Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2007-2008 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2007-2008 (Chuẩn kiến thức)

1-Mục tiêu : -HS đọc lưu loát toàn bài, đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện, tính cách nhân vật.

 - Đọc hiểu:+Từ : cỏ xước, Nhà Trò./tr5

 + Nội dung: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ áp bức bất công.

 - Giáo dục ý thức học tập, biết bênh vực, bảo vệ kẻ yếu.

2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc.

3.Hoạt động dạy học chủ yếu :

A.Kiểm tra:Sách vở của HS. HS báo cáo.

B.Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài (Tranh SGK)

b, Nội dung chính:

HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc.

- Đọc nối tiếp theo đoạn, kết hợp luyện đọc câu khó, từ khó.

VD: Hiểu thế nào là mai phục?

- GV đọc minh hoạ.

HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.

ý 1: Chị NhàTrò rất yếu ớt.

ý 2: Chị NhàTrò bị đe doạ.

ý 3: Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp

- Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích. Cho biết vì sao?

- Nêu ý nghĩa của bài học?

HĐ3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm, phát hiện cách đọc (B.P)

 Đoạn: “Năm trước.kẻ yếu”

 Thi đọc cá nhân, nhóm: HSTB đọc đoạn, HSKG đọc cả bài. HS quan sát.

HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.Từ: cỏ xước, Nhà Trò, nức nở.Kết hợp hỏi đáp từ mới phần chú giải SGK tr5.

- nấp sẵn ở nơi kín đáo để đánh bất ngờ

HS nghe, học tập.

HS đọc, thảo luận,TLCH tr5.

Câu hỏi 1:- thân hình bé nhỏ, gầy yếu.

Câu hỏi 2:- bọn Nhện đòi nợ, đánh Nhà Trò.

Câu hỏi 3:- Dế Mèn bênh vực, chở che.

VD : Hình ảnh Dế Mèn xoè cả hai càng ra, bênh vực Nhà Trò.

(Mục 1)

Nhấn giọng: bé nhỏ, gầy yếu, tỉ tê.

Giọng NhàTrò: yếu ớt, đáng thương.

Giọng Dế Mèn: mạnh mẽ, dứt khoát.

HS bình chọn giọng đọc hay.

 

doc 22 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 866Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2007-2008 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày10 tháng 9 năm 2007.
Sáng: Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (SGK tr.4)
1-Mục tiêu : -HS đọc lưu loát toàn bài, đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện, tính cách nhân vật.
 - Đọc hiểu:+Từ : cỏ xước, Nhà Trò.../tr5
 + Nội dung: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ áp bức bất công.
 - Giáo dục ý thức học tập, biết bênh vực, bảo vệ kẻ yếu.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu :
A.Kiểm tra:Sách vở của HS.
HS báo cáo.
B.Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài (Tranh SGK)
b, Nội dung chính:
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Đọc nối tiếp theo đoạn, kết hợp luyện đọc câu khó, từ khó.
VD: Hiểu thế nào là mai phục?
- GV đọc minh hoạ.
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
ý 1: Chị NhàTrò rất yếu ớt.
ý 2: Chị NhàTrò bị đe doạ.
ý 3: Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp
- Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích. Cho biết vì sao?
- Nêu ý nghĩa của bài học?
HĐ3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm, phát hiện cách đọc (B.P)
 Đoạn: “Năm trước.....kẻ yếu” 
 Thi đọc cá nhân, nhóm: HSTB đọc đoạn, HSKG đọc cả bài.
HS quan sát.
HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.Từ: cỏ xước, Nhà Trò, nức nở...Kết hợp hỏi đáp từ mới phần chú giải SGK tr5.
- nấp sẵn ở nơi kín đáo để đánh bất ngờ
HS nghe, học tập.
HS đọc, thảo luận,TLCH tr5.
Câu hỏi 1:- thân hình bé nhỏ, gầy yếu..
Câu hỏi 2:- bọn Nhện đòi nợ, đánh Nhà Trò..
Câu hỏi 3:- Dế Mèn bênh vực, chở che.
VD : Hình ảnh Dế Mèn xoè cả hai càng ra, bênh vực Nhà Trò...
(Mục 1)
Nhấn giọng: bé nhỏ, gầy yếu, tỉ tê...
Giọng NhàTrò: yếu ớt, đáng thương.
Giọng Dế Mèn: mạnh mẽ, dứt khoát.
HS bình chọn giọng đọc hay.
 C.Củng cố, dặn dò: - Nêu cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn?
 - Chuẩn bị bài: Mẹ ốm. 
Tiết 3: Âm nhạc
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 4: Toán
Ôn tập các số đến 100.000(SGK tr.3)
1.Mục tiêu: -Ôn tập cách đọc viết các số đến 100.000.
 -Rèn kĩ năng đọc,viết các số tự nhiên , phân tích các số thành tổng, cấu tạo số.
 - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: Sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
HS báo cáo.
B. Bài ôn tập: a, Giới thiệu bài: đọc, phân tích số 496.528
b, Nội dung chính: GV tổ chức cho HS thực hiện các yêu cầu bài tập (tr3,4)
Bài 1: Phát hiện quy luật của dãy số.
- Hai số liền nhau trong dãy hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? (Dành cho HSKG).
Bài 2: Đọc các số sau: 9 1907; 9171..
(làm theo mẫu) (Củng cố cách phân tích hàng lớp, cách đọc STN)
Bài 3: Viết mỗi số sau thành tổng.
(GV củng cố cách phân tích số dựa theo hàng, lớp).
Bài 4: GV cho HS nhắc lại cách tính chu vi một hình (Dành cho HSKG), cho HS làm bài trong vở, chấm, chữa bài.
VD: Bốn trăm chín mươi sáu nghìn năm trăm hai mươi tám.
HS đọc, phân tích đề, giải toán.
- 36.000; 37.000; 38.000....41.000.
- Hai số liền nhau trong dãy số cách nhau 10.000 đ.v
9 1907: Chín mươi mốt nghìn chín trăm linh bảy.
VD: 9171 = 9000 +100 + 70 + 1
Số 9171 gồm 9 nghìn, 1 trăm, 7 chục và 1 đơn vị.
- Chu vi của một hình là tổng số đo độ dài các cạnh của hình đó (cùng một đơn vị đo).
a,17 cm; b,24 cm; c,20 cm. 
- HS nghe.
 C. Củng cố,dặn dò:- Ôn bài , chuẩn bị bài sau: Ôn....(tiếp)
Chiều: Tiết 1: Tiếng việt *
Luỵên đọc: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
1. Mục tiêu: -HS đọc to, rõ ràng toàn bài, đọc diễn cảm, thể hiện giọng của nhân vật, giọng dẫn chuyện.
 - HS nhớ lại nội dung bài đọc.
 - Giáo dục ý thức luyện đọc tích cực.
2. Chuẩn bị: Phiếu bài đọc kèm theo câu hỏi nội dung.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 a, GV nêu yêu cầu giờ học, tổ chức cho HS luyện đọc.
 b, HS thực hành luyện đọc: 
 GV cho HS yếu đọc lại từ khó, câu khó, HSKG đọc lại toàn bài nâng cao yêu cầu đọc diễn cảm.
 Với HS trung bình: chỉ yêu cầu đọc diễn cảm một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi theo nội dung đã học.
 Với HSKG nâng cao yêu cầu cảm thụ văn học:
- Khi miêu tả Dế Mèn, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
- Cách miêu tả nhân vật như vậy có gì hay?
- Nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn?
 GV tổ chức cho HS thi đọc (bắt phiếu).
VD: Từ: nức nở, cỏ xước, bọn Nhện...
Lượt thoại : Tôi xoè cả hai càng ra bảo Nhà Trò:
- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu.( Đọc với giọng mạnh mẽ, dứt khoát làm Nhà Trò yên tâm; nhấn giọng ở từ ngữ được gạch chân).
- ... biện pháp nghệ thuật nhân hoá.
- Cách miêu tả nhân vật như vậy nhằm hình tượng hoà hình ảnh nhân vật Dế Mèn giống như một con người có tâm tư tình cảm, biết bênh vực bảo vệ kẻ yếu.
- Hs thi đọc theo yêu cầu của GV.
 4. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét giờ học.
 - Luyện đọc thêm ở nhà
Tiết 2: Ngoại ngữ
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Lịch sử và địa lý
Môn Lịch sử và Địa lý.(SGK tr3)
1. Mục tiêu: - HS biết vị trí địa lý, hình dáng của đất nước Việt Nam, các dân tộc sống trên đất nước ta có chung một lịch sử, một Tổ quốc.
 - HS nắm được yêu cầu khi học môn Lịch sử và Địa lý.
 - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực, yêu môn học.
 *Điều chỉnh: bỏ câu hỏi 2/tr 4.
2. Chuẩn bị: Bản đồ Việt Nam, bản đồ dân cư, tranh ảnh sinh hoạt của một số dân tộc.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
A. Kiểm tra: Sách vở phục vụ môn học.
B. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu và vị 
trí của môn học ( có thể hỏi HS ).
HS báo cáo, kiểm tra sách vở của nhau.
HS có thể trình bày ý hiểu của mình
dựa trên kiến thức thực tế. 
HĐ1: Xác định vị trí của nước Việt Nam trên bản đồ, vị trí của điạ phận Hải Dương.( GV lưu ý cho HS cách chỉ bản đồ).
HĐ2: Quan sát tranh nhận biết một số cảnh, khu vực, dân tộc trên đất nước Việt Nam.
- Nêu nhận xét về phong tục tập quán của người dân Đất Việt?(HSKG).
HĐ3: Kể chuyện lịch sử.
GV cho HS kể một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu để thấy được truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông.
HĐ4: Thảo luận vai trò của môn học.
- Môn Lịch sử và địa lí có vai trò như thế nào trong thực học tập và cuộc sống?
GV chốt kiến thức cần nhớ.(SGK/tr4)
- Nêu vai trò của môn Lịch sử và địa lí?
HS thực hành trên bản đồ SGK theo nhóm, trình bày trên bản đồ lớn.
HS nhận xét cách xác định vị trí trên bản đồ.
HS làm việc theo nhóm dựa trên số tranh được cung cấp hoặc sưu tầm.
* Nhận xét: Mỗi dân tộc ... nét văn hoá riêng....
HS kể theo vốn kiến thức của mình.
VD: Nhân vật lịch sử:
- Hai Bà Trưng.
- Trần Hưng Đạo.
- Ngô Quyền.
HS thảo luận theo bàn, báo cáo.
-...cung cấp kiến thức địa lý, lịch sử Việt Nam về tự nhiên, hoạt động sản xuất, sự phát triển... nhân vật, sự kiện lịch sử tiêu biểu....(SGK/4)
HS đọc và nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
C. Củng cố, dặn dò: - Tìm hiểu nét sinh hoạt văn hoá của địa phương.
 - Sưu tầm tư liệu lịch sử.
Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2007.
Sáng: Tiết 1: Chính tả.
Bài viết: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.(SGK tr 5)
1-Mục tiêu:-HS nghe -viết đúng, đều, đẹp đoạn trích “Một hôm...vẫn khóc.”
 - Phân biệt âm đầu n/l.
 - Giáo dục ý thức viết đúng chính tả, nói đúng chính âm Tiếng Việt.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi phần a bài 2/tr 5.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra: Sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
HS báo cáo.
2.Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài:GV nêu yêu cầu của chính tả lớp 4.
b,Nội dung chính:
HĐ1: Hướng dẫn chính tả:
GV đọc bài viết, hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung đoạn viết.
Đoạn trích: “ Một hôm....Vẫn khóc”.
- Chị Nhà Trò được miêu tả như thế nào?
Hướng dẫn viết từ khó.
( HS viết vào vở, hai học sinh viết trên bảng, GV kiểm tra).
GV đọc cho HS viết.
GV đọc cho HS soát lỗi.
 HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Điền vào chỗ trống l/n (B.P)
HS KG làm thêm yêu cầu: Phân biệt nở/ lở.
HS nghe, xác định yêu cầu của phân môn Chính ả ở lớp 4.
HS nghe, định hướng nội dung cần viết, cách trình bày.
HS đọc thầm một lần.
..đã bé nhỏ lại gầy yếu quá..đôi cánh ngắn chùn chùn...
Từ: cỏ xước, ngắn chùn chùn...( dựa vào nghĩa hoặc từ ghép).
VD: cỏ xước : loại cỏ có quả nhọn như gai, hay bám vào quần áo.
HS viết bài.
HS soát lỗi, báo cáo.
HS đọc, xác định yêu cầu, thực hành.
*Kết quả:..lẫn..nở nang...béo lẳn...chắc 
nịch...lông ...mày
VD : + nở: nở mày nở mặt, thị nở..
 + lở : đất lở, lở mặt...
C. Củng cố, dặn dò: - Luyện viết lại những chữ viết sai trong bài.
Tiết 2: Toán
Luyện tập (SGK tr 4)
1.Mục tiêu:- Ôn tập cách cộng trừ nhẩm, nhân chia nhẩm, đặt tính, tính, so sánh các số.
 - Rèn kĩ năng thực hành tính.
 - Giáo dục ý thức học tập tự giác tích cực.
*Điều chỉnh: Giảm câu b, c bài 5 tr.5.
2.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra + Ôn tập
B. Bài ôn tập.
a, GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính: GV tổ chức cho HS
HS thực hiện theo hướng dẫn của GV
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HS thực hành , chữa bài.
làm bài khoảng 15 phút, chữa bài, nêu cách làm.
Bài 1- GV cho HS làm miệng.
( HSG nêu nhanh kết quả, cách nhẩm).
Bài 2: Đặt tính rồi tính.- GV cho HS làm trong vở, chấm bài, chữa, nêu cách đặt tính, tính.
- Nhận xét đặc điểm của phép tính? (Dành cho HSKG)
Bài 3: , = ?
GV cho HS làm tiếp sức theo nhóm, nhắc lại cách so sánh hai số tự nhiên.
Bài 3: Sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.(GV cho HS thi theo nhóm).
Bài 4: HS trao đổi theo cặp, báo cáo.
VD: 7000 + 2000 = 9000.
 7035
 + -
 8245 2316
 12682 4719
- Phép cộng, trừ có nhớ.
VD: 4327 < 4372.
 65300 > 9530
a, 56731 < 65371 < 67351 < 75631.
b,92675 > 82697 >79862 > 62978.
a, 5 cái bát : 125.000 đồng.
b, 12800 đồng. c, 70000 đồng
C. Củng cố,dặn dò: - Nhận xét giờ học
Chuẩn bị bài sau: Luyện tập (tiếp).
 Tiết3: Luỵên từ và câu.
Cấu tạo của tiếng. (SGK tr.6)
1.Mục tiêu: - HS nắm được tiếng gồm ba bộ phận: Âm đầu, vần, thanh.
 - Biết nhận diện các bộ phận trong tiếng, vần trong thơ.
 - Giáo dục ý thức học tập, yêu môn học,
2.Chuẩn bị: Bảng phụ vẽ sơ đồ cấu tạo tiếng, bộ ghép chữ.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Nhận xét: GV tổ chức cho HS đọc và thực hiện các yêu cầu.
HS đọc,xác định yêu cầu và trả lờicác
câu hỏi
- Câu tục ngữ có bao nhiêu tiếng?
-Tiếng “bầu” do những bộ phận nào tạo thành?
-Tiếng nào có đủ bộ phận như tiếng “bầu”?
-Tiếng “ơi” có những bộ phận nào?
GV chốt ý: Có những tiếng có đầy đủ các bộ phận : âm đầu, vần thanh; có những tiếng chỉ có vần và thanh...
-Nêu cấu tạo của tiếng?
* Ghi nhớ: SGK/tr 7.
