Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thúy Lựu

Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thúy Lựu

II/Chuẩn bị

 Bảng phụ

III/Các hoạt động dạy- học

A/ GT 5 chủ điểm

 -Thương người như thể thương thân (nói về lòng nhân ái)

-Măng mọc thẳng (nói về tính trung thực, lòng tự trọng)

-Trên đôi cánh ước mơ (nói về ước mơ của con người)

-Có chí thì nên (nói về nghị lực của con người)

-Tiếng sáo diều (nói về vui chơi của trẻ em)

B/Bài mới

1/Giới thiệu chủ điểm và bài học

Dế Mèn phiêu lưu kí (ghi chép về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn)

Hôm nay chúng ta tìm hiểu một trích đọan từ truyện Dế Mèn phiêu lưu kí: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.

2/Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a)Luyện đọc

-Sửa cách phát âm cho học sinh

*Ngắn chùn chùn: ngắn đến mức khó coi

*Thui thủi: cô đơn một mình lặng lẽ không có ai bầu bạn

-GV đọc diễn cảm

b)Tìm hiểu bài

Câu 1:SGK

 .Thân hình bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột. Cánh mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu, chưa quen mở. Vì ốm yếu, chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng.

Câu 2:

 Trước đây, mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện, sau đấy chưa trả được thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu kiếm không đủ ăn, không trả được nợ. Bọn nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận. Lần này chúng chăng tơ chặn đường đe bắt chị ăn thịt.

Câu 3:

-Lời của Dế Mèn: em đừng sợ. Hãy trở về với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp yếu. Lời nói mạnh mẽ, dứt khóat làm Nhà Trò yên tâm

-Hành động, cử chỉ của Dế Mèn

+Phản ứng mạnh mẽ, xòe cả hai càng ra

+Hành động bảo vệ che chở: dắt Nhà Trò đi

Câu 4:

Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội, mặc áo thân dài, người bự phấn vì hình ảnh này tả đúng về Nhà Trò như một cô giái đáng thương, yếu đuối.

-Dế Mèn xòe cả hai cánh ra bảo Nhà Trò “ .” Dế Mèn mạnh mẽ, nghĩa hiệp

 

doc 27 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1018Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thúy Lựu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ 2 ngàythángnăm 2008
Tập đọc: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I/ Mục tiêu
1/Đọc lưu lóat tòan bài
-Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.
-Biết cách đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).
2/Hiểu các TN trong bài 
Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp-bênh vực người yếu, xóa bỏ áp lực, bất công.
Giáo viên
Học sinh
II/Chuẩn bị 
 Bảng phụ
III/Các hoạt động dạy- học
A/ GT 5 chủ điểm
 -Thương người như thể thương thân (nói về lòng nhân ái)
-Măng mọc thẳng (nói về tính trung thực, lòng tự trọng)
-Trên đôi cánh ước mơ (nói về ước mơ của con người)
-Có chí thì nên (nói về nghị lực của con người)
-Tiếng sáo diều (nói về vui chơi của trẻ em)
B/Bài mới
1/Giới thiệu chủ điểm và bài học
Dế Mèn phiêu lưu kí (ghi chép về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn)
Hôm nay chúng ta tìm hiểu một trích đọan từ truyện Dế Mèn phiêu lưu kí: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
2/Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a)Luyện đọc
-Sửa cách phát âm cho học sinh
*Ngắn chùn chùn: ngắn đến mức khó coi
*Thui thủi: cô đơn một mình lặng lẽ không có ai bầu bạn
-GV đọc diễn cảm
b)Tìm hiểu bài
Câu 1:SGK
..Thân hình bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột. Cánh mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu, chưa quen mở. Vì ốm yếu, chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng.
Câu 2: 
Trước đây, mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện, sau đấy chưa trả được thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu kiếm không đủ ăn, không trả được nợ. Bọn nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận. Lần này chúng chăng tơ chặn đường đe bắt chị ăn thịt.
Câu 3:
-Lời của Dế Mèn: em đừng sợ. Hãy trở về với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp yếu. Lời nói mạnh mẽ, dứt khóat làm Nhà Trò yên tâm
-Hành động, cử chỉ của Dế Mèn
+Phản ứng mạnh mẽ, xòe cả hai càng ra
+Hành động bảo vệ che chở: dắt Nhà Trò đi
Câu 4:
Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội, mặc áo thân dài, người bự phấn vì hình ảnh này tả đúng về Nhà Trò như một cô giái đáng thương, yếu đuối.
-Dế Mèn xòe cả hai cánh ra bảo Nhà Trò “.” Dế Mèn mạnh mẽ, nghĩa hiệp
c)Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm
Luyện đọc đọan 3,4
GV đọc mẫu
3/Củng cố-dặn dò
? Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn
-Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài: Mẹ ốm
-SGK, vở,
-HS mở mục lục SGK
-Hai em đọc tên 5 chủ điểm
-HS mở SGK trang 3 quan sát tranh
- HS mở SGK trang 4
-1 em đọc tòan bài
-4 em tiếp nối nhau đọc từng đọan kết hợp giải nghĩa từ SGK
-Luyện đọc nhóm 2
-1 em đọc tòan bài
-HS đọc câu hỏi
-HS đọc thầm đọan 2
-HS trả lời
-HS nhận xét
-Đọc thầm đọan 3
-Họat động nhóm 2
-HS trả lời
-Cả lớp nhận xét
-1 em đọc câu hỏi
-HS đọc thầm đọan 4
-Trả lời, nhận xét
-Đọc tòan bài
-4 em đọc nối tiếp 4 đọan.
-Luyện đọc nhóm đôi.
-Thi đọc diễn cảm
-Đọc, viết nội dung bài vào vở.
Chính tả-Nghe viết
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I/Mục tiêu
-Nghe-viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đọan trong bài TĐ: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
-Làm đúng bài tập 2,3 phần b
Giáo viên
Học sinh
II/Chuẩn bị
-Bài tập 2 viết bảng phụ
III/họat động dạy-học
1/Giới thiệu: Tiết chính tả hôm nay các em nghe-viết đúng chính tả 1 đọan trong bài: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU. Sau đó làm bài tập phân biệt vần an/ang
2/Hướng dẫn HS nghe-viết
-Viết đúng: cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn
-GV đọc
-GV đọc lại
-Chấm 7 bài và nhận xét cụ thể từng bài
-Nhận xét chung
3/Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 2 phần b:
+Mấy chú ngan con dàn hàng ngang lạch bạch đi kiếm mồi
+Lá bàng đang đỏ ngọn cây
+Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời
Bài tập 3 phần b:
Hoa ban
4/Nhận xét, dặn dò
-Nhận xét
-Dặn dò:viết kại những chữ viết sai chính tả. Học thuộc lòng hai câu đố
-1em đọc đọan viết chính tả, cả lớp đọc thầm
-1em lên bảng, cả lớp viết bảng con
-HS viết bài
-HS sóat lỗi chính tả
-1em đọc yêu cầu bài tập
-HS làm bài vào vở
-HS đọc lại bài
-Cả lớp nhận xét
-Một em đọc yêu cầu bài tập
-HS ghi lời giải vào bảng con
-Một em đọc câu đố và lời giải
-Cả lớp nhận xét.
Bài 1: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
I/Mục tiêu
Bỏ câu 2/4
Học xong bài này HS biết:
-Vị trí địa lý , hình dạng của đất nước ta.
-Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một tổ quốc.
-Một số yêu cầu khi học môn lịch sử và địa lý.
II/ Chuẩn bị
Bản đồ
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1
- Giới thiệu vị trí của đất nước ta và các dân cư ở mỗi vùng 
-Xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam vị trí tỉnh, thành phố mà em đang sống
Hoạt động 2 
?Tìm hiểu và mô tả bức tranh mà em đã quan sát đuợc.
- Kết luận : mỗi dân tộc sống trên đất nuớc Việt nam có nét văn hóa riêng song đều có cùng một tổ quốc, một lịch sử Việt Nam .
Hoạt động 3:
- Để tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nuớc.
- Em hãy kể một sự kiện chứng minh điều đó ?
Họat động 4:
-Hướng dẫn học sinh cách học lịch sử và địa lí
Họat động 5: Dặn dò
- Khen học sinh có ý thức học tập tốt.
SGK,vở
-Một em xác định vị trí của nước ta trên bản đồ.
-2 em lên bảng xác định, cả lớp nhận xét.
- Quan sát tranh
-Các nhóm trình bày
-Cả lớp nhận xét
-Ghi tên bài vào vở và trả lời các câu hỏi SGK/4(bỏ câu 2).
TÓAN
Chương 1:SỐ TỰ NHIÊN BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
Tiết 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
I/Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về:
-Cách đọc, viết các số đến 100 000
-Phân tích cấu tạo số
Giáo viên
Học sinh
II/Chuẩn bị
Bảng phụ
III/Các họat động dạy-học
1/Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng.
83 251; 833 001; 80 201; 80 001
-Đọc số
-Nêu chữ số ở mỗi hàng
Nêu quan hệ giữa hai hàng liền kề
+Các số tròn chục
+Các số tròn trăm
+Các số tròn nghìn
+Các số tròn chục nghìn
2/Thực hành
*Bài tập 1/3: Nêu quy luật viết các số
a)Số cần viết tiếp theo số 100 000 là số nào?
b)
*Bài tập 2/3
*Bài tập 3/3
Hướng dẫn HS làm mẫu
*Bài tập 4/4
Nêu Cách tính chu vi các hình
3/Dặn dò
Làm bài trong vở bài tập
-SGK, vở, bảng
-Hoạt động cá nhân
-HS làm bài vào vở
-Một em đọc bài làm
-Cả lớp nhận xét
-Một em đọc yêu cầu bài tập
-Một em PT mẫu
-Cả lớp làm bài và chữa bài
-Một em làm mẫu
-Cả lớp làm bài vào vở
-Chữa bài
-3 em nêu
-HS làm bài vào vở
-Cả lớp chữa bài
Thứ 3 ngàythángnăm2008
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CẤU TẠO CỦA TIẾNG
I/Mục tiêu
-Hiểu và viết được cấu tạo cơ bản (gồm 3 bộ phận) của đơn vị tiếng trong tiếng việt
-Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần của thơ nói riêng.
Giáo viên
Học sinh
II/Chuẩn bị
Bảng phụ
III/Các họat động dạy - học.
1/Giới thiệu
Tiết LTVC các em đã được học từ lớp 2, tiết học giúp các em MRV từ, biết cách dùng từ, biết nói thành câu gãy gọn.
Tiết học hôm nay giúp các em hiểu được các bộ phận cấu tạo của tiếng, từ đó hiểu tn tiếng bắt vần với nhau trong thơ
2/Nhận xét
Câu tục ngữ có bao nhiêu tiếng?
Đánh vần tiếng bầu
Ghi lại cách đánh vần
Tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành?
PT cấu tạo của các tiếng còn lại
a)Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng “bầu”?
b)Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng “bầu”?
3/Ghi nhớ
Ghi sơ đồ cấu tạo của tiếng lên bảng.
4/Luyện tập
*BT 1/7
 Nhận xét
*BT 2/7
5/Củng cố-dặn dò
-Củng cố: Cấu tạo của tiếng gồm mấy phần?
-Dặn dò: Học thuộc lòng ghi nhớ và câu đố 
SGK, vở bài tập
-1em đọc nhận xét/6 
-2em đánh vần
-1em lên bảng ghi
-HĐN2
-Làm bài vào vở BT
-HS đọc bài làm
-Cả lớp chữa bài
NX: tiếng do âm đầu, vần, thanh tạo thành
-3em đọc ghi nhớ
-1em đọc yêu cầu BT
-Cả lớp làm bài vào vở BT, chữa bài
-1HS đọc yêu cầu BT
HĐN2
-HS trình bày
-Cả lớp nhận xét
Kể chuyện
SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
I/Mục tiêu
1/Rèn kĩ năng nói
-Dựa vào lời kể của cô và tranh minh họa, HS kể lại được câu chuyện đã nghe, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
-Hiểu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: ngòai sự giải thích việc hình thành hồ ba Bể, câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lònh nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.
2/Rèn kĩ năng nghe
-Có khả năng tập chung nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện
-Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
Giáo viên
Học sinh
II/Chuẩn bị
Tranh SGK
III/Các họat động dạy-học
1/Giới thiệu: Tiết KC mở đầu chủ điểm: “Thương người như thể thương thân” các em sẽ nghe cô kể câu chuyện giải thích sự tích hồ Ba Bể-một hồ nước rất to, đẹp thuộc tỉnh Bắc Cạn.
2/GV kể chuyện
-KC lần 1 kết hợp giải nghĩa từ
-KC lần 2
3/Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Kể đúng cốt chuyện 
-Kể xong cần trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
a)kể chuyện theo nhóm
b)Thi kể chuyện trước lớp
4/Củng cố-dặn dò
-Củng cố: Ngoài giải thích hình thành hồ Ba bể, câu chuyện còn nói với ta điều gì?
-Dặn dò: 
+Kể lại câu chuyện cho người thân nghe
+Xem trước bài:”Nàng tiên ốc”
SGK
Quan sát tranh SGK
-Nghe cô kể chuyện
-Nghe cô kể kết hợp nhìn theo tranh
-1em đọc yêu cầu BT1
-4em 1 nhóm: kể tòan bộ câu chuyện
-Thi kể từng đọan của câu chuyện theo tranh
-Kể tòan bộ câu chuyện
Đạo đức
Bài 1: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
I/Mục tiêu: Học xong bài HS có khả năng:
1/ Nhận thức được:
-Cần phải trung thực trong học tập
-Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng
2/Biết trung thực trong học tập
3/Biết đồng tình ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập
II/Chuẩn bị
-Những mẩu chuyện về sự trung thực 
III/Các họat động dạy-học
Tiết 1
1/Giới thiệu
Tiết đạo đức hôm nay các em sẽ tìm hiểu về tính trung thực trong học tập
*Họat động 1: Xử lí tình huống
?Nếu là Long em sẽ chọn cách giải quyết nào?
?Vì sao em chọn cách giải quyết đó?
KL: Cách giải quyết trong tình huống c là phù hợp, thể hiện tính trung thực trong học tập
Họat động 2: Làm việc cá nhân
*BT 1 trang 4
KL: Các việc làm trong ý C là trung thực trong học tập, các việc làm trong ý a, b, d là thiếu trung thực trong học tập
*BT 2 trang 4: 
KL: Ý kiến b,c là đúng, ý kiến a là sai
Họat động 3: Họat động nối tiếp
-Nhận xét
-Dặn dò:+ Sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương trung thực trong học tập
 +Chuẩn bị tiểu phẩm BT 5 trang 4
 +Tự liên hệ: bài tập 6 trang 4
-SGK, vở BT,.
-Xem tranh và đọc tình huống
-Liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống
-3em đọc ghi nhớ
-Hs đọc yêu cầu BT, suy nghĩ
-Hs trình bày ý kiến
-Cả lớp nhận xét
 ... đùm lá rách
B:Bài mới
1/Giới thiệu bài
Tiết học trước các em đã biết mỗi tiếng gồm ba bộ phận. Hôm nay các em sẽ làm các bài luyện tập để nắm chắc hơn cấu tạo của tiếng
2/Hướng dẫn Hs làm bài tập
*Bài tập 1 trang 12
*Bài tập 2 trang 12
*Bài tập3 trang 12
Các cặp tiếng bắt vần với nhau:
Choắt - thoắt (cặp có vần giống nhau hòan tòan); xinh – nghênh (cặp có vần không giống nhau hòan tòan)
*Bài tập 4 :
Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau-giống nhau hòan tòan hoặc không hòan tòan
*Bài tập 5 
Câu đố yêu cầu: bớt đầu là bớt âm đầu, bỏ đuôi là bỏ âm cuối
Út, ú, bút
3/Củng cố-dặn dò
?Tiếng có cấu tạo như thế nào?
?Những bộ phận nào nhất thiết phải có? Lấy VD
Chuẩn bị tiết sau: xem trước bài tập 2 trang 17
-SGK, vở bài tập
-2em lên bảng
-Cả lớp làm nháp
-Cả lớp nhận xét
-1em đọc yêu cầu bài tập
HĐN2
-Các nhóm trình bày
-Cả lớp nhận xét
-Họat động cá nhân
-Hs làm vở bài tập
-2 em đọc bài
-Cả lớp nhận xét
-Hs làm vở bài tập
-2em đọc bài
-Cả lớp nhận xét
-HS làm miệng
1em đọc yêu cầu bài tập
Thi giải đúng, giải nhanh
Lịch sử và địa lí
Bài 2: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ
I/Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
-Định nghĩa đơn giản về bản đồ
-Một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ
-Các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ
II/Chuẩn bị
Bản đồ
III/Các họat động dạy-học
1/Bản đồ
*HĐ1: làm việc cả lớp
?Chỉ vị trí hồ Hòan Kiếm, Đền Ngọc Sơn trên từng hình
2/Nột số yếu tố của bản đồ
a)Tên bản đồ
?Tại sao cùng vẽ về Việt Nam mà bản đồ trong SGK lại nhỏ hơn bản đồ địa lí treo tường?
b)Phương hướng
c)Tỉ lệ bản đồ
? Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì?
d)Kí hiệu bản đồ
? Bảng kí hiệu ở hình 3 có những kí hiệu nào?
? Kí hiệu của bản đồ được dùng để làm gì?
Kết luận: một số yếu tố của bản đồ mà các em mới tìm hiểu đó là tên của bản đồ, phương hướng, tỉ lệ và kí hiệu bản đồ
3/Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ
Vẽ một số kí hiệu đối tượng địa lí
Một em vẽ kí hiệu, một em nói kí hiệu đó thể hiện cái gì
4/Củng cố-dặn dò
?Bản đồ dược dùng để làm gì?
-Nhận xét
-Chuẩn bị tiết sau
-SGK, vở,
-Quan sát hình 1,2 trả lời câu hỏi
-3em đọc tên bản đồ H3
-3em lên bảng chỉ các hướng trên bản đồ
-HS trả lời
-Quan sát bản đồ hình 3
-Họat động nhóm đôi
-Các nhóm trình bày
-Cả lớp nhận xét
-Họat động nhóm đôi
-Các nhóm trình bày
-Cả lớp nhận xét
Kĩ thuật
Chương 1: KĨ THUẬT CẮT, KHÂU, THÊU
Bài 1: VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU
I/Mục tiêu
-HS biết được đ2, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu
-biết cách và thực hiện những thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ
-Giáo dục HS ý thức thực hiện an tòan lao động
II/Chuẩn bị
Vật liệu
III/Các họat động dạy-học
Giới thiệu sản phẩm may, thêu, khâu,.
Họat động 1: Hướng dẫn Hs quan sát, nhận xét về vật liệu khâu
Giáo viên
Học sinh
a)Vải
Chọn vải trắng hoặc vải màu, có sợi thô dày như vải sợi bông, vải sợi pha không nên chọn vải lụa, xa tanh
b)Chỉ
Nêu tên các loại chỉ trong hình 1a, hình 1b
KL: SGK trang 4
-HS đọc nội dung a (SGK)
-HS đọc nội dung b (SGK)/4, qs h1
Họat động 2: Hướng dẫn Hs tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo, kim
Giáo viên
Học sinh
a)Kéo
?So sánh sự giống nhau, khác nhau giữa kéo cắt vải và kéo cắt chỉ
-Giống nhau: đều có 2 phần tay cầm và lưỡi kéo
-Khác nhau: kéo cắt chỉ nhỏ hơn kéo cắt vải
Cách cầm kéo cắt vải
b)Kim
-QS hình 2 trang 5
-Họat động nhóm đôi
-Các nhóm trình bày
-Cả lớp nhận xét
-Quan sát hình3
Họat động 3: Hướng dẫn Hs quan sát và nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác
Giáo viên
Học sinh
-Thước may, thước dây, khung thêu cầm tay, khuy cài, khuy bấm, phấn may
4/Nhận xét, dặn dò
-NX
-Chuẩn bị tiết sau
Qs hình 6
Tóan
Tiết 4: BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ
I/Mục tiêu: Giúp HS
-Bước đầu nhận biết biểu thức có chứa một chữ
-Biết cách tính giá trị của biểu thức khi thay chữ bằng số cụ thể
II/Chuẩn bị
Phiếu học tập
III/Các họat động dạy-học
A/Kiểm tra bài cũ
X x 2 = 4826 X : 3 = 1532
B/Bài mới
1/Giới thiệu biểu thức có chứa 1 chữ
a)Biểu thức có chứa một chữ(VD SGK trang 6)
b)Giá trị của biểi thức có chứa một chữ
Nếu a=1 thì 3+a=3+1=4
4 là giá trị của biểu thức 3+a
Nhận xét
2/Thực hành
Bài tập 1 trang 6
Bài tập 2 trang 6
Bài tập 3 trang 6
3/Củng cố-dặn dò
Nêu nhận xét về biểu thức
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài sau
SGK, vở,
2em lên bảng
Cả lớp nhận xét
Hs lên bảng
Cả lớp làm bảng con
Nhận xét
2em nhắc lại
Hs làm bảng con: a=2 ; a=3
3em đọc nhận xét SGK
1em đọc yêu cầu bài tập
HS làm mẫu phần a
Cả lớp làm vào vở phần b, c
HS thống nhất cách làm
Cả lớp kiểm tra kết quả
Họat động nhóm phần a
HS làm vào vở phần b
Thể dục
Bài 2: TẬP HỢP HÀNG DỌC, HÀNG NGANG,
 ĐIỂM SỐ, ĐỨNG NGHIÊM, ĐỨNG NGHỈ
TRÒ CHƠI: CHẠY TIẾP SỨC
I/Mục tiêu
-Củng cố và nâng cao kĩ thuật tập hợp hàng dọc, hàng ngang, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ
-Tập hợp nhanh, trật tự, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ phải đều, dứt khóat đúng theo khẩu lệnh hô
-Biết chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi
II/Chuẩn bị
Sân bãi, còi, cờ
III/Các họat động dạy-học
1/Phần mở đầu(6-10 Phút)
-Phổ biến yêu cầu tiết học
2/Phần cơ bản(18-22 phút)
a)Ôn tập tập hợp hàng dọc, hàng ngang, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ
-Điều khiển, sửa sai cho HS
b)Trò chơi chạy tiếp sức 8-10 phút
Giải thích cách chơi, luật chơi
GV làm mẫu
Nhận xét biểu dương tổ thắng cuộc
3/Kết thúc(4-6 phút)
Nhận xét
Trang phục gọn gàng
Xếp hàng, xoay các khớp
Cả lớp tập 2 lần
Các tổ thi đua tập
Tập hợp 2 hàng dọc
Một nhóm chơi thử
Cả lớp cùng chơi 2 lần
Đi nối tiếp nhau thành 1 vòng đứng lại quay mặt vào nhau
Thứ 6.ngàytháng..năm2008
Tập làm văn: NHÂN VẬT TRONG CHUYỆN
I/ Mục tiêu:
Học sinh biết: Văn kể chuyện phải có nhân vật. Nhân vật trong truyện là người, là con vật, đồ vật, cây cối  được nhân hóa .
Tính cách của nhân vật .
Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản .
II/ Chuẩn bị: 
Phiếu bài tập 
III/ Các hoạt động dạy học
A/KT
?Bài văn kể chuyện khác bài văn không phải là kể chuyện ở điểm nào ?
B/Bài mới:
1/Giới thiệu: Trong tiết tập làm văn trước các em đã biết những đặc điểm cơ bản của 1 bài làm văn kể chuyện. Tiết TLV hôm nay giúp các em nắm chắc hơn cách xây dựng nhân vật trong truyện 
2/Nhận xét 
+Nhận xét1:
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu 
Sự tích hồ Ba Bể 
+Nhận xét 2.
Bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu: nhânvật Dế Mèn khảng khái, có lòng thương người, ghét áp bức bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa để bênh vực kẻ yếu.
‏٭‏ Lời nói và hành động của Dế Mèn che chở giúp đỡ Nhà Trò.
 Trong Sự Tích Hồ Ba Bể: mẹ con bà nông dân giàu lòng nhân hậu 
‏٭Căn cứ vào nhận xétcho bà cụ ăn, xin ngủ trong nhà, hỏi bà cụ cách giúp người bị nạn, chèo thuyền cứu giúp người bị nạn lụt 
3/ Ghi nhớ 
4/ Luyện tập
*Bài tập 1/13
Bà có nhận xét như vậy là nhờ quan sát hành động của mỗi cháu
*Bài tập 2/14
Nhận xét, cho điểm 
5/Củng cố - dặn dò 
Khen nnhững em học tốt 
Học thuộc lòng ghi nhớ
-Vở, SGK,.
-HS đọc yêu cầu BT
-Làm bài và trình bày
-Cả lớp nhận xét.
-1em đọc yêu cầu BT
-Hs trả lời
-4em đọc ghi nhớ
-Hs đọc yêu cầu BT 1
-QS tranh minh họa
-Hs trả lời
-2em đọc yêu cầu BT
-Họat động nhóm 2
-Thi KC, cả lớp NX
Khoa học
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
I/Mục tiêu:Sau bài học HS biết:
-Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống
-Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất
-Viết sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
II/Chuẩn bị
Phiếu học tập
III/Các họat động dạy học
A/Kiểm tra bài cũ
?Con người cần gì để duy trì sự sống của mình?
B/Bài mới
-SGK
-1em lên bảng
Họat động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người
*Mục tiêu: 
-Kể ra những gì hàng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống
-Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất
*Tiến hành
?Kể tên những gì được vẽ trong hình 1
-Phát hiện những thứ đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể người như: ánh sáng, nước, thức ăn
-Phát hiện những yếu tố cần cho sự sống của con người mà không thể hiện được qua hình vẽ: không khí
?Cơ thể người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì trong quá trình sống?
?Trao đổi chất là gì?
?Nêu vai trò của sự trao đổi chất đối với người, thực vật, động vật?
Kết luận: mục: Bạn cần biết SGK
-Họat động nhóm đôi
-QS hình 1, trình bày
-Cả lớp nhận xét
Họat động 2: Thực hành
*Mục tiêu: biết trình bày những kiến thức đã học về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường
*Tiến hành
Hướng dẫn HS viết sơ đồ
-Viết sơ đồ
-Trình bày sản phẩm
-Cả lớp nhận xét
Họat động 3:Nhận xét-dặn dò
-Nhận xét
-Dặn dò: chuẩn bị bài 3
Tóan
Tiết 5: LUYỆN TẬP
I/Mục tiêu: Giúp HS
-Luyện tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ
-Làm quen công thức tính CVHV có độ dài cạnh là a
II/Chuẩn bị
Phiếu học tập
III/Các họat động dạy-học
A/Kiểm tra bài cũ
Bài tập 3 trang 6
B/Thực hành
*Bài tập 1 trang 7
*Bài tập 2 trang 7
a) 35 + 3 x 7 = 56 b)168 - 9 x 5 = 123
c)237 – (66 + 34) = 137 d)37 x (18 : 9) = 74
*Bài tập 3 trang 7
*Bài tập 4 trang 7
C/Dặn dò
-Nhận xét
-Dặn dò: Làm bài vào vở BT
-SGK, vở,.
-HS lên bảng
-Cả lớp nhận xét
-Đọc yêu cầu BT
-Nêu cách làm phần a
-HS làm vào vở b,c,d
-Cả lớp Kt kết quả
-Tự làm vào vở
-Cả lớp KT kết quả
-Họat động nhóm
-Các nhóm trình bày
-Cả lớp nhận xét
-HS đọc yêu cầu BT
-1em nêu cách làm
-Cả lớp làm vào vở
-Cả lớp KT kết quả
Hát
ÔN BÀI HÁT ĐÃ HỌC Ở LỚP 3
I/Mục tiêu : Ôn tập nhớ lại một số bài hát đã học ở lớp 3
II/Chuẩn bị
SGK
III/Các họat động dạy-học
1/Giới thiệu
Ở lớp 3 các em đã được học 8 bài hát mới. Tiết học hát hôm nay các em ôn lại một số bài hát đã học ở lớp 3
2/Bài ôn
-Quốc ca Việt Nam
-Bài ca đi học
-Cùng múa hát dưới trăng
3/Dặn dò
Ôn lại 3 bài hát trên
-SGK, vở,.
-Tập thể, cá nhân thi hát hay
SINH HỌAT CUỐI TUẦN
I/Mục tiêu
-Giúp HS có ý thức học tập trong tuần tới
-Giáo dục HS tính thật thà, trung thực trong học tập
II/Các hình thức sinh họat
Học sinh
Giáo viên
1/Nhóm trưởng báo cáo tình hình họat động trong tuần
-Học tập
-Vệ sinh
-Các họat động khác
Cả lớp NX bình bầu tổ có nhiều thành tích trong tuần
2/GV nhận xét chung
-Ưu điểm
-Tồn tại
3/Kế họach tuần tới
-Đi học đều, đúng giờ, làm bài và học bài đầy đủ
-Có đủ sách vở, dụng cụ học tập
-Vệ sinh cá nhân và trường lớp sạch sẽ

Tài liệu đính kèm:

  • docX Tuan 1.doc