Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 đến 13 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 đến 13 (Bản chuẩn kiến thức)

I/ Mục tiêu:

- Giúp HS biết cách thục hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000 và chia số tự nhiên tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn . Cho 10, 100, 1000 .

- Vận dụng để tính nhanh khi nhân (hoặc chia) với 10, 100, 1000 .

II/ Các hoạt động:

Hoạt động 1: Nhân một số tự nhiên với 10, 100. 1000

 

doc 94 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 24/01/2022 Lượt xem 333Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 đến 13 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(ngày 26/ 10/ 2009 – 30/ 10/ 2009)
Thứ hai, ngày 26 tháng 10 năm 2009
Tiết 21 Tập đọc
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I/ Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rải, cảm hứng ca ngợi.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện:”Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
II/ Đồ dùng:
- Tranh minh họa bài đọc SGK.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Giới thiệu.
GV
HS
- Giới thiệu tranh chủ điểm
- Giới thiệu sơ lượt về chủ điểm”Có chí thì nên”.
- Giới thiệu tranh “Ông Trạng thả diều”
- Giới thiệu bài đầu tiên của chủ điểm cũng là bài học hôm nay.
- Ghi bảng
- Quan sát.
- HS lắng nghe
- Quan sát.
- Nêu tựa bài
Hoạt động 2: Luyện đọc bài mới.
- Giúp HS chia đoạn
- Giúp HS hiểu từ khó và luyện đọc từ khó
- Đọc diễn cảm bài văn.
- Đọc nối tiếp 2 – 3 lượt
- Luyện đọc theo cặp
- 1 – 2 HS đọc cả bài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.
- Gọi HS đọc “Từ đầu.. vẫn có thời giờ chơi diều”.
+ Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
- Gọi HS đọc đoạn còn lại.
+ Nguyễn Hiền ham học và chiệu khó như thế nào?
+ Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông trạng thả diều”?
- Yêu cầu HS đọc CH4.
- Kết luận:”Mỗi phương án trả lời điều có mặt đúng.Nhưng đúng nhất với ý nghĩa bài là lời khuyên chúng ta qua câu tục ngữ “Có chí thì nên”.
- 1 HS đọc – lớp đọc thầm.
+ Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu đến đó, trí nhớ lạ thường có thể thuộc 20 trang sách trong ngày mà vẫn còn thời giờ chơi diều.
+ Nhà nghéo phải bỏ học, ngày đi chăn trâu, đúng ngoài lớp nghe giảng nhờ, tối đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở; sách của bạn Hiền là lưng trâu, nền các, bút là ngón tay, mảnh gạch vở chấm hộ.
+ Vì Hiền đổ trạng nguyên ở tuổi 13, khi vẫn còn là một chú bé thích chơi diều.
- 1 HS đọc 
- lớp trao đổi nêu câu hỏiđúng
- Nhắc lại
Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm.
- Gọi HS đọc lại bài theo đoạn.
- HD HS tìm giọng đọc phù hợp và luyện đọc đoạn “Thầy phải kinh ngạc..đom đóm vào trong..”
- Đọc mẫu
- Nhận xét.
- Đọc nối tiếp
- Luyện đọc theo nhóm.
- Thi đọc trước lớp.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò.
- Yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Nhắc HS luyện đọc bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.
Tiết 11 Chính tả (nhớ – viết)
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I/ Mục tiêu:
- HS nhớ và viết đung chính tả, trình bày đúng 4 khổ thơ đầu của bài thơ “ Nếu chúng mình có phép lạ”.
- Luyện viết đúng nững tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn: s /x; ?/ ~.
II/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: HD HS nhớ viết.
GV
HS
-Nêu yêu cầu của bài
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ
- Nhắc nhở HS những từ dễ viết sai và cách trình bày từng khổ thơ.
- Theo dõi hỗ trợ cho nnhững HS còn yếu.
- Thu vở chấm điểm
-1 HS đọc 4 khổ thơ của bài
- Vài HS đọc – cả loớp đọc thầm SGK.
- Nhớ và viết lại bài vào vở
- Tự soát lỗi.
Hoạt động 2: Bài tập chính tả.
Bài 2:
- Giúp HS lựa chọn bài tập 2a hoặc 2b.
- Chia nhóm “Tổ chức cho HS thi tiếp sức.
- Nhận xét “ chốt lại: các từ cần điền.
a) Sang, xiếc, sức, sự sống, sáng.
Bài 3:
- Nêu yêu cầu đề bài.
- Phát phiếu cho 4 HS.
- GV cùng lớp nhận xét.
- Lần lượt giải thích nghĩa của từng câu
- Đọc yêu cầu của bài.
- Thảo luận – tiếp sức ghi kết quả lên bảng.
- Ghi bài vào vở.
- Đọc thầm và làm bài cá nhân.
- 4 HS làm bài trên phiếu – trình bày kết quả trên bảng lớp.
- Đọc lại các câu đã sửa.
- Thi đọc thuộc lòng.
Hoạt động 3: Củng cố. Dặn dò.
- HS nhắc lại những điều cần ghi nhớ.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Nhắc HS về xem lại bài và chuẩn bị bài cho tiết sau tốt hơn.
Tiết 51 Toán
NHÂN VỚI 10, 100, 1000.
CHIA CHO 10, 100, 1000.
I/ Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách thục hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000 và chia số tự nhiên tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn. Cho 10, 100, 1000..
- Vận dụng để tính nhanh khi nhân (hoặc chia) với 10, 100, 1000..
II/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Nhân một số tự nhiên với 10, 100. 1000
GV
HS
- Ghi bảng 35 x 10
- Giúp HS nhớ (tính chất giao hoán của phép nhân)
* Vậy 35 x 10 = 350
- Yêu cầu HS nhận xét.
- Tương tự HD HS 
35 x 100
35 x 1000.
- Nêu và trao đổi về cách làm.
35 x 10 = 10 x 35
 = 1 chục x 35 = 350.
(Gấp 1 chục lên 35 lần).
+Thừa số 35 nhân với tích 350 để nhận ra “Khi nhân 35 với 10 ta chỉ việc viết thêm vào bên phải số 35 một chữ số 0 (để có 350)”.
- Nêu nhận xét.
“Khi nhân số tự nhiên với 10, 100, 1000 ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba. Chữ số 0 vào bên phải số đó”.
Hoạt động 2: Chia một số tự nhiên cho 10, 100, 1000.
- Tương tự GV nêu
350 : 10
3500 : 100
35000: 1000..
- Chốt lại: “Muốn chia một số tự nhiên cho 10, 100, 1000.Ta chỉ việc bớt 1,2, 3 chữ số 0 ở bên phải của số đó”.
- HS nêu nhận xét như SGK
- HS nhắc lại.
Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1
- Gọi HS trả lời lần lượt các phép tính (a,b).
- Nhận xét.
Bài 2
- Gọi HS trả lời các câu hỏi.
+1 yến bằng bao nhiêu kg?
+1 tạ bằng bao nhiêu kg?
+1 tấn bằng bao nhiêu kg?
và ngược lại:
-HD mẫu:
300 kg = .. tạ
* Cách làm: Ta có 100 kg = 1 tạ
Nhẫm 300 : 100 = 3
Vậy 300 kg = 3 tạ
- GV nhận xét sửa chửa.
- HS lần lựot nêu.
VD: 18 x 10 = 180
18 x 100 = 1800
9000 : 10 = 900
9000 : 1000 = 9
-----------
+1 yến = 10 kg
+1 tạ = 100 kg
+1 tấn = 1000 kg
+1000 = 1 tấn
+100 = 1 tạ
+10 kg = 1yến.
- Tương tự HS làm các bài còn lại.
70 kg = 7 tấn
800 kg = 8 tạ
300 tạ = 3 tấn
120 tạ = 12 tấn
5000 kg = 5 tấn
4000 kg = 4 kg
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò.
- Gọi HS nhắc lại nội dugn bài học.
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Nhắc nhở HS tính cẩn thận khi đổi đơn vị đo.
Tiết 11 Đạo đức
ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG
GHK I
Thứ ba, ngày 27 tháng 10 năm 2009
Tiết 21 Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
I/ Mục tiêu:
- HS nắm được một số từ bổ sung thời gian cho động từ.
- Bước đầu biết sử ụng các động từ.
II/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: bài cũ:
GV
HS
- Hỏi lại HS về động từ
+ Thế nào là động từ ? Nêu ví dụ ?
- Nhận xét chop điểm.
- Trả lời
+ Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng.
VD: đi, chạy, nghe, bay, đọc sách, nấu cơm, quýet nhà
Hoạt động 2: HD HS làm bài tập.
Bài 1/ Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Tìm động từ bổ sung ý nghĩa.
- Nhận xét.
Bài 2/ Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát phiếu cho vài HS.
-GV cùng lớp nhận xét kết quả đúng.
*Thứ tự từ cần điền “sắp. Đang, đã”
Bài 3/ 
- Gọi HS đọc yêu cầu và truỵên vui “Đãng trí”.
- Dán 4 tờ phiếu lên bảng.
- GV nhận xét kết quả đúng:
 “ Nhà bác học vẫn làm việc trong phòng nên “đa”õ phải thay bằng “đang”. 
 Người phục vụ vào phòng rồi mới nói nhỏ được với giáo sư nên phải bỏ “đang”.
 Tên trộm đã vào phòng rồi nên phải bỏ “sẽ”õ hoặc thay nó bằng “đang” ”.
+ Truyện vui có tính khôi hài như thế nào?
- Chốt lại nội dung truyện
- 1 HS đọc – lớp đọc thầm.
+ Từ “sắp” bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ “ đến” – Từ “đã”bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ “ trút”.
- 1 HS đọc nối tiếp.
- Lớp làm vào vở – HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả trên bảng lớp.
- 2 HS đọc - lớp theo dõi.
- HS thi làm bài.
- Đọc lần lượt truyện vui.
+ Nhà bác học đang làm việc nên đãng trí đến mức được thông báo có trộm  hỏi “nó đang đọc sách gì?”
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
- Yêu cầu HS nhắc lại về động từ chỉ thời gian
- Nhận xét đánh giá tiết học
- Luyện thêm bài ở nhà.
Tiết 52 Toán
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân.
- Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính toán
II/Các haọt động:
Hoạt động 1: So sánh giá trị của hai biểu thức.
GV
HS
- Ghi bảng (2 x 3) x 4 và 2 x( 3 x 4)
- Gọi HS lên bảng tính.
- Yêu cầu HS so sánh kết quả.
- Kết luận: “ (2 x 3) x 4 = 2 x (3 x 4).
- 2 HS lên bảng – lớp làm vào vở
(2 x 3) x 4 = 6 x 4
 = 24
2 x (3 x 4) = 2 x 12
 = 24
* “Kết quả của hai biểu thức bằng nhau”
Hoạt động 2: Viết các giá trị của biểu thức vào ô trống.
- HD HS cách làm
* Cho lần lượt gia 1trị của a, b, c (như SGK).
- Gọi HS so sánh kết quả.
* Kết luận: (a x b) x c = a x (b x c)
(a x b) x c gọi là một tích nhân với một số.
a x ( b x c) gọi là một số nhân với một tích.
Phân tích cho HS “ đây là phép nhân có 3 thừa số. Rút ra kết luận như SGK”.
- Yêu cầu HS tính gia 1trị của a x b x c
- Giúp HS rút ra kết luận:
- HS lần lượt tính giá trị của các biểu thức rồi viết vào bảng như SGK.
- Nhận xét kết quả của từng biểu thức .
- Nêu lại nhnậ xét và kết luận.
- Tính theo hai bước trên.
 a x b x c = (a x b) x c = a x (b x c) 
 Cách 1 Cách 2
Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1
- HD HS xem mẫu cách làm
- Phân biệt cách làm và thực hiện tính.
CÁCH 1
a) 4 x 5 x3 = (4 x 5) x 3
 = 20 x 3
 = 60
 3 x 5 x 6 = (3 x 5) x 6
 = 15 x 6
 = 90
b) 5 x 2 x7 = (5 x 2) x 7
 = 10 x 7
 = 70
 3 x 4 x 5 = ( 3 x 4) x 5
 = 12 x 5 
 = 60
CÁCH 2
4 x 5 x 3 = 4 x(5 x 3)
 = 4 x 15
 = 60
3 x 5 x 6 = 3 x (5 x 6)
 = 3 x 30
 = 90
5 x 2 x 7 = 5 x (2 x 7)
 = 5 x 14
 = 70
3 x 4 x 5 = 3 x (4 x 5)
 = 3 x 20
 = 60.
Bài 2: Tính
* Tính theo thứ tự tự từ trái sang phải.
* Tính cấht kết hợp của phép nhân.
a) 13 x 5 x 2
5 x 2 x 34
b) 2 x 26 x 5
5 x 9 x 3 x 2
- Aùp dụn ...  giải thích vì sao?)
+ Làng có lũy tre xanh bao bọc
+ Nhà ở và đồ dùng trong nhà ngày càng tiện nghi hơ n.
Hoạt động 3: Trang phục và lễ hội.
+ Hãy mô tả về trang phục truyền thống của người kinh ở đồng bằng Bắc Bộ?
+Người dân thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào?
+ Trong lễ hội có những hoạt động gì? Hãy kể tên một số haọt động mà em biết?
* Kết luận: Trang phục truyền thống của nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội kăhn xếp màu đen – nữ váy đen, áo dài tứ thân bên trong yếm đỏ lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ.
+ Nam quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp đen – Nữ mặc váy đen, áo dài tứ thân bên trong có yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ.
+ Lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân và mùa thu để cho một năm mới mạnh khỏe và mùa màng bội thu.
+ Các hoạt động vui chơi giải trí,. Trong các lể hội: Hội Lim, Hội Chùa Hương, Hội Gióng,
- HS đọc phần ghi nhớ SGK
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học
- GD HS qua bài học
- Xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Vài HS nhắc lại một số đặc điểm về nàh ở làng xóm.
Tiết 13 Kĩ thuật
THÊU MÓC XÍCH (T1)
I/ Mục tiêu:
- Biết cách thêu móc xích.
- Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những dòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm vóng móc xích. Đường thêu có thể bị dúm.
- Không bắt buộc HS nam hoàn thành sản phẩm thêu.
- HS khéo tay có thể hoàn thành sản phẩm đơn giản (đều và đẹp)
II/ Đồ dùng:
- Tranh qui trình thêu móc xích.
- Mẫu thêu móc xích được thêu bằng len, và một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết cho khâu, thêu.
III/ Các haọt động:
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu.
GV
HS
- Giới thiệu mẫu thêu móc xích.
+ Nhận xét và nêu đặc điểm của đường thêu móc xích?
- GV chốt lại.
Khái niệm: “Thêu móc xích (hay còn gọi là thêu dây chuyền) là cách thêu để tạo thành nhưng vòng chỉ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi móc xích”.
- GV giới thiệu một số sản phẩm thêu móc xích.
- Bổ sung và nêu ứng dụng thực tế.
* Mũi thêu móc xích dùng để thêu trang trí, hoa, lá, cảnh vật lên cổ áo, ngực áo, võ gối, thêu tên lên khăn tay, khăn mặt. Thêu móc xích cần được phối hợp với thêu lướt vặn và một số kểu thêu khác.
- HS quan sát
+ Mặt phải của đường thêu là những vòng chỉ nhỏ, móc nối tiếp nhau giống như chuỗi móc xích (của sợi dây chuyền).
+ Mặt trái của đường thêu là những mũi chỉ gần nhau, nối tiếp nhau gần giống các mũi khâu đột.
- HS quan sát và nêu ứng dụng.
Hoạt động 2 :HD thao tác kĩ thuật.
- GV treo tranh qui trình.
- GV hướng dẫn cách thêu (vừa nêu vừa thực hiện thao tác).
- GV chốt lại:
- HS quan sát
- HS có thể vừa quan sát vừa thao tác theo GV.
- HS nêu lại cách thêu.
* Các bước thêu:
- Vạch dấu đường thêu.
- Thêu theo đường vạch dấu.
+ Bắt đầu thêu(hình 3a).
+ Thêu theo mũi thứ nhất (hình 3b)
+ Thêu mũi thứ hai (hình 3c)
+ Thêu mũi tiếp theo ( hình 3d)
+ Kết thúc đường thêu (hình 4)
* Một số điểm cần lưu ý:
+ Thêu từ phải sang trái
+ Mỗi mũi thêu được bắt đầu bằng cách tạo thành vòng chỉ qua đường dấu.
+ Lên kim, xuống kim đúng vào các đểm trên đường vạch dấu.
+ Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá.
+ Kết thúc đường thêu móc xích bằng cách đưa mũi kim ra ngoài mũi thêu để xuống kim chẳn vòng chỉ. Rút kim, kéo chỉ và lật mặt sau của vải. Cuối cùng luồn kim qua mũi thêu cuối để tão vòng chỉ và luồn kim qua vòng chỉ để vê nút chỉ giống như cách kết thúc đường khâu đột..
+ Có thể sử dụng khung thêu để thêu cho thẳng.
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
- Yêu cầu HS nêu lại cách thêu móc xích.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Tập luyện ở nhà và chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau thực hành.
Thứ sáu, ngày 13 tháng 11 năm 2009
Tiết 26 Tập làm văn
ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I/ Mục tiêu:
- Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện (nội dung, nhân vật, cốt truyện)
- Kể được câu chuyện theo đề tài cho trước.
- Nắm được nhân vật, tính cách của nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện đó để trao đổi với bạn.
II/ Đồ dùng:
- Giấy khổ to ghi sẵn tóm tắt một số kiến thức về văn kể chuyện.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
GV
HS
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
Đề 1: Lớp em vừa có . Hãy viết thư thăm bạn.
Đề 2: Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể.
Đề 3: Em hãy tả một chiếc áo hoặc chiếc váy.
- GV nhận xét và kết luận.
Bài 2, 3
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Chọn đề bài cho câu chuyện mình kể.
- GV viết nhanh dàn ý câu chuyện.
- GV nhận xét và giới thiệu bảng tóm tắt dàn ý kể chuyện lên bảng.
- 2 HS đọc – lớp đọc thầm
+ Thuộc loại văn viết thư.
+ Thuộc loại văn kể chuyện.
+ Thuộc loại văn mêu tả.
- 2HS đọc
- HSchọn đề bài.
- HS thực hành kể chuyện (mỗi HS kể xong trao đổi cùng với bạn về nhân vật trong truyện, tính cách nhân vật – ý nghĩa của câu chuyện – cách mở đầu câu chuyện và kết thúc câu chuyện).
- Vài HS đọc lại.
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét đánh giá tiết học
- Nhắc nhở HS xem lại bài và chuẩn bị bài cho tiết học sau.
Tiết 65 Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng; diện tích (cm2, dm2, m2).
- Thực hhiện được nhân với số có hai, ba chữ số.
- Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính, tính nhanh.
- HS làm được bài tập 1, 2 (dòng 1) và bài 3.
- HS khá giỏi có thể làm thêm các bài tập còn lại.
II/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Oân tập về đơn vị đo.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a) 10 kg = 1yến 100 kg = 1 tạ
 50 kg = 5 yến 300 kg = 3 tạ
 80 k = 8 yến 1200 kg = 12 tạ
b) 1000 kg = 1 tấn 10 tạ = 1 tấn
 8000 kg = 8 tấn 30 tạ = 3 tấn.
 15000 kg = 15 tấn 200 tạ = 20 tấn
c) 100 cm2 = 1dm2 100 dm2 = 1 m2
 800 cm2 = 8 dm2 900 dm2 = 9 m2
 1700 cm2 = 17 dm2 1000 dm2 = 10 m2
Hoạt động 2: Ôn tập về các phép tính.
Bài 2: Tính.
a) 268 b) 475 c) 45 x 12 + 8 = 540 + 8
 x 235 x 205 = 548
 1340 2375 45 x (12 + 8) = 45 x 20
 804 950 = 900
 536 97375 
 62980
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
a) 2 x 39 x 5 = 2 x 5 x 39 b) 302 x 16 + 302 x 4 = 302 x (16 + 4)
 = 10 x 39 = 302 x 20
 = 390 = 6040
769 x 85 – 769 x 75 = 769 x (85 – 75)
 = 769 x 10
 = 7690
Hoạt động 3: Oân tập về đơn vị đo diện tích.
Bài 5: Bài toán SGK.
S= a x a
Với a = 25m thì S= a x a =25 x25 = 625 m2
 Đáp số: 625 m2
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- GD HS tính cẩn thận trong học toán.
- Nhắc nhở HS về nhà làm lại các bài tập và xem trước bài chuẩn bị cho bài sau.
Tiết 26 Khoa học
NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I/ Mục tiêu:
- Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước:
+ Xả rác, phân, nước thải bừa bãi,.
+ Sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu.
+ Khối bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ,
+ Vỡ đường ống dẫn dầu,
- Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe con người: lan truyền nhiều bệnh, 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
II/ Đồ dùng:
- Hình SGK trang 54, 55.
- Sưu tầm tranh, ảnh nguyên nhân gây ô nhiễm nước ở địa phương.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
GV
HS
- Chia lớp làm 4 nhóm
- Giới thiệu hình 1 – 8 SGK.
- Nhận xét kết luận:
“Có rất nhiều việc làm của con người làm nước bị ô nhiễm. Nước rất quan trọng đối với đời sống của con người thực vật và động vật. Do đó ta cần phải hạn chế những việc làm có thể gây ô nhiễm nguồn nước”.
- Thảo luận
- Quan sát trình bày thảo luận kết quả.
- Nhắc lại một số việc làm gây ô nhiễm nguồn nước như: (Xả rác, phân, nước thải bừa bãi, phân bón, thuốc trừ sâu, bụi, khối, khí thải, )
Hoạt động 2: Tác hại của sự ô nhiễm nguồn nước.
- Chia nhóm
+ Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với cuộc sống của con người, thực vật, động vật?
* Kết luận: Có nhiều nguyên nhân làm ô nhiễm nước như: Phân, nước thải bừa bãi, vỡ ống nước, lũ lụt,  sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải của nhà máy không qua sử lý sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, gây ra một số bệnh 
-Thảo luận – trình bày kết quả.
+ Là môi trường tốt để các loại vi sinh vật sống như: Rong, rêu, tảo, bọ gậy, ruồi, muỗi,  Chúng phát triển và gây ra tả lị, thương hàng, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan,  .
- HS nhắc lại
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- GD SH qua bài học, tìm hiểu thêm gia đình hoặc địa phương mình đã làm sạch nước bằng cách nào? Để chuẩn bị cho tiết học sau.
Tiết 13 SINH HOẠT CHỦ NHIỆM 
NỘI DUNG
- Các tổ bào cáo tình hình tuần qua của lớp về các mặt sau:
+ Học tập
+ Chuyên cần
+ Trực nhật
+ Trang phục
+ Tác phong
+ Giao tiếp
- Cán bộ lớp nhận xét chung của từng mặt
- GV nhận xét chung về các mặt và ưu khuyết điểm của từng cá nhân học sinh.
- Đề xuất hướng khắc phục cho tuần sau.
- Phấn đấu hơn để đạt kết quả tốt hơn nữa.
- Những học sinh còn yếu sẽ được phụ đạo trái buổi.
KHỐI TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU
Ngày tháng năm 20

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_11_den_13_ban_chuan_kien_thuc.doc