Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Trần Thu Yến

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Trần Thu Yến

TẬP ĐỌC:

CHÚ ĐẤT NUNG

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức:Hiểu nội dung truyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích, đã dám nung mình trong lửa đỏ.

2.Kĩ năng:Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật.:

3.Thái độ: Khâm phục sự can đảm.

II. Các kĩ năng sống cơ bản :

 -Xác định giá trị, tự nhận thức bản thân, thể hiện sự tự tin

III. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

Động não , làm việc nhóm, chia sẻ thông tin.

IV.Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ bài đ

c trong SGK.

III. Các hoạt động Dạy - Học :

 

doc 25 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 433Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Trần Thu Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2011
CHÀO CỜ
I. MỤC TIÊU:
- HS nghe đánh giá lại hoạt động học, tập nề nếp tuần 13, phổ biến kế hoạch hoạt động tuần 14 .
-Nhận thấy ưu- khuyết điểm tuần qua của lớp, đánh giá thi đua của từng lớp.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1:
 Ổn định đội hình đội ngũ.
 GV yêu cầu lớp trưởng điều khiển lớp tập hợp đội hình hàng dọc.
* Hoạt động 2:
Chào cờ.
 HS thực hiện theo sự điều khiển của Liên đội trưởng.
 * Hoạt động 2:
Nhận xét hoạt động trong tuần 13và phổ biến hoạt động tuần 14
- Tổng phụ trách đánh giá hoạt động trong tuần qua và phổ biến hoạt động trong tuần.
- Tuyên dương các bạn có thành tích tốt.
- Hiệu trưởng nói chuyện dưới cờ:
 Dặn dò HS một số việc cần làm trong tuần.
 - GVCN phổ biến kế hoạch tuần:
+Củng cố các nề nếp đã xây dựng.
+Phân công HS kèm cặp các bạn còn yếu
+Lao động: Vệ sinh sân trường
- Đi học đúng giờ.
 - Khăn quàng, bảng tên đầy đủ.
 - Truy bài đầu giờ.
- Xây dựng kế họach nhỏ 
 Lớp trưởng và HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe.
-HS lắng nghe để thực hiện
TẬP ĐỌC:
CHÚ ĐẤT NUNG 
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:Hiểu nội dung truyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích, đã dám nung mình trong lửa đỏ.
2.Kĩ năng:Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật.:
3.Thái độ: Khâm phục sự can đảm.
II. Các kĩ năng sống cơ bản :
 -Xác định giá trị, tự nhận thức bản thân, thể hiện sự tự tin
III. Các phương pháp /kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
Động não , làm việc nhóm, chia sẻ thông tin. 
IV.Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ bài đ
c trong SGK.
III. Các hoạt động Dạy - Học :
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới : 
- Giới thiệu bài
Hoạt động 1. Luyện đọc 
Chia đoạn : 3 đoạn . 
Đoạn 1 bốn dòng đầu . 
Đoạn 2 sáu dòng tiếp 
Đoạn 3 phần còn lại . 
-GV hướng dẫn các em đọc từ khó 
Đọc toàn bài
Hoạt động 2.Tìm hiểu bài
- Cu Chắt có những đồ chơi nào chúng khác nhau như thế nào ?
+ Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu ? 
+ Những đồ chơi Cu Chắt làm quen với nhau như thế nào ? 
+ Vì sao chú bé đất lại ra đi ? 
+ Chú bé đất đi đâu và gặp chuyện gì?
+ Ông Hòn Rấm nói thế nào khi thấy chú lùi lại ? 
+ Vì sao chú đấy quyết định trở thành đất nung ? 
+ Chi tiết “ nung trong lửa “ tượng trưng cho điều gì ? 
+ Câu chuyện nói lên điều gì ? 
-Ghi ý chính của bài . 
Hoạt động 3. . Đọc diễn cảm . 
-Treo bảng phụ có đoạn văn cần luyện đọc 
-Nhận xét và cho điểm HS 
- Tổ chức cho HS thi đọc theo vai từng đoạn và toàn truyện 
- Nhận xét cách đọc
C. Củng cố dặn dò: 
+ Câu chuyện muốn nói chúng ta điều gì?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài và đọc trước bài Chú Đất Nung (tt) 
- 3 hs lên bảng đọc, trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe
- 1 HS đọc toàn bài . 
- HS đọc nối tiếp .
- HS đọc từ khó .
- Đọc chú giải
- Luyện đọc theo nhóm
- 1HS đọc toàn bài
- Đọc đoạn 1 
- Chàng kỵ sĩ, nàng công chúa.., chú bé đất.
Đọc đoạn 2
- Cái trái hỏng.
- Họ làm quen .....nhau...
- Vì chú có một mình.....
- Đi ra cánh đồng gặp trời mưa
+ Ông chê chú nhát 
+ Vì chú sợ ông Hòn Rấm chê là nhát
+ Vì chú muốn xông pha, làm nhiều chuyện có ích 
+ Gian khổ thử thách mà con người vượt qua để trở thành cứng rắn và hữu ích 
+ Kể lại việc chú bé Đất quyết định tở thành Đất Nung
+ Ca ngợi chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ 
- Vì Chú nhát
-Chú sợ....
- 4 HS đọc lại truyện theo vai : người dẫn truyện , chú bé Đất, chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm . 
- HS trả lời
TOÁN:
CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ
I.Mục tiêu:Giúp HS:
- Biết chia môt tổng cho một số.
- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.
- Bồi dưỡng tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng Dạy - Học : 
- Bảng nhóm
II. Các hoạt động Dạy- Hoc :
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ.
B. Bài mới.
Hoạt động 1: So sánh giá trị của biểu thức
-GV viết lên bảng hai biểu thức: (35+21):7 và 35:7 +21 :7
-GV yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên.
- Giá trị của hai biểu thức như thế nào so với nhau ?
-Vậy có thể viết:(35+21):7 = 35:7 +21 :7
Hoạt động 2: Rút ra kết luận về một tổng chia cho một số
+ Biểu thức (35 + 7) : 7 có dạng ntn?
- Còn 7 là gì trong biểu thức (35 + 21) : 7 ?
-GV: Vì : (35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7 
-Nhận xét
Kết luận: - Khi thực hiện chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Bài 1:- GV viết biểu thức: (15+35) : 5
- GV yêu cầu HS nêu cách tính biểu thức trên.
- GV yêu cầu HS tự làm tiếp
- GV nhận xét và ghi điểm cho HS
 Bài 2
- GV biểu thức : (35 -21) : 7
- GV KL: Đó chính là tính chất một hiệu chia cho một số.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài
- GV nhận xét và ghi điểm cho HS.
C.Củng cố và dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- 3 hs lên bảng làm bài tập.
- Quan sát
- (35+21):7 =56 : 7 =8
 35:7 +21 :7 = 5 +3 = 8
-Bằng nhau
- 1 tổng chia cho một số
- Số chia
- HS nêu yêu cầu đề bài 
+ Tính tổng rồi lấy tổng chia cho số chia
+ Lấy từng số hạng chia cho số chia rối cộng các kết quả với nhau.
- Làm bài
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
- 2HS vừa lên bảng nêu cách làm của mình.
- Lắng nghe
ĐỊA LÍ:
 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN 
Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
 I/ MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: - Biết được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
 2 Kĩ năng:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội: tháng lạnh, tháng 1,2,3 nhiệt độ dưới 200C, từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh. 
 3. Thái độ;-Tôn trọng , bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.
 -Tranh, ảnh về trồng trọt, chăn nuôi ở đồng bằng Bắc Bộ 
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới : Giới thiệu bài ghi bảng .
1. Hoạt động 1: ĐBBB VỰA LÚA LỚN THỨ 2 CỦA CẢ NƯỚC
-Treo bản đồ ĐBBB chỉ bản đồ và đã trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cảc nước
. Nguồn lực chính giúp ĐBBB trở thành vụ lúa lớn thứ hai ở nước ta?
GV kết luận
2. Hoạt động 2:
CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI THƯỜNG GẶP Ở ĐBBB
- Kể tên các loại cây trồng và vật nuôi thường gặp ở ĐBBB 
- Ở đây có điều kiện thuận lợi gì để phát triển chăn nuôi lợn?
3. Hoạt động 3: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ – VÙNG TRỒNG RAU XỨ LẠNH
- HS dựa vào SGK , thảo luận theo gợi ý 
- Mùa đông lạnh ở ĐBBB kéo dài mấy tháng .
- Vào mùa Đông nhiệt độ thường giảm nhanh khi nào?
- Thời tiết mùa đông ở ĐBBB Thích hợp trồng loại cây gì? 
- Yêu cầu HS kể tên một số loại rau
- Yêu cầu HS kể 1 số biện pháp bảo vệ cây trồng vật nuôi.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- 2 hs lên bảng trả lời câu hỏi.
- Các cặp đọc SGK mục 1 trả lời câu hỏi .
- Nguồn đất phù sa màu mỡ
 - Nước dồi dào
- Kinh nghiệm trồng lúa Nước của người dân
* HS khá, giỏi nêu được thứ tự công việc cần làm trong quá trình sản xuất lúa gạo. 
- Ngô ,khoai, sắn,lạc
- Trâu,bò,gà, vịt...
- Thức ăn có sẵn..
- Kéo dài các tháng sau:12,1,2
- Khi có gió mùa đông bắc
- Loài rau xứ lạnh
- Đại diện trình bày .
- Lớp nhận xét,bổ sung .
- Lắng nghe
Toán * NHÂN VỚI CỐ CÓ HAI, BA CHỮ SỐ
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Củng cố lại phép nhân với số có 2, 3 chữ số.
2. Kĩ năng:- Áp dụng phép nhân 2, 3 chữ số để giải các bài toán có liên quan 
 3. Thái độ:- Rèn tính cẩn thận cho HS.
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
1/ Đặt tính và thực hiện tính 
147 x 236
2470 x 843
1879 x 479
2) Tìm X
X : 145 = 318 
X : 245 = 1420
3) Một mảnh vườn HCN có chu vi 456m. Chiều dài hơn chiều rộng 24m. Tìm diện tích mảnh vườn ?
Củng cố:
- Hãy tính chiều dài và chiều rộng?
- Áp dụng dạng toán nào ?
- Nhận xét 
- HS làm bảng con 
X = 46110
X = 34790 
- 1 HS đọc đề
- Vẽ hình tóm tắt đề 
- Nêu công thức tính diện tích 
- ĐS: 12582 m²
Tiếng Việt *
 LUYỆN VIẾT
I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức:Nghe viết chính xác, đẹp đoạn văn “Chú Đất nung”
2. Kĩ năng: Làm đúng bài tập chính tả phân biệt vần âc/ât
- Tìm một số tính từ có âm đầu s/x
3.Thái độ:Có ý thức viết chữ đẹp và giữ vở sạch
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
* Hoạt động 1:
- Hướng dẫn HS đọc lại bài tập đọc “Chú Đất Nung”
- Hỏi: Chú Chắt có những đồ chơi gì? Chúng khác nhau ntn?
- Tìm một số từ khó cần rèn đọc và viết?
- GV hướng dẫn HS 
- GV đọc từng câu
- Đoc lại cho các em soát lỗi 
* Hoạt động 2:
Luyện tập:
1) Điền vao âc/ất vào các tiếng thích hợp
. V  vả ; n  thang ; gia  ngủ ; đ  lành chim đậu ; gi  mình; đôi t  ; gi  quần áo
2) Tìm 5 tính từ có phụ âm đầu s/x
Ví dụ: Xinh xắn 
* GV hướng dẫn HS sửa chấm điểm và nhận xét
- HS đọc lại đoạn 1 trong bài “Chú Đất Nung” từ “Tết trung thu  quần áo đẹp”
- HS trả lời
- Kị sĩ rất bảnh, lầu son, 
- Phát âm và viết các từ khó vào bảng con
- HS viết vào vở 
- Đổi chéo cho nhau soát lỗi 
- HS làm vào vở bài tập
- HS làm vào VBT
Toán *
CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ.
I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức:Chia cho số có một chữ số,một tổng chia cho một số,một hiệu chia cho một số 
2. Kĩ năng; Rèn cách đặt tính, cách chia cho HS.
3. HS hứng thú trong giờ học.
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
1/ Đặt tính rồi tính 
45872 : 8 
457969 : 9 
12483 : 6
2/ Tính giá trị của biểu thức bằng 2 cách 
 (14578 + 45788) : 2
871542 : 9 – 263097 : 9 
3/ Một khu dất hình chữ nhật có chu vi là 458m, biết chiều dài hơn chiều rộng là 46m. Tính diện tích của khu đất ?
- HS làm bảng con 
- Học sinh tự làm bài
30183 
67603
Bài giải:
Nửa chu vi
456 : 2 = 228 (m)
Chiều rộng khu đất
(228 – 46) : 2 = 91 (m)
Chiều dài của khu đất
91 + 46 = 137 (m)
Diện tích khu đất
137 x 91 = 12467 m²
Đáp số: 12467 m²
Tiếng Việt *
LUYỆN ĐỌC
Bài : CHÚ ĐẤT NUNG 
I/ Mục tiêu:
- HS nắm chắc nội dung bài học.
- Luyện đọc giúp học sinh đọc to, nhanh và trôi chảy hơn, nhất là những em đọc yếu. 
- Học sinh hứng thú với giờ học.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động giá ... c nước 
- Lắng nghe, nhắc lại
- HS đọc SGK và hoàn thành phiếu.
-3 HS lần lượt báo cáo kết quả .
- HS nhận xét phần trả lời của từng HS.
- 1 HS đọc trước lớp , cả lớp xem SGK.
- HS lắng nghe, 1 số em đọc ghi nhớ
Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2011
TẬP LÀM VĂN:
CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT.
 I-Mục tiêu:
1. Kiến thức:-Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật,các kiểu mở bài,kết bài,trình tự miêu tả trong phần thân bài.
2. Kĩ năng:-Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài,kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường(mục III)
3. Thái độ: Có ý thức viết văn hay.
II-Đồ dùng Dạy – Học :
- Bảng phụ để 3-4 HS viết thêm mở bài,kết bài cho thân bài cái trống.
III-Các hoạt động Dạy – Học :
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
A-Kiểm tra bài cũ:
+ Thế nào là văn miêu tả?
B-Bài mới:
Hoạt động 1: Phần nhận xét
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc nối tiếp bài văn 
a)Bài văn tả cái gì?
b)Tìm phần mở bài và kết bài. 
c)Các phần mở bài và kết bài đó giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học?
d)Phần thân bài tả cái cối theo trình tự nào?
- GV chốt kết luận
Bài tập 2: Cho cả lớp đọc thầm.
HD HS làm.
Hoạt động 2: Phần ghi nhớ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: Phần luyện tập:
Bài1: Y/c hs nêu y/c 
- Câu văn nào tả bao quát cái trống?
- Những bộ phận được miêu tả như thế nào?
- Hình dáng?
- Âm thanh?
- Y/C HS viết mở bài
- Gọi HS trình bày bài viết
C.Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn dò giờ học sau.
- 1 HS lên bảng trả bài.
- HS đọc nối tiếp bài văn “Cái cối tân”
- HS quan sát tranh minh hoạ.
- Cái cối xay gạo bằng tre
- Đoạn đầu ở trong bài
- Đoạn cuối ở trong bài
- Các phần mở bài, kết bài đó giống với những kiểu mở bài trực tiếp,kết bài mở rộng.
- Cái vành cái áo;hai cái tai lỗ tai;hàm răng cối; dăm cối;cần cối đầu cần cái chốt dây thừng buộc cần xay lúa, tiếng cối làm vui cả xóm .
- Chú ý tả từ bên ngoài đến bên trong.
-3 - 4 em đọc ghi nhớ trong SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT.
- Thảo luận dùng bút chì gạch chân
- Từ “Anh ....bảo vệ”
- Hình dáng, ngang lưng, hai đầu trống
- Viết bài cá nhân vào vở
- Đọc bài
- Lắng nghe
TOÁN:
CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
I-Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép chia một tích cho một số.
 2. kĩ năng: Rèn kĩ năng chia một tích cho một số.
 3. thái độ:Hứng thú và thích học toán
II- Đồ dùng dạy - học
- Bảng nhóm
III- Các hoạt động Dạy – Hoc :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
A.kiểm tra bài cũ:
-Muốn chia một số cho một tích ta làm thế nào ?
Bài mới:
Hoạt động 1: So sánh giá trị các biểu thức
VD1:GV viết lên bảng 
 (9 x 15) :3
 9 x (15:3)
 (9 :2) x 15
VD: GV viết lên bảng : (7x15) : 3 ; 7x(15: 3)
-Vậy ta có: 
 (7 x5) : 3 = 7 x (15 : 3) 
Hoạt động 2: Tính chất một tích chia cho một số
+ Biểu thức ( 9 x 15) : 3 có dạng như thế nào?
-Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này em làm thế nào?
- GV kết luận
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1.
- GV yêu cầu HS nêu đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 2.
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
- Tổ chức cho HS tự làm bài rồi chữa bài
Bài 3*.
- GV gọi 1 HS nêu y/c đề bài 
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Muốn chia một tích cho một số ta làm thế nào?
- 2HS lên bảng làm bài tập.
-3 HS lên bảng làm bài,lớp làm nháp
(9 x 15) : 3 = 135 : 3 = 45
 9x (15: 3) = 9 x 5 = 45
 (9 : 2) x15 = 3 x 15 = 45
- HS tính giá trị của các biểu thức bên
-HS so sánh giá trị của các biểu thức trên
- Có dạng 1 tích chia cho 1 số
- Tích 9 x 15 = 135
- Lấy 135 : 3 = 95
- Lấy 15 : 3 rồi nhân với 9
- 1HS nêu đề bài
- HS tự làm bài rồi chữa bài
- Tính giá trị biểu thức
-1HS lên bảng làm bài, lớp làm vở
- HS nêu y/c đề bài .
- HS tính vào vở, 1 HS tính trên bảng .
- 2 hs khá giỏi lên làm bài.
- Nhắc lại nội dung
KĨ THUẬT:
 THÊU MÓC XÍCH ( Tiết 2 )
A. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách thêu móc xích
- Thêu được các mũi thêu móc xích
- Học sinh hứng thú học thêu
* HS nam có thể thực hành khâu, HS khéo tay có thể thêu sản phẩm đơn giản.
B. Đồ dùng dạy học:
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết: Một mảnh vải trắng, len và chỉ thêu, kim khâu len và kim thêu, phấn vạch, thước và kéo
- Hộp đồ dùng KT 
C. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
I. Kiểm tra: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
II. Dạy bài mới:
+ HĐ3: Học sinh thực hành
 - Gọi học sinh nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các bước thêu móc xích
 - GV nhận xét và củng cố
B1: Vạch dấu đường thêu
B2: Thêu móc xích theo đường vạch dấu
 - GV nhắc lại một số điểm lưu ý
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 - Nêu yêu cầu và thời gian hoàn thành
 - Cho học sinh thực hành
 - GV quan sát chỉ dẫn và uốn nắn thêu
+ HĐ4: Đánh giá kết quả thực hành
 - GV tổ chức trưng bày sản phẩm
 - GV nêu tiêu chuẩn đánh giá:
* Thêu đúng kỹ thuật
* Các vòng chỉ nối vào nhau như chuỗi mắt xích tương đối bằng nhau
* Đường thêu phẳng, không bị rúm
* Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian
 - Học sinh dựa tiêu chí tự đánh giá
 - GV nhận xét và đánh giá kết quả
III. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò chuẩn bị bài sau
- Học sinh tự kiểm tra
 - Vài học sinh nhắc lại
 - Học sinh lắng nghe
- Lắng nghe
- Trình bày sự chuẩn bị
- Nắm yêu cầu
- Học sinh lấy dụng cụ thực hành
- Học sinh thực hành làm bài
- Lớp trưng bày sản phẩm
- Học sinh lắng nghe
 - Học sinh tự đánh giá, đánh giá bạn
- Lắng nghe
Giáo dục phòng tránh TNBM &VLCN
BÀI 1: SỰ NGUY HIỂM CỦA BOM MÌN VÀ VẬT LIỆU CHƯA NỔ
I. Mục tiêu:
Học sinh hiểu được sự nguy hiểm của bom mìn, vật liệu chưa nổ; những nguyên nhân dẫn đến tai nạn và cách phòng tránh.
II. Đồ dùng dạy học:
SHS
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:(2’) GV chọn một trò chơi cho HS khởi động
2. Hoạt động 1:(8’) Đọc thông tin và thảo luận
- GV nhận xét và kết luận: Hiện nay ở Quảng Trị vẫn còn sót lại nhiều bom mìn, vật liệu chưa nổ. Hằng năm vẫn còn nhiều người bị tai nạn bom mìn, đặc biệt là trẻ em. Các em phải cảnh giác khi đi lao động, đi lại và vui chơi.
3. Hoạt động 2:(10’) Tập làm tuyên truyền viên
- GV có thể tạo ra tình huống để HS tập làm tuyên truyền viên về phòng tránh tai nạn bom mìn.
- GV chốt lại những ý chính.
- GV có thể trình bày bài tuyên truyền do GV chuẩn bị để HS học tập.
4. Hoạt động 3:(12’) Sắm vai theo tình huống
- GV chia nhóm
- GV khen ngợi HS và rút ra kết luận: Dù gặp bất cứ hoàn cảnh nào thì cũng không nên làm nghề rà tìm phế liệu để kiếm tiền, bởi vì đây là một công việc nguy hiểm đến tính mạng.
5. Hoạt động 5:(3’) Củng cố
- GV dặn dò HS về nhà tập làm tuyên truyền viên, tuyên truyền những điều đã học cho mọi người nghe. Đồng thời tìm hiểu thêm những người xung quanh về tình hình/ hoặc những nơi bom mìn còn sót lại ở thôn, xã, huyện và tỉnh của mình.
- HS chơi theo sự hướng dẫn của GV
- HS đọc thông tin
- HS thảo luận theo các câu hỏi nêu trong bài
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- HS xung phong tập nói trước lớp
- HS theo dõi.
- HS đọc tình huống, phân vai và tập thử
- Các nhóm trình bày, lớp theo dõi, nhận xét.
- HS tự rút ra những điều thu hoạch được qua bài học.
- Cả lớp đọc thầm câu ghi nhớ sau đó vài em nhắc lại (không nhìn sách)
KHOA HỌC:
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
I.MỤC TIÊU :	
1. Kiến thức:- Biết được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước: 
2. Kĩ năng:Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước
+ Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước.
+ Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước.
+ Xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải,
KNS: Kĩ năng bình luận, đánh giá về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước.
Kĩ năng trình bày thông tin về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước.
PP: Điều tra, vẽ tranh cổ động.
3. Thái độ: Giáo dụ HS ý thức bảo vệ nguồn nước.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Hình trang 58,59 SGK.
- Bảng phụ cho các nhóm,bút màu đủ cho mỗi HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới : 
- Giới thiệu bài mới.
Hoạt động 1 : 
Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước.
- GV Y/c HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi trang 58 SGK.
Kết luận: Như SGK.
Hoạt động 2 : 
Đóng vai vận động mọi người trong gia đình bảo vệ nguồn nước.
HS biết đóng vai vận động mọi người trong gia đình bảo vệ nguồn nước.
- GV gợi ý HS xây dựng vai vận động mọi người trong gia đình bảo vệ nguồn nước.
- Gọi các nhóm lên đóng vai trước lớp
- GV kết luận 
Hoạt động 3: Cuộc thi tuyên truyền giỏi.
- Tổ chức vẽ tranh cổ động
- Tổ chức trưng bày sản phẩm
- Yêu cầu nhận xét, đánh giá
- Nhận xét, đánh giá
C.Củng cố – Dặn dò :
- Về nhà học bài,áp dụng bài học
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 hs lên bảng.
- Lắng nghe
- Các nhóm quan sát các hình và trả lời câu hỏi trang 58 SGK.
- Đại diện trình bày,lớp nhận xét.
- Lắng nghe
- Các nhóm phân vai đóng vai theo Y/c của GV.
- Các nhóm trình bày.
- Các nhóm thi đóng vai, lớp nhận xét.
- Lắng nghe
-Thi vẽ tranh
- Các nhóm trưng bày sản phẩm đã hoàn thành
- Nhận xét nhóm bạn
- Lắng nghe
- Lắng nghe.
SINH HOẠT TẬP THỂ LỚP 
A. Mục tiêu.	
 - Đánh giá tình hình lớp học trong tuần 13.
 - Biểu dương gương mặt HS xuất sắc trong học tập và rèn luyện, phê bình HS vi phạm, đề ra biện pháp khắc phục.
 - Phổ biến kế hoạch tuần 14 .
B. Chuẩn bị.
- GV nắm kế hoạch của Trường, Liên Đội.
- Lớp trưởng và các tổ trưởng chuẩn bị báo cáo.
C. Lên lớp.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn đinh tổ chức 
- Bắt hát, phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ giờ sinh hoạt.
2.Đánh giá tình hình tuần qua 
- Yêu cầu lớp trưởng và các tổ trưởng báo cáo tình hình lớp trong tuần.
- Lắng nghe, nắm tình hình.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
- Đánh giá nhận xét chung tình hình lớp trong tuần vừa qua
- Biểu dương HS xuất sắc trong tuần
3. Phổ biến kế hoạch 
- Phổ biến nhiệm vụ, kế hoạch 
Y/c HS thi đua học tập, rèn luyện tốt.
4. Tổ chức sinh hoạt tập thể 
- Tổ chức một số trò chơi nhỏ tập thể
- Tập một số bài hát tập thể cho HS
5. Nhận xét, dặn dò.
- Nhận xét giờ sinh hoạt
- Dặn HS chuẩn bị cho tuần sau.
- Hát tập thể, lắng nghe nắm yêu cầu, nhiệm vụ.
- Lớp trưởng điều khiển các tổ trưởng báo cáo tình hình các tổ
- Lớp trưởng báo cáo tình hình 
- Phát biểu nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- Biểu dương, rút kinh nghiệm
- Lắng nghe, nắm nhiệm vụ thực hiện
- Chơi trò chơi sinh hoạt tập thể
- Hát vỗ tay
- Lắng nghe, nắm yêu cầu thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docKe hoach bai hoc tuan 14 lop 4.doc