GV trình bày sơ đồ cấu tạo tiếng.
B. Luyện tập: Bài 1: GV cho HS làm việc cá nhân, chữa mẫu một dòng thơ (SGK/tr 7).
 Bài 2: GV cho HS làm theo cặp đối
đáp : Một học sinh hỏi –  ... .
 Bài2: a, 390 ; b, 360 ; c, 204 ; d, 300.
 Bài3: a, 35 ; 55 b, 291 ; 286.
 b, Phân môn Tập làm văn: GV cho HS kể lại câu chuyện đã học buổi sáng, nâng cao yêu cầu về nội dung và diễn đạt. HSTB - yếu viết đoạn truyện vào trong vở, kể lại theo gợi ý của GV.
 c, Phân môn Địa lí: Hoàn thành bài trong vở bài tập:
* Kết quả: Bài1: ý 2.
Bài 2: Các yếu tố của bản đồ : Tên bản đồ, tỉ lệ, phương hướng....
Bài4: HS vẽ lại một số kí hiệu trên bản đồ.
Củng cố, dặn dò: Ôn bài, chuẩn bị các bài học ngày thứ sáu.
Sáng: Thứ sáu ngày 14 tháng 9 năm 2007
Tiết 1: Tập làm văn.
Nhân vật trong truyện (SGK tr 13)
1. Mục tiêu:- HS hiểu: Văn kể chuyện phải có nhân vật. Nhân vật trong truyện là người, vật, đồ vật...được nhân hoá. Tính cách của nhân vật được bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.
 - Rèn kĩ năng bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản.
 - Giáo dục ý thức học tập, biết hướng thiện.
2.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra: - Thế nào là kể chuyện?
- Kể chuyện bài văn tiết 1
B. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Mỗi câu chuyện đều có nhân vật....
b, Nội dung chính:
1. Nhận xét:
GV tổ chức cho HS đọc, xác định yêu cầu tr 13, làm trong vở bài tập khoảng
- Kể chuyện là kể một chuỗi sự kiện...
có nhân vật, diễn biến, kết thúc ... có
ý nghĩa...
HS xác định yêu cầu của giờ học.
HS thực hành theo yêu cầu của GV, thảo luận và TLCH, báo cáo.
5 phút, báo cáo.
 - Kể tên chuyện đã học?
- Nêu tên các nhân vật có trong truyện? Tính cách của từng nhân vật?
 - Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
- Cách miêu tả nhân vật như vậy có gì độc đáo? (dành cho HSKG).
* Kết luận : Nhân vật trong truyện...
2. Ghi nhớ: SGK tr 13.
3. Luyện tập: GV tổ chức cho HS thực hành, chữa bài.
Bài1: Các nhân vật trong truyện?
- Cách nhận xét của người bà về các cháu như thế nào? Vì sao?(HSKG).
Bài2: Kể chuyện....
GV cho HS suy nghĩ và kể chuyện theo sư tưởng tượng của mình.
HS yếu có thể kể một đoạn truyện.
HS giỏi kể trọn vẹn câu chuyện hoặc có thể đặt câu hỏi gợi ý giúp bạn.
VD:
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu; Sự tích hồ 
Ba Bể....
- Nhân vật Dế Mèn, chị Nhà Trò....
- Dế Mèn giàu lòng thương người...
- Nghệ thuật nhân hoá...làm cho các nhân vât trong truyện cũng có những tâm tư, suy nghĩ như con người...
HS đọc và nhắc lại phần ghi nhớ tr 13.
HS đọc, xác định yêu cầu của đề, thực hành, chữa bài.
- Nhân vật Ni-ki-ta, Gô-sa, Chi-ôm-ca..
- Cách nhận xét của người bà về tính cách của mỗi cháu là hợp lí vì hành động, cử chỉ, suy nghĩ của mỗi người đã bộc lộ rõ tính cách của họ.
HS kể chuyện.- HS bình chọn truyện kể hay nhất, chỉ rõ các nhân vật có trong truyện, tính cách của mỗi nhân vật, ý nghĩa của câu chuyện.
 C. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học. 
 - Chuẩn bị bài sau: Kể lại hành động của nhân vật.
Tiết 2: Thể dục.
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Toán
Luyện tập(SGK tr7)
1. Mục tiêu :- Củng cố về cách tính giá trị biểu thức, tính chu vi hình vuông.
 - Rèn kĩ năng tính, vẽ hình.
 - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài 3.
3.Hoạt động day học chủ yếu:
A. Kiểm tra: Chấm, chữa bài tập T4.
B. Thực hành, chữa bài.( GV cho HS tự làm trong khoảng thời gian 15 phút, chữa bài).
Bài1: Tính giá trị biểu thức :
GV cho HS chữa bài, nêu cách làm.
- Khi thay chữ bằng số ta được kết quả như thế nào?
HS báo cáo kết quả học tập.
HS đọc, xác định yêu cầu đề,
so sánh các dạng bài, thực hành, chữa bài.
HS thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
- Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được giá trị biểu thức.
Bài2: Tương tự bài1.- GV cho HS làm trong vở, đổi chéo vở đánh giá bài của bạn.
Bài3: Viết vào chỗ trống (theo mẫu).
(GV cho HSKG trình bày lại mẫu để HS yếu nắm được cách làm).
Bài4: GV cho HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông, giải toán.
Với HSKG giáo viên có thể cung cấp thêm số liệu cho HS giải toán
VD: Tính chu vi hình vuông biết diện tích hình vuông đó băng 81 cm2.
VD: b = 2 ta có: 18 : b = 18 : 2 = 9
a, 35 + 3 x n
n = 7 ta có: 35 + 3 x n = 35 + 3 x 7 
 = 35 + 21
 = 56.
P = a x 4 a = 3 ta có chu vi hình vuông là: 3 x 4 = 12 (cm).
Cạnh hình vuông là 9 cm (9 x 9 = 81).
Chu vi hình vuông là: 9 x 4 =36 (cm2).
C. Củng cố, dò: - Nhận xét giờ học.
 - Chuẩn bị giờ sau: Các số có sáu chữ số.
Tiết 4: Sinh hoạt lớp
ổn định tổ chức lớp.
1. Mục tiêu: - Đánh giá kết quả học tập, hoạt động tuần1, đề ra phương hướng hoạt động tuần2.
 - Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến.
 - Giáo dục y thức học tập, xây dựng tập thể tiến bộ.
2. Nội dung: a, Lớp trưỏng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các tổ trưởng báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung:
* Ưu diểm: 
- Bước đầu đã ổn định các nề nếp học tập , hoạt động.
- Thực hiện tương đối tốt nội quy lớp học, làm quen với yêu cầu học tập mới.
*Tồn tại:
- Chữ viết của HS chưa đúng kĩ thuật, sai chính tả nhiều : Hiếu, Phương, Tiến..
- Một số HS chưa có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập : Hùng, Vinh, Khổng Linh..
b, Phương hướng: 
 - Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được.
 - Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.
 - Tham gia giao thông an toàn.
 - Tích cực học tập, ôn lại kiến thưc cũ, rèn chữ viết đúng mẫu, viết đều đẹp.
 - Thu, nộp các khoản quỹ đầu năm.
* Bầu cán sự lớp: 
 Lớp trưởng: Đặng Phương Thảo Lớp phó học tập: Vũ Thị Kim Thoa
 Lớp phó văn nghệ: Bùi Thanh Loan Lớp phó lao động: Bùi Quang Linh
 Tổ trưởng T1: Bùi Thị Xuân Tổ trưởng T2: Phạm Văn Thạch
 Tổ trưởng tổ 3 : Phạm Thị Quỳnh.
c, Nhận xét chung: GV nêu những yêu cầu chung, nhắc nhở HS trong học tập và rèn luyện đạo đức.
Chiều: Khoa học
Tiết 1: Trao đổi chất ở người (tr 6).
1. Mục tiêu: - HS kể được những gì hàng ngày cơ thể lấy vào và thải ra trong quá trình sống, nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất.
 - HS viết, vẽ được sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
 - Giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ, giữ vệ sinh môi trường.
* Điều chỉnh: Thay từ “giải thích” bằng từ “trình bày”.
2.Chuẩn bị: Hình minh hoạ sơ đồ sự trao đổi chất ở người.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
A. Kiểm tra: - Kể tên những thứ con người cần cho cuộc sống?
B. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học từ phần kiểm tra.
b, Nội dung chính:
HĐ1 : Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người.
( GV cho HS quan sát tranh SGK/tr 6, thảo luận và TLCH).
- Trong quá trình sống, cơ thể lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì?
- Trao đổi chất là gì?
- Nêu vai trò của sự trao đổi chất đối với con người và thực vật?
*Kết luận (Thông tin bạn cần biết/tr 6).
HĐ2: Thực hành vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở người.
(GV tổ chức cho HS vẽ sơ đồ trong vở bài tập, hai HS thi vẽ ở trên bảng, HS nhận xét, bổ sung, trình bày).
- Con người cần các điều kiện về vật chất, tinh thần....
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học, mục tiêu của từng hoạt động.
HS kể được những gì hàng ngày con người lấy vào và thải ra trong quá trình sống....,HS hiểu thế nào là quá trình trao đổi chất.
- Lấy vào : thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường.
- Thải ra môi trường những chất thừa, chất cặn bã.
SGK/tr6.
- Có sự trao đổi chất với môi trường thì con người, động vật, thực vật mới phát triển được.
HS đọc và nhắc lại thông tin SGK/tr 6.
HS thực hành vẽ sơ đồ...
(Dựa vào SGK/tr 7)
HSKG trình bày lại sơ đồ sự trao đổi chất ở người theo ý hiểu của mình.
C. Củng cố, dặn dò: - Thế nào là quá trình trao đổi chất? Nêu vai trò của quá trình trao đổi chất ở người và động thực vật? 
- Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau: Sự trao đổi chất ở người (tiếp).
Tiết 2: Tiếng việt*
Luyện tập: Nhân vật trong truyện.
1. Mục tiêu:- HS khắc sâu kiến thức về nhân vật trong truyện, biết nhận xét nhân vật qua hành động, lời nói... của nhân vật.
- Kể một câu chuyện đơn giản đã học hoặc theo trí tưởng tượng, phân tích nét đặc trưng tiêu biểu về tính cách của nhân vật.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị: Câu chuyện minh hoạ.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
a, GV nêu yêu cầu giờ học, tổ chức cho HS thực hành kể chuyện.
HSTB yếu có thể chỉ kể một đoạn truyện và nhận biết nhân vật có trong truyện.
HSKG kể toàn bộ câu chuyện và nhận xét cách xây dựng nhân vật.
VD : - Truyện Thạch Sanh
 - Tấm Cám.
 - Rùa và Thỏ....
-Tấm là nhân vật như thế nào?
- Em học được điều gì qua câu chuyện Rùa và Thỏ?
( HSKG có thể phân tích nhân vật qua hành vi, lời nói).
HS thực hành chọn câu chuyện và kể lại truyện.
HS nghe và nhận xét câu chuyện cũng như cách kể chuyện của bạn về:
+ Nhân vật trong truyện.
+ Tính cách của từng nhân vật trong truyện.
+ Các chi tiết sáng tạo trong truyện, biết pháp nghệ thuật.....
HS bình chọn câu chuyện hay, người kể chuyện hay.
-... hiền lành, chịu thương chịu khó...
-.. chớ nên kiêu căng hợm hĩnh như Thỏ kẻo rồi chủ quan có ngày thua đau..
HS nêu ý kiến của mình về nhân vật.
4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học.
 - Kể chuyện cho cả nhà nghe. 
Tiết 3: Tự học
 Hoàn thiện một số tiết học.
1. Mục tiêu : Giúp học sinh tự hoàn thành bài tập của các môn học Toán, Tập làm văn, Khoa học.
 - Rèn kĩ năng thực hành.
 - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị: Thống kê những bài, môn, phân môn mà HS chưa hoàn thành trong buổi sáng; VBT môn.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. GV nêu lại các bài tập cần phải hoàn thành trong ngày đối với từng đối tượng để giao nhiệm vụ, giúp đỡ HS hoàn thành các bài tập.
2. GV Giúp HS tự hoàn thành các bài tập.
 - HS đã hoàn thành bài tập có thể giúp bạn hoàn thành các bài tập còn lại hoặc làm các bài tập trong vở bài tập nâng cao.
 Với những bài tập khó giáo viên có thể cho HS khá giỏi chữa bài hoặc GV chữa mẫu và giải thích cho HS hiểu.
 a, Môn Toán:
 * Kết quả: 
 Bài1: a, 56 ; b, 9.
 Bài2: a, 70 ; 90 . b, 68 ; 119 ; 153. c, 185 ; 188 ; 190.
 Bài3: b x 4 ; 9 x 4 ; 131 x 4 ; 73 x 4.
 b, Phân môn Tập làm văn: 
Hoàn thiện bài văn đã kể buổi sáng vào trong vở bài tập. GV chấm bài và sửa lỗi diễn đạt cho HS.
 c, Môn Khoa học:
 Hoàn thành bài trong vở bài tập.
* Kết quả: a, Trong quá trình sống, con người lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã. Quá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất.
 b, Con người, động vật và thực vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được.
3.Củng cố, dặn dò: Ôn bài, chuẩn bị các bài học tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 1(1).doc