Giáo án lớp 4 - Trường TH & THCS Dương Hòa - Tuần 26

Giáo án lớp 4 - Trường TH & THCS Dương Hòa - Tuần 26

I. Mục tiêu:

- Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.

- Biết thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn hoạn nạn ở lớp, ở trường và công cộng.

- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng.

II. Đồ dùng dạy học:

- Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.

III. Hoạt động trên lớp:

 

doc 20 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 961Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 4 - Trường TH & THCS Dương Hòa - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày tháng năm 2010
ĐẠO ĐỨC
Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo
I. Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.
- Biết thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn hoạn nạn ở lớp, ở trường và công cộng.
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Nội dung: 
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
+ Em suy nghĩ gì về những khó khăn, thiệt hại mà các nạn nhân đã phải chịu đựng do thiên tai, chiến tranh gây ra?
+ Em có thể làm gì để giúp đỡ họ?
- GV kết luận:.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi BT1
- GV giao cho từng nhóm HS thảo luận BT1
 Trong những việc làm sau đây, việc làm nào thể hiện lòng nhân đạo? Vì sao?
- GV kết luận:
 + Việc làm trong các tình huống a, c là đúng.
 + Việc làm trong tình huống b là sai vì không phải xuất phát từ tấm lòng cảm thông, mong muốn chia sẻ với người tàn tật mà chỉ để lấy thành tích cho bản thân.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến - Bài tập 3
- GV lần lượt nêu từng ý kiến của bài tập 3.
 Trong những ý kiến dưới đây, ý kiến nào em cho là đúng?
- GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
- GV kết luận: a,d đúng b,c sai
C. Củng cố - Dặn dò:
 - T/c cho HS tham gia một HĐ nhân đạo
- Một số HS thực hiện yêu cầu.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
- Các nhóm HS thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày; Cả lớp trao đổi, thảo luận.
- HS nêu các biện pháp giúp đỡ.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm HS thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp. Cả lớp nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS biểu lộ thái độ theo quy ước ở hoạt động 3, tiết 1- bài 3.
- HS giải thích lựa chọn của mình.
- HS lắng nghe.
- HS cả lớp thực hiện.
TẬP ĐỌC Thắng biển
I/ Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn bài văn với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống yên bình.
* Đối với học sinh khá giỏi: trả lời được câu hỏi 1
- Bồi dưỡng lòng dũng cảm, ý chí vượt khó khăn
II/ Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Kiểm tra bài cũ:
B/ Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- GV kết hợp hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa; giúp HS hiểu các từ khó trong bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài:
+ Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào?
+ Cho HS đọc thầm đoạn 1, tìm từ ngữ, hình ảnh trong đoạn văn nói lên sự đe dọa của cơn bảo biển.
+ Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn 2?
+ Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn văn thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và sự chiến thắng của con người trước cơn bão biển?
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn để các em đọc diễn cảm thể hiện đúng nôi dung từng đoạn.
- Hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 3.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Hãy nói về ý nghĩa bài văn.
- Hai HS lần lượt đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe
- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài (đọc 2-3 lượt)
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một HS đọc cả bài.
- Lắng nghe GV đọc
+ Cuộc chiến đấu được miêu tả theo trình tự: Biển đe dọa (Đ.1) - Biển tấn công (Đ.2) - Người thắng biển (Đ.3).
+ Các từ ngữ, hình ảnh: gió bắt đầu mạnh - biển muốn nuốt tươi con đê mỏng manh ..... cá chim nhỏ bé.
+ Đọc thầm đ.2, trả lời: ... được miêu tả rất rõ nét, sinh động. Cơn bão có sức phá hủy tưởng như không gì cản nổi...
+ HS đọc thầm đoạn 3 trả lời: ... hơn hai chục thanh niên vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ, khoát vai nhau thành sợi dây dài,............... đám người không sợ chết.
- Ba HS tiếp nối nhau đọc ba đoạn của bài.
- HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 3.
- HS suy nghĩ, trả lời..
TOÁN
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết tìm thành phần chưa biết trong trong phép nhân, phép chia phân số.
- Thực hiên được phép chia hai phân số.
- Rèn tính sáng tao, yêu thích tớn học.
II. Đồ dùng dạy học: - phiếu học tập .
III. Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ.: đọc 1 số bài tập yêu cầu hs giải.
