Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - GV: Hoàng Thị Phượng Trường - Tiểu học Thị trấn Lam Sơn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - GV: Hoàng Thị Phượng Trường - Tiểu học Thị trấn Lam Sơn

ĐẠO ĐỨC: Tiết kiệm thời giờ (t2)

I. Mục tiêu: Giúp học sinh:

 1. Nhận thức được:Thời giờ là cái quí nhất, cần phải tiết kiệm thời giờ.

 2. Biết cách tiết kiệm thời giờ.

 3. Biết quí trọng và sử dụng thời giờ một cách đúng đắn.

II. Đồ dùng dạy học:

 GV và HS: Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.

III. Các hoạt động trên lớp:

 

doc 34 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - GV: Hoàng Thị Phượng Trường - Tiểu học Thị trấn Lam Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Thứ hai ngày 27 tháng 10 năm 2008 
Đạo đức: Tiết kiệm thời giờ (t2)
I. Mục tiêu:	 Giúp học sinh:
 1. Nhận thức được:Thời giờ là cái quí nhất, cần phải tiết kiệm thời giờ.
 2. Biết cách tiết kiệm thời giờ.
 3. Biết quí trọng và sử dụng thời giờ một cách đúng đắn.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV và HS : Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
III. Các hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ :(3’)
 ? Tiết kiệm thời giờ có tác dụng ntn?
+GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
*Giới thiệu bài: (1’) GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài dạy
*HĐ 1: Bày tỏ ý kiến – Bài tập 1 - SGK (11’)
MT: Giúp học sinh bày tỏ được ý kiến của mình qua các tình huống.
+ YC HS đọc ND bài tập 1 SGK.
+ Phát cho các nhóm tờ bìa xanh đỏ .
+ YC các nhóm đọc các việc làm là tiết kiệm thời giờ ,việc làm nào không tiết kiệm thời giờ.
+ Lần lượt đọc tình huống, yêu cầu các nhóm giơ tấm bìa đánh giá cho mỗi câu.
+ KL: Các việc làm b, d, e không phải là tiết kiệm thời giờ.
*HĐ 2: Thực hành lập thời gian biểu – BT4- SGK ( 12’)
MT: Giúp học sinh biết lập thời gian biểu cho mình.
? Bản thân các em đã sử dụng thời giờ ntn và dự kiến thời gian biểu của mình trong thời gian tới?
+ Gọi vài HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết sử dụng tiết kiệm thời giờ.
*HĐ 3: Trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, các tài liệu đã sưu tầm – Bài tập 5 (10’)
MT:
- Yêu cầu HS trình bày những mẫu chuyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
GV: Khen những em đã chuẩn bị tốt và giới thiệu hay.
GV tiểu kết : 
+Thời giờ là thứ quí nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm.
+ Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí.
*Củng cố dặn dò: 
 	- Nhận xét giờ học
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu miệng
- Lớp theo dõi và nhận xét .
Theo dõi, mở SGK
- 1 HS đọc -Lớp đọc thầm .
- HS trao đổi theo cặp: Rút ra được các hành vi là tiết kiệm thời giờ:
+ Lắng nghe tình huống để giơ tấm bìa đánh giácủa nhóm:
- Đỏ: Tình huống tiết kiệm thời giờ.
- Xanh: Tình huống không tiết kiệm thời giờ.
+1 số HS trình bày trước lớp về việc thực hiện thời gian biểu của mình.
+Lớp trao đổi chất vấn.
- HS từng bàn trao đổi, kể lại TG biểu của mình trong 1 ngày
+ Vài HS trình bày với lớp.
- Vài HS trình bày, trao đổi và nêu tác dụng của các tấm gương về tiết kiệm thời giờ vừa trình bày.
Tập đọc: Ôn tập: Tiết 1
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc, hiểu.
2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, về nhân vật của các bài tập tập đọc là truyện kể thuộc 2 chủ điểm “Thương người như thể thương thân”, “Măng mọc thẳng ”.
II. Đồ dùng dạy học: 	
 GV: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL đã học từ tuần 1 đến tuần 9.
 - Bảng kẻ sẵn bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Giới thiệu bài (1’)
*HĐ 1: Kiểm tra tập đọc và HTL (25’)
(Khoảng 1/6 số HS trong lớp)
+ Gọi từng HS lên bốc thăm, chọn bài
+ Đặt 1 câu hỏi về đoạn HS vừa đọc.
+ Giáo viên cho điểm theo hướng dẫn.
*HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2 SGK (10’)
+ Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
+ YC HS làm việc theo nhóm.
+ Phát giấy, bút dạ cho các nhóm.
+ Hướng dẫn HS nhận xét theo các yêu cầu.
? Nội dung ghi từng cột có chính xác không?
? Lời trình bày có rõ ràng, mạch lạc không?
+ Từng HS lên bốc thăm – xem lại bài 1-2 phút.
+ HS đọc SGK (học thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
+ HS trả lời.
+ 1 HS đọc yêu cầu – Lớp đọc thầm.
+ Chia nhóm.
+ Nhận đồ dùng.
+ Thảo luận, trao đổi để điền cho hoàn chỉnh nội dung vào bảng tổng kết.
+ Đại diện các nhóm lên bảng dán kết quả và trình bày.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
C. Củng cố dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Toán( T46) : Thực hành vẽ hình vuông
I. Mục tiêu: Giúp HS:
	- Biết sử dụng thước có vạch chia xăng ti mét và ê ke để vẽ hình vuông có số đo cạnh cho trước.
- Rèn kĩ năng vẽ hình vuông.
II. Đồ dùng dạy học : 
 HS: Thước thẳng có vạch chia xăng ti mét và ê ke ,com pa.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ (5’)
+ Gọi HS lên bảng vẽ hình chữ nhật ABCD có độ dài cạnh AB = 5 cm;
 AB =7 cm.
B. Bài mới:
*HĐ 1 : Hướng dẫn vẽ hình vuông theo độ dài cạnh cho trước (12’)
+ GV nêu bài toán SGK.
+ Hướng dẫn HS vẽ từng bước vẽ như SGK.
- Vẽ đoạn thẳng DC = 3 cm.
- Vẽ đường thẳng vuông góc cới DC tại D và tại C .Trên mỗi đường thẳng vuông góc lấy đoạn thẳng DC = 3cm ;CD = 3cm.
- Nối A với B ta được hình vuông ABCD.
*HĐ2: Hướng dẫn luyện tập (20’)
+ Giao nhiệm vụ cho HS.
Bài1: 
a.Hãy vẽ hình vuông có cạnh 4 cm.
b.Tính chu vi và diện tích hình vuông đó.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 1.
+Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình vuông .
+YC HS tự vẽ vào vở.
+GV hướng dẫn HS nhận xét.
+Gọi vài HS nêu lại các bước vẽ của mình.
+GV nhận xét,bổ sung .Củng cố lại các bước vẽ hình vuông cho HS.
Bài 2 : Vẽ theo mẫu.
+Gọi HS nêu yêu cầu bài 2.
+GV lưu ý nhắc nhở HS quan sát kĩ hình vẽ mẫu rồi mới vẽ .
+GV đi quan sát,nhắc nhở HS ,lưu ý các em cách vẽ.
+GV nhận xét ,củng cố lại kĩ năng vẽ hình cho HS.
Bài 3:
+ Gọi HS đọc yêu cầu.
+Gọi 1 HS lên bảng vẽ.
+Lớp tự vẽ vào vở .
+GV hướng dẫn HS nhận xét .
+Chốt lại các câu trả lời đúng: Hai đường chéo AC và BD bằng nhau và vuông góc với nhau.
+ 2 HS lên bảng vẽ.
+ Lớp vẽ vào giấy nháp.
+HS theo dõi các bước vẽ .
 A B
 D C
+ Vài HS nhắc lại các bước vẽ.
+ Lớp vẽ hình vuông ABCD vào giấy nháp .
+ Học sinh nêu yêu cầu.
+ Tự làm bài tập vào vở.
+ 1 HS nêu.
+ Lớp đọc thầm và tự làm bài.
+ 1 HS lên bảng chữa.
+ Lớp nhận xét,bổ sung .
+Vài HS nêu lại các bước vẽ của mình.
+ 2 HS đọc yêu cầu.
+ Lớp đọc thầm, tự làm vào vở.
+ Lớp đổi chéo vở để kiểm tra kết quả lẫn nhau.
 +1 HS nêu.
+ Lớp đọc thầm và tự làm bài.
+ 1 HS lên bảng chữa.
+ Lớp so sánh đối chiếu KQ bài làm của mình với bài làm trên bảng. Nhận xét,bổ sung .
C. Củng cố dặn dò: 
 	- Nhận xét giờ học
	- Giao bài tập về nhà.
Lịch sử: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Học xong bài này, HS biết: Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với Y/C của đất nước và hợp với lòng dân.
 - Kể lại được diễn biến của cuộc khởi nghĩa chống quân Tống xâm lược.
 - ý nghĩa của cuộc kháng chiến.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Hình trong sgk phóng to, phiếu học tập.
III. Các hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ: (5’)
+Gọi HS trả lời câu hỏi:
 ? Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì đối với đất nước?
B. Bài mới:
*HĐ 1: Tìm hiểu về tình hình đất nước trước khi quân Tống xâm lược (10’) .
+Tổ chức cho HS làm việc cặp đôi:
+YC HS đọc thầm đoạn: " Từ đầu ... nhà Tiền Lê "và thảo luận theo cặp ND sau:
 ? Lê Hoàn đã lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào?
? Lê Hoàn lên ngôi vua có được dân chúng ủng hộ không ?
? Nhiệm vụ đầu tiên của nhà Tiền Lê là gì ?
*HĐ 2: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (16’) 
+ Tổ chức cho HS thảo luận nhóm với nội dung sau:
? Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào?
? Quân Tống tiến vào nước ta bằng những con đường nào?
+ Gv treo lược đồ.
? Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra ntn?
? Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không ?
*HĐ3: Tìm hiểu ý nghĩa của cuộc kháng chiến (5’)
+Tổ chức cho HS làm việc cả lớp thảo luận ND sau:
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại ý nghĩa gì cho nhân dân ta?
C. Củng cố dặn dò: 
	- Nhận xét giờ học
	- Giao bài tập về nhà.
-1 HS nêu .
-Lớp theo dõi nhận xét.
- Theo dõi, mở SGK
- HS đọc thầm đoạn: “ Năm 979 
đến nhà Tiền Lê: và nêu:
+ Đinh Bộ Lĩnh và con trai cả bị 
giết hại. Con trai thứ là Đinh Toàn
lên ngôi nhưng còn quá nhỏ. Quân
 Tống tràn sang xâm lược nước ta.
+ Lê Hoàn lên ngôi vua, ông 
được quân sĩ ủng hộ và tung hô 
“ Vạn tuế”
+ Lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.
+ HS dựa vào kênh hình và lược đồ 
SGK để thảo luận.
+ Đại diện 1 số nhóm nêu ý kiến .
+ Quân Tống xâm lược năm 981
+ Tiến cả bằng đường thuỷ và đường
bộ
+ Vài HS chỉ hướng tiến công của 
giặc.
- Hai trận đánh lớn đó diễn ra ở cửa 
sông Bạch Đằng và ở ải Chi Lăng.
+ HS chỉ trên lược đồ 2 vị trí đó
 và thuật lại diễn biến của trận đánh.
- ý đồ của chúng đã bị hoàn toàn 
thất bại trước tài thao lược của Lê Hoàn và lòng yêu nước của nhân dân ta.
- Thảo luận và nêu được :
+ Nền độc lập của nước nhà được 
 giữ vững, nhân dân ta tự hào, tin 
tưởng vào sức mạnh và tiền đồ của
nhân dân.
Toán (t 47): Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Củng cố về góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
 - Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
 - Xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
 II. Các hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: (5’) 
- Chữa BT 3: Củng cố về khái niệm vẽ hình vuông.
 2. Bài mới:
*Giới thiệu bài (1’)
*HĐ1: Củng cố khái niệm về góc(15’)
Bài1: Nêu các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình sau:
+ GV vẽ 2 hình a, b lên bảng , yêu cầu học sinh ghi tên các góc vuông, nhọn, tù, bẹt có trong mỗi hình.
? Nêu các cạnh tương ứng tạo ra góc?
Bài2: Đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống.
- Xác định đường cao của tam giác ABC.
? AH có phải là đường cao của tam giác ABC không ?
- GV hướng dẫn HS nhận xét ,và KL : trong hình tam giác có một góc vuông thì hai cạnh của góc vuông chính là đường cao của hình tam giác .
*HĐ 2. Củng cố cách vẽ hình chữ nhật, hình vuông (17’)
 Bài3: 
- Giúp HS luyện kĩ năng vẽ được hình vuông có cạnh AB bằng 3cm.
+ GV củng cố lại cách vẽ hình vuông cho HS .
Bài 4: 
- Y/C HS vẽ được hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6cm, chiều
rộng AD = 4 cm
+ YC HS nêu cách xác định trung điểm M của cạnh AD.
+ YC HS tự xác định trung điểm N của cạnh BC. Sau đó nối N với M
? Nêu tên các HCN có trong hình vẽ?
+ Cạnh AB // với những cạnh nào?
C. Củng cố dặn dò: 	
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Lớp nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
+HS đọc và tìm hiểu Y/C bài tập và thảo luận theo cặp và nêu: 
- Hình A:
. Góc vuông BAC
. Góc nhọn : ABM, AMB, ACB
. Góc tù: BMC
. Góc bẹt: AMC 
 ( b- tương tự)
+ HS tự nêu
- HS làm vào vở:
- HS giải thích.
. AH không phải là đường ca ... n đó được cấp số q truyện là:
 6 800 + 8 820 = 15 620 (quyển) 
 Đáp số: 15 620 quyển truyện 
C. Củng cố dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS về nhà làm bài tập.
Tập đọc: Ôn tập: Tiết 5
I, Mục tiêu: Giúp HS:
- Kiểm tra đọc – hiểu (lấy điểm)
- Hệ thống được 1 số điều cần nhớ về thể loại ,ND chính ,nhân vật, tính cách ,cách đọc các bài tập đọc thuộc chủ điểm : "Trên đôi cánh ước mơ" .
II, Đồ dùng dạy học: 	- Phiếu bốc thăm ghi sẵn các bài TĐ – HTL đã học.
	-Giấy khổ to +bút dạ.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 HĐ1: Kiểm tra đọc (20’)
+ GV viết các bài tập đọc ,HTL của 9 tuần đầu ra phiếu .
+Đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc.
+Cho điểm từng HS đọc .
HĐ2:Hướng dẫn HS luyện tập (15’)
Bài 2 : 
+ Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
+Phát giấy và bút dạ cho các nhóm .
+YC các nhóm thảo luận hoàn thành BT2 vào phiếu .
+ Nhận xét, kết luận lời giải đúng.Dán giấy đã ghi sẵn lời giải để củng cố lại bài .
Bài 3 :
+YC HS thảo luận cặp đôi hoàn thành BT23vào VBT .
GV nhận xét,chốt lại cách trả lời đúng.
+Từng HS lên bốc thăm ,chọn bài .
+Sau đó từng HS lên bốc thăm đọc bài theo YC của phiếu .
+Kết hợp trả lời các câu hỏi GV đặt ra.
+ 1 HS đọc YC bài 2– Lớp đọc thầm.
+ Chia nhóm nhận đồ dùng.
+Các nhóm thảo luận trao đổi ,hoàn thành BT2 vào phiếu .
+Đại diện các nhóm lên bảng dán KQ thảo luận của nhóm mình .
+Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
+1-2 HS đọc lại bài.
+ 1 HS đọc YC bài 3– Lớp đọc thầm.
+2 HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi ,hoàn thành BT3 vào VBT.
+Đại diện các cặp nêu ý kiến 
+Các cặp khác nhận xét,bổ sung.
 N/V
 Tên bài 
 Tính cách
 N/v "tôi"
 Lái 
Đôi giày ba ta màu xanh
-Nhân hậu muốn giúp đỡ trẻ lang thang quan tâm và thông cảm với ước muốn của trẻ.
-Hồn nhiên tình cảm
 Cương 
Mẹ Cương
 Thưa chuyện với mẹ
 -Hiếu thảo ,thương mẹ
 -Dịu dàng ,thương con.
Mi-đát
Thần Đi-ô-ni-dốt
Điều ước của vua Mi-đát
 -Tham lam nhưng biết hối lỗi.
-Thông minh dạy cho Mi-đát mộy bài học.
C, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Khoa học: 	 Nước có những tính chất gì ?
I, Mục tiêu: Giúp HS:
-Quan sát để phát hiện ra mùi,vị của nước.
-Làm thí nghiệm chứng minh : Nước không có hình dạng nhất định ,chảy lan ra mọi phía ,thấm qua 1 số vật và hoà tan 1 số chất.
II, Đồ dùng dạy học:
- 2 cố thuỷ tinh giống nhau ,chai ,cốc,hộp,lọ,nước.
-Tấm kính,khay đựng nước.
-Một miếng vải nhỏ ,ít đường,muối ,cát.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Giới thiệu bài (1’)
 HĐ1: Tìm hiểu về màu,mùi ,vị của nước(11’)
+ Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
+ YC HS quan sát 2 cốc thuỷ tinh vừa đổ sữa vào và nước lọc vào.
+YC HS trao đổi thảo luận ND sau :
-Cốc nào là cốc đựng nước,cốc nào là cốc đựng sữa?
-Làm thế nào để em biết điều đó.
-Em có nhận xét gì về màu,mùi ,vị của nước?
+GV tổng hợp các ý kiến của HS lên bảng 
+HS chia nhóm (4 nhóm).
+Các nhóm quan sát.
+Các nhóm trao đổi ,thảo luận.
+Đại diện 1 số nhóm nêu ý kiến.
+Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
Các giác quan để QS
 Cốc nước
 Cốc sữa
1. Mắt- nhìn
Không màu trong suốt ,nhìn rõ chiếc thìa.
Màu trắng đục không nhìn rõ chiếc thìa.
2 Lưỡi -nếm
 không có vị 
Có vị ngọt
3.Mũi -ngửi
không có mùi
Có mùi của sữa
+GV kết luận : Qua QS ta có thể nhận thấy nước trong suốt không màu,không mùi,không vị.
HĐ2: Phát hiện hình dạng của nước (12’)
+GV tổ chức cho HS làm TN.
+YC HS chuẩn bị chai ,cốc,hộp,lọ bằng thuỷ tinh ,nước,tấm kính,khay đựng nước.
+YC các nhóm cử một HS đọc phần TN 1,2 SGK 1 HS thực hiện,1 HS khác QS và trả lời câu hỏi.
-Nước có hình dạng gì ?
-Nước chảy ntn?
+GV nhận xét,KL: Nước không có hình dạng nhất định
 HĐ2: Tìm hiểu tính chất khác của nước (11’)
+Tồ chức cho HS thảo luận cả lớp.
+GV tổ chức cho HS làm TN 3+4 SGK.
-Sau khi làm TN em có nhận xét gì ?
-YC 3 HS lên làm TN 4.
-Sau khi làm TN em có nhận xét gì ?
-Qua các TN trên nước còn có những T/C gì ?
+GV nhận xét, rút ra KL: Nước có thể thấm qua 1 số vạt và hoà tan 1 số chất.
+HS tiến hành làm TN theo nhóm.
+Các nhóm làm theo YC của GV.
+Nhóm làm TN nhanh nhất sẽ cử đại diện lên làm TN và trả lời câu hỏi.
+Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
+HS đọc HD SGK làm TN 3.
+4HS lên thực hành làm TN 3.
+Lớp theo dõi quan sát.
-Vải,bông,giáy là những vật thấm nước.
+4HS lên thực hành làm TN 4.
+Lớp theo dõi quan sát.
-Đường muối hoà tan trong nước.Cát không hoà tan trong nước.
+1 số HS nêu ý kiến .
+Lớp nhận xét,bổ sung.
C, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn : Ôn tập: Tiết 6
I, Mục tiêu: Giúp HS:
-Xác định được các tiếng trong đoạn văn theo mô hình âm tiết đã học.
-Tìm được từ đơn ,từ ghép,từ láy ,DT,ĐT,TT có trong các câu văn,đoạn văn.
II.Đồ dùng dạy học : -Bảng lớp viết sẵn đoạn văn .
 -Phiếu kẻ sẵn,bút dạ.
II, Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Giới thiệu bài :
* HĐ1: Làm việc cả lớp BT1(13’)
Bài 1:
+Cảnh đẹp của đất nước quan sát ở vị trí nào ?
+Những cảnh đẹp của đất nước hiện ra cho em biết điều gì về đất nước ta ?
HĐ2: Làm việc theo nhóm (10’)
 + Chia nhóm ,phát phiếu cho HS.
+YC các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu .
+GV nhận xét,KL phiếu đúng .
HĐ2: Làm việc cặp đôi BT3+4 (15’)
+GV ôn tập ,hệ thống hoá kiến thức đã học về từ đơn,từ ghép ,từ láy cho HS thông qua các câu hỏi.
-Thế nào là từ đơn?Cho VD
-Thế nào là từ ghép?Cho VD
-Thế nào là từ láy?Cho VD
+YC HS thảo luận cặp đôi tìm từ .
+Gọi đại diện HS lên bảng viết các từ mình vừa tìm được .
+HD HS nhận xét ,bổ sung những từ còn thiếu (nếu có )
+2 HS đọc đoạn văn -Lớp đọc thầm .
-Cảnh đẹp của đất nước quan sát từ trên cao xuống.
-Cho thấy đất nước ta rất thanh bình,đẹp,hiền hoà.
+2 HS đọc YC-Lớp đọc thầm .
+Chia nhóm (4 nhóm).
+Tiến hành thảo luận nhóm bàn .hoàn thành phiếu.
+Đại diện các nhóm lên bảng dán phiếu và trình bày KQ.
+Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
+HS ôn tập ,hệ thống hoá kiến thức đã học về từ đơn,từ ghép ,từ láy thông qua việc trả lời các câu hỏi.
+HS nối tiếp nhau trả lời .
+Lớp nhận xét,bổ sung.
+2 HS ngồi cùng bàn trao đổi,thảo luận tìm từ vào giấy nháp.
+Đại diện 3 nhóm lên bảng viết ,mỗi HS viết một loại từ.
Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
3, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
 Kĩ thuật : Khâu viền đường gấp mép vải bằng 
mũi khâu đột
I. Mục tiêu:	Giúp học sinh:
- Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột .
- Khâu được hai mép vải bằng mũi khâu đột .
- Giáo dục HS yêu thích lao động ,có ý thức an toàn lao động .
II. Đồ dùng dạy học:
GV :	kim , chỉ, vải khâu , mẫu khâu đột.
HS: kim ,chỉ,vải III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
A. Bài cũ: Kiểm tra sách vở, ĐDHT của HS
B. Bài mới: Giới thiệu và ghi đầu bài
*HĐ1: Hướng dẫn thao tácmẫu(8’):
- GV cho HS quan sát quy trình khâu viền gấp hai mép vải bằng mũi khâu đột.
- GV hớng dẫn cách thực hiện khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu đột ( theo các bước nh SGK)
* HĐ2: Hướng dẫn thực hành(20’) :
- Nêu lại quy trình khâu viền đường ghép hai mép vải bằng mũi khâu đột .
- T. nhận xét và nêu các bước khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu đột .
+ Bước 1 : Vạch dấu đường khâu .
+ Bước 2 : Khâu lược .
+ Bước 3 : khâu ghép hai mép vải bằng khâu đột .
- T. theo dõi hướng dẫn bổ sung .
*HĐ3: Đánh giá kết quả học tập(5’) 
- Y/C HS trưng bày sản phẩm cho cả lớp quan sát .
- Hướng dẫn đánh giá lẫn nhau .
- T. chấm , nhận xét bài của hs .
C. Củng cố, dặn dò- Nhận xét giờ học -- Dặn HS chuẩn .bị bài sau.
- Theo dõi, mở SGK
- HS quan sát theo nhóm và rút ra đặc điểm và cách thực hiện khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu đột.
- HS quan sát và nêu lại cách thực hiện.
- HS lên bảng thực hiện lại cách làm, lớp theo dõi nhận xét.
- HS nêu lại qui trình thực hiện.
- HS theo dõi sự hướng dẫn của GV và hình SGK .
HS theo dõi .
- HS lấy vật liệu ra thao tác .
- HS trưng bày sản phẩm và nhận xét lẫn nhau .
- HS đánh giá lẫn nhau .
Thứ 6 ngày 31 tháng 10 năm 2008
Toán : Tính chất giao hoán của phép nhân 
I. Mục tiêu:Giúp học sinh:
 - Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân
 - Vận dụng tính chất này để tính toán
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ kẻ sẵn bảng trong phần b SGK
III. Các hoạt động trên lớp :
1. KTBC: - Chữa bài3: Củng cố về khái niệm nhân với số có 1 chữ số.
2. Dạy bài mới:
*GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài dạy
HĐ1: So sánh giá trị của 2 biểu thức
- Tính và so sánh KQ:
 3 x 4 và 4 x 3
 2 x 6 và 6 x 2
HĐ2: Viết KQ vào ô trống
- Treo bảng phụ có các cột ghi giá trị của a, b, a x b và b x a.
HĐ3: Thực hành :
Bài1: 
+ Y/C HS nhắc lại nhận xét.
+ Y/C làm bài tập vào vở.
Bài 2: 
+Làm thế nào để thực hiện đợc bài này?
+ Y/C HS rhực hiện.
Bài 3: 
+ Cho biết: Trong 6 BT này có các BT có giá trị bằng nhau.
+ Hãy tìm các BT có giá trị nhau đó?
3/. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá giờ học
-Chuẩn bị bài sau.
- HS chữa bài.
+Lớp theo dõi, nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- HS nhận xét cách tính
+ Kết quả từng cặp bằng nhau
3 x 4 = 4x 3; 2x 6 = 6 x 2.
- 3 HS tính KQ của a x b và b x a với mỗi giá trị cho trước của a, b.
VD: a = 4, b = 8
a x b = 4 x 8 = 32 = 8 x 4 = b x a
+ Nhận xét: Vị trí của x, b trong 2 phép nhân thay đổi – tích không thay đổi
- 1 HS nêu tính chất giao hoán của phép nhân.
+ 2 HS làm bảng, HS khác làm vào vở.
-Dựa vào T/C giao hoán để tính các phép tính
 VD: 7 x 835 = 835 x 7
- HS không cần tính, chỉ nhẩm và so sánh các Tsố, vận dụng T/C giao hoán để rút ra KQ:
(3 + 2) x 10 278 = 5 x 10 278 =
= 10 278 x 5.
- Lớp theo dõi nhận xét .
Luyện từ và câu : 	Ôn tập (Tiết 7)
I. Mục tiêu:Giúp học sinh:
 - Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu 1 văn bản thuộc chủ điểm đã học
 - Kiểm tra về từ và câu( Gắn với những kiến thức đã học).
II. Đề bài và biểu điểm:
- Đọc bài: Quê hương( Tr.100-SGK) 	5 Đ
- Dựa vào nội dung bài đọc đó để trả lời tất cả các câu hỏi ở Tr.101, Tr.102- SGK.
+ Các câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 ( Mỗi câu đúng : 0.5 Đ)
 7, 8 ( Mỗi câu đúng : 1 Đ)
* Điểm đọc: 5 Đ 
	Tổng 10 Đ
* Điểm đọc hiểu: 5 Đ
III Thu bài- Dặn dò
Thứ bảy ngày 1 tháng 11 năm 2008
Tập làm văn : Ôn tập (tiết 8)
Đề thi chung theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo
1/ Chính tả : 5 (Điểm)
	Viết bài: Thợ rèn
2/ Tập làm văn ( 5 Điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T10 Lop 4 Theo chuan KTKN.doc