ca
2/ Bài mới : Giới thiệu – Ghi đề
a/ HĐ1 : Luyện đọc 
- GV theo dõi sửa lỗi phát âm của HS và kết hợp giải nghĩa từ trong SGK 
- GV đọc mẫu toàn bài .
b/ HĐ2 : tìm hiểu bài 
- Cô chị nói dối ba để đi đâu?
- Cô có đi học nhóm thật không ? Em đoán xem cô đi đâu ?
- Cô nói dối ba đã nhiều lần chưa? Vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy ?
- Vì sao mỗi lần nói dối ba cô lại thấy ân hận?
- Cô em đã làm gì để cô chị thôi nói dối?
- Vì sao cách làm của cô em đã làm cho cô chị tỉnh ngộ? 
- Cô chị đã thay đổi NTN ?
HSG:- Câu chuyện muốn nói lên điều gì ?
c/ HĐ3 : Luyện đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 2 theo cách phân vai 
3/ Củng cố, Dặn dò: 
- Bài sau: Trung thu độc lập 
- HS đọc và trả lời câu hỏi về ND bài.
- 3 HS đọc nối tiếp ( Mỗi em 1 đoạn )
- HS luyện đọc từ khó : tặc lưỡi, giả bộ,...
- HS luyện đọc theo cặp 
- HS đọc toàn bài 
- Cô xin phép ba đi học nhóm.
- Cô không đi học nhóm mà đi chơi với bạn bè, đến nhà bạn, đi xem phim ...
- Cô nói dối rất nhiều lần vì bấy lâu nay ba vẫn tin cô
- Vì cô thương ba, biết mình đã phụ lòng tin của ba nhưng vẫn tặc lưỡi vì cô đã quen nói dối.
- Cô em bắt chước chị, cũng nói dối ba đi tập văn nghệ, rồi rủ bạn vào rạp chiếu bóng, lướt qua trước mặt chị, vờ làm như không thấy chị. Chị thấy em nói dối đi học lại vào rạp chiếu bóng thì tức giận bỏ về.
- Vì em nói dối hệt như chị khiến chị nhìn thấy thói xấu của chính mình. Chị lo em sao nhãng học hành và hiểu mình đã là gương xấu cho em. Ba biết chuyện buồn rầu khuyên 2 chị em bảo ban nhau. Vẻ buồn rầu của ba đã tác động đến chị.
- Không bao giờ nói dối ba đi chơi nữa.
- HS nêu ý nghĩa bài (mục I)
- 3HS nối tiếp đọc 3 đoạn 
- HS luyện đọc theo nhóm 
- HS thi đọc diễ ... Tây Nguyên trên bản đồ ( lược đồ ) tự nhiên Việt Nam, Kon Tum, Plây Ku, Đăk Lăk, Lâm Viên, Di Linh 
II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ Hành chínhViệt Nam
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, tranh SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
A Kiểm tra: - Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ?
- Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì?
- Để khắc phục tình trạng này, người dân nơi đây đã trồng những loại cây gì?
B. Bài mới:
1. Tây Nguyên- xứ sở của các cao nguyên xếp tầng 
HĐ1: Làm việc cả lớp :
- GV chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.và nói: Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.
- HĐ2: Thảo luận nhóm: ( 4 nhám )
- GV phát cho mỗi nhóm một số tranh ảnh và tư liệu về một cao nguyên
N1: Về cao nguyên Kon Tum
N2: về cao nguyên Đăk Lăk
N3: Về cao nguyên Di Linh.
N4: Về cao nguyên Lâm Viên
2. Tây Nguyên hai mùa rõ rệt : Mùa mưa và mùa khô
HĐ3: Làm việcúâ nhân.
-Ở Buôn Ma thuột mùa mưa vào những tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào?
- Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Là những mùa nào?
- Mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên 
* Kết luận: SGK
C. Củng cố -Dặn dò: 
- Một số dân tộc ở Tây Nguyên 
Hoạt động của Trò
- 3 h/s trả lời
- H/S chỉ trên lược đồ H1 và đọc tên các cao nguyên ( theo thứ tự từ Bắc xuống Nam )
- H/S dựa vào bảng số liệu ở mục I. SGKxếp các cao nguyên từ thấp đến cao.
- Các nhóm thảo luận và trình bày 
- CN Kon Tum là cao nguyên rộng lớn, bề mặt khá bằng phẳng, có chỗ giống như đồng bằng, 
- CN Đăk Lăk là cao nguyên thấp nhất trong các cao nguyên ở Tây Nguyên , bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông suối và đồng cỏ. đây là nơi đát đai phì nhiêu nhất , đông dân nhất ở Tây Nguyên 
- Cao nguyên Di Linh gồm những đồi lượn sóng theo những dòng sông . Bề mặt cao nguyên tương đối bằng phẳngđược phủ một lớp đất đỏ Ba Zan dày . 
- CN Lâm Viên có địa hình phức tạp , nhiều núi cao, thung lũng sâu , sông suối có nhiều thác ghềnh. Cao nguyên có khí hậu mát quanh năm 
- H/S đọc nội dung SGK/81
- H/S đọc nội dung bài
 Thứ năm ngày 29 / 09 / 2011 
Luyện từ và câu : (T.12) MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG 
I.Mục tiêu :
- Biết thêm được nghĩa một số từ ngữ về chủ điểm Trung thực - Tự trọng (BT1,BT2); bước đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng "trung" theo 2 nhóm nghĩa (BT3) và đặt câu được với một từ trong nhóm (BT4).
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi bài tập 1,2,3. 
- Sổ tay từ ngữ hoặc từ điển để HS làm bài tập 2,3.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Bài cũ : 
Bài: Danh từ chung, danh từ riêng 
2) Bài mới : Giới thiệu-Ghi đề
*Hướng dẫn HS làm bài tập
a/ HĐ1:Bài tập 1 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của đề 
- Gọi 1 HS lên bảng làm 
- GV nhận xét , sửa bài 
b/ HĐ2: Bài tập2 
- Cho HS suy nghĩ, có thể dùng sổ tay từ ngữ hoặc từ điển để hiểu đúng nghĩa của từ 
- GV dùng thước nối đúng nghĩa của từ ở bảng phụ 
c/ HĐ3: Bài tập 3 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 
- Cho HS dùng sổ tay từ ngữ hoặc từ điển để hiểu thêm nghĩa của các từ 
- Gọi 1 HS lên bảng làm 
- GV nhận xét chốt ý đúng SGV/146
d/ HĐ4: Bài tập 4(HSG)
- GV cho HS chơi trò chơi đặt câu tiếp sức mỗi tổ 5 em đặt 5 câu 
- GV nhận xét
3/ Củng cố dặn dò: 
- Bài sau : Cách viết tên người , tên địa lí Việt Nam
-1 HS viết 5 DTchung là tên gọi các đồ dùng 
-1 HS viết 5 danh từ riêng là tên riêng của người , của sự vật xung quanh 
- Lớp đọc thầm đoạn văn chọn từ thích hợp điền vào ô trống và làm vào vở bài tập
( Điền từ : tự tin , tự ti , tự trọng , tự kiêu , tự hào , tự ái ) 
- HS thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày - Lớp nhận xét bổ sung
- Dòng 1: trung thành; Dòng 2: trung kiên
- Dòng 3: trung nghĩa; Dòng 4: trung hậu
- Dòng 5: trung thực
- Lớp làm bài vào vở 
a/ trung thu, trung bình, trung tâm.
b/ trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung kiên, trung hậu.
- Lớp nhận xét , sửa bài
 -1 HS nêu yêu cầu của bài tập
- HS tham gia trò chơi
- Lớp nhận xét
 Thứ năm ngày 29 / 09 / 2011 
Luyện từ và câu : ÔN TẬP LÀM VĂN
I/Mục tiêu:
Rèn cho các em có hiểu biết về đoạn văn kể chuyện.
Vận dụng những hiểu biết đã học có thể tạo dựng một đoạn văn kể chuyện 
II/Hướng dẫn:
1.Cho hs nêu lại một số câu chuyện đã học hoặc em biết.
2.Dấu hiệu nào giúp em nhận biết một đoạn văn.
 - Đầu dòng lùi vào một ô, cuối đoạn có dấu chấm xuống dòng.
3.Cho hs viết lại đoạn 3 vào vở luyện.
* Viết một bức thư gởi cho người thân nói về ước mơ của em.
 Thứ năm ngày 29 / 09 / 2011 
Kể chuyện : (T.6)	 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC 
I/ Mục tiêu :
- Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc, nói về lòng tự trọng.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
.II/ Đồ dùng dạy học :
- Một số truyện viết về lòng tự trọng : truyện cổ tích , ngụ ngôn , truyện danh nhân , truyện cười , truyện thiếu nhi , sách truyện đọc lớp 4 . 
- Bảng phụ viết vắn tắt gợi ý 3 trong SGK , tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện .
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Bài cũ: 
- Kể một câu chuyện về tính trung thực
2/ Bài mới: Giới thiệu- Ghi đề
a/ HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu y/c của đề bài
- Cho HS đọc đề bài. Gv gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng .
- GV nhắc HS : Những câu chuyện được nêu làm ví dụ là những chuyện trong SGK. Khuyến khích HS nên chọn chuyện ngoài SGK. 
- Cho HS giới thiệu tên câu chuyện của mình định kể.
- GV đưa bảng phụ ghi dàn ý bài kể chuyện, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện .
b/ HĐ2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Cho HS thi kể trước lớp .
- GV nhận xét, tuyên dương 
3/ Củng cố , dặn dò : . 
- Yêu cầu học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe . 
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS kể
- Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe hoặc được đọc.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 gợi ý
- HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình. 
-1 HS đọc lại dàn ý- Lớp đọc thầm 
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện..
- Mỗi học sinh kể chuyện xong đều phải nêu nội dung ý nghĩa của câu chuyện . 
- HS nêu câu hỏi cho bạn trả lời và bình chọn người nêu câu hỏi hay nhất 
- GV và cả lớp nhận xét – chọn chuyện hay. Người kể hấp dẫn nhất.
 Thứ sáu ngày 30 / 09 / 2011 
Toán : (T.30) PHÉP TRỪ 
I- Mục tiêu:
- Biết đặt tính và thực hiện các phép trừ có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp. 
II- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/Bài cũ:
 Bài 2 (dòng 2 ); 4/39
2/Bài mới:
HĐ1/Củng cố cách thực hiện phép trừ
a-GV nêu phép trừ lên bảng 
 865279 – 450237 = ?
H/ Muốn thực hiện phép trừ ta làm thế nào? 
b- 647253 – 285749 = ?
- YC HS so sánh 2 phép trừ
- GV kết luận như SGK 
HĐ2/Thực hành
Bài 1/40 
- Củng cố cách đặt tính trừ và thực hiện tính trừ.
Bài 2/40
- Củng cố kĩ năng làm tính trừ.
Bài 3/40
- Giúp Hs tìm độ dài quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến thành phố Hồ Chí Minh:
3/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Hoàn thành vở bài tập làm bài tập 4/40 SGK
- Xem bài Luyện tập
2 HS lên thực hiện
- HS đọc phép trừ và nêu cách thực hiện :
+ Đặt tính: Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng viết thẳng cột với nhau
+ Trừ theo thứ tự từ phải sang trái
- HS lên bảng thực hiện phép trừ
- HS thực hiện tương tự ở bảng con 
- HS so sánh. 
- HS làm bài vào bảng con.
987864 – 783251 = 204613
969696 – 656565 = 313131
- Các câu còn lại học sinh làm tương tự.
- HS làm bài VBT.
48600 – 9455 = 39145
80000 – 48765 = 31235
- HS tính được quãng đường từ xe lửa từ Nha Trang đến thành phố Hồ Chí Minh.
 1730 - 1315 = 415 (km)
 Đáp số: 415 (km)
 Thứ sáu ngày 30 / 09 / 2011 
Tập làm văn : (T.12) LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN 
I.Mục tiêu : 
- Dựa vào 6 tranh minh họa truyện “Ba lưỡi rìu” và những lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện. Biết phát triển ý dưới 2,3 tranh để tạo thành 2,3 đoạn văn kể chuyện. 
II.Đồ dùng dạy học : Tranh phóng to SGK/64.
- Bảng phụ điền nội dung trả lời câu hỏi ở bài tập 2. 
III.Các hoạt động dạy và học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới: Giới thiệu- Ghi đề
*GV hướng dẫn HS làm bài tập
a/ HĐ1: Bài 1 
- Đề bài y/c gì ?
- GV giới thiệu 6 tranh
- Truyện có mấy nhân vật ?
- Nội dung truyện nói về điều gì ? 
- Yêu cầu HS đọc lời gợi ý trong mỗi bức tranh. 
- Yêu cầu HS dựa vào tranh minh họa kể lại cốt truyện “ Ba lưỡi rìu”.
- Nhận xét, tuyên dương. 
b/HĐ2:Bài 2 
*Phát triển ‎ý nêu dưới mỗi tranh thành đoạn văn kể chuyện
*GV hướng dẫn mẫu tranh 1 
- Các nhân vật làm gì ?
- Các nhân vật nói gì ?
- Ngoại hình nhân vật 
- Lưỡi rìu sắt
- HS kể 5 tranh còn lại theo nhóm. 
 HSG: HSG tập xây dựng đoạn văn. 
3/ Củng cố, dặn dò : 
Bài sau: Xây dựng đoạn văn kể chuyện. 
-1 HS đọc lại nội dung ghi nhớ trong tiết TLV Đoạn văn trong bài văn kể chuyện (Tuần 5)
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Dựa vào tranh và lời kể dưới tranh, kể lại cốt truyện “Ba lưỡi rìu".
- 6 HS nối tiếp đọc nội dung 6 tranh.
- 2 nhân vật : Bác tiều phu và cụ già chính là tiên ông.
- Chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu.
- 6 HS đọc nối tiếp nhau , mỗi HS đọc một bức tranh. 
- 2 HS thi kể lại cốt truyện “Ba lưỡi rìu”
- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm. 
- HS quan sát tranh 1, đọc thầm gợi ý dưới tranh, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 
- Chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông. 
- Chàng nói : “ Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây ”
- Chàng trai nghèo, ở trần, quấn khăn mỏ rìu
- Lưỡi rìu sắt bóng loáng
- 1 HS giỏi tập xây dựng đoạn văn 
- Mỗi nhóm kể một tranh – Đại diện nhóm trình – Lớp nhận xét. 
 SINH HOẠT LỚP
I/Nhận xét, đánh giá các hoạt động của tuần 6:
Nề nếp 
Duy trì tốt sĩ số.
Ra vào lớp, tập thể dục tốt.
Vệ sinh khu vực, vệ sinh lớp sạch sẽ.
Học tập 
Học tập : phát biểu xây dựng bài tốt, có soạn bài.
Tồn tại: vẫn còn 1 số em chưa chăm : Văn Hiền, Phông, Thảo Hiền, Bình Phương, Thắng
II/Công tác đến:
Tiếp tục củng cố nề nếp tốt hơn.
Xây dựng nề nếp tự quản.
Theo dõi việc học của hs để trao đổi với phụ huynh.
Cần quan tâm đối tượng hs yếu : Văn Hiền, Thảo, Thảo Hiền, Phông, Bình Phương, Cường, Huyđể nâng cao chất lượng.
Thu đứt các khoản thu đầu năm.
Vừa học vừa ôn để cb cho thi giữa kì I.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6 LOP 4(1).doc