I. Mục đích yêu cầu:
1. Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ
2. HS yếu đọc đúng 1 – 2 câu trong bài.
3. Hiểu bài:
- Hiểu các từ trong bài.
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
3. Thuộc lòng một đoạn thư.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ
- Bảng phụ viết đoạn thư cần học thuộc
III. Các hoạt động dạy học:
Tuần 1 Ngày soạn: 16 – 8 - 2009 Ngày giảng:T2. 17 – 8 - 2009 Tiết 1: Chào cờ: Lớp trực tuần lên nhận xét Tiết 2: Đạo đức: Em là học sinh lớp 5 ( tiết 1) I. Mục tiêu. Sau bài học này, Hs biết: - Vị thế của Hs lớp 5 so với các lớp trước. - Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu. - Vui và tự hào khi là HS lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là Hs lớp 5. II. Tài liệu và phương tiện. - Các bài hát về chủ đề trường em. - Các chuyện nói về tấm gương Hs lớp 5 gương mẫu. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. ổn định tổ chức: (2) 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: (33) Khởi động: Hs hát tập thể bài hát Em yêu trường em. a. Hoạt động1: QS tranh và thảo luận. * Mục tiêu: Hs thấy được vị thế mới của Hs lớp 5, thấy vui và tự hào vì đã là Hs lớp 5. * Cách tiến hành. + Yêu cầu Hs quan sát từng tranh SGK và thảo luận cả lớp theo câu hỏi sau. - Tranh vẽ gì? - Em nghĩ gì khi xem tranh, ảnh trên? - Hs lớp 5 có gì khác so với Hs các khối lớp khác? - Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là Hs lớp 5? Nhận xét, sửa sai - GV kết luận: Năm nay các em đã lên lớp 5. Lớp 5 là lớp lớn nhất trường. Vì vậy, Hs lớp 5 cần phải gương mẫu về mọi mặt để cho các em Hs các khối lớp khác học tập. b. Hoạt động 2: Làm bài tập 1 SGK. * Mục tiêu: Giúp HS xác định được những nhiệm vụ của Hs lớp 5. * Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu bài tập 1. - GV kết luận: Các điểm a, b, c, d, e trong bài tập 1 là những nhiệm vụ của HS lớp 5 mà chúng ta cần phải thực hiện. c. Hoạt động 3: Tự liên hệ ( bài tập 2 SGK) * Mục tiêu: Giúp Hs tự nhận thức về bản thân và có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là Hs lớp 5. * Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu tự liên hệ. - GV gọi 1 số Hs tự liên hệ trước lớp. - GV kết luận: Các em cần cố gắng phát huy những điểm mà mình đã thực hiện tốt và khắc phục những mặt còn thiếu sót để xứng đáng là HS lớp 5. 4. Củng cố dặn dò(3) - Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài. - Chuẩn bị bài sau. - Hát – HS thảo luận. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - HS nghe - HS thảo luận bài tập theo nhóm. - Một vài HS trình bày trước lớp. - Hs suy nghĩ, đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của Hs lớp 5. - Hs thảo luận theo cặp. - HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. - HS lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này: - Mục tiêu phấn đấu. - Những thuận lợi đã có. - Những khó khăn có thể gặp. - Biện pháp khắc phục khó khăn. - Những người có thể giúp đỡ em khắc phục khó khăn. - Sưu tầm các bài thơ, bài hát, bài báo nói về HS lớp 5 gương mẫu và về chủ đề trường em. - Vẽ tranh về đề tài trường em. - 2 HS - HS chú ý Tiết 3: Tập đọc: Thư gửi các học sinh I. Mục đích yêu cầu: 1. Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ 2. HS yếu đọc đúng 1 – 2 câu trong bài. 3. Hiểu bài: - Hiểu các từ trong bài. - Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới. 3. Thuộc lòng một đoạn thư. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ - Bảng phụ viết đoạn thư cần học thuộc III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức (2) 3. Kiểm tra bài cũ (3) - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới (30) Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. a. HD Hs luyện đọc và tìm hiểu bài. Luyện đọc: Chia đoạn: Đoạn 1: Từ đầu đến “vậy các em nghĩ sao”. Đoạn 2: Còn lại b. Tìm hiểu bài: - Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường - HS đọc thầm đoạn 2: - Sau cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì ? - HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước? c. Hướng dẫn học sinh luyện đọc lại. - GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc đọc lại một đoạn thư. + GV đọc diễn cảm đoạn thư để làm mẫu cho học sinh. + HS luyện đọc lại đoạn thư theo cặp. d. Hướng dẫn Hs học thuộc lòng. - GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng. 4. Củng cốdặn dò(3) - Y/c 1, 2 HS đọc thuộc lòng tại lớp. - Học thuộc lòng ở nhà - Chuẩn bị bài sau. - Hát - Một HS khá giỏi đọc - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. HS yếu đọc nối tiếp câu - Hs luyện đọc theo cặp. - Một vài HS đọc cả bài - Hs đọc thầm đoạn 1. - Đó là ngày khai trường đầu tiên ở - Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại làm cho nước ta theo kịp các nước trên toàn cầu. – Hs phải cố gắng siêng năng học tập, ngoan ngoãn nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai các cường quốc năm châu. + Một vài học sinh đọc lại trên lớp. + Hs nhẩm học thuộc lòng. - 2 - 3 Hs đọc. - Hs chú ý Tiết 4: Toán: Ôn tập: Khái niệm về phân số I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc, viết phân số. - ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số. II. Đồ dùng dạy học: - Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong sgk III. Các hoạt động dạy và học: 1. ổn định tổ chức: ( 2 ) Hát 2. Kiểm tra bài cũ: ( 3) - Kiểm tra bài làm ở nhà của HS 3. Bài mới: ( 30 ). a. Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số. - GV hướng dẫn học sinh quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi phân số, tự viết phân số đó rồi đọc phân số - GV làm tương tự với các phân số còn lại b. Ôn tập cách viết thương 2 số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số. - GV hướng dẫn HS lần lượt viết: 1:3 - HS viết và nêu: kết quả của phép chia hai số TN 4:10; 9: 2; dưới dạng phân số. Chẳng hạn 1: 3 = ; rồi giúp HS tự nêu 1 chia 3 có thương là 1 phần 3 với tử số là số bị chia, còn mẫu số là số chia. - Tương tự với các phép chia còn lại. C. luyện tập: Bài 1: a. Đọc các phân số - GV viết các phân số lên bảng - GV nhận xét sửa sai. b. Nêu tử số và mẫu số của từng phân số trên. Bài 2: Viết các thương sau dưới dạng phân số: - Yêu cầu HS làm vào nháp. Bài 3: - Viết các số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu là 1. Bài 4: - Viết số thích hợp vào ô trống: - Yêu cầu HS làm vào vở . 4. Củng cố- Dặn dò (5) - Gọi ó nêu lại nội dung bài. - Ôn lại nội dung bài ở nhà. - Hát - HS quan sát đọc và viết phân số - Vài HS nhắc lại. - HS viết và nêu: kết quả của phép chia hai số tự nhiên. - vài HS nhắc lại. - HS đọc lần lượt các phân số đã cho. - HS nêu lần lượt tử số và mẫu số của các phân số đã cho. - HS làm vào nháp. 3 : 5 = 75:100 = 9 : 17 = * HS làm 1000 = ; 32 = 105 = - HS làm vào vở. a. 1 = ; b. 0 = - 2 HS nhắc lại Tiết 5: Lich sử: Bình Tây Đại Nguyên Soái “Trương Định” I. Mục tiêu: Học xong bày này Hs biết : - Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Kỳ. - Với lòng yêu nước, Trương Định đã không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng với nhân dân chống Pháp xâm lược. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trong SGK phóng to. - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Bảng nhóm. III. Tiến trình lên lớp ( 40 ) 1. ổn định tổ chức (2): 2. Kiểm tra bài cũ (3). - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới (35). a. Hoạt động 1 - Khi nhận được lệnh của triều đình điều gì làm cho Trương Định phải băn khoăn, suy nghĩ? -Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì? - Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân? b. Hoạt động 2: - GVnhận xét tổng quát. c. Hoạt động 3: - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. - GV nhận xét bổ sung. 4. Củng cố- Dặn dò (5) - Em có suy nghĩ như thế nào trước việc Trương Định không tuân lệnh triều đình quyết tâm ở lại cùng nhân dân chống Pháp. - Hát. HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi. - Trương Định băn khoăn suy nghĩ, làm quan thì phải tuân lệnh vua, nếu không sẽ phải chịu tội phản nghịch; nhưng dân chúng và nghĩa quân không muốn giải tán lực lượng, một lòng một dạ tiếp tục kháng chiến. - Nghĩa quân và nhân dân suy tôn Trương Định làm bình tây đại nguyên soái. - Cảm kích trước tấm lòng của nhân dân và nghĩa quân, Trương Định đã không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống pháp. - HS làm việc với phiếu bài tập, chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm giải quyết 1 ý. - Lớp thảo luận chung. - Đại diện nhóm trình bày - Hs phát biểu. Ngày soạn: 17 – 8 - 2009 Ngày giảng:T3. 18 – 8 - 2009 Tiết 1: Toán: Ôn tập: Tính chất cơ bản của phân số I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số. - Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số. - Hs yếu làm được những phép tính đơn giản. II. Đồ dùng: - SGK – bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định tổ chức ( 1) 2. Kiểm tra bài cũ: (3) - Yêu cầu HS làm bài tập trong sgk. 3. Bài mới: (30) a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài b. ôn tập tính chất cơ bản của phân số. a. Ôn tập tính chất cơ bản của phân số VD1: = = - Em có nhận xét gì về phân số đã cho so Với phân số mới? - Nhận xét (sgk). - Yêu cầu vài học sinh nhắc lại. VD2: = = ị Tương tự VD1. b. ứng dụng T/c cơ bản của phân số. * Rút gọn phân số. = = = = - Muốn rút gọn phân số ta làm ntn? - Phân số ntn thì được coi là tối giản? * Quy đồng mẫu số các phân số. VD1: Quy đồng mẫu số của và . - Hướng dẫn học sinh quy đồng. = = ; = = VD2: và . = = và . + Muốn quy đồng mẫu số 2 phân số ta làm ntn? Yêu cầu HS nêu lại. C. Luyện tập: Bài 1: Rút gọn các phân số. Bài 2: Quy đồng các mẫu số. Bài 3: Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số sau đây. 4.Củng cố – Dặn dò (5) - Gọi Hs nêu lại nội dung bài. - Chuẩn bị bài sau - Hát a. HS quan sát sgk và nhận xét. - 2 phân số bằng nhau. - HS nêu. - Hs nhắc lại. Nếu ta nhân cả tử và mẫu số của 1 phân số với 1 số tự nhiên khác 0 thì ta được 1 phân số mới bằng phân số đã cho. - HS quan sát và rút ra nhận xét. - HS nhắc lại - HS quan sát. - Ta lấy cả tử số và mẫu số chia cho cùng một số cùng một số tự nhiên để lấy được một phân số mới bằng phân số đã cho. - Là phân số mà cả tử số và mẫu số đều không thể chia hết cho số tự nhiên nào. - HS quan sát. - Nhận xét cách quy đồng. - Ta lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ 2 lấy tử số và mẫu số của phân số thứ 2 nhân với mẫu số phân số thứ nhất. - HS làm vào vở. - = = ; = = ; - HS làm. a) và Û và b) và Û và ; c ) và Û và . - HS làm. = ; = ; = ; = - 2 Hs Tiết 2: Luyện ... 