Tiết 2 : Kế hoạch dạy học
Môn : Đạo đức
Bài : TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (TIẾT 1)
I. Mục tiêu :
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
- Biết được: Trung thực trong học tập giúp em tiến bộ,được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
II. Chuẩn bị : - GV : Tranh vẽ, bảng phụ.
- HS : Xem trước bài, sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
III. Hoạt động dạy và học
1-Ổn định : chuyển tiết
2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở của học sinh.
3.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 1 Thứ 2 ngày 17 tháng 08 năm 2008 Tiết 1 : CHÀO CỜ Tiết 2 : Kế hoạch dạy học Môn : Đạo đức Bài : TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (TIẾT 1) I. Mục tiêu : - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. - Biết được: Trung thực trong học tập giúp em tiến bộ,được mọi người yêu mến. - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS. - Cĩ thái độ và hành vi trung thực trong học tập. II. Chuẩn bị : - GV : Tranh vẽ, bảng phụ. - HS : Xem trước bài, sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập. III. Hoạt động dạy và học 1-Ổån định : chuyển tiết 2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở của học sinh. 3.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề GIÁO VIÊN HỌC SINH HĐ1 : Xử lí tình huống. - Cho HS xem tranh SGK và đọc nội dung tình huống. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 em liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống. - Gv tóm tắt thành các cách giải quyết chính. a) Mượn tranh của bạn để đưa cho cô giáo xem. b) Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà. c) Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm, nộp sau. H: Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào? Vì sao chọn cách giải quyết đó? - GV kết luận: Cách giải quyết I là phù hợp nhất, thể hiện tính trung thực trong học tập. Khi mắc lỗi gì ta nên thẳng thắn nhận lỗi và sửa lỗi. - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. HĐ2: Làm việc cá nhân bài tập1 (SGK). - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1 trong SGK.. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân bài tập 1 - GV lắng nghe HS trình bày và kết luận: + Ý I là trung thực trong học tập. + Ý (a), (b), (d) là thiếu trung thực trong học tập. HĐ3 : Thảo luận nhóm bài tập 2 (SGK). GV nêu từng ý trong bài tập và yêu cầu HS lựa chọn và đứng vào 1 trong 3 vị trí, quy ước theo 3 thái độ: + Tán thành + Phân vân + Không tán thành - Yêu cầu HS các nhóm cùng sự lựa chọn và giải thích lí do lựa chọn của mình. - GV có thể cho HS sử dụng những tấm bìa màu . - GV kết luận: Ý kiến (b), (c) là đúng, ý (c) là sai. - GV kết hợp giáo dục HS: H: Chúng ta cần làm gì để trung thực trong học tập? - GV khen ngợi các nhóm trả lời tốt, động viên nhóm trả lời chưa tốt. HĐ4 : Liên hệ bản thân. - GV tổ chức làm việc cả lớp. - Cho HS sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trog học tập. H: Hãy nêu những hành vi của bản thân em mà em cho là trung thực? H: Nêu những hành vi không trung thực trong học tập mà em đã từng biết? - GV chốt bài học: Trung thực trong học tập giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu quý, tôn trọng. “ Khôn ngoan chẳng lọ thật thà Dẫu rằng vụng dại vẫn là người ngay” - HS quan sát và thực hiện. - Theo dõi, lắng nghe. - Thảo luận nhóm 2 em. - Trình bày ý kiến thảo luận, mời bạn nhận xét. - HS theo dõi. - Một số em trình bày trước lớp. - Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung. - Theo dõi, lắng nghe. - Vài em đọc ghi nhớ, lớp theo dõi. - Nêu yêu cầu : Giải quyết các tình huống. - Mỗi HS tự hoàn thành bài tập 1. - HS trình bày ý kiến, trao đổi, chất vấn lẫn nhau. - Nhóm 3 em thực hiện thảo luận. - Các nhóm trình bày ý kiến, cả lớp trao đổi, bổ sung. Lắng nghe và trả lời: cần thành thật trong học tập, dũng cảm nhận lỗi mắc phải, không nói dối, không coi cóp, chép bài của bạn, không nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra. - HS nêu trước lớp. - Tự liên hệ. - Lắng nghe và nhắc lại. 4. Củng cố : Hướng dẫn thực hành: - GV yêu cầu HS về nhà tìm 3 hành vi thể hiện sự trung thực, 3 hành vi thể hiện sự không trung thực trong học tập. - Giáo viên nhận xét tiết học. Tiết 2 : Kế hoạch dạy học Môn : Tập đọc Bài : DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU I.Mục đích : - Luyện đọc : Đọc rành mạch , trơi chảy ; bước đầu cĩ giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật(Nhà Trị, Dế Mèn). - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công. Từ đó HS biết thông cảm, quan tâm bênh vực bạn yếu ở trường cũng như ở nhà và ở bất cứ đâu. - Phát hiện được những lời nĩi , cử chỉ cho thấy tấm lịng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài.( trả lời được các câu hỏi trong SGK). II.Chuẩn bị: - Gv : Tranh SGK phóng to, băng giấy hoặc (bảng phụ) viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. - HS : Xem trước bài trong sách. III.Các hoạt động dạy – học: 1. Oån định : Nề nếp 2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở của học sinh. 3. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề. Bài tập đọc :” Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” là một đoạn trích từ truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. GIÁO VIÊN HỌC SINH HĐ1: Luyện đọc - Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn đến hết bài ( 2 lượt). - GV theo dõi và sửa sai phát âm cho HS, đồng thời khen những em đọc đúng để các em khác noi theo. - Sau lượt đọc thứ nhất, cho HS đọc lượt thứ 2, sau đó HS đọc thầm phần giải nghĩa trong SGK. GV Kết hợp giải nghĩa thêm: ” ngắn chùn chùn”: là ngắn đến mức quá đáng, trông rất khó coi. “ thui thủi” : là cô đơn, một mình lặng lẽ không có ai bầu bạn. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - Theo dõi các cặp đọc. - Gọi 1 – 2 HS đọc cả bài. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV đọc diễn cảm cả bài ( Lời Nhà Trò: giọng kể lể đáng thương; Lời Dế Mèn an ủi, động viên Nhà Trò: giọng mạnh mẽ, dứt khoát, thể hiện sự bất bình, thái độ kiên quyết). HĐ2: Tìm hiểu bài: Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi. + Đoạn 1:” 2 dòng đầu”. H: Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào? + Đoạn 2:” 5 dòng tiếp theo”. H: Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? + Đoạn 3:” 5 dòng tiếp theo”. H: Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào? + Đoạn 4:”còn lại”. H: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? - Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài H: Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích, cho biết vì sao em thích? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn rút ra nội dung chính của bài. - GV chốt ý- ghi bảng: Nội dung chính: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công. HĐ3: Luyện đọc diễn cảm . - Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp. - Gv hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn đã viết sẵn. Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ . Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu. - GV đọc mẫu đoạn văn trên. - Gọi HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp. - Gọi một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - GV theo dõi, uốn nắn. - Nhận xét và tuyên dương. 4.Củng cố: - 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK. - Nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi đọc thầm theo. - Cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK. - Lắng nghe. - Thực hiện đọc ( 4 cặp), lớp theo dõi, nhận xét. - 1-2 em đọc, cả lớp theo dõi. Thực hiện đọc thầm theo nhóm bàn và trả lời câu hỏi. - Thực hiện, sau đó đại diện của một vài nhóm trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung. - Vài em nhắc lại nội dung chính. - 4HS thực hiện đọc. Cả lớp lắng nghe, nhận xét xem bạn đọc đã đúng chưa. - HS lắng nghe. - 3-4 cặp HS đọc, lớp theo dõi, nhận xét. - Thực hiện đọc 4-5 em, lớp theo dõi, nhận xét. - HS tự lên hệ bản thân. - Nghe và ghi bài. -------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 4 : Kế hoạch dạy học Môn : Toán Bài : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 I. Mục tiêu : - Giúp HS : Ôâân tập về đọc, viết các số trong 100 000. Ôâân tập viết tổng thành số. Biết phân tích cấu tạo số II. Chuẩn bị : - Gv : Bảng phụ. - HS : Xem trước bài. III. Các hoạt động dạy – học : 1. Oån định : Nề nếp lớp. 2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở của học sinh. 3. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đề. “ Trong chương trình toán lớp 3, các em đã được học đến số nào? ( 100 000). Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập về các số đến 100 000”. GIÁO VIÊN HỌC SINH HĐ1 : Ôâân lại cách đọc số, viết số và các hàng. HĐ2 : Thực hành làm bài tập. Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu, sau đó tự làm bài vào vở. - Theo dõi HS làm bài. - Gọi 2 HS lên bảng sửa bài. - Yêu cầu HS nêu quy luật của các số trên tia số “a” và các số trong dãy số “b” H: Các số trên tia số được gọi là những số gì? H: Hai số đứng liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? H: Các số trong dãy số “b” là những số gì? H: Hai số đứng liền nhau trong dãy số “b” hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? - Chữa bài trên bảng cho cả lớp. Bài 2: - Yêu cầu HS tự làm bài. - Chữa bài cho cả lớp. - Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra. tám. Bài 3: - Gọi 1 HS đọc bài mẫu “a”, 1 HS đọc bài mẫu “b”và nêu yêu cầu của bài. - Cho HS tự phân tích cách làm và làm bài vào vở. - Theo dõi giúp đỡ HS yếu. - Chữa bài, yêu cầu HS sửa bài nếu sai. Bài 4: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài. H: Muốn tính chu vi của một hình ta làm như thế nào? - Cho HS nêu các hình ở bài tập 4. - Gv gợi ý: vận dụng công thức tính chu vi hình chữ nhật và hình vuông để tính. - Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa. Chữa bài cho cả lớp, yêu cầu sửa bài. 4.Củng cố : 2HS đọc và nêu, lớp theo dõi: số1 hàng dơn vị, số 5 hàng chục, số 2 hàng trăm, số 3 hàng nghìn, số 8 hàng chục nghìn, - Vài HS nêu: 10,20,30,40,50,.. - 100,200,300,400, 500, - 1 000, 2 000, 3 000, 4 000, - 10 000 ... mép vải bằng mũi khâu thường. - HS nhắc lại về kĩ thuật khâu thường. - 1, 2 HS thực hiện khâu thường (thao tác cầm vải, kim) - HS thực hành khâu thường trên vải. - HS tự đánh giá sản phẩm. Môn : Tập làm văn Bài : VIẾT THƯ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - HS nắm được chắc hơn (so với lớp 3) mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản, kết cấu thông thường của một bức thư. - Biết vận dụng kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết tóm tắt nội dung ghi nhớ của bài học, chép đề văn trong phần luyện tập. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS Khởi động: Bài cũ: - Tiết trước, chúng ta học bài gì? - Trong bài văn kể chuyện, ngoài việc tả ngoại hình, kể hành động của nhân vật ta còn phải kể gì nữa? - Có mấy cách kể lời nói, ý nghĩ của nhân vật? - Lời nói, ý nghĩ của nhân vật nói lên điều gì? - GV nhận xét- khen thưởng Bài mới: + Hoạt động 1: Giới thiệu bài Từ lớp 3, qua bài tập đọc Thư gửi bà và một vài tiết TLV, các em đã bước đầu biết cách viết thư, cách ghi trên phong bì thư. Lên lớp 4, các em sẽ tiếp tục được thực hành để nắm chắc hơn các phần của một lá thư, có kĩ năng viết thư tốt hơn. + Hoạt động 2: Hướng dẫn bài mới A. PHẦN NHẬN XÉT: Dựa vào bài tập đọc thư thăm bạn, trả lời những câu hỏi sau: - Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? Người ta viết thư để làm gì? - Để thực hiện mục đích trên, một bức thư thường có những nội dung gì? - Qua bức thư em đã đọc, em thấy một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào? GV chốt ý theo SGK. B. GHI NHỚ: Một người ta viết thư để thăm hỏi, thông báo tin tức, trao đổi ý kiến, bài tỏ tình cảm. Một bức thư gồm 3 phần: Đầu thư: Nêu địa điểm – thời gian viết thư. Lời chào hỏi người nhận thư. Phần chính: Nêu mục đích, lý do viết thư. Thăm hỏi tình hình của người nhận thư hoặc ở nơi người nhận thư đang sinh sống, học tập, làm việc. Thông báo tình hình của người viết thư hoặc tình hình ở nơi người viết thư đang sinh sống, học tập hoặc làm việc. Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư. Phần cuối thư: Nói lời chúc, lời cám ơn, lời hứa hẹn. Người viết thư ký tên và ghi rõ học tên. Có thể trình bày tách bạch thành từng ý riêng hoặc xen kẻ các nội dung đó với nhau. C. PHẦN LUYỆN TẬP: Đề bài: Em hãy viết thư một bạn ở trường khác để hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, ở trường em hiện nay. GV hướng dẫn HS phân tích đề bài. + Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai? + Đề bài xác định mục đích viết thư để làm gì Hướng dẫn HS làm bài: Gợi ý thêm Thư viết cho bạn cùng tuổi, xưng hô như thế nào? Cần thăm hỏi về những gì? Cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp, ở trường hiện nay Chúc bạn hoặc hứa hẹn điều gì? HS thực hành viết thư + Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò: Nhận xét biểu dương những HS phát biểu tốt. Yêu cầu HS nào chưa làm xong về nhà tiếp tục hoàn chỉnh. Chuẩn bị: cốt truyện. - Kể lại lời nói ý nghĩ của nhân vật. -HS trả lời - Cả lớp nhận xét HS đọc bài thư thăm bạn và trả lời những câu hỏi bên: - Để chia buồn cùng Hồng vì gia đình Hồng vừa bị trận lụt gây đau thương , mất mát lớn - ...để thăm hỏi, thông báo tin tức cho nhau, trao đổi ý kiến, chia vui, chia buồn, bày tỏ tình cảm với nhau. +Nêu mục đích, lý do viết thư. +Thăm hỏi tình hình của người nhận thư + Thông báo tình hình của người viết thư . +Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư. + Đầu thư: Nêu địa điểm – thời gian viết thư. Lời chào hỏi người nhận thư. + Phần cuối thư: Nói lời chúc, lời cám ơn, lời hứa hẹn. Người viết thư ký tên và ghi rõ học tên. - 3, 4 HS đọc phần ghi nhớ SGK/ 35. HS đọc đề bài. Gạch dưới những từ theo trọng tâm: - một bạn ở trường khác - hỏi thăm bạn và kể cho bạn nghe tình hình ở trường, ở lớp em hiện nay - Xưng hô tình cảm, thân mật. - Sức khỏe ,việc học hành, tình hình gia đình, học tập, vui chơi, văn nghệ. - Tình hình học tập, sinh họat, vui chơi, cô giáo và bạn bè,kế họach sắp tới của lớp, của trường - Khỏe – học giỏi, hẹn gặp lại. Viết nháp những ý cần thiết. Trình bày miệng. Nhận xét. HS thực hiện vào vở. Môn : Toán Bài : VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: Giúp HS hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về: Đặc điểm của hệ thập phân Sử dụng 10 kí hiệu (chữ số) để viết số trong hệ thập phân. Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể. 2.Kĩ năng: HS nêu được vài đặc điểm của hệ thập phân HS biết cách viết số trong hệ thập phân II.CHUẨN BỊ: III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Khởi động: Bài cũ: Dãy số tự nhiên GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét Bài mới: Giới thiệu: Hoạt động1: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân GV đưa bảng phụ có ghi bài tập: Viết số thích hợp vào chỗ trống: 10 đơn vị = . Chục 10 chục = .. trăm .. trăm = .. 1 nghìn Nêu nhận xét về mối quan hệ đơn vị, chục , trăm, nghìn trong hệ thập phân (GV gợi ý: Trong hệ thập phân, cứ 10 đơn vị của một hàng hợp thành mấy đơn vị của hàng trên tiếp liền nó?) GV chốt GV nhấn mạnh: Ta gọi là hệ thập phân vì cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên liên tiếp nó. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của viết số trong hệ thập phân Để viết số trong hệ thập phân có tất cả mấy chữ số để ghi? Nêu 10 chữ số đã học? (yêu cầu HS viết & đọc số đó) GV nêu: chỉ với 10 chữ số (chỉ vào 0, 1 , 2, 3 , 4, 5, 6 ,7 ,8 , 9) ta có thể viết được mọi số tự nhiên Yêu cầu HS nêu ví dụ, GV viết bảng GV đưa số 999, chỉ vào chữ số 9 ở hàng đơn vị và hỏi: giá trị của chữ số 9? (hỏi tương tự với các số 9 còn lại) Phụ thuộc vào đâu để xác định được giá trị của mỗi chữ số? GV kết luận : Viết số tự nhiên với các đặc điểm như trên được gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân . Hoạt động 3: Thực hành Bài tập 1: Đọc số – Viết số Bài tập 2: Viết mỗi số dưới dạng tổng Lưu ý: Trường hợp số có chứa chữ số 0 có thể viết như sau: 18 304 = 10 000 + 8 000 + 300 +4 Bài tập 3: - Nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số ở bảng . Củng cố Thế nào là hệ thập phân? Để viết số tự nhiên trong hệ thập phân, ta sử dụng bao nhiêu chữ số để ghi? Phụ thuộc vào đâu để xác định giá trị của mỗi số? Dặn dò: Chuẩn bị bài: So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên Làm bài 2, 3 trong SGK HS sửa bài HS nhận xét HS làm bài tập Trong hệ thập phân cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó. Vài HS nhắc lại 10 chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. HS nêu ví du Chữ số 9 ở hàng đơn vị có giá trị là 9; chữ số 9 ở hàng chục có giá trị là 90; chữ số 9 ở hàng trăm có giá trị là 900. Vài HS nhắc lại. Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong một số cụ thể. HS làm bài Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả HS nêu lại mẫu HS làm bài HS sửa HS làm bài HS sửa bài Môn : Lịch sử Bài : NƯỚC VĂN LANG I Mục đích - yêu cầu: 1.Kiến thức: HS biết - Nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta. Nhà nước này ra đời cách đây khoảng bảy trăm năm trước công nguyên . - Biết sơ lược về tổ chức xã hội thời Hùng Vương - Một số tục lệ của người Lạc Việt còn tồn tại tới ngày nay ở địa phương mà HS được biết . 2.Kĩ năng: - HS mô tả được những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt 3.Thái độ: - HS tự hào về thời đại vua Hùng & truyền thống của dân tộc. II Đồ dùng dạy học : - Hình trong SGK phóng to - Phiếu học tập - Phóng to lược đồ Bắc Bộ và Bắc Tring Bộ . - Bảng thống kê ( chưa điền ) III Các hoạt động dạy – học : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HS 1 - Khởi động: Hát 2 - Bài mới: Giới thiệu: Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp - Treo lược đồ Bắc Bộ và một phần Bắc Trung Bộ và vẽ trục thời gian lên bảng . - Giới thiệu về trục thời gian : Người ta quy ước năm 0 là năm Công nguyên ( CN ) ; phía bên trái hoặc phía dưới năm CN là những năm trước CN; phía bên phải hoặc phía trên năm CN là những năm sau CN . Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân GV đưa ra khung sơ đồ (chưa điền nội dung ) Hùng Vương Lạc hầu , Lạc tướng Lạc dân Nô tì Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân - GV đưa ra khung bảng thống kê phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của ngườ Lạc Việt . - GV yêu cầu HS mô tả lại bằng ngôn ngữ của mình về đời sống của người dân Lạc Việt Hoạt động 4 : Làm việc cá nhân - Địa phương em còn lưu giữ những tục lệ nào của người Lạc Việt? - GV kết luận . 3 – Củng cố – dặn dò : - Chuẩn bị : bài “Nước Âu Lạc” HS dựa vào kênh hình và kênh chữ trong SGK để xác định địa phận của nước Văn Lang & kinh đô Văn Lang trên bảng đồ; xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian HS có nhiệm vụ đọc SGK & điền vào sơ đồ các giai tầng sao cho phù hợp - HS đọc kênh chữ và xem kênh hình để điền nội dung vào các cột cho hợp lí như bảng thống kê trên . - HS trả lời , HS khác bổ sung .
Tài liệu đính kèm: