I. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân.
- Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính toán.
- Giáo dục ý thức học toán.
* Trọng tâm: HS nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ kẻ sẵn phần b SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Tổ chức: Hát. Sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng chữa bài tập.
- Nhận xét + Ghi điểm.
3. Bài mới:
- Giới thiệu:
* Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a. So sánh giá trị của hai biểu thức:
Tuần 11: Thứ hai ngày16 tháng10năm 2009 ÂAm nhạc Tiết 11: Ôn bài hát : Khăn quàng thắm mãi vai em. Tập đọc nhạc số 3. (Gv chuyên dạy) ================================================= Toán Tiết 51: Nhân với 10, 100, 1000. chia cho 10, 100, 1000 I.Mục tiêu: - Giúp HS biết cách nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm cho 10, 100, 1000 - Vận dụng để tính nhanh khi nhân (hoặc chia) cho 10, 100, 1000 * Trọng tâm: Biết cách nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm cho 10, 100, 1000 II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Tổ chức: Hát .Sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - 1 em lên bảng chữa bài tập. 3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: * Hướng dẫn HS nhân: a.- GV ghi bảng: 35 x 10 = ? HS: Trao đổi cách làm. 35 x 10 = 10 x 35 = 1 chục x 35 = 35 chục = 350 (Gấp 1 chục lên 35 lần) Vậy: 35 x 10 = 350 - 35 so với 350 thì như thế nào? - 1 số không có số 0 ở sau. - Khi nhân 35 với 10 chỉ việc thế nào? - Thêm vào bên phải số 35 một chữ số 0 => Rút ra ghi nhớ (ghi bảng). HS: 2 – 3 em đọc ghi nhớ. * GV hướng dẫn tiếp từ 35 x 10 = 350 => 350 : 10 = 35 HS: Trao đổi và rút ra nhận xét khi chia số tự nhiên cho 10, ta chỉ việc bỏ bớt đi 1 chữ số 0 ở bên phải số đó. b. Hướng dẫn HS nhân 1 số với 100, 1000, chia cho 1 số tròn trăm, tròn nghìn cho 100, 1000 - (GV làm tương tự như trên). * Thực hành: + Bài 1: Làm miệng. - Nêu yêu cầu của bài tập. - Cho HS nhắc lại nhận xét. + Bài 2: Làm vào vở. HS: Đọc yêu cầu. - Hai HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở. GV hướng dẫn mẫu: 300 kg = tạ. Ta có: 100 kg = 1 tạ 300 : 100 = 3 tạ. Vậy: 300 kg = 3 tạ. 70 kg = 7 yến 800 kg = 8 tạ 300 tạ = 30 tấn 120 tạ = 12 tấn 5 000 kg = 5 tấn 4 000 g = 4 kg - HS đổi vở chéo cho nhau soát lại bài. 4. Củng cố - dặn dò: -Hs nhắc lại cách nhân , chia nhẩm cho 10.100,1000, - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài và làm bài tập. ======================================= Đạo đức Tiết 11:Thực hành kỹ năng giữa kỳ 1 a.Mục tiêu: -Củng cố và thực hành kỹ năng bày tỏ ý kiến, thái độ của bản thân đối với những quan niệm, hành vi việc làm có liên quan đến chuẩn mực đã học, về mối quam hệ bản thân. -Có ý thức trung thực, vượt khó trong học tập, tiết kiểmtong cuộc sống . Trọng tâm:thực hành kỹ năng về các chuẩn mực hành vi trong. Mối quan hệ bản thân qua các bài đã học. b.Chuẩn bị : -giáo viên :n/c bài -học sinh ôn lại những bài đạo đức đã học c.Các hoạt đọng dạy học. 1.Tổ chức : -Hát 2.Bài cũ: theo em điều gì xảy ra khi học sinh đến phòng thi bị muộn? 3.Bài mới a/Giới thiệu bài: b/Giảng bài: -Học sinh thực hành vafTLCH. -Hãy nêu lại các bài đạo đạo đức từ tuần 1-10.Hãy kể lại những mẩu chuyện về -Vài học sinh nêu. tấm gương về trung thực trong học tập mà em biết -Học sinh tự liên hệ và trao đổi về việc em đã làm. -Học sinh cùng các bạnh trong nhóm chơi trò chơi : “phóng viên’phỏn vấn lẫn nhâu về tình hinh vệ sinh của lớp em Em đã biết tiết kiệm tiền của chưa? Em đã biết tiết kiệm sách vở đồ dùng ,đồ chơi ntn? Hãy lập thời gian biểu và trao đổi thời. gian biểu của mình 4/Củng cố :-nhắc lại nd bài -nhận xét giờ học 5/Dặn dò:về xem lại bài và chẩn bị baì sau. ================================================== Tập đọc Tiết 21: Ông trạng thả diều I. Mục tiêu: - Đọc trơn tru, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ngợi ca. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi chú bé Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi. * Trọng tâm: Luyện đọc diễn cảm và cảm thụ bài. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh họa. III. Các hoạt động dạy và học: 2.Kiểm tra : - Nhận xét bài kiểm tra. 3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: * Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: HS: Nối tiếp nhau đọc 4 đoạn 2 -3 lượt. - GV nghe, kết hợp sửa lỗi cho HS và giải nghĩa từ khó. HS: Luyện đọc theo cặp. 1 - 2 em đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng chậm rãi. b. Tìm hiểu bài: HS: Đọc thầm đoạn từ đầu chơi diều và trả lời. ? Tìm những tư chất nói lên sự thông minh của Nguyễn Hiền? - Học đến đâu hiểu ngay đến đấy, trí nhớ lạ thường: ... ? Nguyễn Hiền ham học và chịu khó học như thế nào? - Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng. Tối đến đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn... ? Vì sao chú bé Hiền lại được gọi là ông Trạng thả diều? - Vì Hiền đỗ trạng nguyên ở tuổi 13 khi vẫn còn là 1 chú bé ham thích chơi diều. - Gọi 1 HS đọc câu hỏi 4. - Cả lớp suy nghĩ trả lời. “Tuổi trẻ tài cao”, “công thành danh toại”, “có chí thì nên”. c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: HS: 4 em nối tiếp nhau đọc 4 đoạn. - GV hướng dẫn tìm giọng đọc diễn cảm - GV đọc diễn cảm 1 đoạn. HS: Luyện đọc diễn cảm theo cặp. - 1 vài em thi đọc diễn cảm trước lớp. - GV nghe, uốn nắn, sửa sai. 4. Củng cố , dặn dò: -Truyện đọc này giúp em hiểu ra điều gì.? - Nhận xét giờ học . - Về nhà đọc lại bài + chuẩn bị bài sau. Thứ ba ngày 17 tháng 11 năm 2009 Thể dục Tiết 21: Ôn 5 động tác của bài TDPT chung. trò chơi: nhảy ô tiếp sức. (Đ/c Đức dạy ) ================================================= Toán Tiết 52:Tính chất kết hợp của phép nhân I. Mục tiêu: - Giúp HS nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân. - Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính toán. - Giáo dục ý thức học toán. * Trọng tâm: HS nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ kẻ sẵn phần b SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Tổ chức: Hát. Sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng chữa bài tập. - Nhận xét + Ghi điểm. 3. Bài mới: - Giới thiệu: * Hướng dẫn tìm hiểu bài: a. So sánh giá trị của hai biểu thức: - GV viết bảng: (2 x 3) x 4 và 2 x (3 x 4) HS: 2 em lên tính giá trị của 2 biểu thức (2 x 3) x 4 = 6 x 4 = 24 2 x (3 x 4) = 2 x 12 = 24 - Em hãy so sánh 2 kết quả. 2 kết quả bằng nhau. - 2 biểu thức (2 x 3) x 4 = 2 x (3 x 4) b. Viết các giá trị của biểu thức vào ô trống: - GV treo bảng phụ, giới thiệu cấu tạo và cách làm. HS: Lần lượt tính giá trị của a, b, c rồi viết vào bảng. + Với a = 3 ; b = 4 ; c = 5 thì: (a x b) x c = (3 x 4) x 5 = 60 Và: a x (b x c) = 3 x (4 x 5) = 60 + Với a = 5; b = 2; c = 3 thì: (a x b) x c = (5 x 2) x 3 = 30 Và: a x (b x c) = 5 x (2 x 3) = 30 => Kết luận: (a x b) x c = a x (b x c) - (a x b) x c gọi là 1 tích nhân với 1 số. - a x (b x c) gọi là 1 số nhân với 1 tích. => Rút ra ghi nhớ: Khi nhân 1 tích 2 số với số thứ 3, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ 2 và thứ 3. - 2 – 3 em đọc ghi nhớ. => a x b x c = (a x b) x c = a x (b x c). c. Thực hành: + Bài 1: Làm cá nhân. HS: Đọc yêu cầu bài tập. Mẫu: 2 x 5 x 4 = ? - 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập. * Cách 1: 2 x 5 x 4 = (2 x 5) x 4 = 10 x 4 = 40 * Cách 2: 2 x 5 x 4 = 2 x (5 x 4) = 2 x 20 = 40 + Bài 2: Làm cá nhân. HS: Đọc yêu cầu. Tính bằng cách thuận tiện: 2 em lên bảng, cả lớp làm vào vở. a) 13 x 5 x 2 = 13 x (5 x 2) = 13 x 10 = 130 b) 5 x 26 x 2 = (5 x 2) x 26 = 10 x 26 = 260 5 x 2 x 34 = (5 x 2) x 34 = 10 x 34 = 340 5 x 9 x 3 x 2 = (5 x 2) x (3 x 9) = 10 x 27 = 270 + Bài 3: Đọc yêu cầu. Xác định yêu cầu. - 1 em lên bảng giải. - Cả lớp làm vào vở. Bài giải: Số học sinh của một lớp là: 2 x 15 = 30 (em) Số học sinh của 8 lớp là: 30 x 8 = 240 (em) Đáp số: 240 em. - GV chấm bài cho HS. 4. Củng cố, dặn dò: -Học sinh nêu lại tính chất kết hợp của phép nhân. - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài và làm bài tập. ========================================================= Khoa học Tiết 21: Ba thể của nước I. Mục tiêu: - Sau bài học sinh biết nước tồn tại ở ba thể: Lỏng, khí, rắn. Nhận ra tính chất chung của nước và sự khác nhau khi nước tồn tại ở ba thể. - Thực hành nước chuyển từ thể lỏng thành thể khí và ngược lại. - Nêu cách chuyển nước từ thể lỏng thành thể khí và ngược lại. - Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước. II. Đồ dùng dạy học: Hình trang 44, 45, chai lọ III. Các hoạt động dạy - học: 2. Kiểm tra: Nước có những tính chất gì? 3. Dạy bài mới: * Giới thiệu: *Hướng dẫn tìm hiểu bài: a. Hoạt động1: Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại: * Cách tiến hành: * Mục tiêu: - Nêu ví dụ nước ở thể lỏng và thể khí. Thực hành chuyển nước ở thể lỏng sang thể khí và ngược lại. Bước 1: Làm việc cả lớp. + Nêu 1 số ví dụ về nước ở thể lỏng? - Nước mưa, nước sông, nước biển, nước suối + Dùng giẻ lau lau lên bảng và cho 1 em lên sờ tay vào. HS: Làm thí nghiệm như hình 3 trang 44 SGK theo nhóm. + Liệu mặt bảng có ướt mãi như vậy không? Nếu mặt bảng khô thì nước biến đi đâu? - Đại diện các nhóm báo cáo. => Kết luận: Hơi nước không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hơi nước là nước ở thể khí. b. Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại: * Cách tiến hành: Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS. + Nước ở thể lỏng trong khay đã biến thành thể gì? + Nhận xét nước ở thể này? * Mục tiêu: - Nêu cách chuyển nước từ thể lỏng thành thể rắn và ngược lại. - Nêu ví dụ nước ở thể rắn. HS: Đọc và quan sát hình 4, 5 trang 45 và trả lời câu hỏi. - Nước ở thể rắn. - Có hình dạng nhất định. +Hiện tượng nước trong khay chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là gì? - Gọi là sự đông đặc. +Quan sát hiện tượng nước đá ở ngoài tủ lạnh xem điều gì đã sảy ra và nói tên hiện tượng đó? - Nước chảy ra thành nước ở thể lỏng. Hiện tượng đó gọi là sự nóng chảy. - GV kết luận (SGK ). c. Hoạt động3: Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước: * Cách tiến hành: * Mục tiêu: - Nói về 3 thể của nước. Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước. + Nước tồn tại ở những thể nào? + Nêu tính chất của nước? - HS làm việc cá nhân theo cặp, HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước vào vở và trình bày. - GV nhận xét, gọi HS lên nêu lại. 4. Củng cố - dặn dò: -Nước tồn tại ở những thể nào? Nêu đặc điểm của nước ở các thể đó. - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. ================================0 Kể chuyện Tiết 1 1: Bàn chân kỳ diệu I. Mục tiêu: 1. Rèn kỹ năng nói: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS kể lại được câu chuyện “Bàn chân kỳ diệu”. - Hiểu truyệ ... chọn, trao đổi và sơ lược về nội dung trao đổi theo gợi ý trong SGK. + Hoàn cảnh sống của nhân vật: + Nghị lưc vượt khó: + Sự thành đạt: - Từ 1 cậu bé mồ côi cha, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong, ông Bạch Thái Bưởi đã trở thành “Vua tàu thuỷ”. - Ông Bạch Thái Bưởi kinh doanh đủ nghề, có lúc mất trắng tay vẫn không nản chí. - Ông Bưởi đã chiến thắng trong cuộc cạnh tranh với các chủ tàu người Hoa, Pháp thống lĩnh toàn bộ ngành tàu thuỷ. Ông được gọi là “1 bậc anh hùng kinh tế”. * Gợi ý 3: HS: Đọc gợi ý 3. - Một em làm mẫu, trả lời các câu hỏi theo gợi ý SGK. c. Từng cặp HS thực hành trao đổi: - Đổi vai cho nhau. d. Từng cặp HS thi đóng vai trao đổi trước lớp: - Cả lớp nhận xét, bổ sung, bình chọn nhóm kể hay nhất. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về nhà viết lại bài trao đổi vào vở. ============================= chính tả Tiết 11: Nếu chúng mình có phép lạ. I. Mục tiêu: - Nhớ và viết lại đúng chính tả, trình bày đúng khổ thơ đầu bài “Nếu chúng mình có phép lạ”. - Luyện viết đúng những tiếng có những âm đầu và vần dễ lẫn s/x, dấu (’). * Trọng tâm: Nhớ và viết lại đúng chính tả, trình bày đúng khổ thơ đầu bài “Nếu chúng mình có phép lạ”. II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu khổ to viết nội dung bài 2. III. Các hoạt động dạy - học: * Giới thiệu bài: * Hướng dẫn HS nhớ - viết: - GV nêu yêu cầu của bài. - 1 em đọc 4 khổ thơ đầu bài thơ. - Cả lớp theo dõi. - 1 em đọc thuộc lòng 4 khổ thơ. - Cả lớp đọc thầm bài thơ trong SGK để nhớ chính xác khổ thơ. - GV nhắc các em chú ý những từ dễ viết sai, cách trình bày từng khổ thơ. HS gấp SGK , viết vào vở. - Thu vở để GV chấm bài. * Hướng dẫn HS làm bài tập: + Bài 2: - GV dán 3, 4 tờ phiếu đã viết sẵn đoạn thơ. HS: Đọc thầm yêu cầu. HS: Các nhóm làm bài theo kiểu tiếp sức. - Cả lớp làm bài vào vở. - GV chốt lại lời giải đúng: a) Trỏ lối sang - nhỏ xíu - sức nóng - sức sống - thắp sáng. b) Nổi tiếng, đỗ trạng, ban thưởng, rất đỗi, chỉ xin nồi nhỏ, thuở, phải, hỏi mượn của, dùng bữa, để ăn, đỗ đạt. + Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - 3 -4 HS làm bài vào phiếu. - Cả lớp làm bài vào vở bài tập. - GV chốt lại lời giải đúng. HS: Thi đọc thuộc lòng những câu nói đó. 4. Củng cố , dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài và làm bài tập. =============================== Khoa học Tiết 22: Mây được hình thành như thế nào? mưa từ đâu ra? I. Mục tiêu: - HS có thể trình bày được mây được hình thành như thế nào? - Giải thích được nước mưa từ đâu ra. - Phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. II. Đồ dùng dạy - học: Hình trang 46, 47 SGK. III. Các hoạt động dạy học: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nước trong tự nhiên được tồn tại ở những thể nào ? 3. Dạy bài mới: - Giới thiệu: * Hướng dẫn tìm hiểu bài: a. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên. * Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. HS: Làm việc theo cặp, đọc câu chuyện ở trang 46, 47 sau đó nhìn vào hình vẽ kể lại với bạn. Bước 2: Làm việc cá nhân. HS: Quan sát hình vẽ, đọc lời chú thích và tự trả lời câu hỏi 2. + Mây được hình thành như thế nào? - Nước ở sông, hồ, biển bay hơi vào không khí, lên cao gặp lạnh biến thành những hạt nước nhỏ li ti hợp lại với nhau tạo thành mây. + Nước mưa từ đâu ra? - Các đám mây tiếp tục bay lên cao. Càng lên cao càng lạnh, càng nhiều hạt nước nhỏ đọng lại hợp thành các giọt nước lớn hơn, trĩu nặng và rơi xuống tạo thành mưa. ? Phát biểu vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên? - Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra, lặp lại nhiều lần tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. b. Hoạt động 2: Trò chơi đóng vai: Tôi là giọt nước * Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 4 nhóm, phân vai: Giọt nước, hơi nước, mây trắng, mây đen, giọt mưa. - Cùng lời thoại trong SGK các em chơi trò chơi. - Các nhóm lên trình diễn chơi, các nhóm khác nhận xét và đánh giá. - Giáo viên nhận xét , tuyên dương. 4. Củng cố , dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Thứ sáu ngày20 tháng11 năm 2009 (Nghỉ mít tinh 20-11) (Học bù thứ 7) ========================================================Thứ bảy ngày 21 tháng 11 năm 2009 Mỹ thuật Tiết 11: Thường thức mỹ thuật: Xem tranh của hoạ sĩ và thiếu nhi. (GV chuyên dạy) ========================================================== Toán Tiết 55: Mét vuông I. Mục tiêu: - Giúp HS hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích mét vuông. - Biết đọc, viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo mét vuông. - Biết 1m2 = 100 dm2 và ngược lại. Bước đầu biết giải 1 số bài toán có liên quan đến cm2, dm2, m2. * Trọng tâm: Biết so sánh các đơn vị đo diện tích liên quan đến mét vuông. II. Đồ dùng dạy học: - Chuẩn bị hình vuông cạnh 1m đã chia thành 100 ô vuông. III. Các hoạt động dạy học: 1. Tổ chức: Hát. Sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên chữa bài tập. - Nhận xét. 3. Dạy bài mới: - Giới thiệu bài: * Giới thiệu mét vuông: - GV giới thiệu: Cùng với cm2, dm2 để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị m2. HS: Lấy hình vuông đã chuẩn bị ra, quan sát. - GV: Chỉ hình vuông và nói mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m. - Giới thiệu cách đọc và viết. Đọc: Mét vuông. HS: Đọc mét vuông. Viết tắt: m2. Viết: m2. HS: Quan sát hình vuông, đếm số ô vuông 1 dm2 có trong hình vuông và phát hiện mối quan hệ 1 m2 = 100 dm2 và ngược lại. 3. Thực hành: + Bài 1, 2: HS: Đọc kỹ đề bài và tự làm. + Bài 3: HS: Đọc đề bài, tóm tắt và tự làm. GV hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - 1 em lên bảng giải. Bài giải: Diện tích của 1 viên gạch lát nền là: 30 x 30 = 900 (cm2) Diện tích căn phòng bằng diện tích số viên gạch lát nền. Vậy diện tích căn phòng là: 900 x 200 = 180 000 (cm2) = 18 (m2) Đáp số: 18 m2. + Bài 4: (1) (2) (3) (4) 5 cm 4 cm 5 cm 6 cm 3 cm HS: Đọc đầu bài và tự làm vào vở. - 1 em lên bảng giải. Bài giải: Diện tích hình chữ nhật to là: 15 x 5 = 75 (cm2) Diện tích hình chữ nhật (4) là: 5 x 3 = 15 (cm2) Diện tích miếng bìa là: 75 -15 = 60 (cm2) Đáp số: 60 cm2. - GV chấm bài cho HS. 4. Củng cố , dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, làm bài tập ở vở bài tập. ============================= Luyện từ và câu Tiết 22: Tính từ. I. Mục tiêu: - HS hiểu thế nào là tính từ. - Bước đầu tìm được tính từ trong đoạn văn, biết đặt câu với tính từ. * Trọng tâm: HS hiểu thế nào là tính từ. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập viết nội dung bài 2. III. Các hoạt động dạy học: 2. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng làm bài tập. 3. Dạy bài mới: - Giới thiệu: * Hướng dẫn tìm hiểu bài: a. Phần nhận xét: + Bài 1, 2: - GV giao nhiệm vụ. HS: Đọc thầm truyện “Cậu học sinh ở ác - boa”, viết vào vở với các từ mô tả các đặc điểm của nhân vật. - GV chốt lại lời giải đúng: a) Tư chất của cậu bé: Chăm chỉ, giỏi. b) Màu sắc của sự vật:Trắng phau, xám. c) nhỏ, con con, nhỏ bé, cổ kính, hiền hoà, nhăn nheo. - HS trình bày bài làm của mình. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu của bài và tự làm. - 3 HS lên bảng khoanh tròn được từ “nhanh nhẹn” bổ sung ý nghĩa. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Từ “nhanh nhẹn” bổ sung ý nghĩa cho từ “đi lại”. b. Phần ghi nhớ: - 2 - 3 em đọc nội dung phần ghi nhớ. - 1 -2 HS nêu ví dụ để giải thích. c. Phần luyện tập: + Bài 1: Làm cá nhân. GV chốt lại lời giải đúng: HS: 2 em nối nhau đọc đầu bài và tự làm. - 3 -4 em lên bảng làm trên phiếu. a) Các tính từ: gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc triết, rõ ràng. b) quang, sạch bóng, xám, trắng, xanh, dài, hồng, to tướng, ít, dài, thanh mảnh. + Bài 2: Làm miệng. HS: Đọc yêu cầu và tự làm. - GV yêu cầu mỗi em đặt 1 câu. 4. Củng cố - dặn dò: -Học sinh nhắc lại khái niệm về tính từ. - Nhận xét tiết học. - Về nhà học bài và làm bài tập. ================================================= Tập làm văn Tiết 22: Mở bài trong văn kể chuyện I. Mục tiêu: - HS biết được thế nào là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện. - Bước đầu biết viết đoạn mở đầu một bài văn kể chuyện theo hai cách: Gián tiếp và trực tiếp. * Trọng tâm: Biết cách mở bài trực tiếp, gián tiếp. II. Đồ dùng: Phiếu khổ to. III. Các hoạt động dạy học: 2. Kiểm tra: - 2 HS thực hành trao đổi với người thân về 1 người có nghị lực ý chí vươn lên trong cuộc sống. 3. Dạy bài mới: - Giới thiệu: a. Phần nhận xét: + Bài 1, 2: - 2 em nối tiếp nhau đọc bài 1, 2. - Cả lớp theo dõi. - GV hỏi: ? Tìm đoạn mở bài trong truyện. HS: “Trời mùa thu tập chạy.” + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ và trả lời. - GV yêu cầu HS so sánh cách mở bài thứ hai so với cách mở bài trước? - Cách mở bài sau không kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể. - GV chốt lại: Đó là 2 cách mở bài cho bài văn kể chuyện: Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. b. Phần ghi nhớ: - 3 -4 em đọc nội dung ghi nhớ. c. Phần luyện tập : + Bài 1: - 4 em nối tiếp nhau đọc 4 cách mở bài của truyện “Rùa và Thỏ”. - Cả lớp đọc thầm suy nghĩ lại. - 2 HS kể mở bài theo hai cách. + Bài 2: - 1 em đọc nội dung bài, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi. ? Mở bài của truyện “Hai bàn tay em” kể theo cách nào kể theo cách trực tiếp. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở bài tập. - GV thu vở chấm bài cho HS. - Nhận xét bài làm đúng. 4. Củng cố, dặn dò: -Học sinh nhắc lại các cách mở bài trong bài văn kể chuyện. - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. ====================================================== Sinh hoạt Tiết 11: Sơ kết thi đua 20-11 I. Mục tiêu: - HS thấy được những ưu, khuyết điểm của mình trong đợt thi đua chào mừng ngày 20/11. II. Nội dung: 1. GV nhận xét những ưu điểm và khuyết điểm đã đạt được: a. Ưu điểm: - Thực hiện tốt nề nếp của lớp, trường. - Có tiến bộ về chữ viết. - ý thức học tập ở 1 số em có nhiều tiến bộ, cụ thể 1 số em đã đạt được nhiều điểm khá như: Chung, Hồng, Thắm,Trang... b. Nhược điểm: - Hay nói chuyện trong giờ, ý thức học tập của 1 số em chưa tốt như: Tùng,Thảo, Quý. - Nhận thức bài còn rất chậm như: Thu, Hạnh. 2. Phương hướng: - Tiếp tục phát huy những ưu điểm đã đạt được. - Khắc phục nhược điểm còn tồn tại. - Tiếp tục thi đua chào mừng 22- 12.
Tài liệu đính kèm: