Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2006-2007 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2006-2007 (Chuẩn kiến thức)

I- Mục tiêu: Kiểm tra lấy điểm tập đọc và TĐTL, kết hợp kiểm tra, kĩ năng đọc-hiểu.

- Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc hệ thống, đọc một số điều cần ghi nhớ về nội dung nhân vật thuộc chủ điểm “ Thương người như thể thương thân”

II- Hoạt động dạy học:

1. Giới thiệu nội dung tiết học.

2. Kiểm tra tập đọc và tập đọc thuộc lòng( 1/3 số học sinh)

- Hình thức kiểm tra: GV ghi tên các bài tập đọc và tập đọc thuộc lòng ở chủ điểm “ Thương người như thể thương thân”

- Học sinh lần lượt lên bốc thăm- được xem lại bài khoảng 1- 2 phút và thực hiện yêu cầu kiểm tra: Đọc bài và trả lời câu hỏi ghi ở thăm

- GV nhận xét và cho điểm vào sổ.

3. Luyện tập:

- HS nêu yêu cầu của các bài tập.

- GV gợi ý hướng dẫn học sinh làm bài.

BT1: Yêu cầu HS nhớ lại tên bài tên tác giả nội dung chính của bài và các nhân vật có trong bài: ( Các bài tập đọc, tập đọc thuộc lòng thuộc chủ điểm : “Thương Người như thể thương thân”

 

doc 19 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 950Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2006-2007 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 :
Thứ hai ngày 13 tháng 11 năm 2006
Tập Đọc
ÔN Tập – kiểm tra ( tiết 1 )
I- Mục tiêu: Kiểm tra lấy điểm tập đọc và TĐTL, kết hợp kiểm tra, kĩ năng đọc-hiểu.
- Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc hệ thống, đọc một số điều cần ghi nhớ về nội dung nhân vật thuộc chủ điểm “ Thương người như thể thương thân”
II- Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu nội dung tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc và tập đọc thuộc lòng( 1/3 số học sinh)
- Hình thức kiểm tra: GV ghi tên các bài tập đọc và tập đọc thuộc lòng ở chủ điểm “ Thương người như thể thương thân”
- Học sinh lần lượt lên bốc thăm- được xem lại bài khoảng 1- 2 phút và thực hiện yêu cầu kiểm tra: Đọc bài và trả lời câu hỏi ghi ở thăm
- GV nhận xét và cho điểm vào sổ.
3. Luyện tập:
- HS nêu yêu cầu của các bài tập.
- GV gợi ý hướng dẫn học sinh làm bài.
BT1: Yêu cầu HS nhớ lại tên bài tên tác giả nội dung chính của bài và các nhân vật có trong bài: ( Các bài tập đọc, tập đọc thuộc lòng thuộc chủ điểm : “Thương Người như thể thương thân”
Tìm giọng đọc phù hợp với nội dung của bài và ghi vào vở( bài tập), học sinh làm bài- giáo viên theo dõi.
- Kiểm tra bài: Nhận xét bài giảng.
4. Củng cố dặn dò.
--------------000---------------
Chính tả
Ôn tập – kiểm tra ( Tiết 2 )
Bài viết: Lời hứa.
I. Mục tiêu: Hướng dẫn HS nghe và viết đúng chính tả bài “ Lời hứa”
- Hệ thống cho HS các quy tắc viết hoa tên riêng.
II. Hoạt động dạy- học
1. Giới thiệu bài viết.
2. Hướng dẫn HS nghe viết.
a. GV đọc bài: “ Lời hứa ” - giải nghĩa từ trung sỹ.
- Học sinh đọc thầm bài.
b. Hướng dẫn HS viết bài: GV nhắc nhở HS những tiếng dễ viết sai, cách viết các lời thoại ( với dấu hai chấm xuống dòng), gạch ngang đầu dòng, dấu hai chấm mở ngoặc kép, đóng ngoặc kép.
- GV đọc cho HS viết bài.
- Đọc cho HS khảo bài.
- Chấm bài một số em, nhận xét bổ sung.
3. Luyện tập:
- HS nêu yêu cầu bài tập1 ( VBT) - GV gợi ý HS làm bài.
Gọi HS nêu kết quả- GV nhận xét bổ sung.
- Gợi ý- HS làm bài tập 2- Gọi HS nêu kết quả- GV nhận xét chữa bài.
4. Củng cố bài- nhận xét.
Dặn dò.
--------------000---------------
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về: - nhận biết góc tù, góc nhọn,góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
- Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
II. Chuẩn bị thước kẻ, eke.
III. Hoạt động dạy- học.
1. Kiểm tra bài cũ: gọi học sinh lên bảng mỗi em vẽ: góc vuông, góc nhọn, góc bẹt, góc tù.
 - So sánh các góc qua hình dạng.
2. Bài mới
Hoạt động1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Học sinh nêu yêu cầu các bài tập ( vỡ BT)
- GV giải thích rõ yêu cầu của từng bài.
- Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập.
- GV theo dõi, kèm cặp những em yếu.
- Hoạt động 3: Chấm, chữa bài: củng cố hệ thống kiến thức qua các bài tập.
Bài 1: HS nêu được các góc có trong hình tam giác, hình tứ giác.
Bài 2: HS giải thích được: vì sao AH không phải là đường cao của tam giác và vì sao AB là đường cao của tam giác.
Bài 4: Học sinh vẽ được hình chữ nhật ( SGK), nêu tên các hình.
- Xác định trung điểm M của AD là xác định DM = MA= 2cm. Xác định trung điểm N của BC là CN= NB= 2cm.
- Các đường thẳng: AB, MN và CD song song với nhau.
3- Củng cố- nhận xét.
Dặn dò.
--------------000---------------
Khoa học
 Ôn tập: Con người và sức khoẻ (tiết 2)
I. Mục tiêu: Tiếp tục củng cố cho HS các kiến thức về con người và sức khoẻ qua các hình thức hoạt động ( trò chơi).
- HS biết áp dụng những kiến thức đó vào cuộc sống hằng ngày.
II. Hoạt động dạy - học.
1. GV nêu yêu cầu nội dung tiết học.
2. Hướng dẫn HS ôn tập.
Hoạt động 1: tổ chức trò chơi: “ Chơi theo đồng đội ”.
 - Hình thức tổ chức: GV chia lớp làm 6 nhóm ( theo 3 dãy).
- Cử 3 em làm ban giám khảo: Theo dõi và ghi lại các câu trả lời của các nhóm.
- GV phổ biến cách chơi: HS nghe câu hỏi sẽ lắc chuông.
- Đội nào có tín hiệu trước được trả lời trước.
- GV tuỳ vào mức độ trả lời của HS mà tính điểm.
Lưu ý: HS đều có quyền được trả lời - GV có thể chỉ định
- Tổng kết điểm cho mỗi nhóm.
Hoạt động 2: Tổ chức tò chơi: “ Chọn thức ăn hợp lý ”.
- Hướng dẫn cách chơi: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. HS sử dụng tranh, ảnh, mô hình và thức ăn có thể mang đến để trình bày một bữa ăn ngon và bổ.
- Các nhóm trình bày bữa ăn của nhóm mình- các nhóm khác nhận xét.
- GV cho cả lớp thảo luận: Làm thế nào để có bữa ăn ngon và bổ ( đủ chất dinh dưỡng).
3. Củng cố bài: Học sinh nêu lại 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lý.
 Nhận xét tiết học.Dặn dò.
--------------000---------------
Buổi chiều :
Luyện tiếng Việt
`chữa bài kiểm tra giữa kì I
I. Mục tiêu
- Để HS biết được ưu điểm –khuyết điểm của bài kiểm tra.
- Biết được các dạng bài tập trong một bài kiểm tra.
II. Hoạt động dạy - học.
1. Nhận xét ưu điểm .
Nhiều em làm bài tốt, trình bày đẹp: Kim Anh, Mỹ Tâm, Thuý, Thảo, Trương Thị Hoài Thương.
2.Về khuyết điểm:
Một số em không đọc kỹ đề bài dẫn đến làm lạc đề như :Trường Sơn, làm bài sơ sài: Huynh, Đức, Nga, An.
3. Chữa bài .
Chú ý bài HS hay sai 
BT2:Tìm và viết vào chỗ trống các từ 
a. Chứa tiếng bắt đầu x hoặc s có nghĩa sau: Xả thân. 
b. Từ trái nghĩa với từ : Trung thực là xảo quyệt, xảo trá. 
BT6: Em hiểu nghĩa các thành ngữ, tục ngữ: Máu chảy ruột mềm; Nghĩa là người này gặp nạn thì người thân cũng cảm thấy đau lòng. 
 “ Nhường cơm sẻ áo ” nghĩa là thương yêu, giúp đỡ, chia sẻ cho nhau khi gặp hoạn nạn khó khăn.
3. Củng cố - nhận xét – dặn dò.
--------------000---------------
Luyện toán
Chữa, trả bài kiểm tra giữa kỳ I
I.Mục tiêu : Để HS biết được ưu điểm, khuyết điểm của bài kiểm tra 
Chữa một số bài tập HS còn hay sai.
II. Hoạt động dạy - học.
1. GV nhận xét chung về bài kiểm tra
2. HD chữa bài
Chú ý những bài hay sai.
BT4 : Tính giá trị biểu thức
a. 3257 + 4659 - 1300.
- 1300 
 6616.
BT6: Bài toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu
Tuổi của mẹ là : ( 50 + 26 ) : 2 = 38 ( tuổi )
Tuổi của con là : 38 - 26 = 12 ( tuổi )
Đáp số : Tuổi mẹ 38; Tuổi con 12.
Cho HS chữa bài vào vở luyện toán.
3. Củng cố - nhận xét – dặn dò.
--------------000---------------
Hướng dẫn tự học
Thi chữ viết giữa kỳ I
Bài viết thư gửi mẹ
I. Mục tiêu : 
- Giúp HS viết đúng các từ : Thợ rèn, dòng dõi, nhễ nhại.
- HS trình bày đúng, đẹp, đúng tốc độ.
II. Hoạt động dạy - học.
1. Tìm hiểu đoạn cần luyện viết ( Từ mẹ Cương...khi đốt cây bông.)
- Gọi HS đọc đoạn cần luyện viết.
2. HD viết tiếng khó : Thợ rèn, dòng dõi, nhễ nhại.
3. Gv đọc bài, HS chép bài vào bài kiểm tra.
4. GV thu bài, chấm, nộp trường.
--------------000---------------
Thứ ba ngày 14 tháng 11 năm 2006
Thể dục
Động tác phối hợp của bài thể dục phát triển chung : trò chơi “ con cóc là cậu ông trời "
I. Mục tiêu: HS ôn tập 4 động tác của bài TD phát triển chung đã học
- Học động tác phối hợp của bài TD phát triển chung
- Tổ chức trò chơi “ Con cóc là cậu ông trời”
II. Hoạt động dạy hoc
1. Phần mở đầu
- HS ra sân, GV nêu Y/c nội dung tiết học
- Khởi động các khớp tay chân
2. Phần cơ bản 
a. Ôn 4 động tác của bài TD phát triển chung đã học.
- Gọi một số HS khá lên thực hiện các động tác một lần, lớp quan sát
- GV hô, cả lớp tập
b. Học động tác phối hợp
- GV treo tranh lên bảng: Giải thích từng nhịp của động tác.
- GV làm mẫu ( vừa làm vừa nêu động tác của từng nhịp )
- GV và HS cùng làm ( GV hô chậm - HS làm theo từng nhịp )
- GV hô - HS tập. GV quan sát sửa sai.
- Lớp trưởng hô - GV theo dõi sữa sai cho từng em
c. Tổ chức trò chơi “ Con cóc là cậu ông trời ”
3. Phần kết thúc 
	Hệ thống nội dung tiết học
	Nhận xét dặn dò.
--------------000---------------
Toán
luyện tập chung
I. Mục tiêu : Ôn tập củng cố cho HS về :
- Cách thực hiện phép cộng, phép trừ, các số có 6 chữ số. áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện.
- HS nắm chắc về đặc điểm của hình vuông, hình chữ nhật. Biết tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
II- Hoạt động dạy hoc
1. Kiểm tra: HS nhắc lại đặc điểm của hình chữ nhật, hình vuông. Cách tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật.
2. HĐ luyện tập
	a. Y/c HS làm BT vào vỡ BT 
- HĐ HS làm bài
- HS nêu Y/c của các BT, GV giải thích rõ Y/c của từng bài.
- HS làm bài - GV theo dõi HĐ
b. Chấm chữ bài
Bài 2: Lưu ý HS quan sát các số hạng để kết hợp bằng cách thuận tiện nhất.
Bài 4: GV nêu cho HS rõ : Nửa chu vi tức là tổng của một chiều dài và một chiều rộng.
Bài 5: Y/c HS quan sát hình vẽ và nghiên cứu kỹ. Nhớ lại đặc điểm của 2 đường thẳng và góc để nêu được. 
a. BH vuông góc với các cạnh : CD, GE, BH, MN, HI.
b. Chu vi của hình tạo bởi 3 hình vuông đó là : 
- GV chỉ lên hình để HS thấy: 20 x4 + 10 x2 + 20 x5 = 200 (cm)
( Lưu ý HS : Đoạn CQ và đoạn MN chỉ tính 1 lần)
3. Củng cố bài : HS nhắc lại nội dung chính vừa ôn tập.
--------------000---------------	 
Luyện từ và câu
Ôn tập - kiểm tra ( tiết 3 )
I. Mục tiêu: Tiếp tục kiểm tra kĩ năng đọc và tập đọc thuộc lòng 1/3 lớp lấy điểm.
- Học sinh đọc trôi chảy, diễn cảm các bài tập đọc và tập đọc thuộc lòng thuộc chủ đề “Măng mọc thẳng”
- Hệ thống hoá được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật, giọng đọc của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ đề “Măng mọc thẳng”
II. Hoạt động trên lớp:
1. GV nêu yếu cầu nội dung tiết học.
2.Kiểm tra kĩ năng đọc và tập đọc thuộc lòng( 1/3 lớp).
- HS tiếp tục lên bốc thăm và đọc bài tập đọc ( tập đọc thuộc lòng), trả lời câu hỏi ghi ở thăm- GV nhận xét- ghi điểm.
3. Luyện tập:
- HĐ Học sinh làm bài tập ( vở bài tập)- GV giải thích rõ yêu cầu nội dung của từng bài.
	BT2: HS đọc Y/c đề bài, GV lưu ý HS hiểu: tìm các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm : “ Măng mọc thẳng”:( HS lược từng tuần.
Tuần 4: Một người chính trực; Tuần 5 : Những hạt thóc giống; Tuần 6: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca...
- HS đọc thầm các truyện trên - suy nghĩ, thảo luận nhóm đôi, làm bài vào vỡ
- HS nêu kết quả theo từng nội dung, GV nhận xét, bổ sung và kết luận ( SGV)
- GV mời một số HS thi đọc diễn cảm một đoạn văn, minh hoạ giọng đọc phù hợp với nội dung bài ( vừa nêu trong bài tập )
4. Củng cố bài, nhận xét - dặn dò.
--------------000---------------
Lịch sử 
 cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược lần thứ nhất ( 981)
I. Mục tiêu: HS biết:
- Lê Hoàn lên ngôi Vua là phù hợp với Y/c của đất nước và hợp lòng dân;
- Kể lại được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược - ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến.
II- Hoạt động dạy học
1. ... n ( SGK).
3. Củng cố bài, nhận xét-dặn dò
--------------000---------------
Toán
Nhân với số có 1 chữ số
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Biết cách thực hiện phép nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số.
	- Biết thực hành tính nhân.
II. Hoạt động dạy, học
1. Giới thiệu nôi dung tiết học
2. Bài mới
HĐ1: Hướng dẫn nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số (trường hợp không nhớ).
	- Giáo viên ghi bảng phép tính: 41324 x 2 = ?
	+ Gọi 1 học sinh lên bảng đặt tính và tính. Các học sinh khác làm vào giấy nháp.
	- Học sinh nhận xét kết quả của bạn làm ở bảng - Kiểm tra bài nháp của học sinh
	+ Giáo viên củng cố lại các bước thực hiện (như SGK) 
	- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính (lưu ý học sinh phải tính trên không nhớ)
HĐ2: Hướng dẫn học sinh nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số (trường hợp có nhớ).
	- Giáo viên nêu phép tính ghi bảng: 136204 x 4 = ?
	+ Gọi 1 học sinh lên bảng tính. Cả lớp làm vào giấy nháp
	- Học sinh đối chiếu kết quả với bài làm ở bảng
	+ Giáo viên củng cố lại cách tính (như SGK)
HĐ3: Luyện tập
	- Hướng dẫn học sinh làm bài tập (vở bài tập)
	- Gọi học sinh nêu yêu cầu của từng bài tập - Giáo viên giải thích rõ yêu cầu nội dung từng bài.
	- Học sinh làm bài vào vở - Giáo viên theo dõi, hướng dẫn.
HĐ4: Chấm, chữa bài.
3. Củng cố - nhận xét - dặn dò
--------------000---------------
Luyện từ và câu
Ôn tập - kiểm tra ( tiết 7 )
I. Mục tiêu: Tiếp tục luyện tập củng cố cho học sinh các kiến thức và kỹ năng nhận biết mô hình cấu tạo của tiếng. Nhận biết từ đơn, từ láy, từ ghép bằng đoan văn. ( thông qua các bài tập (SGK + VBT).
II. Hoạt động dạy, học
1. Giới thiệu nội dung tiết học
2. Hướng dẫn học sinh ôn tập
a. Bài tập 1,2
* Học sinh đọc đoạn văn (SGK): 1 học sinh đọc to, cả lớp đọc hiểu
	- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2
	- Học sinh thảo luận nhóm đôi - Tìm tiếng ứng với mô hình.
	+ Học sinh nêu kết quả. Lớp nhận xét, giáo viên bổ sung (SGV)
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3
* Học sinh nhắc lại khái niệm về từ đơn, từ láy, từ ghép.
* Học sinh thảo luận nhóm đôi: Tìm trong đoạn văn 3 từ đơn, 3 từ láy, 3 từ ghép.
	- Học sinh nêu kết quả - giáo viên nhận xét, bổ sung (SGV)
c. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 4
	- Học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
	Yêu cầu học sinh nhắc lại: Thế nào là danh từ ? Thế nào là động từ?
+ HS suy nghĩ : Tìm danh từ, động từ có trong đoạn văn.
- Gọi HS nêu kết quả- Gv nhận xét bổ sung => kết luận ( SGV)
3. Củng cố, nhận xét, dặn dò.
--------------000--------------
Khoa học
Nước có tính chất gì
I. Mục tiêu : HS có khả năng phát hiện ra một số tính chất của nước bằng cách :
- Sử dụng các giác quan để phát hiện ra màu, mùi vị của nước.
- Làm thí nghiệm để chứng minh : Nước không có hình dạng nhất định chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.
II. Đồ dùng : Hình ( SGK).
Chuẩn bị : 1 cốc nước, 1 cốc sữa, 3 cốc để không, 1 chai và một số vật ( đường, sữa, muối, vải, giấy thấm, ni lông ), 1 khay đựng 1 tấm kính 10 x 25cm.
III. Hoạt động dạy - học.
1. Giới thiệu nội dung chương trình học và bài học.
2. Bài mới 
HĐ1: Phát hiện, màu, mùi, vị của nước.
- Gv chuẩn bị 1 cốc nước, 1 cốc sữa bỏ vào cái khay.
- HS quan sát vật thực, quan sát hình ( SGK).
- ? cốc nào là cốc nước ? vì sao em biết ? 
- Gọi một số HS lên ngửi cốc nước và cốc sữa? cho nhận xét.
- Nước có mùi gì ? 
- Gọi một số HS lên nếm cốc nước ? nếm cốc sữa ? nhận xét : nước có vị gì ? sữa có vị gì ?
=> Nước có màu sắc mùi vị như thế nào ? ( GV ghi bảng ý 1 ).
HĐ2: Phát hiện hình dạng của nước
- GV đổ nước vào cốc, ca, chai, thau: quan sát hình ( SGK).
- HS quan sát nhận xét.
? Nước có hình dạng như thế nào? => Rút ra kết luận ý 2.
HĐ3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào ? Gv làm mẫu : đặt nghiêng tấm kính đổ một ít nước lên tấm kính ( đổ trên xuống ).
Nước chảy xuống khay.
=> HS nhận xét : ? Nước chảy như thế nào?
=> Rút ra kết luận : ý 3.
HĐ4: Tìm hiểu tính thấm và không thấm của nước đối với 1 số vật.
- Gv nhúng một số vật vào nước : Vải, giấy thấm, giấy ...
- Đổ nước vào túi ni lông ( xem nước có chảy qua không )
=> Rút ra kết luận : ý 4.
- Nêu ứng dụng : Những vật nước không thấm qua để che chắn, hứng, đậy.
- NHững vật thấm qua dùng để lọc nước đục.
HĐ5: Sự hoà tan và không hoà tan của nước.
- GV bỏ vào cốc : ( 1 cốc 3 thìa đường, 1 cốc 3 thìa muối, 1 cốc 1 nắm sỏi nhỏ ) khuấy đều.
- HS quan sát nhận xét : ? Vật nào hoà tan? vật nào không hoà tan. => Rút ra kết luận : ý 5.
HĐ6 : Tổng hợp rút ra bài học về các tính chất của nước ( SGK).- Gọi HS đọc lại nhiều lần.
3. Củng cố - nhận xét - dặn dò .
-------------ooo--------------
Luyện tiếng Việt
Luyện tập động từ
I. Mục tiêu : Củng cố lại kiến thức về động từ.
- Tìm được động từ trong câu văn, đoạn văn.
- Dùng động từ hay có ný nghĩa khi nói hoặc viết
II. Hoạt động dạy - học.
1. Củng cố kiến thức
? Động từ là những từ chỉ gì?
2. HD HS luyện tập
BT1: Xác định những động từ trong đoạn văn sau:
	Mặt trời nhô dần lên cao. ánh nắng mỗi lúc một gay gắt. Dọc theo những con đường mới đắp, vượt qua chiếc cầu gỗ bắc qua con suối, từng tốp nam nữ thanh niên thoăn thoắt gánh lúa về sân phơi. Tiếng cười giòn tan vọng vào vách đá.
	Đáp án đúng : Nhô, dần, lên, vượt, bắc, gánh, về, cười, vọng, vào.
BT2: Đặt một câu với động từ nhô.
VD : Mầm cây bắt đầu nhô lên khỏi mặt đất.
3. GV theo dõi HS làm bài - chấm chữa bài.
4. Củng cố - nhận xét - dặn dò .
-------------ooo--------------
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Luyện tập múa hát chào mừng ngày 20-11 ( Do tổng phụ trách Đội điều hành )
-------------ooo--------------
Thứ sáu ngày 17 tháng 11 năm 2006
Tập làm văn
ôn tập
I. Mục tiêu: HD HS thực hành làm bài kiểm tra ( Theo đề bài ở SGK) vào vở.
- Kiểm tra củng cố về cách viết chính tả và làm bài văn viết thư.
II. Hoạt động dạy học:
1. GV nêu Y/c nội dung tiết
2. HD thực hiện
HD 1: ( Nghe, viết) chính tả.
- GV đọc lại bài : “ Chiều trên quê hương ”
? “ Chiều trên quê hương” có những nét đẹp và đáng yêu?
- HD HS viết chính tả.
- GV đọc- HS nghe và viết bài- HS khảo lại bài.
HĐ2: HD HS làm bài tập làm văn: ( theo đề bài vỡ BT).
- HS nhắc lại cách viết một bức thư ( theo từng phần).
- GV gợi ý và gạch dưới những từ quan trọng.
- HS thực hành làm bài- GV theo dõi.
HĐ3: GV thu bài về nhà chấm ( Bảng điểm : Bài chính tả 4 đ; Bài TLvăn 6đ)
3. Củng cố, nhận xét, dặn dò.
--------------000--------------
Toán
Tính chất giao hoán của phép nhân
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân.
- Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Gọi 1 HS lên bảng chữa BT4 ( SGK).
2. Bài mới 
HĐ1: Hình thành kiến thức:
a. HS nêu kết quả một số bài toán:
3 x 4 và 4 x 3	HS nhận xét : các 
2 x 6 và 6 x 2 	Vị trí của các thừa số trong từng BT
7 x 5 và 5 x 7	Tích của các Biểu thức.
b. HS tính kết quả.
- Cho a = 8, b = 4	Tính giá trị biểu thức a x b
 a = 5, b = 9	 b x a.
- HS so sánh kết quả của a x b và b x a và rút ra kết quả biểu thức bằng chữ :
 a x b = b x a.
- HS quan sát bài tập, kết quả BT1 và BT2 ( về vị trí và kết quả ) => Rút ra tính chất ( SGK). HS nhắc lại nhiều lần.
HĐ2: Luyện tập.
- Gọi Hs đọc các BT ( Vở BT).
- GV gợi ý và nhấn mạnh Y/c của từng bài.
Bài 1, 2: Vận dụng tính chất giao hoán để viết số và tính.
Bài 3 : HS nhận biết rõ các hình vẽ đó là hình chữ nhật, tính các hình chữ nhật.
Bài 4: Có 3 họ, 4 tên ta có thể ghép được: 3 x 4 = 12 ( Họ và tên).
HĐ3: Kiểm tra, chữa bài.
3. Củng cố, nhận xét, dặn dò.
--------------000--------------
Sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt lớp
1. GV đánh giá nhận xét tình hình tuần qua
a. Về học tập : Có tiến bộ hơn, không còn hiện tượng bỏ trống bài song một số em vẫn chưa học bài cũ, chưa tự giác học ( Trường Sơn, Đức).
b. Về nề nếp : Có tiến bộ song vẫn còn có sinh hoạt tự do trong lớp ( Thắng, Đạt, Đức , Hải , Trường Sơn ).
c. Về trực nhật : Biết lo lắng, kết quả tốt hơn.
2. Kế hoạch tuần tới : Giữ vững nề nếp, khắc phục tồn tại. Tăng cường kiểm tra bài tập về nhà.
-------------ooo--------------
Buổi chiều : 
Luyện toán 
Tính chất giao hoán của phép nhân
I. Mục tiêu : 
- Củng cố cho HS các kiến thức cơ bản về tính chất giao hoán của phép nhân.
- HS vận dụng các kỷ năng vào la,f tính và giải toán.
II. Hoạt động dạy - học.
1. GV nêu nội dung tiết luyện tập.
2. HD luyện tập
HĐ1: Củng cố kiến thức cơ bản.
- HS nêu tính chất giao hoán của phép nhân : Viết biểu thức tổng quát bằng chữ về tính chất đó :
	a x b = b x a.
HĐ2: Luyện tập :
Cho HS làm bài tập 3 - 4 ( SGK trang 58 ).
Bài tập luyện tập thêm :
1. Tính :	15 x 2 x 10	50 x 2 x 10.
	24 x 4 x 15	80 x 2 x 20.
2. Có 9 phòng học. Mỗi phòng phải lắp 4 bóng đèn. Mỗi bóng đèn giá 3000đồng. Hỏi tất cả lắp hết bao tiền bóng điện.
HD giải bài 2 : 
	9 phòng có số bóng điện là :
	9 x 4 = 36 ( bóng )
	9 phòng lắp hết số tiền bóng điện là :
	36 x 3000 = 108000 ( đồng )
	Đáp số : 108000đồng.
- HS làm bài - Gv theo dõi.
III. Củng cố - nhận xét - dặn dò .
-------------ooo--------------
Hướng dẫn tự học
Hoàn thành bài tập tiến Việt ( Tiết 8 )
I. Mục tiêu :
- HD HS thực hành làm bài kiểm tra. Đề bài ở ( SGK).
- Kiểm tra củng cố về cách viết chính tả và làm bài văn viết thư.
II. Hoạt động dạy - học.
1. Gv nêu nội dung tiết học
2. Tiếp tục hoàn thành bài tập làm văn.
Đề bài : Viết một bức thư ngắn ( khoảng 10 dòng ) cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em.
HS nhắc lại cách viết một bức thư theo từng phần.
Gv gợi ý gạch dưới những từ quan trọng
HS thực hành làm bài - Gv theo dõi.
Gv chấm, chữa bài.
III. Củng cố - nhận xét - dặn dò .
-------------ooo--------------
Luyện thể dục
Luyện tập tuần 10 ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu : Ôn luyện cho HS 5 động tác của bài thể dục phát triển chung. Tổ chức trò chơi " Kéo co ".
- Y/c HS thực hiện đúng, đẹp, nghiêm túc trong giờ học.
II. Chuẩn bị : Dây thừng 10 mét, còi.
III. Hoạt động dạy - học.
HĐ1: Ôn luyện cả lớp
- Gv điều khiển cả lớp tập.
- Gv theo dõi, sửa sai từng động tác.
HĐ2: Luyện tập theo tổ :
- Tổ trưởng điều khiển các bạn tập.
- Gv quan sát chung và sửa sai cho từng em.
HĐ3: Thi đua biểu diễn giữa các tổ.
HĐ4: Tổ chức trò chơi : " Kéo co ".
GV chia lớp thành 2 nhóm. Thi nhau kéo co- Gv động viên cổ vũ
IV. Củng cố - nhận xét - dặn dò .
-------------ooo--------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 10(4).doc