I. MỤC TIÊU:
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc rành mạch trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật( Nhà Trò, Dế Mèn)
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
2. Đọc - Hiểu:
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu của Dế Mèn.
- Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn. Bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 4 SGK
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc
- Tập truyện Dế Mèn phiêu lưu ký - Tô Hoài.
TUẦN 1 : Thứ 2 ngày 23 tháng 8 năm 2010 Tập đọc Dế mèn bênh vực kẻ yếu I. Mục tiêu: 1. Đọc thành tiếng: - Đọc rành mạch trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật( Nhà Trò, Dế Mèn) - Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung. 2. Đọc - Hiểu: - Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu của Dế Mèn. - Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn. Bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 4 SGK - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc - Tập truyện Dế Mèn phiêu lưu ký - Tô Hoài. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu: 1- GV giới thiệu một số nét cơ bản về nội dung, chương trình môn TV lớp 4 2. Dạy - học bài mới: a- Luyện đọc : - Yêu cầu HS đọc tiếp nối nhau đọc bài -HS Đọc theo cặp, HS đọc toàn bài - Yêu cầu HS tìm hiểu về nghĩa các từ khó qua phần chú giải. - GV đọc mẫu lần 1 b-Tìm hiểu bài và hướng dẫn đọc diễn cảm - Yêu cầu HS đọc thầm và tìm chi tiết cho thấy Nhà Trò bị nhện ức hiếp đe doạ. . Đoạn này là lời của ai ? ( Đoạn văn là lời của chị Nhà Trò) . Qua lời kể của chị Nhà Trò, chúng ta thấy được điều gì ? (Thấy được tình cảnh đáng thương của Nhà Trò khi bị nhện ức hiếp.) -Khi đọc đoạn này, chúng ta nên đọc như thế nào cho phù hợp với tình cảnh của Nhà Trò? (Chúng ta nên đọc với giọng, kể lể, đáng thương.) - Yêu cầu HS đọc đoạn 3 - Yêu cầu HS nhận xét, tìm ra cách đọc hay. . -Trước tình cảnh đáng thương của Nhà Trò, Dế mèn đã làm gì ? (Trước tình cảnh ấy Dế Mèn đã xoè hai càng và nói với Nhà Trò: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu.) . Lời nói và việc làm đó cho em biết Dế Mèn là người như thế nào ? ( Lời nói và việc làm đó cho thấy Dế mèn là người có tấm lòng hào hiệp, dũng cảm, không đồng tình với những kẻ độc ác, cậy khoẻ ức hiếp kẻ yếu.) . Đoạn cuối bài ca ngợi ai ? Ca ngợi điều gì? ( Đoạn cuối bài ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn.) . Theo em ta nên đọc đoạn 3 với giọng đọc và thái độ như thế nào ? (Đọc giọng mạnh mẽ, dứt khoát, thể hiện sự bất bình.) . Qua câu chuyện, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì ?( Tác giả ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ những bất công.) . Trong truyện có nhiều hình ảnh nhân vật, em thích hình ảnh nào nhất ? vì sao? ( Dành cho HS khá giỏi) c- Thi đọc diễn cảm - Yêu cầu HS đọc theo cá nhân, nhóm (đọc đoạn, đọc phân vai) 3. Củng cố - dặn dò: - GV kết luận: Câu chuyện ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng hào hiệp, bênh vực kẻ yếu. ------------------------------------------------------------------ Chính tả Dế mèn bênh vực kẻ yếu I. Mục tiêu: - Nghe - viết trình bày đúng đoạn văn từ một hôm. đến vẫn khóc trong Bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Không mắc quá 5 lỗi trong bài - Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ: BT 2 a hoặc b II. Đồ dùng dạy - học: Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2a, (2b) III. hoạt động dạy - học 1. Giới thiệu bài, chương trình, yêu cầu chính tả 2. Dạy - học bài mới a. Hướng dẫn nghe - viết chính tả. - Trao đổi về nội dung đoạn trích + Yêu cầu HS đọc đoạn 1: từ một hômđến vẫn khóc. - Đoạn trích cho em biết điều gì ? - Hướng dẫn viết từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được b. Viết chính tả + GV đọc cho HS viết với tốc độ (90 chữ/ 15 phút) c. Soát lỗi và chấm bài + Đọc toàn bài cho HS soát lỗi + Thu chấm 10 bài + Nhận xét bài viết của HS. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. Bài 2a: + Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu của bài + Yêu cầu HS tự làm bài SGK + Yêu cầu HS nhận xét, chữa bài + GV nhận xét - ghi điểm 4. Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học - Về nhà làm lại bài 2a, 2b vào vở, HS viết chưa đạt yêu cầu về nhà viết lại Khoa học Con người cần gì để sống? I. Mục tiêu: + Nêu được những điều kiện vật chất mà con người cần để duy trì sự sống của mình:thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống. + Kể được những điều kiện về tinh thần cần cho sự sống của con người như sự quan tâm, chăm sóc, giao tiếp xã hội, các phương tiện giao thông + Có ý thức giữ gìn các điều kiện vật chất và tinh thần. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình minh hoạ trong trang 4.5 SGK - Phiếu học tập theo nhóm - Bộ phiếu cắt hình cái túi dùng cho trò chơi “cuộc hành trình đến hành trình khác” III. Hoạt động dạy - học : 1. Hoạt động khởi động: - Giới thiệu chương trình học - Yêu cầu 1 HS đọc các chủ đề SGK 2. Hoạt động 1: Con người cần gì để sống - GV chia lớp thành 6 nhóm * Con người cần những gì để duy trì sự sống - HS chia nhóm, tiến hành thảo luận - Đại diện nhóm lên trình bày(Không khí, thức ăn, thức uống, quần áo, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại) + Yêu cầu HS nhận xét kết quả thảo luận - Tiến hành hoạt động cả lớp + GV yêu cầu HS tất cả bịt mũi, các em có cảm thấy không chịu được nữa thì thôi. *Em có cảm giác như thế nào ? Em có thể nhịn thở lâu hơn nữa được không? *Nếu nhịn ăn hoặc nhịn uống em cảm thấy như thế nào ? *Nếu hằng ngày chúng ta không được sự quan tâm của gia đình, bạn bè thì sẽ ra sao ?( Em cảm thấy buồn và cô đơn) 3. Hoạt động 2: Những yếu tố cần cho sự sống mà chỉ có con người cần - Yêu cầu HS quan sát tranh trang 4.5 SGK * Con người cần những gì cho cuộc sống hằng ngày của mình ?( T/c gia đình, bạn bè làng xóm, phương tiện học tập, vui chơi, giải trí. ) * Để biết được con người và các sinh vật khác cần những gì cho cuộc sống của mình các em hãy thảo luận và điền vào phiếu - Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm - Yêu cầu HS nhận xét kết quả các nhóm * Các em quan sát tranh vẽ, đọc lại phiếu học tập cho cô biết con người giống như động vật và thực vật, con người cần gì để duy trì sự sống ? ( Giống thực vật và động vật con người cần không khí, nước, ánh sáng, thức ăn để duy trì sự sống của mình.) - GV kết luận: Hơn hẳn thực vật và động vật con người cần: nhà ở, trường học, bệnh viện, tình cảm gia đình bạn bè 4. Hoạt động 3: Trò chơi: “Cuộc hành trình đến hành tinh khác” - GV giới thiệu trò chơi, sau đó phổ biến cách chơi. - GV phát phiếu cho HS * Khi đi du lịch đến hành tinh khác các em hãy suy nghĩ xem mình nên mang theo những thứ gì ? - Yêu cầu các nhóm tiến hành 5 phút rồi mang nộp cho GV. - GV nhận xét tiết học: Con người cần bảo vệ và giữ gìn môi trường sống xung quanh ------------------------------------------------------------------------- Toán ôn tập các số đến 100.000 I. Mục tiêu: - Giúp học sinh + Ôn tập về đọc, viết các số trong phạm vi 100.000 + Ôn tập viết tổng thành số + Ôn tập về chu vi của một hình II. Đồ dùng dạy - học: - GV vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng. III. hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài: - Chương trình toán 3 các em đã được học đến số nào ? ( - Học đến 100.000) 2. Dạy bài mới: Bài 1: - Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 1 - HS tự làm - Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài tập Cả lớp làm vào vở bài tập Bài 2: Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập , Gv hớng dẫn 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 - Các số trên tia số được gọi là những số gì? - Hai số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ? - Các số trong dãy số này gọi là những số tròn gì ? - Hai số đứng liền nhau trong dãy số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ? Bài 3: - Yêu cầu HS đọc bài mẫu và hỏi - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Yêu cầu học sinh tự làm bài - Yêu cầu HS nhận xét, giáo viên ghi điểm. Bài 4: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Muốn tính chu vi của một hình ta làm như thế nào ? - Nêu cách tính chu vi của hình MNPQ và giải thích vì sao em lại tính như vậy. - Nêu cách tính chu vi của một hình GHIK và giải thích vì sao em lại tính như vậy. - Yêu cầu HS làm bài. - HS làm bài vào vở bài tập sau đó đổi chéo bài để kiểm tra cho nhau. 4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết dạy Thứ 3 ngày 24 tháng 8 năm 2010 Thể dục Bài 1: Giới thiệu chương trình tổ chức lớp – trò chơi “chuyền bóng tiếp sức” I. Mục tiêu: - Giới thiệu chương trình thể dục lớp 4. Yêu cầu HS biết được một số nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập đúng. - Một số quy định về nội dung, yêu cầu tập luyện. Yêu cầu HS biết được những điểm cơ bản để thực hiện trong các giờ học thể dục. - Trò chơi “chuyền bóng tiếp sức”, yêu cầu HS nắm được cách chơi, rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn. II. Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện - Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, 4 quả bóng nhựa, cầu bằng da. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: - GV yêu cầu HS tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học - Yêu cầu HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát - Yêu cầu HS chơi trò chơi “Tìm người chỉ huy” 2. Phần cơ bản: a. Giới thiệu chương trình thể dục lớp 4 Yêu cầu HS đứng theo độ hình hàng ngang - GV giới thiệu chương trình: - Thời lượng: học 2 tiết/tuần, học trong 35 tuần, cả năm học 70 tiết. - GV phổ biến nội dung - ĐHĐN, bài thể dục phát triển chung, bài tập rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản, trò chơi vận động và đặc biệt có môn tự học tự chọn - Yêu cầu HS nêu được nội dung b. Phổ biến nội quy, yêu cầu tập luyện - GV phổ biến trang phục: Quần áo phải gọn gàng, khuyến khích mặc quần áo thể thao, không được đi dép lê, đi giày hoặc dép có quai. Khi ra vào lớp phải xin phép GV c . Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ HS tập luyện theo sự hướng dẫn của GV 3- Phần kết thúc: - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - HS nhắc lại một số nội dung chính của bài - Nhận xét tiết học -------------------------------------------------------------------- Toán ôn tập các số đến 100.000 (t2) I. Mục tiêu: - Thực hiện được các phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số ; nhân (chia ) số có đến năm chữ số với số có một chữ số - Biết so sánh, xếp thứ tự ( đến 4 số ) các số đến 100 000 II. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Cho các chữ số 1, 4, 7, 9 em hãy a. Số lớn nhất có bốn chữ số trên: 9741 b. Số bé nhất có bốn chữ số trên: 1479 Yêu cầu HS nhận xét – GV ghi điểm. 2. Dạy – học bài mới: a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn ôn tập Bài 1:( cột 1 ) - Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài tập 1 - Yêu cầu HS nối tiếp nhau thực hiện phép tính. Bài 2: (a ) - Yêu cầu 2 học sinh lên bảng làm cả lớp làm b ... bài - Gọi HS chốt lại lời giải đúng. + Các cặp tiếng bắt vần với nhau là: loát choắt- thoăn thoắt, xinh xinh, nghênh nghênh, + cặp vần giống nhau hoàn toàn: loắt choắt. +Cặp vần không giống nhau hoàn toàn: Xinh xinh- nghênh nghênh. Bài 4: - Qua 2 bài tập trên , em hiểu thế nào là là 2 tiếng bắt vần với nhau?( Hai tiếng bắt vần với nhau là 2 tiếng có phần vần giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.) - Nhận xét câu trả lời của HS - Gọi HS tìm các câu tục ngữ, cac dao, thơ, đã học có tiếng bắt vần với nhau. Bài 5: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu. - HS tự làm bài. - Dòng 1: chữ bút bớt đầu thành chữ út - Đầu đuôi bỏ hết thì chữ bút thành chữ ú. - Dòng 3,4 để nguyên thì đó là chữ bút - GV chấm bài - Yêu cầu HS nhận xét 3- Nhận xét - dặn dò : - Tiếng có cấu tạo như thé nào ? Lấy ví dụ về tiếng có đầy đủ 3 bộ phậnvà tiếng không đầy đủ 3 bộ phận . Nhận xét tiét học --------------------------------------------------------- Mĩ thuật ( GV chuyên trách dạy ) --------------------------------------------------------------- Toán Biểu thức có chứa một chữ I- Mục tiêu: Giúp HS - Nhận biết được biểu thức có chứa một chữ , giá trị của biểu thức có chứa một chữ. - Biết các tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ. II- Đồ dùng dạy học - Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy Gv vẽ sẵn ở phần ví dụ III- Hoạt động dạy - học A- Kiểm tra bài cũ. - Yêu cầu 3 HS lên bảng làm bài tập luyện thêm GV chữa bài, nhận xét ghi điểm B- Dạy bài mới. 1. Giới thiệu biểu thực có chữa một chữ số a- Biểu thức có chữa một chữ - GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ ( Lan có 3 quyển vở, mẹ cho Lan thêm .quyển vở. Lan có tất cả .quỷên vở) - GV nêu câu hỏi dẫn dắt học sinh nêu vấn đề 3 + a được gọi là biểu thức có chứa một chữ . - Yêu cầu HS nhận xét để thấy biểu thức có chứa một chữ gồm , dấu tính và một chữ b- Giá trị của biểu thức chứa một chữ - Nếu a = 1 thì 3 + a = ?( Nếu a = 1 thì 3+ a = 3 +1 = 4) - Khi đó ta nói 4 là giá trị của biểu thức 3+a GV làm tương tự với a= 2,3,4. GV hỏi Khi biết một gia trị cụ thể của a, muốn tính giá trị của biểu thức 3+ a ta làm thế nào?( Ta thay giá trị của a vào biêủ thức rồi thực hiện tính .) - Mỗi lần thay a bằng số ta tính được gì ?( Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức 3 + a) 2. Luyện tập - thực hành Bài 1 : - Gọi HS nêu yêu cầu của bài toán - Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức bài tập 1, trên bảng lớp , VBT - Yêu cầu HS nhận xét bài làm Bài 2 : - GV yêu cầu HS làm bài tập 2 vào VBT ( HS đại trà làm câu a, HS khá giỏi làm cả câu b) - Yêu cầu HS nhận xét Bài 3: - GV yêu cầu HS đọc đề bài - HS làm bài tập vào vở ( HS đại trà làm câu a, HS khá giỏi làm cả câu b) GV chấm một số bài - Yêu cầu HS chữa bài 3- Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ 6 ngày 27 tháng 8 năm 2010 Tập làm văn Nhân vật trong chuỵện I- Mục tiêu: - Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật - Nhân vật trong truyện là người hay con vật , đồ vật nhân vật nhân hoá .Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật. - Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật II- Đồ dùng dạy học. - Giấy khổ to, kẻ sẵn bảng , bút dạ. - Tranh minh hoạ câu chuyện trang 14 SGK . III- Hoạt động dạy và học: A- Kiểm tra bài cũ : - Bài văn kể chuyện khác với bài văn không kể chuyện ở những điểm nào ? - Gọi 2 HS kể lại câu chuyện đã giao ở tiết trước - Nhận xét và ghi điểm B- Bài mới 1- Giới thiệu bài 2- Tìm hiểu ví dụ: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu . - Các em vừa học những câu chuyện nào? Yêu cầu HS chia nhóm , phát giấy và yêu cầu HS hoàn thành . - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả - HS nhận xét, giáo viên bổ sung. Bài 2: - GV gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu Hs thảo luận cặp đôi - Gọi HS trả lời câu hỏi. - Nhờ đâu mà em biết tính cách của nhân vật?( Nhờ hành động, lời nói của nhân vật , nói lên tính cách của nhân vật ấy ) 3 - Ghi nhớ :Hs đọc phần ghi nhớ 4 - Luyện tập: Bài 1 : - Yêu cầu HS đọc nội dung . + Yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện và trả lời câu hỏi - Câu chuỵện ba anh em có những nhân vật nào?( Câu chuyện có các nhân vật : Ni -Ki Ta, Gô -Sa, Chi - ôm - ca, bà ngoại) + Nhìn tranh minh hoạ em thấy ba anh em có gì khác nhau ?( Ba anh em tuy giống nhau nhưng hành động sau bữa ăn lại rất khác nhau) Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS thảo luận về tình huống để trả lời câu hỏi : 3- Củng cố - dặn dò : - Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ - Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện mình vừa xây dựng vào vở và kể cho người thân nghe. - Nhắc nhở HS quan tâm đến người khác --------------------------------------------------------------------------- Kĩ thuật : VẬT LIỆU DỤNG CỤ, CẮT, KHÂU THấU I. MỤC TIấU : - Biết được đặc điểm tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ - Biết tac dụng, cỏch sử dụng, bảo quản những dụng cụ đơn giản để cẳt, khõu, thờu. HS nắm được cỏch xõu kim, gỳt chỉ . II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - Kộo, thước, kim, chỉ, khung thờu - Một số sản phẩm may thờu III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1.Kiểm tra - GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS - Giới thiệu chương trỡnh mụn KT4 2. Bài mới : * HĐ1: Giới thiệu bài * HĐ2: Hướng dẫn HS quan sỏt, nhận xột về vật liệu khõu, thờu . a) Vải : - Nờu những sản phẩm, đồ dựng được làm từ vải - Cú những loại vải nào ? GV:Cỏc loại vải rất phong phỳ ...cho HS quan sỏt một số loại vải ;một số sản phẩm, đồ dựng được làm từ vải b) Chỉ : GV giới thiệu cỏc loại chỉ - Chỉ khõu : cuộn ống, nhiều màu, bền, nhỏ sợi - Chỉ thờu : nhiều màu, xếp thành con * HĐ3: Tỡm hiểu đặc điểm và cỏch sử dụng kộo,kim a) Kộo : HS quan sỏt vật mẫu, tranh vẽ SGK - Trả lời cõu hỏi GV giới thiệu : Kộo cú 2 loại (kộo cắt vải, kộo bấm chỉ ) HD cỏch sử dụng : HS quan sỏt hỡnh 3 để trả lời cõu hỏi về cỏch cầm kộo cắt vải HS thực hành cắt – GV hướng dẫn b) Kim : HS quan sỏt kim, thực hành xõu kim, gỳt chỉ (GV hướng dẫn) 3/ Củng cố : Nhận xột - Dặn dũ Dặn HS chuẩn bị tiết sau . --------------------------------------------------------------------------- Toán Luyện tập I- Mục tiêu - Tính giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số. - Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a . - Củng cố bài toán về thống kê số liệu. II- Đồ dùng dạy học. - Đề bài toán 1a,1b,3 chép sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy . III- Hoạt động dạy học A- Kiểm tra bài cũ ; - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập hướng dẫn thêm ở tiết 4. - Gv chữa bài tập, nhận xét, ghi điểm B- Bài mới . 1- Giới thiệu bài . 2-Hướng dẫn HS luyện tập. Bài 1: H- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Gv treo bảng phụ đề chép sẵn nội dung bài tập 1a và yêu cầu HS đọc đề bài. H- Đề bài yêu cầu chúng ta tính giá trị biểu thức nào? - Làm thế nào để tính được giá trị của biểu thức 6 x a với a= 5?( Thay số 5 vào chữ a rồi thực hiện phép tính 6 x 5 = 30 ) - GV yêu cầu HS tự làm các phần còn lại. Bài 2: ( a, b ) Yêu cầu HS nêu đề bài, sau đó nhắc HS các biểu thức trong bài có đến 2 dấu tính có dấu ngoặc, khi thay chữ bàng số các em chú ý thực hiện phép tính đúng thứ tự. - HS làm bài vào vở. - 2 HS lên bảng chữa bài - GV yêu cầu HS nhận xét Bài 3: GV treo bảng như phần bài tập của SGK - Yêu cầuHS đọc bằng số và cho biết cột thứ ba trong bảng cho biết gì ?( Cột thứ 3 trong bài cho biết giá trị của biểu thức .) - Biểu thức đầu tiên trong bài là gì?( Là 8 C ) - bài mẫu cho giá trị biểu thức 8 c là bao nhiêu?( Là 40 ) - Gv yêu cầu HS làm bài - Gv nhận xét và ghi điẻm Bài 4: - Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông.( Muốn tính chu vi của hình vuông ta lấy số đo cạnh nhân với 4) - Nếu hình vuông có cạnh là a thì chu vi là bao nhiêu?( Nếu hình vuông có cạnh là a thì chu vi của hình vuông là a 4) GV giới thiệu : Gọi chu vi của hình vuông là P . Ta có : P = a 4 - GV yêu cầu HS đọc đề bài tập 4 sau đó làm bài - Gv nhận xét ghi điểm 3- Củng cố -dặn dò. - Nhận xét giờ học và làm các bài tập hướng dẫn thêm và chuẩn bị bài sau. --------------------------------------------- Hát nhạc ( GV chuyên trách dạy) --------------------------------------------------------- Khoa học Trao đổi chất ở người I- Mục tiêu : - Sau bài học HS biết - Kể ra những gì hằng ngày cơ thể lấy vào và thải ra trong quá trình sống. - Nếu được thế nào là quá trình trao đổi chất - Viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường. II- Đồ dùng dạy học : - Hình trang 6,7 SGK . - Giấy khổ A4 hoặc khổ A0 hoặc vở bài tập; bút vẽ. III- Hoạt động dạy- học : Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người * Mục tiêu: - Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống. - nêu được thế nào là quá trao đổi chất . * cách tiến hành : Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát và thảo luận theo cặp . - Trước hết, kể tên những gì được vẽ trong hình 1 trang SGK. - Sau đó, phát hiện ra những thứ đóng vai trò quan trọng đối với với sự sống của con người được thể hiện trong hình ( ánh sáng, nước, thức ăn) - Phát hiện thêm những yếu tố cần cho sự sống của con người mà không thể hiện qua hình vẽ như không khí. - Cuối cùng tìm xem cơ thể người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì trong qúa trình sống của minh Bước 2: - HS thực hiện nhiệm vụ cùng với theo hướng dẫn trên . - Trong khi thảo luận, GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm . Bước 3: Hoạt động cả lớp . - GV gọi một số HS lên trinh bày kết quả làm việc của nhóm mình. Bước 4: GV yêu cầu HS đọc đoạn đầu trong mục Bạn cần biết và trả lời câu hỏi - Trao đổi chất là gì? - Nêu vai trò của sự trao đổi chất đối với con người, thực vật và động vật. Hoạt động 2: Thực hành viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường. *Mục tiêu: HS biết trình bày một cách sáng tạo những kiến thức đã học về trao đổi chât giữa cơ thể người và môi trường - GV cho các nhóm thực hành - Chọn ra những bài vẽ có sáng tạo GV nhận xét chung ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: