Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 (Bản hay chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 (Bản hay chuẩn kiến thức kĩ năng)

Tiết 2 Lịch sử

NHÀ LÝ RỜI ĐÔ RA THĂNG LONG

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt.

- Vài nét về công lao của Lý Công Uốn: người sáng lập vương triều Lý , có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.

- GD HS tự hào về anh hùng dân tộc, truyền thống yêu nước.

II. ĐỒ DÙNG:

- GV: Bản đồ hành chính VN .

 - Bảng phụ ghi nội dung.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_HỌC:

 

doc 19 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 426Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 (Bản hay chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Buổi chiều:	Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2011
Lớp 4E Tiết 1:	Tiếng Việt tăng
LUYỆN ĐỌC-VIẾT: PHÂN BIỆT L/N
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS đọc và viết đúng chính tả. HS phân biệt được phụ âm đầu L/N.
- Rèn kĩ năng đọc chuẩn, đọc đúng không ngọng phụ âm đầu L/N.
- GD HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG:
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ :
 -GV nhận xét chung. 
2. Bài mới: 
+ Giới thiệu và ghi tên bài:
+ Hướng dẫn nội dung bài:
* Hoạt động 1: Phân biệt 2 phụ âm đầu L/N
- GV giúp HS phân biệt được 2 phụ âm đầu và cách phát âm đúng.
+ Cách phát âm L: Ta phải nâng mặt lưỡi cong lên, chặn luồng khí đi lên mũi, đồng thời hai bên lưỡi hạ xuống để luồng khí đi từ phổi lên phải lách qua hai bên, cọ xát vào thành má, qua miệng mà thoát ra ngoài.
+ Cách phát âm N: Hai bên lưỡi áp sát vào hai bên miệng đồng thời lưỡi hạ xuống làm cho luồng khí từ phổi lên không hoàn toàn qua đường miệng mà phải có một phần qua mũi để thoát ra ngoài. Có cảm giác lưỡi hơi thụt về phía sau, đè xuống.
- Gv cho HS luyện tập phát âm đúng.
* Hoạt động 2: Luyện đọc:
- GV HD HS luyện đọc 1 đoạn văn dài, 1 đoạn thơ...
- Gọi HS luyện đọc nhiều lần.
- GV sửa cho HS.
- Cho HS đọc theo cặp- HS tự sửa cho nhau.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 3: Luyện viết:
- GV đọc 1 đoạn văn y/c HS chép lại cho đúng chính tả(Trong đoạn văn có sử dụng nhiều phụ âm đầu L, N).
- GV thu 1 số vở chấm
- GV nhận xét.
3. Củng cố, Dặn dò : 
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà học ôn bài 
- HS trả lời.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe.
- HS luyện cách phát âm 2 phụ âm đầu L, N.
- HS đọc theo cặp và tự sửa cho nhau.
- HS viết vào vở.
- HS lắng nghe.
Tiết 2 	 Lịch sử
NHÀ LÝ RỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt.
- Vài nét về công lao của Lý Công Uốn: người sáng lập vương triều Lý , có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long. 
- GD HS tự hào về anh hùng dân tộc, truyền thống yêu nước.
II. ĐỒ DÙNG:
- GV: Bản đồ hành chính VN .
 - Bảng phụ ghi nội dung.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gv gọi 2 HS nêu kết quả của cuộc chống quân Tống . 
- HS khác nhận xét và bổ sung 
- NX việc học bài cũ
- GV cho điểm
2 Bài mới :
 + Giới thiệu và ghi tên bài
 + Hướng dẫn nội dung bài :
 *Hoạt động 1: Giới thiệu phần đầu sgk 
 *Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
-Gv treo bản đồ.
- Y/c HS đọc thầm kênh chữ sgk." Mùa xuân ......màu mỡ này".
 - Vua Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô ra Thăng Long?
- Gv giới thiệu:
 *Hoạt động 3 :Kinh thành Thăng Long dưới thời Lý.
- Gv yêu cầu HS đọc thầm tiếp (sgk )
- Đàm thoại cùng HS:
- Thành Thăng Long dưới thời nhà Lý đã được xây dựng như thế nào ?
- GV chốt lại và cho HS đọc nội dung bài 
 Thành Thăng Long có tên gọi nào khác ?
- GV kết luận và chốt lại ND bài .
3. Củng cố, Dặn dò : 
- Gọi HS nhắc lại ND bài.
- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà học ôn bài .
- 2 HS trả lời.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS xác định vị trí Kinh đô Hoa Lư và Đại La (Thăng Long )
- Nhà Lý rời đô ra Đai La và đặt tên kinh thành là Thăng Long.
- Cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no. 
 - Đọc và đàm thoại cùng bạn.
 - Làm cá nhân HSbáo cáo kết quả 
 - HS khác nhận xét và bổ sung
+ Có nhiều cung điện ,đền thờ....
- HS qs sgk h1,h2
- HS trả lời 
- HS khác nhận xét và bổ sung 
+Đông Quan, Đông Kinh, Đại La, Đông Đô Hà Nội.
- HS nhắc lại ND.
- HS lắng nghe.
Buổi sáng: Thứ ba ngày 8 tháng 11 năm 2011
Lớp 4C Tiết 1	 Kể chuyện
BÀN CHÂN DIỆU KÌ.
I. MỤC TIÊU: 
 - Nghe, quan sát tranh để kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện.
 - Nắm được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Ký. Ký bị tàn tật nhưng vẫn khao khát được học tập. Nhờ giàu nghị lực, có ý chí vươn lên nên Ký đã đạt được điều mình mong ước.
II. ĐỒ DÙNG:
- Các tranh minh họa câu chuyện trong SGK (phóng to tranh nếu có điều kiện).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét bài kiểm tra giữa học kì.
2. Bài mới:
+ Giới thiệu bài , ghi bảng.
+ HD HS kể chuyện.
 * HĐ1: GV kể chuyện:
- GV kể lần 1.
- Kể lần 2 - 3, kết hợp chỉ tranh.
- HS nghe và quan sát tranh minh họa.
* HĐ 2: Hướng dẫn HS kể chuyện
( HD – 231)
+ Kể chuyện trong nhóm:
- HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh và các câu hỏi gợi ý.
+ Thi kể chuyện trước lớp:
- Đại diện các nhóm thi kể theo từng tranh hay toàn chuyện (tùy điều kiện thời gian).
* HĐ3: Nội dung, ý nghĩa câu chuyện:
+ Qua câu chuyện này em học được điều gì ở anh Nguyễn Ngọc Ký?
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò giờ sau.
GV nhận xét và đánh giá chung về
 kết quả kiểm tra giữa học kì của HS.
- HS nghe kết hợp quan sát tranh.
- HS tập kể chuyện theo nhóm.
 - HS đọc gợi ý dưới mỗi tranh để nhớ.
 lại nội dung từng đoạn.
 - 6 HS nối tiếp nhau kể từng đoạn. 
truyện cho đến hết câu chuyện.
 ( SGK – 107 )
 - 1 HS kể toàn bộ câu chuyện và đại
 diện nhóm kể trước lớp.
 - GV nhận xét tiết học, biểu dương
 những HS học tốt.
- Anh Ký bị tàn tật nhưng vẫn khao
 khát được học hành, trở thành
 người có ích.
- Anh Ký rất có ý chí vươn lên, không
 chán nản vì bị tàn tật.
- Anh Ký là người giàu nghị lực, biết 
vượt khó để đạt được điều mình mong muốn.
- HS lắng nghe.
Tiết 2 Toán
 TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN.
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân.
- Rèn kĩ năng tính toán và giải toán.
- Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính toán.
II.ĐỒ DÙNG: 
 - Bảng phụ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ.
- Nêu cách nhân nhẩm với 10, 100, 1000....
- Nêu cách chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000....
54 x 100 : 10 = 540
6900: 10 : 10 = 69
80000 : 1000 x 100 = 8000
2 . Bài mới:
Bài1: Tính rồi so sánh giá trị của các biểu thức:
 ( 2 x 3 ) x 4 và 2 x ( 3 x 4 )
 ( 2 x 3 ) x 4 = 6 x 4 = 24
 2 x (3 x 4 ) = 2 x 12 = 24
Vậy 2 x ( 3 x 4 ) = ( 2 x 3 ) x 4 vì cùng có kết quả là 24.
- Nhận xét giá trị của biểu thức :
( a x b ) x c và giá trị của biểu thức 
a x ( b x c ).
(Giá trị của 2 biểu thức này luôn bằng nhau).
-Vậy ta có thể viết như thế nào?
 ( a x b ) x c = a x ( b x c )
- ( a x b ) x c được gọi là gì?
( a x b ) x c là 1 tích nhân với 1 số.
- a x ( b x c ) được gọi là gì?
a x ( b x c ) gọi là một số nhân một tích.
* Khi nhân một tích hai số với số thứ 3 ta có thể nhân số thứ nhất với tích số thứ hai và số thứ ba.
 Đó là tính chất kết hợp của phép nhân.
 ( a x b ) x c = a x ( b x c )
2. Luyện tập:
*Bài 1: Tính:
 - Yc hs tính theo mẫu.
 - Lớp làm vào vở.
 * MR: 
 - HS nêu phép tính và thực hiện tính theo 2 cách.
*Bài 2:Tính bằng cách thuận tiện nhất :
- Gv hướng dẫn qua cách thực hiện tính theo 2 cách.
- Hs lần lượt lên bảng làm. 
*Bài 3: Rèn kĩ năng giải toán
- Y/c HS phân tích đề bài và giải bài toán
- HS lên bảng giải, lớp làm vào vở.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời miệng.
- HS lên bảng chữa bài.
- HS nhận xét.
- Gọi 2 HS lên bảng tính giá trị của 2 biểu thức đó, các HS khác tự tính.
-Yêu cầu HS tính giá trị của 2 biểu thức 
( a x b ) x c và a x ( b x c )với các giá trị a, b, c đã cho.
- HS lần lượt trả lời câu hỏi.
- HS làm bài. Chữa bài.
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài. Gọi 4 HS chữa bài theo 2 cách.
- Hỏi HS đã áp dụng tính chất gì của phép nhân .
- HS đọc yêu cầu của đề. 
- HS làm bài theo 1 trong hai cách . 
- 1HS lên bảng làm , lớp làm vào vở.
- HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
 Tập đọc
Tiết 3:	CÓ CHÍ THÌ NÊN.
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu lời khuyên của các câu tục ngữ, biết phân loại các câu tục ngữ .
 - Học sinh đọc trơn, trôi chảy, rõ ràng, từng câu tục ngữ. Nắm được đặc điểm diễn đạt của các câu tục ngữ.
- Cho hs thấy được có ý chí thì nhất định thành công, khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn, khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn.
- GD kĩ năng sống:
+ Kĩ năng xác định giá trị.
+ Kĩ năng tự nhận thức bản thân.
+ Kĩ năng đặt mục tiêu.
+ Kĩ năng kiên định.
- Giáo dục HS nhân cách của con người không nên có những ước muốn tham lam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung những câu tục ngữ đã được sẵp xếp lại theo 3 nhóm, đã gạch dưới các tiếng ăn vần với nhau.
- Phương pháp trải nghiệm.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp trình bày ý kiến cá nhân.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc bài Ông Trạng thả diều.
 GV nhận xét và cho điểm.
 2. Bài mới:
 +. Giới thiệu bài.
 +. HD học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài.
 * HĐ 1: Luyện đọc:
 - Luyện đọc từ khó: quyết, lặn , tròn vành, có chí thì nên, bền chí, chạch.
- Gọi 2-3 HS đọc bài.
- GV giải thích những từ khó hiểu cho HS biết.
- Y/c HS đọc thầm phần chú giải.
- Từ ngữ:
+ Nên: thành công
+ Hành: làm
+ Lận: dùng bàn chân và tay nắn, uốn tấm mê vào vành cạp để tạo thành hình nong, nia, rổ, rá.
* HĐ 2: Tìm hiểu bài.
- GV đàm thoại cùng HS.
(*) Sắp xếp các câu tục ngữ thành ba nhóm: 
+ Câu nào khẳng định thành công?
+ Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn?
+ Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn?
- Cách diễn đạt của câu tục ngữ có điểm gì khiến người đọc đẽ thuộc, dễ hiểu?
a. Ngắn gọn, có vần điệu.
b. Có hình ảnh so sánh.
c) Ngắn gọn, có vần điệu, hình ảnh.
=> ý c).
- GV chốt lại kết quả đúng.
 - GV đọc mẫu toàn bài.
* H Đ3: Đọc diễn cảm:
- Chú ý đọc nhấn giọng, ngắt giọng đúng chỗ.
Có công mài sắt, / có ngày nên kim. //
Ai ơi đã quyết thì hành, /
Đã đan thì lận tròn vành mới thôi! //
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học. 
 - Dặn dò bài sau.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp nối nhau đọc từng câu tục ngữ.
- HS tìm từ khó đọc
- 2, 3 HS đọc cả bài.
- HS luyện đọc cá nhân.
- HS đọc thầm phần chú giải, nêu nghĩa một số từ ngoài từ được chú giải trong bài.
- Câu1,4
- Câu 2,5
- Câu 3,6,7
- GV chia lớp thành các nhóm thảo luận.
- HS trao đổi, trả lời các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS khác nhận xét.
- Nhiều HS luyện đọc diễn cảm.
- Các nhóm thi đọc thuộc lòng ngay tại lớp.
- HS nhận xét.
- Nhiều HS luyện đọc diễn cảm.
- HS lắng nghe.
Tiết 4:	kĩ thuật
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
- HS biết cách gấp mép ... ện trên bảng, cả lớp làm vào giấy nháp.
Chiều:5B
Tiết 1: Kể chuyện:
NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI
I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu ý nghĩa câu chuyện: Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, không giết hại thú rừng.
- Qua GV kể chuyện, HS có thể phối hợp kể với điệu bộ, nét mặt.
- GD học sinh ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG:
- Tranh minh hoạ (Tr107-SGK)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ.
- 2 HS kể chuyện về một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương hoặc nơi khác.
- GV nhận xét- cho điểm.
2. Bài mới:
+ Giới thiệu bài - ghi bảng.
+ Nội dung:
 * Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài:
- Gọi 1HS đọc yêu cầu của đề bài.
? Đề bài yêu cầu kể lại câu chuyện gì.
- GV nhắc lại và dùng phấn màu gạch chân những từ như trong sgv 
- GV nhắc HS như trong sgv .
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
 - Gọi HS nêu tên câu chuyện các em sẽ kể.
- Câu chuyện các em vừa kể nói về nội dung gì.?
- GV hướng dẫn HS giới thiệu truyện kể như sgv
* Hoạt đông 2: Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Kể chuyện trong nhóm:
- Tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm: Kể theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
+ GV nhắc HS: như sgv 
 Thi kể chuyện trước lớp: 
+ GV treo bảng phụ viết gợi ý 2 trong sgk.
+ Gọi hs thi kể và nói rõ ý nghĩa câu chuyện .
+ GV dán tên chuẩn đánh giá lên bảng và gọi HS khác nhận xét.
Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất tự nhiên nhất....
3. Củng cố dặn dò:
- Giờ kể chuyện hôm nay các em học kể chuyện gì..?
- GV kết hợp giáo dục HS ý thức bảo vệ mội trường.
- Về nhà kể lại chuyện cho người thân, chuẩn bị bài sau: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
- 2HS kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đề bài.
- 2HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp theo dõi.
- Cán sự lớp báo cáo.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe .
- HS kể chuyện trong nhóm đôi.
- HS lắng nghe.
- 3 HS kể theo đoạn.
- 1HS kể toàn bộ nội dung câu chuyện.
- Mỗi tổ cử 1HS kể hay nhất để thi kể truyện.
- Các HS khác nhận xét và bình chọn.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
 Tiết 2 Luyện viết
 BÀI 11: MẦM NON
I MỤC TIÊU:
 - Rèn cho HS viết chữ nét đứng, nét nghiêng, cách trình bày bài ca dao khoa học.
 - HS hiểu nội dung bài.
 - Giáo dục cho hs tính cẩn thận, tỉ mỉ, ý thức giữ vở sạch, chữ đẹp.
II ĐỒ DÙNG:
 - HS chuẩn bị vở Luyện viết.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài .
* Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung của bài viết.
- 1 em đọc bài .
- Y/c HS tìm từ khó viết,dễ lẫn?
- GV gọi 2 HS lên bảng y/c HS dưới lớp viết bảng con: Mầm non, lim dim,rào rào, rải vàng...
- GV gọi HS giải thích một số từ khó hiểu.
- GV giải thích nếu HS không hiểu.
- Cho hs nhận dạng bài viết và cách viết hoa các chữ đầu câu.
* Hướng dẫn hs tập chép chữ nét thẳng, chữ nét nghiêng.
- HS luyện trong vở luyện viết.
- GV theo dõi để uốn nắn từng em về tư thế ngồi, cách cầm bút.
3. Củng cố dặn dò.
- GV chấm một số vở.
- Nhận xét giờ học.
- HS đọc bài.
- HS tìm.
- 2 HS lên bảng viết dưới lớp viết bảng con.
- HS giải thích.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- Cả lớp viết bài vào vở.
- HS lắng nghe.
 Tiết 3: Mĩ thuật tăng
LUYỆN VẼ TRANH: NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM.
I. MỤC TIÊU:
- HS được tự do sáng tạo theo ý thích
- Các em thể hiện được mơ ước, ý tưởng, sở thích riêng
- Thêm yêu nghệ thuật, gần gũi với cuộc sống
- Tăng sự sáng tạo cho HS
II. CHUẨN BỊ:
+ GV - Nhiều loại bài vẽ khác nhau
+ HS: - Giấy vẽ
 -Bút chì, màu vẽ, tẩy, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_HỌC:
HĐ của GV
TG
HĐ của HS
* HĐ1: Tìm chọn nội dung đề tài:
- Ngày 20-11 là ngày gì?
- Nó có ý nghĩa như thế nào?
- Gọi HS trả lời.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV treo 1số bức tranh cho HS quan sát:
+ Tranh nào vẽ đề tài 20-11?
+ Tranh vẽ những gì?
+ Hình ảnh chính trong tranh là gì?
+ Hình ảnh phụ?
+ Màu sắc trong tranh như thế nào?
* HĐ 2: Cách vẽ:
- Chuẩn bị cho ngày 20-11 có những hoạt động nào?
- Em vẽ hình ảnh nào trước?
* HĐ 3: Thực hành:
- GV tổ chức cho HS vẽ bài.
- GV đi từng bàn hướng dẫn, đông viên HS vẽ bài.
* HĐ3: Nhận xét- Đánh giá:
- Trưng bày sản phẩm:
+ GV gợi ý bằng câu hỏi để Hs nhận xét bài.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
* HĐ 4: Củng cố- Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
5p 
5p
20p
5p
1p
- HS trả lời các câu hỏi.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát sau đó nhận xét.
- HS trả lời
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS thực hành vẽ 
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS nhận xét.
Sáng:	 Thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2011
Tiết 1: Địa lí
Lớp 4B+4C:	 ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Nêu một vài đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi...của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ.
 - Chỉ được dãy núi HLS, các CN, TPtrên bán đảo .
- GD HS yêu quê hương cảnh đẹp của đất nước ta.
II. CHUẨN BỊ:
- GV : Bản đồ địa lí tự nhiên VN.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ : 
Gọi HS lên bảng trtả lời.
- Đà Lạt có những ĐK thuận lợi nào để trở thành TP du lịch và nghỉ mát ?( KH mát mẻ , nhiều rừng , thác nước , ) 
2. Bài mới :
+Giới thiệu bài. 
+ Nội dung:
*Bài 1 : Vị trí miền núi và trung du .
+ Khi tìm hiểu về miền núi và trung du , chúng ta đã học những vùng nào? 
- Dãy HLS ;trung du Bắc Bộ,Tây Nguyên; TP Đà Lạt . 
- GV : treo bản đồ địa lí VN và yêu cầu HS lên chỉ bản đồ 
- 2 HS lên và chỉ dãy HLS và đỉnh Phan-xi-păng.
- 2 HS lên và chỉ các CN ở TN và TP ĐL.
- 2 HS chỉ lại toàn bộ. 
- HS khác nhận xét , bổ sung 
*Bài 2 :(97) Đặc điểm thiên nhiên , con người và hoạt động. 
- HS đọc yêu cầu BT2 
- Thảo luận cặp đôi. 
- HS nháp bài .
- Đại diện HSTL. 
- GV kẻ bảng như SGK 
- HS điền kết quả trên bảng phụ .
- GV chốt kết quả ( BS – 50 ) 
*Bài 3 : Vùng trung du Bắc Bộ. 
+ Hãy nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ ? 
- Vùng đồi , đỉnh tròn, sườn thoải , xếp cạnh nhau như bát úp .
- HS nhận xét , bổ sung 
+ Tại sao phải bảo vệ rừng ở vùng trung du Bắc Bộ ? 
- Rừng bị khai thác cạn kiệt nên S đất trồng đồi trọc tăng. Trồng rừng che phủ đồi trọc, ngăn đất đỡ bị xấu đi .
+ Nêu những biện pháp bảo vệ rừng ? 
- Trồng nhiều rừng , cây CN dài ngày , cây ăn quả . Cấm phá rừng .
- GVKL : 
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học . 
- Dặn dò giờ sau.
Tiết 3: Kĩ thuật
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT( TIẾT 2)
 Đã soạn ở tiết 4 sáng thứ ba ngày 8 tháng 11 năm 2011
( GV quan tâm đến học sinh yếu ).
Tiết 3: Địa lí
ÔN TẬP
 Đã soạn ở tiết 1 sáng thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2011
( GV quan tâm đến học sinh yếu ).
Tiết 4: Khoa học:
MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? MƯA TỪ ĐÂU RA?
 I. MỤC TIÊU:
- Học xong bài này, HS biết: mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.
- Phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
- HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG:
- Hình trng 46, 47 sgk. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY_HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ.
 + Nước tồn tại ở những thể nào ?
 + Nêu ví dụ chứng tỏ nước chuyển từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại ?
 + Nêu ví đụ chúng tỏ nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn ? 
- GV nhận xét- cho điểm.
2. Bài mới:
+ Giới thiệu bài - ghi bảng.
+ Nội dung:
 * Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên. 
* Mục tiêu :Trình bày mây đựoc hình thành ntn?. Giải thích được nước mưa từ đâu ra.
* Cách tiến hành :
- Cho HS nghiên cứu câu chuyện : Cuộc phiêu lưu của ba giọt nước. 
- Làm việc cá nhân :
+ Mây được hình thành ntn?
+ Nước mưa từ đâu ra ?
GV kếtluận : sgk tr47
Yêu cầu HS phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên .
* HĐ2 : Trò chơi đóng vai : Tôi là giọt nước
* Mục tiêu : Củng cố những kiến thức đã học về sự hình thành mây và mưa. 
* Cách tiến hành :
- GV nêu tên trò chơi. 
 - nêu cách chơi , luật chơi 
 - Tổ chức cho H chơi theo nhóm 
 - Nhận xét , bình chọn 
- GV nhận xét và kết luận.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 3-4 HS đọc ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò về nhà.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc theo cặp.
- HS nhìn vào hình vẽ kể lại với bạn bên cạnh. 
- HS trả lời. 
- HS khá , giỏi. 
- HS yếu nhắc lại.
.
- HS lắng nghe.
.
- HS lắng nghe. 
- Chia thành 4 nhóm và phân vai :
+ Giọt nước 
+ Hơi nước + Mây đen
+ Mây trắng + Giọt mưa
- Các nhóm chơi theo sự HD.
- Nhận xét , bình chọn. 
- HS đọc ghi nhớ.
Chiều: Mĩ thuật
THƯỞNG THỨC MĨ THUẬT: XEM TRANH
CỦA HOẠ SĨ VÀ CỦA THIẾU NHI.
Đã soạn ở tiết 1 sáng thứ năm ngày 10 tháng 11 năm 2011
( GV quan tâm đến học sinh yếu)
 Mĩ thật tăng
HOÀN THÀNH VẼ TRANH THEO CHỦ ĐỀ 20-11.
Đã soạn ở tiết 2 sáng thứ năm ngày 10 tháng 11 năm 2011
( GV quan tâm đến học sinh yếu)
Tiết 3: Thể dục:
ÔN 5 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG.
I. MỤC TIÊU: 
- Ôn tập các động tác vươn thở, tay, chân, lưng, bụng, toàn thân.
- Thực hiện cơ bản đúng động tác. 
- Giúp HS có ý thức luyện tập thể dục – thể thao .
II ĐỊA ĐIỂM-PHƯƠNG TIỆN:
- Sân bãi rộng, phẳng, sạch sẽ. 
- 1 còi, phấn kẻ sân chơi.
III. NỘI DUNG-PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN:
Nội dung
ĐL
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu :
6 - 10
+ + + +
- GV nhận lớp , phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. 
+ + + +
- Khởi động: Xoay các khớp. 
 + + + +
- Trò chơi: Mèo đuổi chuột.
 pGV 
2. phần cơ bản :
18 - 22
a. Bài thể dục phát triển chung.
12 - 14
+ Ôn các động tác vươn thở, tay, chân, lưng – bụng, toàn thân.
GV hô cho lớp tập.
 - Cán sự hô cho lớp tập.
 pGV 
 + + + +
 + + + +
 + + + +
- Chia tổ luyện tập ( các tổ trởng điều khiển ).
- Tập cả lớp. Tập thi đua giũa các tổ.
b. Trò chơi :GVgọi tên trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức”
2 đội chơi
 . hướng dẫn HS cách chơi, luật chơi.Cho1
nhóm chơi thử, cả lớp chơi .
- GV quan sát, nhắc nhở.
3. Kết thúc:
4 - 6
 + + + +
 + + + +
+ + + +
 - Cho HS đi nhẹ nhàng 1 vòng , hít thở sâu.
Hệ thống bài .
- Nhận xét. 
 pGV
 Ngày . tháng 11 năm 2011
 BGH kí duyệt.
 ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_11_nam_hoc_2011_2012_ban_hay_chuan_kien_t.doc