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ đồng nghĩa? Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn? Cho ví dụ. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài b. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: Tìm các từ đồng nghĩa: - Phát bảng nhóm, hướng dẫn Hs làm bài - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. - Nhận xét, chốt lại lời giải. Bài 2: Đặt câu với một từ tìm được ở bài 1. - T/c cho Hs đặt câu và đọc câu đã đặt. - GV Nhận xét. Bài 3: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh bài văn Cá hồi vượt thác. - Tổ chức cho HS làm bài. - Nhận xét, chữa bài, chốt lại lời giải đúng. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. - Hát - Hs nêu. - HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm việc theo nhóm. - Các nhóm thảo luận tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho. a, Chỉ màu xanh: Xanh biếc, xanh lè, xanh lét, xanh tươi, xanh sẫm, xanh um,... b, Chỉ màu đỏ: Đỏ au, đỏ bừng, đỏ choé, đỏ chói, đỏ chót, đỏ hoe,... c, Chỉ màu trắng: Trắng tinh, trắng toát, trắng muốt, trắng phau,... d, Chỉ màu đen: Đen sì, đen kịt, đen thui, đen trũi, đen ngòm, đen lánh, đen giòn,... - HS nêu yêu cầu. - Hs đặt câu với từ ở bài 1. - Hs nối tiếp đọc câu của mình. - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài vào bảng phụ - Hs nêu các từ đã chọn, đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh: Điên cuồng – nhô lên – sáng rực – gầm vang – Hối hả. - HS chú ý Tiết 4: Mĩ thuật: Thường thức mĩ thuật Xem tranh: Thiếu nữ bên hoa huệ I. Mục tiêu: - HS tiếp xúc, làm quen với tác phẩm thiếu nữ bên hoa huệ và hiểu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. - HS nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh. II. Chuẩn bị - SGK, tranh thiếu nữ bên hoa huệ. - Sưu tầm một số tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức (2): 2. Kiểm tra bài cũ (3): Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới (25) Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. a. Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân. - Yêu cầu HS thảo luận. - Em hãy nêu một vài nét về tiểu sử hoạ sĩ Tô Ngọc Vân? - Hãy kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của ông? - Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận nhóm. - Nhận xét sửa sai. b. Hoạt động 2: Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ. - Yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận nhóm nội dung sau. - Hình ảnh chính của bức tranh là gì? - Hình ảnh chính được vẽ như thế nào? - Bức tranh có những hình ảnh nào nữa? - Màu sắc của bức tranh như thế nào? - Tranh vẽ bằng chất liệu gì? - Em có thích bức tranh này không? c. Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá. - GV nhận xét chung lớp học. 4. Củng cố - Dăn dò - Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài. - Chuẩn bị bài sau. - Hát. - HS đọc mục 1 sgk theo nhóm và thảo luận câu hỏi. - Tô Ngọc Vân là một hoạ sĩ tài năng, ông tốt nghiệp trường mĩ thuật Đông Dương khoá II sau đó trở thành giảng viên. - Thiếu nữ bên hoa huệ. - Thiếu nữ bên hoa sen. - Hai thiếu nữ và em bé. - HS quan sát và thảo luận nhóm. - Thiếu nữ mặc áo dài trắng. - Hình mảng đơn giản, chiếm diện tích lớn trong bức tranh. - Bình hoa đặt trên bàn. - Màu chủ đạo là trắng, xanh, hồng. - Sơn dầu - HS trình bày kết quả thảo luận. - HS chú ý Tiết 5: Thể dục: Đội hình đội ngũ, Trò chơi“chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau và lò cò tiếp sức” I. Mục tiêu: - Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc bài học, cách xin phép ra vào lớp. Yêu cầu thuần thục động tác và và cách báo cáo( to, rõ, đủ nội dung báo cáo). - Trò chơi: Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau và Lò cò tiếp sức. Yêu cầu biết cách chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi. II. Địa điểm, phương tiện: - Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện: còi, 2-4 lá cờ đuôi nheo, kẻ sân chơi trò chơi. III. Nội dung, phương pháp : Nội dung Định lượng Phương pháp, tổ chức 1. Phần mở đầu: - Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu nhiệm vụ bài học. - Nhắc lại nội quy tập luyện, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - Trò chơi: Tìm người chỉ huy. 2. Phần cơ bản: 2.1, Đội hình đội ngũ: - Ôn cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học, cách xin phép ra vào lớp. 2.2, Trò chơi vận động: - Chơi trò chơi: Chạy tại chỗ, vỗ tay nhau. - Chơi trò chơi: Lò cò tiếp sức. 3. Phần kết thúc: - Thực hiện động tác thả lòng. - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét đánh giá kết quả bài học. 6-10 phút 18-22 phút 7-8 phút 10-12 phút 4-6 phút * * * * * * * * * * * * * * * * | * * * * * * * * - GV điều khiển, sửa động tác sai - Hs tập luyện theo tổ. - Thi đua giữa các tổ. - Hs tập hợp đội hình chơi. - GV nêu tên, giải thích cách chơi và quy định chơi. - Tổ chức cho hs chơi. * * * * * * * * * * * * * * * * | * * * * * * * * Ngày soạn: 20 - 2009 Ngày giảng:T6. 21 – 8 - 2009 Tiết 1: Toán: Phân số thập phân I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nhận biết các phân số thập phân. - Nhận ra được: Có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân; biét cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân. - HS yếu chuyển được 1 số phan số đơn giản. II. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức(2) 2. Kiểm tra bài cũ(3) Kiểm tra bài làm trong vở bài tập của HS 3. Dạy học bài mới:(30) a, Giới thiệu phân số thập phân. - Các phân số: ; ; ;... - Nêu đặc điểm mẫu số của các phân số đó? - Các phân số có mẫu số là 10, 100, 1000,... gọi là các phân số thập phân. - Cho phân số: ; tìm phân số thập phân bằng phân số đó. - Tương tự, tìm phân số thập phân bằng phân số: ; . b, Thực hành: Bài 1: Đọc các phân số thập phân. - Yêu cầu Hs nối tiếp đọc các phân số. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2: Viết các phân số thập phân. - GV đọc cho Hs nghe viết. - Nhận xét. Bài 3: - Phân số nào dưới đây là phân số thập phân. - Nhận xét, chữa bài. Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống. - Yêu cầu Hs làm bài. - Chữa bài, nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò:(5) - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. - Hát. - Hs nhận xét. - mẫu số là 10, 100, 1000,... - Phân số thập phân bằng phân số là . - Phân số thập phân bằng phân số ; là ; . - Hs nêu yêu cầu. - Hs nối tiếp đọc các phân số. + : chín phần mười. + : hai mươi mốt phần trăm. + : sáu trăm hai mươi lăm phần nghìn + : hai nghìn không trăm linh lăm phần triệu. - Hs nêu yêu cầu. - Hs viết các phân số: ; ; ; . - Hs nêu yêu cầu. - Hs xác định phân số thập phân: ; . - Hs nêu yêu cầu. - Hs làm bài: a, = = . b, = = c, = = . d, = = . - HS chú ý Tiết 2: Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh I. Mục tiêu: 1. Hs hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh. 2. Biết lập dàn ý tả cảnh một buổi trong ngày và trình bày theo dàn ý những điều đã quan sát được. 3. HS yếu lập dàn ý đơn giản dưới sự HD của GV II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh quang cảnh một số vườn cây, công viên, đường phố, cánh đồng, nương rẫy,.. - Những chi tiết ghi chép được sau khi quan sát quang cảnh một buổi trong ngày (đã chuẩn bị) - Bút dạ, 2 - 3 tờ giấy khổ to để viết dàn ý. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ:(2) - Cấu tạo của bài văn tả cảnh. - Cấu tạo của bài văn Nắng trưa. 3. Dạy học bài mới:(30) a, Giới thiệu bài: b, Hướng dẫn hs làm bài tập: Bài 1: Nêu yêu cầu. - Bài văn Buổi sớm trên cánh đồng. - Tổ chức cho Hs trao đổi theo cặp, trả lời các câu hỏi. - Nhận xét, nhấn mạnh nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết tả cảnh của tác giả bài văn. Bài 2: Nêu yêu cầu. - Giới thiệu tranh ảnh minh hoạ cảnh vườn cây, công viên, đường phố, nương rẫy,... - Kiểm tra kết quả quan sát của Hs ở nhà. - Yêu cầu Hs viết dàn ý. - GV HD Hs yếu viết. - Nhận xét, bổ sung. 4. Củng cố, dặn dò:(5) - Nhận xét tiết học. - Hoàn chỉnh dàn ý đã viết. - Chuẩn bị bài tiết sau. - Hát - Hs nêu. - Hs nêu yêu cầu của bài. - Hs đọc bài văn Buổi sớm trên cánh đồng. - Hs trao đổi theo cặp. - Hs nối tiếp trình bày. - Hs nêu yêu cầu của bài. - Hs quan sát tranh, ảnh minh hoạ. - Hs dựa vào kết quả quan sát được, viết thành dàn ý vào vở, 2-3 Hs viết vào phiếu. - Hs nối tiếp đọc dàn ý đã viết. - Dàn ý sơ lược tả một buổi sáng trong một công viên: + Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh yên tĩnh của công viên vào buổi sớm. + Thân bài: Tả các bộ phận của cảnh vật. - Cây cối, chim chóc, những con đường,... - Mặt hồ. - Người tập thể dục, thể thao.... - Hs chú ý Tiết 3: Khoa học: Nam hay nữ I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết: - Phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ. - Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ. - Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam, bạn nữ. II. Đồ dùng dạy học: - Hình SGK. - Các tấm phiếu có nội dung như trang 8. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức(2) 2. Kiểm tra bài cũ(3) 3,Bài mới(30) a, Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. b. Dạy bài mới * Yêu cầu Hs thảo luận nhóm. MT: Hs xác định được sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học. - Tổ chức cho Hs làm việc theo nhóm theo 3 câu hỏi sgk. - Kết luận: Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Khi còn nhỏ, bé trai và bé gái chưa có sự khác biệt rõ rệt về ngoại hình ngoài cấu tạo cơ quan sinh dục. Đến một độ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới phát triển và làm cho cơ thể nữ và nam có nhiều điểm khác biệt về mặt sinh học. * Trò chơi: Ai nhanh ai đúng? MT: Hs phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ. - Hướng dẫn Hs cách chơi: + Thi xếp các tấm phiếu vào bảng (như SGK) + Giải thích lí do sắp xếp. - Tổ chức trao đổi cả lớp. - Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. 4. Củng cố, dặn dò:(5) - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. - Hát - Hs trao đổi theo nhóm trả lời 3 câu hỏi SGK. - Hs chú ý cách chơi. - Hs chơi trò chơi. - Hs các nhóm trình bày, trao đổi kết quả sắp xếp. - HS chú ý Sinh hoạt lớp: Nhận xét tuần 1 1. Chuyên cần: - Nói chung các em đi học đều, đúng giờ, trong tuần vẫn còn 1 số bạn nghỉ học như bạn Dình, Su. 2. Học tập: - Các em có ý thức học bài và làm bài ở nhà, trong lớp chú ý nghe giảng. Song bên cạnh đó vẫn con một số bạn chưa tự giác học tập, còn lười học, trong lớp còn hay mất trật tự 3 . Đạo đức: - Ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo và các bạn 4. Các hoạt động khác: - Tham gia đầy đủ nhiệt tình.
Tài liệu đính kèm: