Giáo án lớp 4 - Trường TH & THCS Dương Hòa - Tuần 28

Giáo án lớp 4 - Trường TH & THCS Dương Hòa - Tuần 28

A. Mục tiêu: Sau bài này, HS biết:

- Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông (những quy định có liên quan tới học sinh.)

- phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi ohamj Luật Giao thông.

- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày.

B. Đồ dùng dạy học

- Một số biển báo giao thông

C. Các hoạt động dạy học

 

doc 19 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1470Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 4 - Trường TH & THCS Dương Hòa - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày tháng năm 2010
Đạo đức Tôn trọng luật giao thông
A. Mục tiêu: Sau bài này, HS biết:
- Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông (những quy định có liên quan tới học sinh.)
- phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi ohamj Luật Giao thông.
- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày.
B. Đồ dùng dạy học 
- Một số biển báo giao thông
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Kiểm tra: Thế nào là hoạt động nhân đạo?
II- Dạy bài mới:
+ HĐ1: Thảo luận nhóm
- Giáo viên chia học sinh thành các nhóm và giao nhiệm vụ 
- Gọi học sinh đọc thông tin và hỏi 
- Tai nạn giao thông để lại những hậu quả gì ?
- Tại sao lại xảy ra tai nạn giao thông?
- Em cần làm gì để tham gia giao thông an toàn ?
- Gọi các nhóm lên trình bày
- Giáo viên kết luận
- Cho học sinh đọc ghi nhớ
+ HĐ2: Thảo luận nhóm
BT 1 : chia nhóm đôi, giao nhiệm vụ 
- Gọi một số học sinh lên trình bày
- Giáo viên kết luận : những việc làm trong tranh 2, 3, 4 là nguy hiểm cản trở giao thông. Tranh 1, 5, 6 chấp hành đúng luật giao thông
+ HĐ3: Thảo luận nhóm
Bài tập 2 : giao cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống
- Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Giáo viên kết luận
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ
III- Củng cố, dặn dò
-Cần làm gì để t/g giao thông an toàn?
- Hai em trả lời
- Nhận xét và bổ sung
- Học sinh chia nhóm
- Học sinh đọc các thông tin và trả lời 
- Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả như tổn thất về người và của...
- Xảy ra tai nạn giao thông do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do con người ( lái nhanh, vượt ẩu,... )
- Mọi người dân đều có trách nhiệm tôn trọng, chấp hành luật lệ giao thông
- Nhận xét và bổ sung
- Lắng nghe
- Đọc ghi nhớ-sgk
- Xem tranh để tìm hiểu nội dung
- Một số em lên trình bày
- Nhận xét và bổ sung
- Các nhóm thảo luận tình huống. Dự đoán kết quả của từng tình huống
- Các tình huống là những việc dễ gây tai nạn giao thông -> luật giao thông cần thực hiện ở mọi nơi và mọi lúc
- Lắng nghe
- Đọc ghi nhớ
- Phát biểu
Tập đọc Ôn tập GHKII ( Tiết 1)
I- Mục đích, yêu cầu
	- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ khoảng 85 tiếng/1 phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
	- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn tự sự.
	* HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ trên 85 tiếng/1 phút)
II- Đồ dùng dạy – học
- 17 phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu sách SGK tiếng Việt 4 tập 2 (có 11 bài tập đọc có nội dung HTL). Phiếu học tập theo bàn .
III- Các hoạt động dạy –học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài:
- Giới thiệu nội dung học tập tuần 28, mục đích yêu cầu tiết học
2.Kiểm tra tập đọc và HTL 
- GV đưa ra các phiếu thăm.
- Hướng dẫn cách kiểm tra.
( Kiểm tra 1/3 số HS trong lớp)
- GV nêu câu hỏi trong nội dung bài
- GV nhận xét, cho điểm
3.HD HS làm bài tập 2 
- Bài tập yêu cầu gì ?
- Kể tên các bài TĐ là truyện kể trong chủ điểm: Người ta là hoa đất
- Cho HS làm cặp
- Gọi HS trình bày
- GV nhận xét, chốt kết quả (SGV171)
4.Củng cố, dặn dò 
- Gọi HS đọc nội dung chính trên bảng
- Nghe, chuẩn bị SGK
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài.
- Về chỗ chuẩn bị bài.
- Lần lượt lên đọc bài theo yêu cầu ghi trong phiếu.
- HS trả lời câu hỏi
- Nghe nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tóm tắt nội dung các bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm : Người ta là hoa đất .
- HS kể tên :Bốn anh tài , anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa 
- HS trao đổi cặp, làm bài vào phiếu 1 em lên điền nội dung
- Đại diện trình bày
- Lắng nghe
- 2 em lần lượt đọc 
Toán Luyện tập chung
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi.
- Tính được diện tích cuả hình vuông và hình chữ nhật, tích hình bình hành và hình thoi
B. Đồ dùng dạy học:
 - Thước mét, bảng phụ vẽ sẵn các hình ở bài tập 1,2,3
C. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài
2.Bài mới: 
Bài 1
- GV treo bảng phụ ghi bài 1:
- Đúng ghi Đ sai ghi S ?
- GV gọi HS đọc kết quả trong phiếu bài tập 1.
Bài 2: 
- GV treo bảng tiếp bài 2
- Đúng ghi Đ sai ghi S?
Bài 3: 
- Khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng?
*Bài 4: 
- Giải toán 
- Đọc đề - tóm tắt đề?
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- Nêu các bước giải?
- GV chấm bài nhận xét:
3 Củng cố, dặn dò 
- Nêu cách tính diện tích hình thoi? Hình chữ nhật hình vuông?
- Dặn HS về học bài
- Lắng nghe
- Cả lớp làm bài vào phiếu bài tập 1 -1em lên bảng chữa bài-cả lớp đổi phiếu kiểm tra và nhận xét:
- AB và DC là hai cạnh đối diện song song và bằng nhau ( Đ).
- AB vuông góc với AD (Đ).
- Tứ giác ABCD có 4 góc vuông (Đ)
- Hình tứ giác ABCD có 4 cạnh bằng nhau (S)
- Cả lớp làm phiếu 1 em chữa bài.
- Trong hình thoi PQRS có:
- PQ và RS không bằng nhau (S)
- PQ không song song với PS (Đ).
-Các cặp cạnh đối diện song2 (Đ).
- Bốn cạnh đều bằng nhau (Đ)
- Cả lớp làm vào phiếu số 3 - 1 em nêu kết quả:
- Hình có diện tích lớn nhất là hình vuông (25 cm2).
- Cả lớp làm bài vào vở 1em lên bảng chữa bài:
- Nửa chu vi là: 56 : 2 = 28 (m).
- Chiều rộng là: 28 - 18 = 10 ( m)
- Diện tích hình chữ nhật: 
 18 x 10 = 180 (m2)
 Đáp số: 180 (m2)
- Phát biểu
- Lắng nghe
Lịch sử Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
A. Mục tiêu 
Học xong bài này học sinh:
- Nắm được đôi nét về việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long diệt chúa Trịnh (1786)
+ Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng long, lật đổ chính quyền họ Trịnh
+ Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó, năm 1786 nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu việc thống nhất đất nước.
- Nắm được công lao cuat Nguyễn Huệ trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh mở đầu việc thống nhất đất nước.
B. Đồ dùng dạy học
- Sách giáo khoa
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Kiểm tra: em hãy mô tả lại một số thành thị của nước ta ở thế kỉ XVI – XVII
II- Dạy bài mới
+ HĐ1: Làm việc cả lớp
- Giáo viên treo lược đồ
- Trình bày sự phát triển của khởi nghĩa Tây Sơn trước khi tiến ra Thăng Long
+ HĐ2: Trò chơi đóng vai
- GV kể lại cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân Tây Sơn
- GV đặt câu hỏi cho HS trả lời:
* Nghe tin Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, thái độ của Trịnh Khải và quân tướng như thế nào?
