Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Ngọ (Bản 2 cột chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Ngọ (Bản 2 cột chuẩn kiến thức)

I. MỤC TIÊU.

 - Đọc rành mạch ,trôi chảy các bài tập đọc theo tốc độ quy định giữa HKI( khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn ,đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn ,nội dung của cả bài ;nhận biết được một số hình ảnh , chi tiết có ý nghĩa trong bài ; bước đầu biết nhận xét về nhân vật ttrong văn bản tự sự .

 - HS khá , giỏi đọc tương đối lưu loát , diễn cảm được đoạn văn , đoạn thơ ( tốc độ trên 75 tiếng / phút ) .

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.

- Phiếu viết sẵn tên các bài tập đọc

- Bảng phụ viết sẵn nội dung BT2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 

doc 32 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 305Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Ngọ (Bản 2 cột chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Thứ hai, ngày 31 tháng 10 năm 2011
TOÁN
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU.
 -Nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt, đường cao của hình tam giác.
 -Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông .
 - HS khá , giỏi làm hết bài tập 4 . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
 -Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét và ê ke (cho GV và HS).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.KTBC: 
 -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 7 dm, tính chu vi và diện tích của hình vuông.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố các kiến thức về hình học đã học. 
 b.Hướng dẫn luyện tập :
 Bài 1
 -GV vẽ lên bảng hai hình a, b trong bài tập, yêu cầu HS ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình.
C
B
M
A
B
A
 D C
 -GV có thể hỏi thêm:
 +So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn, góc tù bé hơn hay lớn hơn ?
 +1 góc bẹt bằng mấy góc vuông ?
- Chốt cách nhận diện các góc.
 Bài 2: 
-GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và nêu tên đường cao của hình tam giác ABC.
 -Vì sao AB được gọi là đường cao của hình tam giác ABC ?
 -Hỏi tương tự với đường cao CB.
-Kết luận: Trong hình tam giác có một góc vuông thì hai cạnh của góc vuông chính là đường cao của hình tam giác.
+Vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác ABC ?
 Bài 3
 -GV yêu cầu HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm, sau đó gọi 1 HS nêu rõ từng bước vẽ của mình.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
- Chốt các bước vẽ hình vuông.
 Bài 4:
 -GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD = 4 cm.
 -GV yêu cầu HS nêu rõ các bước vẽ của mình.
 -GV yêu cầu HS nêu cách xác định trung điểm M của cạnh AD.
 A B 
 M	N
 D C
 -GV yêu cầu HS tự xác định trung điểm N của cạnh BC, sau đó nối M với N.
+Hãy nêu tên các hình chữ nhật có trong hình vẽ ?
 -Nêu tên các cạnh song song với AB.
- Chốt lại .
3.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe GV giới thiệu bài.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
a) Góc vuông BAC; góc nhọn ABC, ABM, MBC, ACB, AMB ; góc tù BMC ; góc bẹt AMC.
b) Góc vuông DAB, DBC, ADC ; góc nhọn ABD, ADB, BDC, BCD ; góc tù ABC.
+Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông.
+1 góc bẹt bằng hai góc vuông.
-Là AB và BC.
-Vì đường thẳng AB là đường thẳng hạ từ đỉnh A của tam giác và vuông góc với cạnh BC của tam giác.
-HS trả lời tương tự như trên.
-Vì đường thẳng AH hạ từ đỉnh A nhưng không vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC.
-HS vẽ vào VBT, 1 HS lên bảng vẽ và nêu các bước vẽ.
-1 HS lên bảng vẽ (theo kích thước 6 dm và 4 dm), HS cả lớp vẽ hình vào VBT.
-HS vừa vẽ trên bảng nêu.
-1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Dùng thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét. Đặt vạch số 0 của thước trùng với điểm A, thước trùng với cạnh AD, vì AD = 4 cm nên AM = 2 cm. Tìm vạch số 2 trên thước và chấm 1 điểm. Điểm đó chính là trung điểm M của cạnh AD.
-HS thực hiện yêu cầu.
-ABCD, ABNM, MNCD.
-Các cạnh song song với AB là MN, DC.
-HS cả lớp.
. .
TẬP ĐỌC 
ÔN TẬP (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU.
 - Đọc rành mạch ,trôi chảy các bài tập đọc theo tốc độ quy định giữa HKI( khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn ,đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn ,nội dung của cả bài ;nhận biết được một số hình ảnh , chi tiết có ý nghĩa trong bài ; bước đầu biết nhận xét về nhân vật ttrong văn bản tự sự . 
 - HS khá , giỏi đọc tương đối lưu loát , diễn cảm được đoạn văn , đoạn thơ ( tốc độ trên 75 tiếng / phút ) .
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Phiếu viết sẵn tên các bài tập đọc
- Bảng phụ viết sẵn nội dung BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
* Giới thiệu bài 
- Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bảng.
Hoạt động 1 : Kiểm tra tập đọc 
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
 Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập .
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu BT2 
- 1 HS đọc yêu cầu BT2.
- GV nêu câu hỏi: 
+ Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể? 
+ Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể chuyện thuộc chủ điểm “Thương người như thể
 thương thân.”
- Yêu cầu HS đọc thầm lại các truyện Dế mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin, suy nghĩ và tự làm bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Yêu cầu HS tìm nhanh trong hai bài tập đọc nêu trên đoạn văn tương ứng với các giọng đọc, phát biểu.
- GV nhận xét, kết luận.
- Cho HS thi đọc diễn cảm 3 đoạn văn trên.
Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò .
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc.
- Dặn HS xem lại quy tắc viết hoa tên riêng để học tốt tiết ôn tập sau.
+ Đó là những bài kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối, 
liên quan đến một hay một số nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa.
+ 1 HS kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Thương người như thể thương thân.”
- 2 HS làm bảng lớp, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Cả lớp theo dõi và tự chữa bài của mình theo lời giải đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS tìm nhanh trong hai bài tập đọc nêu trên đoạn văn tương ứng với các giọng đọc, phát biểu.
- 3 HS thi đọc diễn cảm cùng một đoạn.
CHÍNH TẢ
ÔN TẬP ( tiết 2)
I. MỤC TIÊU.
- Nghe viết đúng bài chính tả ( tốc độ viết khoảng 75 chữ / phút ) , không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại . Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài chính tả .
- Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng ( Việt Năm và nước ngoài ) ; bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết .
- HS khá , giỏi viết đúng và tương đối đẹp bài chính tả ( tốc độ trên 75 chữ / phút ); hiểu nội dung của bài .
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Bảng phụ 
- Bảng lớp kẻ sẵn lời giải bài 2 
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2. Dạy bài học:
2.1. Giới thiệu bài: nêu nội dung chính bài viết Lời hứa. Quy tắc viết tên riêng
2.2. Hướng dẫn học sinh nghe viết
 - GV đọc bài Lời hứa
 - Giải nghĩa từ trung sĩ
 - GV đọc các từ khó 
 - Yêu cầu học sinh nêu cách trình bày bài
 - GV đọc chính tả
 - GV đọc soát lỗi 
 - Chấm bài, nhận xét
2.3. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi
 - Em bé đợc giao nhiệm vụ gì ?
 - Vì sao trời đã tối mà em không về ?
 - Dấu ngoặc kép trong bài dùng để làm gì? 
 - Có thể trình bày theo cách khác không ?
2.4. Hướng dẫn lập bảng tổng kết quy tắc viết tên riêng.
 - GV nhắc học sinh xem bài tuần 7 và 8
 - Treo bảng phụ
 - Phát phiếu cho học sinh 
 - GV nhận xét, chốt lời giải đúng
 - Nghe
 - Theo dõi SGK
 - Nghe
 - Luyện viết từ khó vào nháp
 - HS nêu
 - HS viết bài
 - Đổi vở soát lỗi
 - Nghe nhận xét
 - Gác kho đạn
 - Em đã hứa không bỏ vị trí gác
 - Báo trước bộ phận sau nó là lời nói trực tiếp của bạn, của em bé
 - Không thể dùng cách xuống dòng, gạch đầu dòng
 - Học sinh đọc yêu cầu của bài
 - Mở sách xem bài
 - Đọc bảng phụ
 - Làm bài cá nhân vào phiếu
 - Chữa bài
 - Làm bài đúng vào vở
 - Đọc bài đúng
3. Hoạt động nối tiếp:
- Nêu quy tăc viết hoa tên ngời, tên địa lí VN ?
- Nêu quy tắc viết hoa tên ngời, tên địa lí nước ngoài ?