- Kiểm tra VBT về nhà của một số HS.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
B.Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1: 
+ Y/c Hs thực hiện phép chia rồi sau đó rút gọn kết quả đến tối giản . 
- Gv ghi bảng các bài tập 
- Yêu cầu Hs tính kết quả và rút gọn 
- GV chữa bài – nhận xét 
Bài 2
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó nhắc HS làm vào vở bài tập 
- Hs nêu cách tìm thành phần chưa biết .
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- Nhận xét, ghi điểm.
*Bài 4: GV yêu cầu Hs đọc -GV yêu cầu HS làm bài, Y/c hs nhắc lại quy tắc tính diện tích hình bình hành , sau đó hd hs tìm độ dài cạnh đáy hình bình hành,Hs tự làm nêu cách giải.
- GV nhận xét và cho điểm.
C.Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- HS đem VBT – theo yêu cầu của Gv 
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- 1 Hs đọc bài,tính kết quả và rút gọn 
a) := = = .
b) :== =.
- 3 Hs lên bảng giải – lớp làm vào vở 
- Hs nhận xét 
- HS đọc bài , 2 hs lên bảng –lớp làm vào vở 
a) x = ; b) : x = .
 x = : x = :
 x = . x = .
Nhận xét- chữa bài .
- HS khá, giỏi làm bài vào vở.
- Đổi vở kiểm tra chéo .
Giải :
Độ dài đáy hình bình hành là :
Đáp số : 1(m)
- Lắng nghe
Lịch sử
Bài 22: CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG
I. Mục tiêu : Học xong bài, học sinh có thể:
- Biết sơ lược về quá trình khẩn hoang ở Đàng Trong: 
 + Từ thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn đã đẩy mạnh việc khẩn hoang ở Đàng Trong. Những đoàn người khẩn hoang đã tiến vào vùng đất ven biển Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
 + Cuộc khẩn hoang mở rộng diện tích canh tác ở những vùng hoang hóa, ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển.
- Chỉ được trên lược đồ vùng khẩn hoang.
-Tôn trọng truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc .	
II. Chuẩn bị :
- Bài giảng powerpoint.
- Phiếu học tập của học sinh, phiếu khổ to dán bảng.
III. Hoạt động trên lớp :
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ.: (5p)
- Gọi HS trả lời bài cũ:
+ Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã gây ra những hậu quả gì?
+ Hãy chỉ trên lược đồ ranh giới chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài?
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
2. Các chúa Nguyễn tổ chức khẩn hoang: (15p)
 - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK trả lời: 
+ Tại sao có cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi:
+ Lực lượng nào là chủ yếu trong cuộc khẩn hoang Đàng Trong?
+ Chính quyền chúa Nguyễn đã có những biện pháp gì để giúp dân khẩn hoang?
+ Đoàn người khẩn hoang đi đến những đâu?
+ Người đi khẩn hoang làm gì nơi họ đến?
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét, kết luận
- Chiếu lược đồ - yêu cầu HS chỉ vùng đất mà đoàn người đã khai phá trên lược đồ
- Kết luận, mô tả hành trình cuộc khẩn hoang
3. Kết quả của cuộc khẩn hoang: (10p)
 - Yêu cầu HS cả lớp chia thành nhóm 4:
Đọc thông tin, thảo luận, điền phiếu:
TIÊU CHÍ 
SO SÁNH
TÌNH HÌNH ĐÀNG TRONG
TRƯỚC KHI 
KHẨN HOANG
SAU KHI 
KHẨN HOANG
DIỆN TÍCH ĐẤT
TÌNH TRẠNG ĐẤT
LÀNG XÓM, DÂN CƯ
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét, chốt ý đúng
- Cuộc khẩn hoang đã mang lại kết quả gi?
- Chiếu cho HS xem lược đồ Đàng Trong-Đàng Ngoài TK XVI và TKXVIII
- Giới thiệu thêm các dân tộc ở vùng khẩn hoang
- Kết luận, gọi HS đọc ghi nhớ.
4. Củng cố, dặn dò : (5p)
- Phát phiếu học tập, yêu cầu HS làm phiếu trắc nghiệm cá nhân
- Kiểm tra kết quả cả lớp
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- Học sinh trả lời bài cũ theo yêu cầu:
- 1 HS lên chỉ ranh giới
Một số HS nhận xét bạn.
- Lắng nghe
- Lắng nghe, nắm yêu cầu.
- Đọc thông tin cá nhân, trả lời câu hỏi: Trước thế kỉ XVI từ sông Gianh vào phía nam đất hoang hóa còn nhiều, xóm làng và dân cư thưa thớt; Cuối thế kỉ XVI các chúa Nguyễn rất quan tâm tới việc khẩn hoang, mở rộng đất đai...
- Thảo luận nhóm đôi, trả lời:
+ Lực lượng chủ yếu là: nông dân, quân lính cùng gia đình
+ Chính quyền chúa Nguyễn cấp lương thực nửa năm,một số nông cụ
+ Nam Trung Bộ, ĐB sông Cửu Long..
+ Lập làng ấp mới, trồng trọt....
- Đại diện các nhóm trình bày
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- 1-2 HS lên chỉ
- Lắng nghe
- Thành lập 4 nhóm, đọc thông tin, nhận phiếu học tập và điền phiếu.
+ Một nhóm điền phiếu khổ to rồi lên dán bảng lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Lắng nghe
- Trả lời: mở rộng diện tích canh tác, ruộng đất được khai phá, hình thành xóm làng...
- Quan sát, theo dõi
- Lắng nghe, quan sát hình ảnh
- Một số HS đọc ghi nhớ
- Cá nhân HS nhận phiếu trắc nghiệm làm vào phiếu, 1 HS làm phiếu khổ lớn lên dán bảng lớp.
- Nhận xét, cùng kiểm tra kết quả
- Lắng nghe
- Ghi nhớ, thực hiện
Thứ ba ngày tháng năm 2010
TOÁN
Luyện tập
I. Mục tiêu: 	
- Củng cố phép chia hai phân số, phép chia số tự nhiên cho phân số.
- Thực hiện được phép chia hai phân số, chia số tự nhiên cho phân số.
- Rèn tính kiên trì, sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học: - Vở BT Toán -phiếu học tập .
III. Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ.: 
B. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1: 
+ y/c Hs thực hiện phép chia rồi sau đó rút gọn kết quả đến tối giản . 
- Gv ghi bảng các bài tập 
- yêu cầu Hs tính rồi trình bày theo cách viết gọn .
 - GV chữa bài – nhận xét 
Bài 2
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó nhắc HS làm vào vở bài tập 
Hs tính rồi trình bày theo cách viết gọntheo mẫu 
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3*
 - GV yêu cầu Hs đọc -GV yêu cầu HS làm bài, Hd hs tự làm nêu kết quả theo hai cách để củng cố tính chất nhân 1tổng của hai phân số với một phân số; một hiệu nhân với một số 
-GV nhận xét và cho điểm.
C. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh học bài và chuẩn bị bài cũ.
- 3 hs lên bảng.
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- 1 Hs đọc bài và tính kết quả .và rút gọn .
- 3 Hs lên bảng giải – lớp làm vào vở 
a/ 
- tương tự câu b, c, d
- Hs nhận xét 
- HS đọc bài , 2 hs lên bảng –lớp làm vào vở 
a/tính 
tươ ... . Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS đọc đoạn mở bài giới thiệu về cây định tả
B. Dy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
- Bài văn miêu tả cây cối có hai cách kết bài 
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập 
Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi HS nêu bài làm
- GV nhận xét , chốt bài giải đúng có thể dùng các câu ở đoạn a,b để kết bài 
Bài tập 2
- GV dán tranh, ảnh đã chuẩn bị lên bảng 
Cây đó là cây gì ?
Cây có ích lợi gì?
Em có cảm nghĩ gì về cây?
- GV treo bảng phụ
Bài tập 3 
- GV nêu yêu cầu 
- Gợi ý cho học sinh dựa vào dàn ý ở bài 2 thêm phần bình luận
- GV nhận xét
Bài tập 4 
- Gọi HS đọc đề bài 
- GV gợi ý: Chọn 1 trong 3 đề
- Cho HS viết, đọc bài
- GV nhận xét, cho điểm 5-7 bài
3.Củng cố, dặn dò .
- 2 em đọc đoạn mở bài giới thiệu chung về cái cây em định tả 
- lắng nghe, nắm 2 cách kết bài
- 1 HS đọc yêu cầu,lớp đọc thầm trao 
đổi cặp trả lời câu hỏi
- Lần lượt nêu ý kiến đoạn a nêu tình cảm.đoạn b nêu ích lợi và tình cảm
- Lắng nghe
- HS đọc yêu cầu đề bài
- Quan sát tranh, ảnh: Cây bàng
Cây làm cho sân trường em mát mẻ
- Em rất thích cây bàng và hàng ngày chăm sóc cho nó.
- HS nêu dàn ý 1 kết bài
- HS đọc thầm yêu cầu.
- HS thực hành viết bài 1 kết bài mở rộng.Nối tiếp nhau đọc trước lớp 
- Lắng nghe
- HS đọc yêu cầu bài tập
- 3 em nối tiếp đọc 3 đề bài
- HS thực hành viết đoạn văn.Đổi bài góp ý kiến cho nhau. Nối tiếp đọc bài
LUYỆN TỪ & CÂU Mở rộng vốn từ: Dũng cảm
I. Mục tiêu: 
- Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa ở ( BT1).
- Biết dùng từ theo chủ điểm để đặt câu hay kết hợp với từ ngữ thích hợp ( Bt2,3)
- Biết được mọt số từ ngữ nói về lòng Dũng cảm và đặt được 1 câu với thành ngữ theo chủ điểm ( BT4,5).
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi sẵn BT 1 và nội dung BT4. 
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS đóng vai giới thiệu với bố mẹ bạn Hà về từng bạn trong nhóm (câu kể ai là gì ?)
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: Nêu MĐ- YC
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1 
- Thế nào là từ cùng nghĩa ?
- Thế nào là từ trái nghĩa ?
- Cho HS làm bài theo nhóm đôi
- GV treo bảng phụ, kết luận
Bài tập 2 
- GV nêu yêu cầu
- Muốn đặt câu đúng em phải làm gì ?
- GV ghi 1 số câu lên bảng, nhận xét
VD: Các chiến sĩ đặc công rất gan dạ.
Bạn Hà rất nhút nhát, rụt rè.
Bài tập 3
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Gọi HS trình bày
- GV nhận xét, chốt ý đúng:
+ Dũng cảm bênh vực lẽ phải
+ Khí thế dũng mãnh
+ Hi sinh anh dũng
Bài tập 4 
- GV giải thích nghĩa của các thành ngữ
- GV chốt lời giải đúng: hai thành ngữ
- Vào sinh ra tử, gan vàng dạ sắt
Bài tập 5
- Đặt câu với mấy thành ngữ ?
- GV nhận xét, chốt lời giải
3.Củng cố, dặn dò
- 2 HS đóng vai giới thiệu với bố mẹ bạn Hà về từng bạn trong nhóm...
- Nghe, mở sách
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm
- Những từ có nghĩa gần giống nhau
- Những từ có nghĩa trái ngược nhau
- HS chia nhóm, tìm và ghi từ
- Đại diện các nhóm đọc
- Lớp đọc thầm
- Phải hiểu nghĩa của từ. HS làm việc cá nhân
- chọn 1 từ ở bài 1, đặt câu với từ đó
- Lần lượt đặt câu.
- 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến, 1 em gắn từ đúng vào bảng lớp
- 1 em đọc
- 1 em đọc yêu cầu, trao đổi cặp
- HS lựa chọn thành ngữ nói về lòng dũng cảm. HS xung phong đọc thuộc các thành ngữ vừa tìm được.
- 1 em đọc yêu cầu
- 1 trong 2 thành ngữ tìm được ở bài4
- HS làm bài cá nhân, nối tiếp đọc.
Thứ sáu ngày tháng năm 2010
TOÁN Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng : 
- Củng cố kiến thức về rút gọn phân số.
- Rút gọn được phân số. Biết cách thực hiện các phép tính với phân số. Biết giải bài toán có lời văn.
- Rèn tính cẩn thận. 
II. Đồ dùng dạy học: -Bảng nhóm
III. Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS làm bài
 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1: HD HS chọn phép tính đúng khi làm bài .
yêu cầu HS kiểm tra rồi trình bày kết quả 
Bài 3: (a, c)
- GV yêu cầu Hs đọc -GV yêu cầu HS làm bài, HD HS chọn MSC hợp lí .
- GV nhận xét và cho điểm.
Bài 4 : 
- GV yêu cầu Hs đọc -GV yêu cầu HS làm bài
Các bước giải:
+ Tìm phân số chỉ phần bể đã có nước sau hai lần chảy vào bể 
+Tìm phân số chỉ phần bể còn lại chưa có nước 
-GV nhận xét và cho điểm.
*Bài 2
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó nhắc HS làm vào vở bài tập 
- Hs tự làm theo cách thuận tiện nhất 
- GV nhận xét và cho điểm HS.
C. Củng cố- Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng giải theo y/c của GV 
Lớp làm vở nháp 
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- 1 HS đọc bài và tính kết quả .
- 3 HS lên bảng giải – lớp làm vào vở 
- HS nhận xét:a/ sai ;b/sai ;c/ đúng ;d/ sai 
- HS cả lớp làm bài, nhận xét 
a/ 
Tương tự hd hs tính câu ,c
- 1 HS lên bảng làm bài, 
- HS cả lớp làm bài vào VBT.nhận xét
Giải
Số phần bể đã có nước là: + = (bể)
Số phần bể còn lại chưa có nước là:
1 - = (bể)
- HS đọc bài , 1 hs lên bảng –lớp làm vào a) = = .
b) :=== =.
c) :== = .
- Lắng nghe
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập miêu tả cây cối
I. Mục tiêu:
- Lập được dàn ý sơ lược bài văn miêu tả cây cối nêu trong đề bài.
- Dựa vào dàn ý đã lập, bước đầu viết được các đoạn thân bài, mở bài, kết bài cho bài văn tả cây cối đã xác định.
- Bồi dưỡng tính sáng tạo, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng lớp ghi đề bài và dàn ý của bài văn tả cây cối 
+ Mở bài + Giới thiệu cây định tả .
+ Thân bài + Tả bao quát toàn bộ cây cối 
 + Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật ( thể hiện tình cảm , thái độ của người viết với cây cối ) 
+ Kết bài +Nêu cảm nghĩ đối với cây cối đã tả .
 III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc BT 3 tiết trước
B.Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
a) HD HS tìm hiểu yêu cầu 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Gạch dưới các từ ngữ quan trọng trong đề bài: Tả một cây có bóng mát( hoặc cây hoa, cây ăn quả) mà em yêu thích.
- Đề bài yêu cầu tả gì ?
- Em chọn tả loại cây gì ?
- Nêu ví dụ cây có bóng mát
- Ví dụ cây ăn quả
- Ví dụ cây hoa
- GV dán 1 số tranh ảnh lên bảng
- Gọi HS đọc gợi ý
- Cấu trúc bài văn có mấy phần ?
- Gọi HS nêu cách viết
- Cho HS lập dàn ý
b)Hướng dẫn HS viết bài
- Cho HS viết bài
- GV nhận xét chấm 7- 10 bài
3.Củng cố, dặn dò 
- Đọc 1 bài viết hay nhất của HS
- 2 em đọc đoạn kết bài mở rộng miêu tả cây cối ở bài tập 4
- Nghe, mở sách
- 1 em đọc yêu cầu đề bài, lớp đọc thầm
- 2- 3 em đọc lại đề bài trên bảng lớp
- Tả 1 cây
- HS nêu lựa chọn
- Bàng, phượng, đa
- Cam, bưởi, xoài, mít
- Phượng, bằng lăng, hồng, đào
- HS quan sát, phát biểu về cây em chọn tả
- 4 em nối tiếp đọc 4 gợi ý
- 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài)
- 3 em nêu cách viết nội dung các phần
- HS lập dàn ý
- Viết bài cá nhân vào vở
- Đổi vở góp ý cho nhau
- Nối tiếp nhau đọc bài viết
- Lớp nghe nêu nhận xét
KĨ THUẬT
Các chi tiết về dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
I/ Mục tiêu:
- HS biết tên gọi và hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
- Sử dụng được cờ - lê, tua vít để lắp, tháo các chi tiết.
- Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau.
II/ Đồ dùng dạy- học:
- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
II- Dạy bài mới:
1.Giới thiệu và nêu mục đích yêu cầu
2. HĐ1:Giáo viên hướng dẫn HS gọi tên, nhận dạng các chi tiết, dụng cụ 
- Lần lượt giới thiệu từng nhóm chi tiết chính gồm 34 loại chi tiết khác nhau:
* Các tấm nền
* Các loại thanh thẳng
* Các thanh chữ U và chữ L
* Bánh xe, bánh đai, các chi tiết khác
* Các loại trục
* Ốc và vít, vòng hãm
* Cờ-lê, tua-vít
- Cho HS nhận dạng, gọi tên, đếm chi tiết
 - Hướng dẫn cách xếp các chi tiết
 - Cho các nhóm tự kiểm tra tên gọi, nhận dạng từng loại chi tiết, dụng cụ
3. HĐ2:HDHS cách sử dụng cờ-lê, tua-vít
* Hướng dẫn cách lắp vít
 - Gọi HS lên thao tác 
 - Giáo viên nhận xét và bổ sung
* Hướng dẫn cách tháo vít
 - Cho HS thực hành cách tháo vít 
 - Để tháo vít em sử dụng cờ - lê và tua - vít như thế nào ?
* Hướng dẫn cách lắp ghép một số chi tiết
 - Yêu cầu học sinh gọi tên và số lượng của mối ghép.
 - Cho học sinh sắp sếp dụng cụ vào hộp
III- Củng cố, dặn dò
- Bộ lắp ghép có bao nhiêu chi tiết ?
- Học sinh tự kiểm tra chéo
 - Học sinh lắng nghe
 - Học sinh lấy bộ đồ dùng
 - Học sinh quan sát và theo dõi
 - Học sinh thực hành nhận dạng gọi tên đếm các chi tiết
 - Làm việc theo cặp, các nhóm tự kiểm tra tên gọi, nhận dạng từng loại
 - Học sinh thực hành cách lắp vít
 - Thực hành cách tháo vít
 - Một tay dùng cờ – lê giữ chặt ốc, tay kia dùng tua – vít vặn ngược chiều kim đồng hồ
 - Học sinh thực hành và gọi tên các mối ghép
 - Phát biểu gọi tên, số lượng
- Học sinh sắp sếp dụng cụ
- Phát biểu nêu số chi tiết
SINH HOẠT TẬP THỂ
TUẦN 26
A. Mục tiêu.
 - Đánh giá tình hình lớp học trong tuần.
 - Biểu dương gương mặt HS xuất sắc trong học tập và rèn luyện, phê bình HS vi phạm, đề ra biện pháp khắc phục.
 - Phổ biến kế hoạch tuần tiếp theo.
B. Chuẩn bị.
- GV nắm kế hoạch của Trường, Tổ-khối, Liên Đội.
- Lớp trưởng và các tổ trưởng chuẩn bị báo cáo.
C. Lên lớp.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn đinh tổ chức 
- Bắt hát HS, phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ giờ sinh hoạt.
2.Đánh giá tình hình trong tuần 
- Yêu cầu lớp trưởng và các tổ trưởng báo cáo tình hình lớp trong tuần.
Lắng nghe, nắm tình hình.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
- Đánh giá nhận xét chung tình hình lớp trong tuần vừa qua
- Biểu dương HS xuất sắc, phê bình HS vi phạm trong tuần
3. Phổ biến kế hoạch 
- Phổ biến nhiệm vụ, kế hoạch tuần tới
Yêu cầu HS thi đua học tập, rèn luyện tốt.
4. Tổ chức sinh hoạt tập thể 
- Tổ chức một số trò chơi nhỏ tập thể
- Tập một số bài hát tập thể cho HS
5. Nhận xét, dặn dò.
- Nhận xét giờ sinh hoạt
- Dặn HS chuẩn bị cho tuần sau.
- Hát tập thể, lắng nghe nắm yêu cầu, nhiệm vụ.
- Lớp trưởng điều khiển các tổ trưởng báo cáo tình hình các tổ
- Lớp trưởng báo cáo tình hình chung
- Phát biểu nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- Biểu dương, rút kinh nghiệm
- Lắng nghe, nắm nhiệm vụ thực hiện
- Chơi trò chơi sinh hoạt tập thể
- Hát vỗ tay
- Lắng nghe, nắm yêu cầu thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 26.doc