Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2009-2010 - Lê Thị Thúy Linh

Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2009-2010 - Lê Thị Thúy Linh

1.Bài cũ: Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.

+Thế nào là tiết kiệm thời giờ?

+Nêu những việc làm của em thể hiện việc tiết kiệm thời giờ?

-Nhận xét đánh giá.

2.Bài mới: Giới thiệu bài.

+Hoạt động 1: Làm việc cá nhân

(Bài tập 1., SGK)

-Cho HS làm bài cá nhân.

-Gọi hs trình bày.

KL: các việc làm (a), (c), (d) là tiết kiệm thời giờ.

(b), (d),( e) không phải là tiết kiệm thời giờ.

+Hoạt động 2. Bài tập 4: Tổ chức thảo luận theo nhóm đôi về việc bản thân sử dụng thời giờ như thế nào? và dự kiến thời gian biểu của mình.

-Mời một số em trình bày.

-Nhận xét, khen ngợi những em đã biết tiết kiệm thời giờ và xây dựng thời gian biểu hợp lý.

+Hoạt động 3. Cho HS trình bày, giới thiệu tranh vẽ, tư liệu đã sưu tầm về chủ đề tiết kiệm thời giờ.

 

doc 75 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1043Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2009-2010 - Lê Thị Thúy Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Ngày soạn 17 tháng 10 năm 2009
Ngày dạy thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009
ĐẠO ĐỨC ( tiết 10 )
Tiết kiệm thời giờ (tt)
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết được ích lợi của tiết kiệm thời giờ.( Biết vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ)
 Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lí.( Sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt hằng ngày một cách hợp lí)
-Biết quý trong và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm. 
I.Chuẩn bị.: GV, HS sưu tầm truyện về tiết kiệm thời gian.
III.Các hoạt động dạy – học.
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ: Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
+Thế nào là tiết kiệm thời giờ? 
+Nêu những việc làm của em thể hiện việc tiết kiệm thời giờ?
-Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
+Hoạt động 1: Làm việc cá nhân 
(Bài tập 1., SGK)
-Cho HS làm bài cá nhân.
-Gọi hs trình bày.
KL: các việc làm (a), (c), (d) là tiết kiệm thời giờ.
(b), (d),( e) không phải là tiết kiệm thời giờ.
+Hoạt động 2. Bài tập 4: Tổ chức thảo luận theo nhóm đôi về việc bản thân sử dụng thời giờ như thế nào? và dự kiến thời gian biểu của mình.
-Mời một số em trình bày.
-Nhận xét, khen ngợi những em đã biết tiết kiệm thời giờ và xây dựng thời gian biểu hợp lý.
+Hoạt động 3. Cho HS trình bày, giới thiệu tranh vẽ, tư liệu đã sưu tầm về chủ đề tiết kiệm thời giờ.
-Nhận xét, khen ngợi HS chuẩn bị tốt.
-Nhận xét, kết luận:
*Thời giờ là thứ quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm.
*Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí, có hiệu quả.
3.Củng cố-Dặn dò: Em đã thực hiện tốt việc tiết kiệm thời giờ chưa ? Nếu chưa thì em cần làm như thế nào tiết kiệm thời giờ 
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS lập thời gian biểu cho bản thân và thực hiện tốt.
-2HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV.
Bài tập 1.
-1HS đọc yêu cầu bài tập 1.
-Tự làm bài tập cá nhân.
-HS trình bày và trao đổi trước lớp.
-Nhận xét bổ sung.
Bài 4.
-Từng cặp thảo luận theo yêu cầu.
-Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Trưng bày tư liệu, tranh vẽ về sử dụng và tiết kiệm thời giờ thảo luận về các tư liệu đó.
-Đại diện một số nhóm giới thiệu cho cả lớp về tư liệu của nhóm mình.
(HS có thể kể chuyện về gương hoặc những việc làm tiết kiệm thời giờ )
-Nghe
-Liên hệ bản thân và phát biểu.
TUẦN 10 Ngày soạn: Ngày 16 tháng 10 năm 2010 
 Ngày dạy: Thứ hai ngày18 tháng 10 năm 2010 
 MÔN: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 Tiết 19 BÀI : CHÀO CỜ + SINH HOẠT VUI CHƠI
 MÔN:TẬP ĐỌC 
Tiết 19 BÀI :ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 1 +2)
I.Mục tiêu:- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI( khoảng 75 tiếng/ 1 phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Hiểu nội dung chính từng đoạn , nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. 
-Nghe –viết đúng chính tả bài Lời hứa( tốc độ viết khoảng 75 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép.
- Nắm được quy tắc tên người, tên địa lí Việt Nam và nước ngoài; bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết.
- Có ý thức trình bày bài sạch sẽ, rõ ràng.
II.Đồ dùng dạy- học. Phiếu thăm ghi tên các bài tập đọc.
III.Các hoạt động dạy – học 
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ: Gọi HS đọc bài Điều ước của vua Mi-đát
-Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Ôân luyện đọc và học thuộc lòng.
-Gọi từng HS lên bốc thăm đọc một hoặc hai đoạn (khoảng 100 chữ ) trong các bài sau:
1.Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. (T 4 )
2.Người ăn xin. (T30 )
3.Những hạt thóc giống. (T46 )
4.Nỗi dằn vặt của An-drây-ca ( T 55)
5.Đôi giày ba ta màu xanh (T81 )
Mỗi HS đọc xong trả lời một câu hỏi có nội dung trong đoạn vừa đọc.
-Nhận xét – ghi điểm.
Bài tập 2(tiết 1) Gọi HS đọc đề bài.
-Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Thương người như thể thương thân 
Bài tập 3.( tiết 1) Gọi HS nêu yêu cầu: Tìm trong bài tập đọc những đoạn văn có giọng đọc a) Tha thiết, trìu mến.
b)Thảm thiết.
c)Mạnh mẽ, răn đe.
-Tổ chức thi đọc diễn cảm.
-Nhận xét, khen những em đọc bài tốt.
Bài tập 1. (tiết 2 ) Nghe - viết.
-GV đọc bài một lượt.
-Cho HS viết một số từ ngữ dễ viết sai: bỗng, bụi, ngẩng đầu, giao 
-Đọc cho HS viết bài
-Đọc lại bài cho HS soát lỗi.
-Chấm 5-7 bài . Nhận xét chung bài viết.
Bài tập 2. Gọi 1 em đọc nội dung bài tập.
-Cho HS làm bài theo cặp:
a) Em bé được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả ?
b)Vì sao trời tối mà em không về ?
c)Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng để làm gì ?
d) Có thể đưa những bộ phận trong dấu ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng được không? Vì sao ?
-Nhận xét chốt ý.
Bài 3(tiết 2). Gọi HS đọc yêu cầu.
-Cho HS làm theo nhóm 4
Các loại tên riêng
Quy tắc viết
Ví dụ
Tên người, tên địa 
lí Việt Nam
Viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng tạo thành tên đó
Lê Thị Hoài
Bảo Lộc
Tên người, tên địa lí nước ngoài.
Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó, giữa các tiếng trong một bộ phận có dấu gạch nối.
-Một số tên được phiên âm theo âm Hán Việt viết giống tên Việt Nam.
Bra-xin
Lu -i Pa –xtơ
Ma-lai-xi-a
Bắc Kinh
Luân Đôn
-Mời các nhóm trình bày kết quả.
3.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét chung kết quả đọc của HS.
-Nhận xét tiết học.
2 em lên bảng đọc bài.
-Nghe yêu cầu.
-Lần lượt lên bốc thăm và chuẩn bị 
-Lên đọc bài và trả lời câu hỏi trong thăm.
Bài 2. 1HS đọc yêu cầu bài tập, trả lời miệng.
-Dế mèn bệnh vực kẻ yếu, phần 1-2.
-Người ăn xin.
Bài 3. 1 HS đọc yêu cầu SGK.
Đọc thầm tìm và phát biểu ý kiến.
-Nhận xét bổ sung.
-Thi đọc diễn cảm những đoạn văn vừa tìm theo yêu cầu.
( HS khá, giỏi: Viết đúng và tương đối đẹp( tốc độ trên 75 chữ/ 15 phút). Hiểu ND của bài)
Nghe
-HS viết bảng con.
-Nhận xét, sửa lỗi nếu có.
-Gấp sách, nghe - viết chính tả.
-Đổi vở, dùng bút chì soát lỗi.
Bài 2. 1HS đọc yêu cầu bài tập.
-Thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
*Em được giao nhiệm vụ gác kho đạn.
* Vì em đã hứa và giữ đúng lời hứa với 
các bạn.
* Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để ghi lời nói của em bé hoặc của bạn em bé.
*Không được. Vì đó là lời đối thoại do em bé thuật lại với người khách , không phải là lời đối thoại trực tiếp, do đó phải đặt trong dấu ngoặc kép để phân biệt với lời đối thoại của em bé với người khách.
Bài 3. 1 em đọc yêu cầu.
. Lớp làm theo nhóm và trình bày kết quả.
-Lớp nhận xét bổ sung.
 MÔN:TOÁN 
Tiết 46	BÀI :LUYỆN TẬP
I Mục tiêu : 
-Nhận biết góc nhọn, góc vuông ,góc tù, góc bẹt. Nhận biết đường cao của hình tam giác
-Vẽ được hình vuông , hình chữ nhật có độ dài cho trước. 
- Xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
II Chuẩn bị-Thước kẻ vạch chia xăng- ti-mét và ê ke
III.Các hoạt động dạy – học.
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ: Gọi HS lên bảng yêu cầu HS vẽ
hình vuông ABCD có cạnh dài 7 dm, tính chu vi diện tích của hình vuông ABCD.
-Nhận xét, chữa bài.
2.Bài mới: Giới thiệu bài:Luyện tập.
Bài 1/55. mời 1 em nêu yêu cầu.
-GV vẽ lên bảng 2 hình a,b trong bài tập yêu cầu HS ghi tên góc vuông, góc nhọn, góc tù,
Góc bẹt trong mỗi hình.
-Nhận xét, sửa bài.
Bài 2/56. Gọi hs nêu yêu cầu.
-Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và làm bảng con.
-Vì sao AB lại là đường cao của hình tam giác ABC?
-Vì sao AH không phải là đường cao của tam giác ABC ?
Bài 3/ 56. Gọi HS nêu yêu cầu.
-Nhắc HS vận dụng cách vẽ hình vuông ở tiết trước để vẽ.
-Gọi 1 em lên bảng.
-Yêu cầu hs nêu các bước vẽ.
Bài 4/56. Gọi HS đọc bài.
-Bài có những yêu cầu nào ?
-Cho HS làm bài vào vở.
-Muốn xác định trung điểm M của cạnh AD em làm thế nào ?
-Hướng dẫn nhận xét bài.
3.Củng cố, dặn dò: Gọi HS nhắc lại cách vẽ hình chữ nhật từ đoạn thẳng cho trước ?
-Tổng kết giờ học.
-Chuẩn bị bài : Luyện tập chung.
-1 HS lên bảng, lớp làm bài vào nháp.
-Nhận xét kết quả.
( HS khá giỏi: Bài 4b)
Bài 1/55. 1 em nêu yêu cầu.
-Quan sát hình và làm bài cá nhân.
-2 HS lên bảng làm bài HS cả lớp làm vở
a) Góc vuông đỉnh A, cạnh AB và AC
-Góc nhọn đỉnh B, cạnh AB và BC.
-Góc nhọn đỉnh C, cạnh AC và BC.
-Góc nhọn đỉnh B cạnh AB và BM.
-Góc tù đỉnh M cạnh BM và MC.
-Góc nhọn đỉnh M, cạnh AM và BM
b)Góc vuông đỉnh A, cạnh AB và AD.
-Góc vuông đỉnh B cạnh BC và BD.
-Góc nhọn đỉnh C, cạnh BC và CD.
-Góc tù đỉnh B cạnh AB và BC.
Bài 2. 1 em nêu yêu cầu.
-Làm bảng con. -Nhận xét kết quả.
-Vì AB là đường thẳng hạ từ đỉnh và vuông góc với cạnh đối diện (BC) của tam giác
-Vì AH không vuông góc với BC.
Bài 3. 1 em nêu yêu cầu.
-Làm vào vở, 2 em lên bảng.
 D C
3cm	
 A 3cm B
-HS nhận xét và nêu các bước vẽ.
Bài 4. 1 em đọc bài, lớp đọc thầm.
-Nêu yêu cầu.
-1 HS lên bảng vẽ HS cả lớp vẽ vào vở .
-Dùng thước thẳng có vạch chia xăng- ti –mét đặt vạch số 0 của thước trùng điểm A thước trùng với cạnh AD vì AD= 4cm nên AM=2cm , đán ... ều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
-Yêu thích sản phẩm mình làm được.
II Chuẩn bị.
- Một mảnh vải trắng hoặc màu 20cm x 20 cm.
- Chỉ, len khác màu vải.
- Kim khâu, kéo cắt vải,
III Các hoạt động dạy- học 
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
-Nhận xét chung.
2.Bài mới: Giới thiệu bài học.
+Hoạt động 1. Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
*Yêu cầu quan sát hình 1 , 2, 3,4 SGK và trả lời câu hỏi.
-Dựa vào hình1 và 2, em hãy nêu cách gấp mép vải ?
-Cho HS quan sát mẫu.
-Sau khi gấp mép vải thì ta làm gì ?
-Cho HS quan sát mẫu khâu hoàn chỉnh.
+Hoạt động 2.Hướng dẫn quy trình kĩ thuật.
-Cho HS đọc mục 3 SGK và nêu cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột?
-Nhận xét.
-Thao tác mẫu và hướng dẫn cho HS quan sát bằng len.
-Gọi một số em lên thực hiện trước lớp.
-Yêu cầu lớp nhận xét từng thao tác của bạn.
-Nhận xét, sửa sai cho HS
+Hoạt động 3: Kiểm tra vật liệu, dụng cụ của HS
-Cho HS thực hành vạch dấu và gấp mép vải.
-Theo dõi, hướng dẫn.
-Nhận xét kết quả của HS
3.Củng cố: Cho HS đọc ghi nhớ SGK / 25.
-Nhận xét tiết học.
4.Dặn dò: Ghi nhớ cách thực hiện.
-Chuẩn bị để giờ sau thực hành tiếp.
( HS khéo tay: Khâu viền được, không bị dúm và tương đối đều nhau)
+Quan sát, nhận xét.
Gấp mép vải:
-Vuốt thẳng mặt vải.
-Kẻ hai đường thẳng cách đều ở mặt vải 
(như hình 1 SGK)
-Gấp lần 1 theo đường dấu thứ nhất, miết kĩ rồi gấp lần 2 theo đường thứ hai.
+Đọc mục 3 và trình bày.
-Lật mặt vải, vạch đường ở mặt phải, cách mép gấp phía trên 17 mm.
-Khâu theo đường vạch dấu, lật vải và nút chỉ.
-Rút bỏ chỉ lược.
+Quan sát GV thao tác mẫu.
+2-3 em lên thực hành., lớp theo dõi, nhận xét.
-Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ.
-Thực hành vạch dấu và gấp mép vải( cá nhân )
-1 em đọc, lớp theo dõi.
.THỂ DỤC (tiết 20 )
 Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung.
Trò chơi :” Nhảy ô tiếp sức”.
I.Mục tiêu:
 Thực hiện được động tác vươn thở, tay chân, lưng- bụng và bước đầu biết cách thực hiện động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
 Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
Học động tác toàn thân: - Yêu cầu thuộc động tác, biết nhận ra được chỗ sai của động tác khi tập luyện.
 II. Địa điểm và phương tiện.
-Vệ sinh an toàn sân trường.
- Còi và kẻ sân chơi.
III. Nội dung và Phương pháp lên lớp.
Nội dung
Thời lượng
Cách tổ chức
A.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học.
-Chạy một vòng xung quanh sân.
-Xoay các khớp. Giậm chân tại chỗ hát và vỗ tay.
-Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh.
B. Cơ bản.
1)Bài thể dục phát triển chung.
- Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Cán sự hô cho cả lớp tập. 
- GV theo dõi sửa sai xen kẽ giữa các lần tập.
-Cho tập theo tổ.
-Tổ chức thi đua biểu diễn giữa các tổ.
3)Trò chơi vận động.
-Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức. 
-Nêu tên trò chơi và cách chơi.
Khi tổ chức chơi, quan sát nhắc nhở HS thực hiện đúng, quy định của trò chơi để đảm bảo an toàn.
C.Phần kết thúc.
-Hát và vỗ tay theo nhịp.
-Nhận xét đánh giá kết quả giờ học giao bài tập về nhà.
5-6’
18-22’
12-14’
3-4 lần
2-3 lần
1 lần
7-8’
4-5’
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´
´
´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
THỂ DỤC( tiết 19)
 Động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
 Trò chơi: “Con cóc là cậu ông trời”
I.Mục tiêu:
Thực hiện được động tác vươn thở, tay chân, lưng- bụng và bước đầu biết cách thực hiện động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
 Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
Học động tác toàn thân: - Yêu cầu thuộc động tác, biết nhận ra được chỗ sai của động tác khi tập luyện.
II. Địa điểm và phương tiện.
-Vệ sinh an toàn sân trường.
- Còi, phấn viết, các dụng cụ chơi trò chơi.
III. Nội dung và Phương pháp lên lớp.
Nội dung
Thời lượng
Cách tổ chức
A.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học.
-Đứng tại chỗ hát và vỗ tay.
-Khởi động: xoay các khớp.
-Kiểm tra bài cũ.
4HS lên thực hiện 4 động tác của bài thể dục phát triển chung đã học. 
B.Phần cơ bản.
1) Trò chơi vận động.
-Trò chơi: Con cóc là cậu ông trời
- Nêu tên trò chơi, nhắc lại luật chơi, vần điệu và thực hiện chơi.
2)Bài thể dục phát triển chung.
a) Ôn 4 động tác.
-Cho cả lớp tập lại 4 động tác đã học.
-Theo dõi, uốn nắn chỗ chưa đạt yêu cầu.
b) Học động tác toàn thân
-Nêu tên và làm mẫu động tác, nhấn mạnh ở những nhịp cần lưu ý.
-Sau đó tập chậm và phân tích.
- Cho cả lớp tập 
c)Luyện tập phối hợp 5 động tác.
-Tập phối hợp cả năm động tác.
+Lần 1: GV hô
+Lần 2: Cán sự vừa tập vừa hô cho cả lớp tập.
-Thi đua biểu diễn giữa các tổ.
-Nhận xét.
C.Phần kết thúc.
-Làm một số động tác thả lỏng.
-Đi thường và hát.
-Nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
5-6’
18-20’
5-7’
14-16’
3-4 lần
2 lần
3-4 lần
2 x 8 nhịp
3-4 lần
4-6’
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´
´
´
 ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
 Cb 1 2
 4
 ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
Ngày soạn 19 tháng 10 năm 2009
Ngày dạy thứ tư ngày 21 tháng 10 năm 2009
ÂM NHẠC (tiết 10 )
 Học hát : Bài Khăn quàng thắm mãi vai em
Nhạc và lời: Ngô Ngọc Báu
I. Mục tiêu :
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp với vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
 HS hát đúng giai điệu và lời ca , tập thể hiện tình cảm bài hát 
- Qua bài hát giáo dục HS vươn lên trong học tập , xứng đáng là mầm non của đất nước
II. Chuẩn bị : 
Giáo Viên : - Nhạc cụ , bảng phụ chép bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em
Học Sinh : - Nhạc cụ gõ ( thanh phách , trống nhỏ , mõ  ) , SGK âm nhạc 4 .
III.Hoạt động dạy - học
 Giáo Viên
 Nội Dung
1. Ổn định lớp :
- Kiểm tra sĩ số .
2. Kiểm tra bài cũ :
-Gọi HS trình bày bài hát : Trên ngựa ta phi nhanh.
-Cho HS đọc nhạc bài TĐN số 2.
3. Bài mới : Giới tiệu bài
Hoạt động 1. Tìm hiểu bài hát.
-Hát mẫu một lần.
-Bài hát của tác giả nào ? Giai điệu bài hát thề nào ?
Hoạt động 2. Tập hát.
-Cho HS luyện thanh
-Cho cả lớp đọc lời ca
-Hát mẫu và hướng dẫn HS hát từng câu , từng đoạn và hát toàn bài hát
-Cho cả lớp hát toàn bài 2-3 lần.
-Theo dõi, sửa sai.
Hoạt động 3. luyện tập
- Cho cả lớp hát 1-2 lần
 -Cho hát theo nhóm, dãy bàn.
Hoạt động 4. Hát kết hợp hoạt động
-Hát kết hợp gõ đệm
+ Hát kết hợp gõ đệm theo theo phách
 x x x x
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp
 x x x x x x
4. Củng cố : 
- Cả lớp hát lại bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em kết hợp gõ đệm theo phách
-Bài hát có nội dung thế nào ?
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò : 
- Về nhà ôn tập cho thuộc bài và chuẩn bị bài cho tiết sau .
( Biết gõ đệm theo nhịp theo phách)
- HS trình bày cá nhân, nhóm 2 bài TĐN số 2 và bài hát Trên ngựa ta phi nhanh .
- Bài hát do tác giả Ngô Ngọc Báu sáng tác , bài hát có tính chất nhịp nhàng , vui tươi , nhí nhảnh , hồn nhiên .
-Cả lớp luyện thanh khởi động giọng
-Đọc lời ca 
-Lần 2 đọc theo tiết tấu
-Tập hát từng câu.
-Hát cả bài.
-Cả lớp hát.
- Luyện tập bài hát theo nhóm , luyện tập cá nhân
+Tập hát kết hợp gõ đệm.
-Cả lớp hát 1 lân
-Nội dung : Nói lên niềm tự hào của thiếu niên khi được đeo trên vai chiếc khăn quàng đỏ.
TOÁN (Tiết 50 )
 Ôn tập
I.Mục tiêu : Ôn tập củng cố về vẽ hình chữ nhật, hình vuông, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Học sinh nắm vững cách vẽ, làm bài thành thạo.
- Biết trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy – học
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ: Nêu tính chất giao hoán của phép nhân ?
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
-Hướng dẫn luyện tập
Bài 1. Cho cả lớp làm vào vở :
Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 6 cm, chiều rộng 4 cm .
-Nhận xét bài.
-Yêu cầu 1 em nhắc lại cách vẽ.
Bài 2. Tính giá trị biểu thức :
a)45 x a -68 với a = 7
b)468 : 6 + b x 3 với b =24
Bài 3. Hai thửa ruộng thu hoạch được 5 tấn 4 tạ thóc. Thửa ruộng thứ nhất thu được ít hơn thửa thứ hai 6 tạ thóc. Hỏi mỗi thửa thu được bao nhiêu ki-lô-gam thóc ?
- Gọi HS đọc bài, tóm tắt.
- Gọi 1 em nêu dạng toán và nhắc lại cách giải .
-Cho HS làm vào vở.
-Nhận xét bài.
3. Củng cố: Muốn tìm hai số khibiết tổng và hiệu của hai số ta làm thế nào ?
- Về nhà ôn lại các bài đãhọc.
- 1 em nhắc lại
-Cả lớp làm vào vở, 1 m lên bảng vẽ Gấp số đo đã cho lên 3 lần 
-Nhận xét bài, nêu lại cách vẽ.
+Vẽ chiều dài AB 6 cm 
+Vẽ đoạn thẳng vuông góc với AD tại A, đo lấy AD = 4cm
+Vẽ đoạn thẳng BC vuông góc tại B lấy BC = 4cm
+Nối C với D ta được hình chữ nhật ABCD
Bài 2. 2 em lên bảng, lớp làm vào vở.
a)45 x a – 68 . 
Nếu a = 7 thì : 45 x a – 68 = 45 x 7 – 68
 = 315 -68 = 247
b)468 : 6 + b x 3 
Nếu b = 24 thì 468 : 6 + b x 3 
 = 468 : 6 + 24 x 3
 = 78 + 72 = 150
Bài 3. Cả lớp làm vào vở, 1 em lên bảng.
 Bài gải
 5 tấn 4 tạ = 5400 kg
 6 tạ = 600kg
 Thửa ruộng thứ nhất thu được là:
 (5400 – 600 ) : 2 = 2400 (kg)
 Thửa ruộng thứ hai thu được là :
 5400 – 2400 = 3000 (kg)
 Đáp số: thửa thứ nhất: 2400kg
 Thửa thứ hai : 3000kg

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 10.doc