- Hệ thống bài và nhận xét giờ học
. .
 Thứ ba, ngày 1 tháng 11 năm 2011
( Đồng chí Kiểm dạy)
. .
Thứ tư, ngày 2 tháng 11 năm 2011
TOÁN
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
 I . MỤC TIÊU : 
 Kiểm tra tập trung vào các nội dung :
 - đọc , viết , so sánh số tự nhiên ; hàng và lớp . 
 - Đặt tính và thực hiện phép cộng , phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liện tiếp .
 - Chuyển đổi số đo thời gian đã học ; chuyển đổi , thực hiện phép tính với số đo khối lượng .
 - Nhận biết góc vuông , góc nhọn góc tù ; hai đường thẳng song song , vuông góc , tính chu vi , diện tích hình chữ nhật , hình vuông .
 - Giải bài toán tìm số trung bình cộng , tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. ĐỀ KIỂM TRA ( Do trường ra ) .
III. HS LÀM BÀI.
. .
KỂ CHUYỆN
ÔN TẬP ( Tiết 4 )
I. MỤC TIÊU.
- Nắm được một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ , tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng ) thuộc các chủ điểm đã học ( Thương người như thể thương thân ; Măng mọc thẳng ; Trên đôi cánh ước mơ ) .
- Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép .
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Phiếu kẻ sẵn nội dung bài tập 1 và bài tập 3.
- Bảng phụ ghi sẵn các câu thành ngữ , tục ngữ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
H0ẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
*. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ- YC tiết học
2. Bài tập 1.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1.
 - Kể tên các bài tập đọc và HTL đã học từ đầu năm học ?
- Yêu cầu HS làm việc trong nhóm , ghi lại các từ ngữ đã học theo chủ điểm vào bảng trong phiếu .
- GV nhận xét, cho điểm.
- Chốt các từ tìm đúng , giải nghĩa một số từ .
3. Bài tập 2
 - Gọi HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS tìm và đọc các thành ngữ , tục ngữ 
- Dán phiếu ghi các thành ngữ , tục ngữ lên bảng .
- Yêu cầu HS suy nghĩ để đặt câu hoặc tìm tình huống sử dụng .
- Nhận xét , sửa chữa lỗi cho HS .
- Chốt câu đặt đúng ; tình huống sử dụng đúng...
4. Bài tập 3 .
 - Gọi HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi về tác dụng của dấu hai chấm , dấu ngoặc kép và lấy ví dụ về tác dụng của chúng .
- Chốt lại về tác dụng của dấu ngoặc kép , dấu hai chấm .
- Gọi HS lên bảng lấy ví dụ .
- Nhận xét , cho điểm HS.
- 2 HS nêu.
 - Vài học sinh nêu tên các bài tập đọc và HTL
- HS làm việc nhóm đôi . 
- Học sinh đọc yêu cầu
 - HS tự do phát biểu.
- HS tự do phát biểu.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Trao đổi , thảo luận , ghi ví dụ ra nháp .
- 3 HS .
* Củng cố , dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò và giao bài về ôn tập
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC
 ÔN TẬP ( Tiết 5 )
I. MỤC TIÊU.
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1; nhận biết được các thể loại văn xuôi , kịch, thơ ; bước đầu nắm được nhân vật và tính cách trong bài tập đọc là truyện kể đã học .
- HS khá , giỏi đọc diễn cảm được đoạn văn ... ước
* Mục tiêu: Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu, không mùi, không vị của nước. Phân biệt nước và các chất lỏng khác
* Cách tiến hành:
B1: Tổ chức hướng dẫn
 - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm ở T 42
 - Hướng dẫn HS trao đổi nhóm ý1 và 2
B2: Làm việc theo nhóm và TLCH:
 - Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa ?
 - Làm thế nào để bạn biết điều đó ?
B3: Làm việc cả lớp
 - Gọi đại diện nhóm lên trình bày
 - GV ghi các ý kiến lên bảng (SGV-87)
 - GV nhận xét và kết luận: Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị
+ HĐ2: Phát hiện hình dạng của nước
* Mục tiêu: Hiểu khái niệm hình dạng nhất định.
Biết tiến hành làm thí nghiệm tìm hiểu hình dạng của nước
* Cách tiến hành: 
B1: GV yêu cầu các nhóm lấy dụng cụ thí nghiệm
B2: GV nêu vấn đề để HS làm thí nghiệm
B3: Các nhóm lần lượt làm thí nghiệm để rút ra kết luận nước có hình dạng nhất định không
B4: Làm việc cả lớp
 - Đại diện nhóm nói về cách tiến hành thí nghiệm và nêu kết luận về hình dạng của nước
 - GV kết luận: Nước không có hình dạng nhất định
+ HĐ3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào?
* Mục tiêu: Biết làm thí nghiệm để rút ra tính chất chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía của nước. Nêu được ứng dụng thức tế của tính chất này
* Cách tiến hành:
B1: GV kiểm tra các vật liệu để làm thí nghiệm. Nêu yêu cầu để các nhóm thực hiện và nhận xét kết quả
B2: Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt thực hiện
 - GV theo dõi và giúp đỡ
B3: Làm việc cả lớp
 - Gọi đại diện các nhóm nói về cách tiến hành thí nghiệm và nêu nhận xét 
 - GV ghi kết quả lên bảng (SGV-89)
 - GV kết luận: Nước chảy từ cao xuống thấp và lan ra mọi phía
+ HĐ4: Phát hiện tính thấm hoặc không thấm của nước đối với một số vật
* Mục tiêu: Làm thí nghiệm phát hiện nước thấm qua và không thấm ...
Nêu ứng dụng thực tế của tính chất này
* Cách tiến hành:
B1: GV nêu nhiệm vụ để HS làm thí nghiệm theo nhóm
 - GV kiểm tra đồ dùng làm thí nghiệm
B2: HS làm thí nghiệm theo nhóm
B3: Làm việc cả lớp
 - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả và rút ra kết luận
 - GV nhận xét và kết luận
+ HĐ5: Phát hiện nước có thể hoặc không thể hoà tan một số chất 
B1: GV nêu nhiệm vụ để HS làm thí nghiệm
 - GV kiểm tra đồ dụng làm thí nghiệm do các nhóm mang đến
B2: HS làm thí nghiệm theo nhóm và rút ra nhận xét
B3: Làm việc cả lớp
 - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả và rút ra kết luận về tính chất của nước qua thí nghiệm
 - GV nhận xét và kết luận: Nước có thể hoà tan một số chất
 - Gọi HS đọc mục “bạn cần biết” trang 43-SGK
IV. Hoạt động nối tiếp:
1. Củng cố:- Nước có những tính chất gì?
2. Dặndò:- GV dặn học sinh tập làm thí nghiệm tại nhà.
 - Hát
 - HS lắng nghe và theo dõi
 - Các nhóm thực hành thí nghiệm
 - Cốc nước thì trong suốt, không màu, có thể nhìn rõ chiếc thìa. Cốc sữa màu trắng đục...
 - Nếm thì nước không có vị, sữa có vị ngọt
 - Ngửi nước không có mùi, sữa có mùi
 - Nhận xét và bổ sung
 - HS chuẩn bị dụng cụ: Chai, lọ, cốc có hình dạng khác nhau...
 - HS lần lượt làm thí nghiệm
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả
 - Nhận xét và bổ sung
 - HS lấy dụng cụ thí nghiệm
 - Các nhóm làm thí nghiệm
 - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả 
 - Nhận xét và bổ sung
 - HS lấy dụng cụ để làm thí nghiệm
 - Các nhóm làm thí nghiệm và rút ra kết luận: Nước thấm qua một số vật và cũng không thấm qua một số vật
 - HS lấy ví dụ
 - Nhận xét và bổ sung
 - HS lấy dụng cụ thí nghiệm
 - HS làm thí nghiệm theo nhóm
 - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
 - Nhận xét và bổ sung
 - Vài em đọc kết luận
Thứ ba, ngày 1 tháng 11 năm 2011
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I .MỤC TIÊU : 
 - Thực hiện được cộng, trừ các số có đến 6 chữ số.
 - Nhận biết được 2 đường thẳng vuông góc .
 - Giải được bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ”có liên quan đến hình chữ nhật.
 - HS khá , giỏi làm hết các bài tập .
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
-Thước thẳng có chia vạch cm, ê-ke (cho GV& HS).
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
 KTBC: 
- GV: Gọi 3HS lên làm 3 BT hướng dẫn luyện tập thêm, đồng thời ktra VBT của HS khác.
 - GV: Sửa bài, nhận xét & cho điểm HS.
Dạy-học bài mới:
*Gthiệu: GV: Nêu mục tiêu giờ học & ghi tên bài.
*Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: 
- GV: Gọi HS nêu yêu cầu của BT, sau đó tự làm bài.
- GV: Y/c HS nxét bài làm của bạn trên bảng về cách đặt tính & thực hiện phép tính.
- GV: nhận xét & cho điểm HS.
- Chốt cách đặt tính và thực hiện phép tính .
Bài 2: 
- GV hỏi: BT yêu cầu chúng ta làm gì?
- Để tính gía trị biểu thức a, b trong bài bằng cách thuận tiện chúng ta áp dụng tính chất nào?
- GV: Nêu yêu cầu HS nêu quy tắc về tính chất chất giao hoán, kết hợp của phép cộng.
- GV: Yêu cầu HS làm bài.
- GV: Nhận xét và cho điểm HS.
- Chốt cách tính thuận tiện ...
Bài 3: 
- GV: Y/c HS đọc đề bài.
- GV: Y/c HS quan sát hình trong SGK.
- Hỏi: + Hình vuông ABCD & hình vuông BIHC có chung cạnh nào?
+ Vậy độ dài cạnh của hình vuông BIHC là bao nhiêu ?
- GV: Yêu cầu HS vẽ tiếp hình vuông BIHC.
- Hỏi: + Cạnh DH vuông góc với những cạnh nào?
+ Tính chu vi hình chữ nhật AIHD.
- Nhận xét , chấm điểm một số bài .
- Chốt cách vẽ hình vuông ; tính chu vi hình chữ nhật .
Bài 4:
 - GV: Gọi 1HS đọc đề trước lớp.
- Hỏi: + Muốn tính được diện tích hình chữ nhật ta phải biết được gì?
+ Bài toán cho biết gì?
+ Biết đc nửa chu vi của hình chữ nhật tức là biết đc gì?
+ Vậy có tính được chiều dài & chiều rộng không? Dựa vào bài toán nào để tính?
- GV: Y/c HS làm bài. 
- GV: Nhận xét & cho điểm HS.
- Chốt dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó , tính diện tích hình chữ nhật .
3.Củng cố-dặn dò:
- GV: T/kết giờ học, dặn : Làm BT & CBB sau.
- 3HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét bài làm của bạn.
- HS: Nhắc lại đầu bài.
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm VBT.
 386259 726485
+ 260837 -452936 .... 
6470496	 273549
- 2HS nhận xet.
- Nêu yêu cầu của BT.
- Ta áp dụng tính chất giao hoán & kết hợp của phép cộng.
6257 + 989 + 743 =
= ( 6257 + 743 ) + 989 = 7989 ; ....
- 2HS nêu.
- HS quan sat hình.
- Chung cạnh BC.
- Là 3cm
- 2HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.
- HS vẽ hình, sau đó nêu các bước vẽ.
- Cạnh DH vuông góc với AD, BC, IH.
- HS: Làm vào VBT.
Chu vi hình chữ nhật AIHD là: ( 3 + 3 + 3 ) x 2 = 18( cm)
 ĐS : 18 cm
- 1HS đọc đề.
- Biết đc số đo chiều rộng & chiều dài của hình chữ nhật.
- Cho biết nửa chu vi là 16cm & chiều dài hơn chiều rộng 4cm.
- Biết được tổng của số đo chiều dài & chiều rộng.
- Dựa vào bài toán tìm hai số khi biết tổng & hiệu của hai số đó ta tính đc chiều dài & chiều rộng của hình chữ nhật.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.
Bài giải 
Chiều rộng hình chữ nhật là :
 (16 - 4 ) : 2 = 6( cm)
Chiều dài hình chữ nhật là:
 6 + 4 = 10 ( cm ) 
 Diện tích hình chữ nhật là:
 10 x 6 = 60 ( cm2)
 ĐS: 60 cm2
. .
. .
ĐẠO ĐỨC 
TIẾT KIÊM THỜI GIỜ ( Tiết 2).
I. MỤC TIÊU :
 - Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
 - Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
 - Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập và sinh hoạt,....hằng ngày một cách hợp lý.
 - Biết vì sao cần tiết kiệm thời giờ ; sử dụng thời gian một cách hợp lí.
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN: 
 Bìa xanh đỏ, SGK 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
1 KTBC. 
- Gọi HS Nhắc lại : Thế nào là tiết kiệm
thời giờ? 
- NX , cho điểm .
2. Bài mới .
2.1 . GTB.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập.
- 2 HS trả lời.
- HS theo dõi .
Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân: ( BT 1 SGK )
GV kết luận: Các việc làm a, c, d là tiết kiệm. 
Cấc việc làm b,đ, e, không phải là tiết kiêm thời giờ.
* Chốt lại : Tiết kiệm thời giờ là sắp xếp công việc một cách hợp lí và có hiệu quả .
- Làm việc cá nhân 
- HS trình bày.
Hoạt động 2: thảo luận theo nhóm đôi.
GV nhận xét khen ngợi.
* Chốt lại : Tiết kiệm thời giờ là một thói quen tốt , mỗi HS chúng ta đều cần tiết kiệm thời giờ để đạt kết quả cao trong học tập lại vẫn có thể giúp đỡ gia đình.
HS thảo luận theo nhóm đôi về việc bản thân sử dụng thời giờ như thế nàovà dự kiến thời gian biểu của mình trong thời gian tới .
HS trình bày trao đổi,bổ sung.
Hoạt động 3 : Trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, tư liệu đã sưu tầm.
GV khen ngợi các em có chuẩn bị tốt.
GV Kết luân: Thời giờ là quý nhất, cần phải tiết kiệm
Tiết kiệm là sử dụng thời giờ vào việc có ích,có hiệu quả.
* Chốt lại :Tiết kiệm thời giờ sẽ giúp chúng ta làm được nhiều việc hợp lí và sẽ vượt qua khó khăn 
HS Trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, tư liệu đã sưu tầm về chủ đề về tiết kiệm thời giờ.
HS cả lớp trao đổi thảo luận về các tranh vẽ, tư liệu đã sưu tầm vùa trình bày. 
3. Củng cố dặn dò: 
- Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong cuộc sống hàng ngày.
. .
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP ( Tiết 3 )
I. MỤC TIÊU.
- Mức độ , yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
 - Năm được nội dung chính , nhân vật và giọng đọc các bài tập đọc là truyện kể 
thuộc chủ điểm măng mọc thẳng .
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
Phiếu ghi tên các bài TĐ, HTL trong 9 tuần . Bảng phụ kẻ sẵn lời giải bài 2, 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Dạy bài học 
a. Giới thiệu bài:nêu MĐ- YC
b. Kiểm tra tập đọc và HTL 
 - GV đưa ra các phiếu thăm
 - GV nêu câu hỏi nội dung bài
 - GV nhận xét, cho điểm
c. Bài tập 2
 - GV nêu những việc cần làm
 - Kể tên các bài tập đọc tuần 4,5,6
 - GV treo bảng phụ
 - Chia lớp theo nhóm
 - Hướng dẫn hoạt động chung
 - Kể tên các bài tập đọc
 - GV phát phiếu
 - GV nhận xét, chốt lời giải đúng
 Tên bài
 ND chính 
 Nhân vật:
 Giọng đọc
- Làm tương tự với các bài còn lại .
- Chốt lại những kiến thức vừa ôn tập .
 - HS nghe GT.
 - HS lần lượt bốc thăm. Chuẩn bị đọc
 - Thực hiện đọc theo yêu cầu ghi trong phiếu
 - HS trả lời
(Kiểm tra 9 em còn lại)
 - HS nêu lần lượt các tuần
 - 1 em đọc bảng phụ
 - HS hoạt động nhóm: Đọc thầm từng bài , ghi tên, thể loại nội dung chính, giọng đọc ra phiếu
 - Đại diện các nhóm trình bày nội dung ghi trong phiếu
 - Lớp nhận xét
- Một người chính trực ;
- Ca ngợi sự chính trực thanh liêm , tấm lòng vì dân , vì nước của Tô Hiến Thành .
- Tô Hiến Thành .
- Giọng kể thong thả , rõ ràng . Lời Tô Hiến Thành điềm đạm , dứt khoát , thể hiện thái độ kiên định.
2. Củng cố , dặn dò .
- Các bài tập đọc ở chủ điểm “Trên đôi cánh ớc mơ ” giúp em hiểu điều gì ?
- Hệ thống bài và nhận xét giờ học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_10_nam_hoc_2011_2012_nguyen_thi_ngo_ban_2.doc