Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 (3 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 (3 cột)

TIẾT KIỆM THỜI GIỜ

I.Mục tiêu:

 - Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ. Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ .

 - Biết tôn trọng thời giờ của người khác .

 - Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập , sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lý.

II.Đồ dùng dạy học:

 -SGK Đạo đức 4.

 -Các câu truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.

 -Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ và trắng.

III.Hoạt động trên lớp:

 

doc 31 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 443Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 (3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Thứ hai 17-10-2011
ÔN TẬP Tuần 10
 TIẾNG VIỆT
TIẾT 1
I. Mục tiêu: 
Kiểm tra đọc lấy điểm:
-Nội dung: các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
-Đọc rành mạch, trôi chảy, bài TĐ đã học theo tốc độ quy định giữa HK I ( khoảng 75 tiếng /phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc
Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài ; nhận biết được một số hình ảnh , chi tiết có ý nghĩa trong bài ; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
-HS khá , giỏi đọc tương đối lưư loát , diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ( tốc độ đọc trên 75 tiếng/ phút) .
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
 -Phiếu kẻ sẵn bảng ở BT2 (đủ dùng theo nhóm 4 HS ) và bút dạ.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HSKK 
1. Giới thiệu bài:
-Nêu mục dích tiết học và cách bốc thăm bài đọc.
2. Kiểm tra tập đọc:
-Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
-Gọi 1 HS đọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
-Cho điểm trực tiếp từng HS .
Chú ý: Những HS chuẩn bị bài chưa tốt GV có thể đưa ra những lời động viên để lần sau kiểm tra tốt hơn. GV không nên cho điểm xấu. Tuỳ theo số lượng và chất lượng của HS trong lớp mà GV quyết định số lượng HS được kiểm tra đọc. Nội dung này sẽ được tiến hành trong các tiết 1,3,5 của tuần 10.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
+Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là chuyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân (nói rõ số trang).
-GV ghi nhanh lên bảng.
-Phát phiếu cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu, nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu sai).
-Kết luận về lời giải đúng.
-Lần lượt từng HS bốc thăm bài (5 HS) về chỗ chuẩn bị: cử 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi.
+Những bài tập đọc là truyện kể là những bài có một chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi truyện điều nói lên một điều có ý nghĩa.
+Các truyện kể.
ØDế mèn bênh vực kẻ yếu: phần 1 trang 4,5 , phần 2 trang 15.
ØNgười ăn xin trang 30, 31.
-Hoạt động trong nhóm.
-Sửa bài 
Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tìm các đoạn văn có giọng đọc như yêu cầu.
-Gọi HS phát biểu ý kiến.
-Nhận xét, kết luận đọc văn đúng.
-Tổ chức cho HS đọc diễn cảm các đoạn văn đó.
-Nhận xét khen thưởng những HS đọc tốt. 
4. Củng cố – dặn dò:
-Dặn HS về nhà ôn lại quy tắc viết hoa.
-Nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra đọc, đọc chưa đạt về nhà luyện đọc.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Dùng bút chì đánh dấu đoạn văn tìm được.
-Đọc đoạn văn mình tìm được.
-Chữa bài 
-Mỗi đoạn 3 HS thi đọc .
TOÁN
TIẾT 46
BÀI: LUYỆN TẬP
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
- Vẽ được hình vuông, hình chữ nhật.
- Làm bài tập 1,2,3,4a
II.CHUẨN BỊ:
	SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HSKK 
Khởi động: 
Bài cũ: Thực hành vẽ hình vuông
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu:
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1.1 em đọc yêu cầu bài.
 -GV vẽ lên bảng hai hình a, b trong bài tập, yêu cầu HS ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình (SGK) 
-GV có thể hỏi thêm:
 +So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn, góc tù bé hơn hay lớn hơn ?
 +1 góc bẹt bằng mấy góc vuông ?
 Bài 2 (Làm việc cá nhân – Phiếu bài tập)
 -GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và nêu tên đường cao của hình tam giác ABC.
 -Vì sao AB được gọi là đường cao của hình tam giác ABC ?
 -Hỏi tương tự với đường cao CB.
 -GV kết luận: Trong hình tam giác có một góc vuông thì hai cạnh của góc vuông chính là đường cao của hình tam giác.
 -GV hỏi: Vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác ABC ?
 Bài 3
 -GV yêu cầu HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm, sau đó gọi 1 HS nêu rõ từng bước vẽ của mình.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4 a (Làm việc nhóm 4)
 -GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD = 4 cm.
 -GV yêu cầu HS nêu rõ các bước vẽ của mình.
 -GV yêu cầu HS nêu cách xác định trung điểm M của cạnh AD.
 A B
 M M N 
D C
-GV yêu cầu HS tự xác định trung điểm N của cạnh BC, sau đó nối M với N.
 -GV: Hãy nêu tên các hình chữ nhật có trong hình vẽ ?
 -Nêu tên các cạnh song song với AB.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học.
 -Dặn HS về nhà làm bài tập 4 và chuẩn bị bài sau.
HS sửa bài
HS nhận xét
- 1 em đọc yêu cầu bài.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào phiếu bài tập.
a) Góc vuông BAC; góc nhọn ABC, ABM, MBC, ACB, AMB ; góc tù BMC; góc bẹt AMC.
b) Góc vuông DAB, DBC, ADC ; góc nhọn ABD, ADB, BDC, BCD ; góc tù ABC.
+Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông.
+1 góc bẹt bằng hai góc vuông.
-Là AB và BC.
-Vì đường thẳng AB là đường thẳng hạ từ đỉnh A của tam giác và vuông góc với cạnh BC của tam giác.
-HS trả lời tương tự như trên.
-Vì đường thẳng AH hạ từ đỉnh A nhưng không vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC.
-HS vẽ vào vở, 1 HS lên bảng vẽ và nêu các bước vẽ.
-1 HS lên bảng vẽ (theo kích thước 6 dm và 4 dm), HS cả lớp vẽ hình vào phiếu bài tập.
-HS vừa vẽ trên bảng nêu.
-1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Dùng thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét. Đặt vạch số 0 của thước trùng với điểm A, thước trùng với cạnh AD, vì AD = 4 cm nên AM = 2 cm. Tìm vạch số 2 trên thước và chấm 1 điểm. 
Điểm đó chính là trung điểm M của cạnh AD.
-HS thực hiện yêu cầu.
-ABCD, ABNM, MNCD.
-Các cạnh song song với AB là MN, DC.
-HS cả lớp.
Làm bài tập 1
ĐẠO ĐỨC 
Bài 5
TIẾT 10
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ
I.Mục tiêu:
 - Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ. Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ .
 - Biết tôn trọng thời giờ của người khác .
 - Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập , sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lý.
II.Đồ dùng dạy học:
 -SGK Đạo đức 4.
 -Các câu truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
 -Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ và trắng.
III.Hoạt động trên lớp:
Tiết 2
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HSKK
*Hoạt động 1: Làm việc cá nhân (bài tập 1 –SGK)
 -GV nêu yêu cầu bài tập 1:
 Em tán thành hay không tán thành việc làm của từng bạn nhỏ trong mỗi tình huống sau? Vì sao?
a. Ngồi trong lớp, Hạnh luôn chú ý nghe thầy giáo, cô giáo giảng bài. Có điều gì chưa rõ, em liền hỏi ngay thầy cô và bạn bè.
b. Sáng nào đến giờ dậy, Nam cũng cố nằm trên giường. Mẹ giục mãi, Nam mới chịu dậy đánh răng, rửa mặt.
c. Lâm có thời gian biểu quy định rõ giờ học, giờ chơi, giờ làm việc nhà  và bạn luôn thực hiện đúng.
d. Khi đi chăn trâu, Thành thường vừa ngồi trên lưng trâu, vừa tranh thủ học bài.
đ. Hiền có thói quen vừa ăn cơm, vừa đọc truyện hoặc xem ti vi.
e. Chiều nào Quang cũng đi đá bóng. Tối về bạn lại xem ti vi, đến khuya mới lấy sách vở ra học bài.
 -GV kết luận:
 +Các việc làm a, c, d là tiết kiệm thời giờ.
 +Các việc làm b, đ, e không phải là tiết kiệm thời giờ
*Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 6- SGK/16)
 -GV nêu yêu cầu bài tập 6.
 +Em hãy lập thời gian biểu và trao đổi với các bạn trong nhóm về thời gian biểu của mình.
 -GV gọi một vài HS trình bày trước lớp.
 -GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết sử dụng, tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở các HS còn sử dụng lãng phí thời giờ.
4.Củng cố - Dặn dò:
 -Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày.
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
-Cả lớp làm việc cá nhân .
-HS trình bày , trao đổi trước lớp.
-HS thảo luận theo nhóm đôi về việc bản thân đã sử dụng thời giờ của bản thân và dự kiến thời gian biểu trong thời gian tới.
-HS trình bày .
-Cả lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét.
HS cả lớp thực hiện.
Thứ ba 18-10-2011
ÔN TẬP Tuần 10
 TIẾNG VIỆT
TIẾT 2
I. Mục tiêu: 
 -Nghe- viết đúng chính tả bài, ( tốc độ viết khoảng 75 chữ/15 phút ) không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài chính tả.
 -Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng( Việt Nam và nước ngoài); bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết.
-HS khá giỏi viết đúng và tương đối đẹp bài CT ( tốc độ trên 75 chữ/ 15 phút ); hiểu nội dung của bài.
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Giấy khổ to kẻ sẵn bảng BT3 và bút dạ.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HSKK 
-Nêu mục tiêu tiết học.
2. Viết chính tả:
-GV đọc bài Lời hứa. Sau đó 1 HS đọc lại.
-Gọi HS giải nghĩa từ trung sĩ.
-Yêu cầu HS tìm ra các từ dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
-Hỏi HS về cách trình bày khi viết: dấu hai chấm, xuống dòng gạch đầu dòng, mở ngoặc kép, đóng ngoặc  ... ận xét bài HS 
Củng cố 
Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính & thực hiện phép tính nhân.
Dặn dò: 
Làm bài 3 trang 57 trong SGK
Chuẩn bị bài: Tính chất giao hoán của phép nhân.
HS sửa bài
HS nhận xét
HS đọc.
HS nêu
HS thực hiện
HS so sánh: kết quả của mỗi lần nhân không vượt qua 10, vì vậy khi thực hiện phép tính nhân không cần nhớ.
HS thực hiện.
Vài HS nhắc lại cách thực hiện phép tính
-2 HS lên bảng làm bài (mỗi HS thực hiện một con tính). HS cả lớp làm bài vào VBT.
 341 231 214 325 
 x 2 x 4
 682 462 857 300
b/ 
 102426 410 536
 X 5 x 3 
 512 130 1231608
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
a/ 321 475 + 423 507 x 2 
 = 321 475 + 847 014 
 = 1 168 489 
* 843 275 – 123 568 x 5 
 = 843 275 – 617 840
 = 225 435
-HS.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU ( BỔ SUNG) 
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM
I. Mục tiêu: 
 -Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam BT1,2 mục II) , tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam.(BT3) 
 -HSKK: Làm bài tập cùng bạn.
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Bản đồ hành chính của địa phương.
 -Giấy khổ to và bút dạ.
 -Phiếu kẻ sẵn 2 cột : tên người, tên địa phương.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HSKK
1. KTBC:
-Yêu cầu 3 HS lên bảng. Mỗi HS đặt 1 câu với 1 từ ở bài tập 3 -Gọi HS đọc lại BT 1 đã điền từ.
-Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-HS lên bảng và làm miệng theo yêu cầu.
-1 em viết câu
 d. Luyện tập:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Gọi HS nhận xét.
-Yêu cầu HS viết bảng nói rõ vì sao phải viết hoa tiếng đó cho cả lớp theo dõi.
-Nhận xét, dặn HS ghi nhớ cách viết hoa khi viết địa chỉ.
Ví dụ:
*Nguyễn Lê Hoàng, số nhà : 28, khóm 2, đường Nguyễn Văn Trỗi , huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.
*Trần Hồng Minh, số nhà 119, đường Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
 Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tự làm bài. Giống như BT 1
-Gọi HS nhận xét.
-Yêu cầu HS viết bảng nói rõ vì sao phải viết hoa tiếng đó mà các từ khác lại không viết hoa?
 Bài 3(HS giỏi) 
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tự tìm trong nhóm và ghi vào phiếu thành 2 cột a và b.
-Treo bản đồ hành chính địa phương. Gọi HS lên đọc và tìm các quận, huyện, thị xã, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố mình đang ở.
-Nhận xét, tuyên dương nhóm có hiểu biết về địa phương mình.
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ, làm lại bài tập 3 và chuẩn bị bản đồ địa lý Việt Nam.
 Viết tên em và địa chỉ của gia đình em.
-3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp làm vào vở.
-Nhận xét bạn viết trên bảng.
-Tên người, tên địa lý Việt Nam phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
Các từ: số nhà (xóm), phường (xã), quận (huyện), thành phố (tỉnh), không viết hoa vì là danh từ chung.
2/Viết tên một số xã ở huyện của em 
-3 HS lên bảng viết. HS dưới lớp làm vào vở.
-Nhận xét bạn viết trên bảng.
-(trả lời như bài 1).
-1 HS đọc thành tiếng.
-Làm việc trong nhóm.
-Tìm trên bản đồ.
Lắng nghe.
Thảo luận:
Làm bài tập cùng bạn 
Thứ sáu 21-10-2011
TIẾNG VIỆT: ÔN TẬP 
TIẾT 8
 1 Kiểm tra chính tả, tập làm văn.
 2 GV thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra của nhà trường.
TOÁN
Tiết 50
BÀI: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
	- HS nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân.
 - Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
 - Làm bài tập 1,2,a,b
 - HSKK: làm bài tập 1,2a 
II.CHUẨN BỊ:
SGK
Bảng phụ kẻ bảng phần b trong SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HSKK
Khởi động: 
Bài cũ: Nhân với số có một chữ số.
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
- Yêu cầu HS nêu tính chất giao hoán của phép cộng?
- Phép nhân cũng giống như phép cộng, cũng có tính chất giao hoán. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về tính chất giao hoán của phép nhân.
Hoạt động1: So sánh giá trị của hai biểu thức.
- Yêu cầu HS tính và so sánh kết quả của các phép tính : 
3 x 4 và 4 x 3 
2 x 6 và 6 x 2
7 x 5 và 5 x 7 
- Yêu cầu HS nhận xét các tích . 
- Nhận xét các thừa số của các tích đó ?
Hoạt động 2 : Viết kết quả vào ô trống 
GV treo bảng phụ ghi như SGK
Yêu cầu HS thực hiện bảng con: tính từng cặp giá trị của hai biểu thức a x b, b x a.
Nếu ta thay từng giá trị của của a và b ta sẽ tính được tích của hai biểu thức: a x b và b x a. Yêu cầu HS so sánh kết quả các biểu thức này.
GV ghi bảng: a x b = b x a
- a và b là thành phần nào của phép nhân?
Vị trí của 2 thừa số trong 2 biểu thức này như thế nào?
Khi đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích như thế nào?
Yêu cầu vài HS nhắc lại.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1:
GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV viết lên bảng 4 x 6 = 6 x £ và yêu cầu HS điền số thích hợp vào £ .
 -Vì sao lại điền số 4 vào ô trống ?
 -GV yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại của bài, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài tập 2:
Vì HS chưa biết cách nhân với số có bốn chữ số nên cần hướng dẫn HS đưa phép nhân này về phép nhân với số có một chữ số. (Dùng tính chất giao hoán của phép nhân)
Ví dụ: 5 x 1 326 = 1 326 x 5 tính bình thường.
Củng cố 
Phép nhân và phép cộng có cùng tên gọi tính chất nào?
Yêu cầu HS nhắc lại tính chất đó?
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Nhân với 10, 100, 1000
 Chia cho 10, 100, 1000.
HS sửa bài
HS nhận xét
HS nêu
HS tính.
HS nêu so sánh
HS nêu
HS tính.
HS nêu so sánh
HS nêu
Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.
Vài HS nhắc lại
-Điền số thích hợp vào £ .
-HS điền số 4.
-Vì khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi. Tích 4 x 6 = 6 x £ . Hai tích này có chung một thừa số là 6 vậy thừa số còn lại 4 = £ nên ta điền 4 vào £ .
-Làm bài vào VBT và kiểm tra bài của bạn.
-3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
a/ 1357 853
 x 5 x 7 
 6785 5971
b/ 40262 1326
 x 7 x 5 
 281 841 6630 
làm bài tập 1
TOÁN (BỔ SUNG) 
BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Thực hiện được cộng , trừ các số có đến sáu chữ số .
-Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến hình chữ nhật
-Làm bài tập 1a,2a ,4
- HSKK: làm bài tập 1a,2a 
II.CHUẨN BỊ:
SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HSKK
Khởi động: 
Bài cũ: Luyện tập 
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu:
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1a
 -GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập, sau đó cho HS tự làm bài.
-GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng cả về cách đặt tính và thực hiện phép tính.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2a
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -Để tính giá trị của biểu thức a, b trong bài bằng cách thuận tiện chúng ta áp dụng tính chất nào ?
 -GV yêu cầu HS nêu quy tắc về tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng.
 -GV yêu cầu HS làm bài.
 GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4
 -GV gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp.
 -Muốn tính được diện tích của hình chữ nhật chúng ta phải biết được gì ?
 -Bài toán cho biết gì ?
 -Biết được nửa chu vi của hình chữ nhật tức là biết được gì ?
 -Vậy có tính được chiều dài và chiều rộng không ? Dựa vào cách tính nào để tính ?
 -GV yêu cầu HS làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học
 -Dặn HS về nhà làm bài tập 1b, 2b và chuẩn bị bài sau.
HS sửa bài
HS nhận xét
-2 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm bài vào VBT.
 386 259 726 485
+ 260 837 - 452 936
 647 096 273 549
-2 HS nhận xét.
-Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện.
-Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng.
-2 HS nêu.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
 6257 + 989 + 743
= (6257 + 743) + 989 
= 7000 + 989
= 7989
HS đọc.
-Biết được số đo chiều rộng và chiều dài của hình chữ nhật.
-Cho biết nửa chu vi là 16 cm, và chiều dài hơn chiều rộng là 4 cm.
-Biết được tổng của số đo chiều dài và chiều rộng.
-Dựa vào bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ta tính được chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
Bài giải
 Chiều rộng hình chữ nhật là:
 (16 – 4) : 2 = 6 (cm)
 Chiều dài hình chữ nhật là:
 6 + 4 = 10 (cm)
 Diện tích hình chữ nhật là:
 10 x 6 = 60 (cm2)
 Đáp số: 60 cm2
-HS cả lớp.
SINH HOẠT.
 1-Lớp trưởng điều hành lớp.
 -Tổ trưởng các tổ báo cáo hoạt động trong tuần: Học tập, đạo đức, trật tự ,vệ sinh , trực giao thông.
 -Lớp trưởng ghi nhận tổng hợp chung.
 2- GV :Nhận xét về kết quả đạt được
-Nề nếp : ..
 -Học tập :tinh thần học tập ..
 -Vệ sinh: trong lớp, ngoài sân : ...
 - Học sinh được khen:
 Cần khắc phục: 
3- Kế hoạch tuần 11.
-Tiếp tục thực hiện tốt chăm sóc hoa kiểng.
-Thực hiện tốt công tác trực sinh, trực giao thông.
 -Tập: Nghi thức Đội, rèn luyện chữ đẹp .
Duyệt của khối trưởng 
...
...
.
.
Khối trưởng
Lưu Tuấn Hùng 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_10_nam_hoc_2011_2012_3_cot.doc