* Cuộc tiến quân ra Bắc của quân Tây Sơn diễn ra như thế nào?
- GV nhận xét và bổ sung
- Cho HS đóng vai nội dung SGK từ đầu đến đoạn quân Tây Sơn
- Nhận xét và đánh giá
+ HĐ3: Làm việc cả lớp
- Đặt câu hỏi để học sinh trả lời
- ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
- Giáo viên kết luận
III- Củng cố, dặn dò
- Trình bày kết quả ....
- Vài em trả lời
- Nhận xét và bổ sung
- Học sinh theo dõi và quan sát
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe
- Hai học sinh đọc sách giáo khoa
- Lắng nghe
- Trao đổi, trả lời
- Chúa Trịnh đứng ngồi không yên, quan tướng sợ hãi lo cất giấu của cải, đưa vợ con đi trốn
- Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó. Chúa Trịnh bỏ chạy bị dân bắt nộp cho quân Tây Sơn
- Học sinh chia nhóm phân vai và tập đóng vai.
- Lắng nghe
- Học sinh nêu ( SGK trang 60 )
- Lắng nghe
- Phát biểu
Thứ ba ngày tháng năm 2010
Toán Giới thiệu tỉ số
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết lập tỉ số của 2 đại lượng cùng loại
B. Đồ dùng dạy học:
 - Thước mét, bảng phụ chép sẵn ví dụ 2
C. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Bài mới: 
a.HĐ1: Giới thiệu tỉ số 5 : 7 và 7 : 5
- GV nêu ví dụ: Một đội xe có 5 xe tải và 7 xe khách.
- Vẽ sơ đồ minh hoạ như SGK.
- Giới thiệu tỉ số:
- Tỉ số của xe tải và số xe khách là 5 : 7 hay Đọc là : năm phần bảy.
- Tỉ số này cho biết số xe tải bằng số xe khách.
- Tương tự tỉ số giữa xe khách và xe tải là
b.HĐ2: Giới thiệu tỉ số a : b (b khác 0) GV treo bảng phụ:
- Lập tỉ số của hai số 5 và 7 ; 3 và 6; a và b ( b khác 0)?
- Lưu ý : Viết tỉ số của hai số không kèm theo tên đơn vị.
c.Hoạt động 3: thực hành.
Bài 1:
- Viết tỉ số của a và b, biết: 
 a. a = 2 b. a = 7 
 b = 3 b = 4. 
*Bài 2:
- Viết tỉ số giữa bút đỏ và bút xanh? 
- Viết tỉ số giữa bút xanh và bút đỏ? 
Bài 3: Tổ chức cho cả lớp làm bài bài
- Nhận xét, sửa bài
3. Củng cố, dặn dò:
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- Lắng nghe
- Theo dõi, nắm ví dụ
- Quan sát sơ đồ
- Nắm tỉ số
- Cả lớp đọc và nêu ý nghĩa của tỉ số
- Theo dõi, trao đổi lập tỉ số theo yêu cầu
- Cả lớp làm bài vở 2 em chữa bài
Tỉ số của a và b là ; ; .............
- Cả lớp làm vở 1 em chữa bài
Bài 3: Cả lớp làm vở
- Sửa bài đúng vào vở
- Lắng nghe
Chính tả Ôn tập GHKII ( tiết 2)
I- Mục đích, yêu cầu
	-Nghe-viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 85 chữ/1 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn miêu tả.
	- Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học (ai là gi? Ai thế nào? Ia là gì?) để kể, tả hay giới thiệu.
	* HS khá, giỏi viết đúng và tương đối đẹp bài chính tả (tốc độ trên 85 chữ/1 phút, hiểu nội dung bài)
II- Đồ dùng dạy- học
- Phiếu học tập.
III- Các hoạt động dạy- học
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài: nêu MĐ- YC 
2. Kiểm tra 
- Hướng dẫn cách kiểm tra.
( Kiểm tra 1/3 số HS trong lớp)
- GV nhận xét, cho điểm
3. Hướng dẫn HS làm bt 2 
- Nêu tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm - Vẻ đẹp muôn màu?
- Nêu nội dung chính từng bài
- Gọi học sinh đọc bài làm
- GV nhận xét, chốt ý đúng SGV 173.
4. Hướng dẫn nghe- viết (Cô Tấm của mẹ) 
- GV đọc bài thơ
- Nội dung bài thơ muốn nói điều gì?
- Bài thơ thuộc thể thơ gì?
- Nêu những chữ viết hoa, vì sao?
- Hướng dẫn viết chữ khó 
- GV đọc chính tả rõ ràng, thong thả
- GV đọc soát lỗi
- GV chấm bài, nhận xét
5. Củng cố, dặn dò
- Nêu tên chủ điểm vừa ôn tập?
- Dặn học sinh học thuộc bài thơ
- Nghe, mở sách
- Lần lượt lên đọc bài theo yêu cầu ghi trong phiếu.
- Nghe nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài 2
- Sầu riêng, Chợ Tết, Hoa học trò, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Vẽ về cuộc sống an toàn, ĐT đánh cá.
- HS suy nghĩ, nêu miệng nội dung chính từng bài.
- 1 em đọc nội dung bảng tổng kết.
- HS theo dõi SGK, đọc thầm.
- Khen ngợi cô bé ngoan giúp  ...  bé là 3 phần bằng nhau thì số lớn bằng 8 phần như thế
- Tổng số phần bằng nhau là: 
 3 + 8= 11 (phần)
Số bé là: 198 : 11 x 3 = 54
Số lớn là 198- 54 = 144
 Đáp số: số bé 54; số lớn 144
- Lắng nghe, chữa bài
- Cả lớp làm phiếu- 1 em chữa bài-cả lớp đổi phiếu kiểm tra
- Coi số cam là 2 phần bằng nhau thì số quýt là 5 phần như thế.
Tổng số phần bằng nhau là 2 + 5 = 7(phần)
Số cam là :280 : 7 x 2 = 80 (quả)
Số quýt là : 280 - 80 = 200 (quả)
 Đáp số: cam 80 quả ; quýt 200 quả
- Lắng nghe, chữa bài
-Cả lớp làm vở- 1em chữa bài
 (tương tự như bài 2)
- Lắng nghe
Khoa học Ôn tập vật chất và năng lượng( Tiếp theo )
A. Mục tiêu : Ôn tập về:
- Các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
- Các kỹ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe.
B. Đồ dùng dạy học
- Một số đồ dùng phục vụ cho các thí nghiệm về ánh sáng, nhiệt như : đèn, nhiệt kế....
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Giới thiệu bài :
II- Dạy bài mới
+HĐ1: Trả lời câu hỏi ôn tập
- Cho HS trả lời câu hỏi 4, 5, 6 trang 111
 - Nêu ví dụ về một vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt
 - Giải thích tại sao bạn trong hình 2 lại có thể nhìn thấy quyển sách
- Giáo viên chữa chung cho cả lớp
+ HĐ2: Trò chơi đố ban chứng minh được
 - Chia lớp thành 3 nhóm
 - Cử ban giám khảo 
 - Giáo viên đưa ra câu đố để các đội giành quyền trả lời
III- Củng cố, dặn dò 
- Đánh giá và nhận xét giờ học
- Về nhà tiếp tục ôn tập các kiến thức đã học
- Lắng nghe
- Học sinh trả lời các câu hỏi ôn tập
- Học sinh tự nêu
 - ánh sáng từ đèn đã chiếu sáng quyển sách. ánh sáng phản chiếu từ quyển sách đi tới mắt và mắt nhìn thấy được quyển sách
- Không khí nóng hơn ở xung quanh sẽ truyền nhiệt cho các cốc nước lạnh làm chúng ấm lên. Vì khăn bông cách nhiệt nên sẽ giữ cho cốc được khăn bọc còn lạnh hơn so với cốc kia
- Lớp chia thành 3 nhóm và cử ban giám khảo
 - Các nhóm thi giành quyền trả lời
- Lắng nghe
- Ghi nhớ nhiệm vụ
Tập làm văn Ôn tập GHKII ( tiết 6)
I- Mục đích, yêu cầu
	- Nắm được định nghĩa và nêu được ví dụ để phân biệt 3 kiểu câu kể đã học: ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
	- Nhận biết được 3 kiểu câu kể trong đoạn văn và nêu được tác dụng của chúng.; bước đầu biết viết được đoạn văn ngắn vầ một nhân vật trong bài tập đọc đã học, trong có sử dụng ít nhất 2 trong số 3 kiểu câu đã học.
	* HS khá giỏi viết được đoạn văn ít nhất 5 câu, có sử dụng 3 câu kể đã học.
II- Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp kẻ sẵn nội dung bài 1 để học sinh phân biệt 3 kiểu câu kể
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Nêu MĐ- YC tiết học
2. Hướng dẫn ôn tập
Bài tập 1 
- GV yêu cầu học sinh xem lại các bài - Luyện từ và câu : Câu kể Ai làm gì?
- Câu kể Ai thế nào? câu kể Ai là gì?
- GV mở bảng lớp gọi học sinh làm bài
- GV treo bảng phụ cho học sinh so sánh kết quả, chốt lời giải đúng.
- Gọi học sinh đọc bài đúng
Bài tập 2 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- GV gợi ý:Lần lượt đọc từng câu văn, xác định câu đó thuộc loại câu gì?
-Mở bảng lớp đã chép sẵn các câu văn 
- Gọi học sinh làm bài 
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
Bài tập 3 
- GV nêu yêu cầu
- Bác sĩ Ly là người thế nào?
- Bác sĩ Ly đã làm gì khiến tên cướp bị khuất phục?
- Bác sĩ Ly có tính cách thế nào?
- Yêu cầu học sinh viết bài
- Gọi học sinh đọc bài
- GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò 
- GV đọc đoạn văn mẫu trong sách
- Lắng nghe
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 
- HS mở sách tìm và xem lại các bài GV yêu cầu
- HS làm bài trên bảng lớp
- Học sinh đọc và so sánh kết quả
- 2 em lần lượt đọc
- Học sinh đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Học sinh trao đổi theo cặp, ghi kết quả vào nháp, lần lượt đọc bài làm
- 1 em điền nội dung vào bảng đã kẻ 
- 1 em đọc bài đúng
- Lắng nghe
- Lớp đọc thầm yêu cầu
- Là người nổi tiếng nhân từ.( câu kể ai là gì)
- Đã khuất phục được tên cướp hung hãn.( câu kể ai làm gì)
- Hiền từ, nhân hậu và cứng rắn, cương quyết (câu kể ai thế nào)
- HS viết bài cá nhân vào vở
- lần lượt đọc bài.
- Nghe GV đọc 
Luyện từ và câu Ôn tập GHKII - Kiểm tra đọc (tiết 7) I- Mục đích, yêu cầu
	- Tiết kiểm tra GHKII theo đề Trường ra cùng với tiết số 8; tiết này cho HS làm thử kt 1 tiết
- Học sinh đọc thành tiếng, đọc hiểu, luyện từ và câu, văn bản trong SGK Tiếng Việt 4.
- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong SGK (4 câu kiểm tra sự hiểu bài, 4 câu kiểm tra về từ và câu gắn với những kiến thức đã học).
II- Đồ dùng dạy- học
- Đề kiểm tra (cho từng học sinh)
III- Các hoạt động dạy- học
Hoat động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài: nêu MĐ- YC
2. Tiến hành kiểm tra 
- GV phát đề cho từng học sinh 
- Hướng dẫn cách thực hiện 
- Quan sát nhắc nhở học sinh làm bài
- Thu bài, chấm 
3. Đề bài
Phần đọc thầm: 
- Cho học sinh đọc bài : Chiếc lá
(SGK trang 98)
- Phần trả lời câu hỏi: SGK trang 99, 100.
4. Đáp án phần trả lời câu hỏi
Câu 1 : ý c( chim sâu, bông hoa, chiếc lá)
Câu 2 : ý b( vì lá đem sự sống cho cây)
Câu 3 : ý a ( hãy biết quý trọng những người bình thường).
Câu 4 : ý c (Cả chim sâu và chiếc lá).
Câu 5 : ý c (nhỏ bé)
Câu 6 : ý c (có cả câu hỏi, câu kể, câu khiến).
Câu 7 : ý c (có cả 3 kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?).
Câu 8 : ý b ( cuộc đời tôi).
5.Củng cố, dặn dò
- Nhận xét ý thức làm bài
- Dặn tiếp tục ôn bài, chuẩn bị KT viết.
- Nghe
- Nhận đề
- Học sinh lắng nghe
- Đọc thầm 
- Trả lời câu hỏi
- Học sinh tực hành làm bài 
- Nộp bài
- Nghe nhận xét
- Thực hiện
Thứ sáu, ngày tháng năm 2010
Toán Luyện tập 
A. Mục tiêu: 
- Giúp HS rèn kĩ năng giải bài toán '' tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó''.
B. Đồ dùng dạy học:
 - Thước mét
C. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Bài mới: 
- Cho HS làm các bài tập trong vở bài tập toán và chữa bài
Bài 1: 
- Giải toán 
- Đọc đề - tóm tắt đề?
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- Nêu các bước giải?
*Bài 2: 
- Đọc đề - tóm tắt đề? Bài toán cho biết gì? hỏi gì? Nêu các bước giải?
- Tổng của hai số là bao nhiêu?
- GV chấm bài nhận xét
Bài 3: 
- Đọc tóm tắt đề? nêu bài toán? Bài toán cho biết gì? hỏi gì? 
- GV chữa bài - nhận xét
* Bài 4: 
- Giải toán 
- Đọc đề - tóm tắt đề?
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- Nêu các bước giải?
3.Củng cố, dặn dò 
- Nêu các bước giải dạng toán này?
- Lắng nghe
- Cả lớp làm bài vở 1 em chữa bài
- Coi đoạn hai là 3 phần bằng nhau thì đoạn một là 3 phần như thế
Tổng số phần: 1 +3=4 (phần)
Đoạn 1 dài: 28 : 4 x 3 = 21 (m)
Đoạn thứ hai dài: 28 - 21 = 7 (m)
Đáp số:Đoạn 1 : 21 m; đoạn 2 :7 m
- Cả lớp làm vở- 1 em chữa bài
- Coi số bạn trai là 1 phần thì số bạn gái là 2 phần như thế.
Tổng số phần bằng nhau là 1 + 2 = 5(phần)
 Số bạn trai là :12 : 3 = 4 (bạn)
 Số bạn gáilà : 12- 4 = 8 (bạn)
Đáp số:Bạn trai:4 bạn;bạn gái 8 bạn
- Chữa bài đúng
- Cả lớp làm vở- 1em chữa bài
 (tương tự như bài 2)
- Chữa bài vào vở
- 1 em nêu bài toán
Bài toán: Hai thùng chứa được 180 lít nước, trong đó thùng hai chứa gấp 4 lần thùng 1.Hỏi mỗi thùng chứa được bao nhiêu lít nước?
- Cả lớp làm bài vào vở 1 em lên bảng chữa bài
- Phát biểu
Tập làm văn Kiểm tra GHKII ( tiết 8)
 Theo đề Trường ra.
---------------------------------------------------------------------
 Kỹ thuật Lắp cái đu ( Tiết 2)
A. Mục tiêu : 
- Học sinh chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu
-Lắp được từng bộ phận và lắp giáp cái đu đúng kỹ thuật, đúng quy trình
- Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo quy trình
B. Đồ dùng dạy học
- Mẫu cái đu đã lắp sẵn
- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Kiểm tra : sự chuẩn bị của học sinh
II- Dạy bài mới
+ HĐ3: Thực hành lắp cái đu
 - Cho học sinh quan sát mô hình mẫu
 - Quan sát các bước lắp theo quy trình thực hiện sách giáo khoa
 + Cho học sinh chọn các chi tiết để lắp cái đu
 - Giáo viên đến từng nhóm để kiểm tra giúp đỡ các em chọn đúng
 + Lắp từng bộ phận 
 - Cho các nhóm thực hành
 - Giáo viên nhắc nhở một số điểm sau
Vị trí trong, ngoài giữa các bộ phận của giá đỡ ( cọc đu, thanh giằng và giá đỡ trục đu )
Thứ tự bước lắp tay cầm,thành sau ghế vào tấm nhỏ (thanh thẳng 7 lỗ, thanh chữ U dài, tấm nhỏ) khi lắp ghế đu 
Vị trí của các vòng hãm
+ Lắp giáp cái đu 
 - Cho HS quan sát H1 – SGK, mẫu
 - Kiểm tra sự chuyển động của ghế đu
 - Giáo viên quan sát theo dõi để kịp thời uốn nắn bổ sung cho học sinh còn lúng túng
+ HĐ4:Đánh giá kết quả học tập
 - Cho học sinh trưng bày sản phẩm
 - Giáo viên nêu tiêu chí đánh giá 
 - Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả
III- Củng cố, dặn dò 
- Về nhà chuẩn bị bài sau
 - Học sinh tự kiểm tra
 - Học sinh quan sát mẫu
 - Học sinh chọn các chi tiết
 - Học sinh thực hành
 - Học sinh lắng nghe
 - Học sinh quan sát mẫu và lắp giáp hoàn thiện cái đu
- Các nhóm trưng bày sản phẩm
 - Tự đánh giá sản phẩm
 - Tháo các chi tiết và xếp vào hộp
- lắng nghe
SINH HOẠT TẬP THỂ LỚP _ TUẦN 28
A. Mục tiêu.
 - Đánh giá tình hình lớp học trong tuần.
 - Biểu dương gương mặt HS xuất sắc trong học tập và rèn luyện, phê bình HS vi phạm, đề ra biện pháp khắc phục.
 - Phổ biến kế hoạch tuần tiếp theo.
B. Chuẩn bị.
- GV nắm kế hoạch của Trường, Tổ-khối, Liên Đội.
- Lớp trưởng và các tổ trưởng chuẩn bị báo cáo.
C. Lên lớp.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn đinh tổ chức 
- Bắt hát HS, phổ biến yêu cầu, nhiện vụ giờ sinh hoạt.
2.Đánh giá tình hình tuần qua 
- Yêu cầu lớp trưởng và các tổ trưởng báo cáo tình hình lớp trong tuần.
- Lắng nghe, nắm tình hình.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
- Đánh giá nhận xét chung tình hình lớp trong tuần vừa qua
- Biểu dương HS xuất sắc, phê bình HS vi phạm trong tuần
3. Phổ biến kế hoạch 
- Phổ biến nhiệm vụ, kế hoạch 
Y/c HS thi đua học tập, rèn luyện tốt.
4. Tổ chức sinh hoạt tập thể 
- Tổ chức một số trò chơi nhỏ tập thể
- Tập một số bài hát tập thể cho HS
5. Nhận xét, dặn dò.
- Nhận xét giờ sinh hoạt
- Dặn HS chuẩn bị cho tuần sau.
- Hát tập thể, lắng nghe nắm yêu cầu, nhiệm vụ.
- Lớp trưởng điều khiển các tổ trưởng báo cáo tình hình các tổ
- Lớp trưởng báo cáo tình hình 
- Phát biểu nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- Biểu dương, rút kinh nghiệm
- Lắng nghe, nắm nhiệm vụ thực hiện
- Chơi trò chơi sinh hoạt tập thể
- Hát vỗ tay
- Lắng nghe, nắm yêu cầu thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28.doc