I.Mục tiêu:
- Hiểu công lao sinh thành dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà,cha mẹ.
- Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ trong cuộc sống.
- Kính yêu ông bà, cha mẹ.
II.Tài liệu và phương tiện:
- Nội dung tiểu phẩm: Phần thưởng
- Bài hát Cho con.
Tuần 12 Ngày soạn: 26/10/2009 Ngày giảng Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2009 Chào cờ Tập trung toàn trường ___________________________ Đạo đức Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ I.Mục tiêu: - Hiểu công lao sinh thành dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà,cha mẹ. - Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ trong cuộc sống. - Kính yêu ông bà, cha mẹ. II.Tài liệu và phương tiện: - Nội dung tiểu phẩm: Phần thưởng - Bài hát Cho con. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới a. Khởi động: - GV bắt nhịp cho HS hát bài hát “Cho con” - Bài hát nói về điều gì? - Em có cảm nghĩ gì về tình thương yêu, che chở của cha mẹ đối với mình? - Là người con trong gia đình em có thể làm gì để cha mẹ vui lòng? Hoạt động 1: Tiểu phẩm: Phần thưởng. Mục tiêu: Giúp HS hiểu: công lao sinh thành dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà cha mẹ. * Cách tiến hành - Tổ chức cho HS thảo luận, đóng vai. - Tổ chức cho cả lớp cùng trao đổi: + Vì sao em lại mời bà ăn chiếc bánh mà em vừa được thưởng? + “ Bà” cảm thấy thế nào trước việc làm của cháu? - Kết luận: Hưng rất yêu quý bà, Hưng là một đứa cháu hiếu thảo. Hoạt động 2: Bài tập 1: Mục tiêu: HS biết những việc làm, những hành vi thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống. * Cách tiến hành - Cách ứng xử trong mỗi tình huống sau là đúng hay sai? - GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng: b,d,đ. Hoạt động 3: Bài tập 2: Mục tiêu: HS biết gọi tên các việc làm, hành vi thể hiện hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. - Tiến hành - Yêu cầu HS thảo luận nhóm, đặt tên cho các bức tranh. - GV nhận xét. 4. Hoạt động nối tiếp - Thực hiện những hành vi, việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. - HS trả lời - HS hát. - Bài hát nói về tình thương yêu của cha mẹ đối với con. - HS trả lời - Vâng lời ông, bà, cha, mẹ. Biết giúp đỡ gia đình những việc vừa với sức của mình và chăm chỉ học tập - HS thảo luận, đóng vai tiểu phẩm. - HS cả lớp cùng trao đổi. + Vì kính yêu bà..... + Bà rất vui vì tấm lòng thơm thảo của cháu. - Việc làm của bạn Loan (b) Hoài(d) Nhâm (đ) thể hiện tấm lòng hiếu thảo với ông bà , cha mẹ. Việc làm của Sinh, Hoàng , là chưa quan tâm đến ông bà cha mẹ. - HS thảo luận nhóm , xác định cách ứng xử thể hiện hiếu thảo với ông bà cha mẹ. - HS thảo luận nhóm, đặt tên cho các bức tranh. _______________________________________________ Toán Nhân một số với một tổng I. Mục tiêu : Giúp học sinh: - Biết thực hiện phép nhân 1 số với 1 tổng, nhân 1 tổng với 1 số - Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm - HS yếu làm phần a bài 2 - HS học hoà nhập đặt tính và làm tính trừ trong phạm vi 4, bước đầu ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 4. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp, bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức 2. KT bài cũ 3. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài- Ghi đầu bài b. Hướng dẫn nhân một số với một tổng * Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức 4 x ( 3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5 - Nêu cách tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc, không có dấu ngoặc ? - Y/ cầu HS tính và so sánh - So sánh 2 giá trị biểu thức - Có thể rút ra kết luận gì khi so sánh giá trị của biểu thức ? a x ( b + c) = a x b + a x c - GV chốt lại 4. Luyện tập Bài1(T66) : ? Nêu y/c? a x ( b + c) a x b + a x c Bài 2(T66) : ? nêu y/c? a. C1: a x ( b + c) C2: a x b + a x c - Hướng dẫn HS yếu làm bài b. C1: a x b + a x c C2: a x ( b + c) Bài 3(T66) : ? Nêu y/c? - Nêu cách nhân 1 tổng với 1 số 5. Củng cố- Dặn dò - Nêu cách nhân 1 số với 1 tổng 4 x ( 3 + 5) = 4 x 8 = 32 4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32 - Giá trị của 2 biểu thức giống nhau - Nêu KL- SGK trang 66 -Tính giá trị của BT rồi viết vào ô trống. - Làm bài, 1 HS lên bảng - NX sửa sai. - Tính bằng hai cách 36 x (7 + 3) = 36 x 10 = 360 36 x7 + 36 x 3 = 252 + 108 = 360 207 x ( 2+ 6) = 207 x 8 = 1 656 207 x 2 + 207 x 6 = 414 + 1242 = 1656 5 x 38 + 5 x 62 = 190 + 310 = 500 5 x (38 + 62) = 5 x 100 = 500 135 x 8 + 135 x 2 = 1080 + 270 =1350 135 x ( 8 + 2) = 135 x 10 = 1350 -Tính và so sánh giá trị 2 biểu thức - Làm bài cá nhân (3 + 5) x 4 = 8 x 4 = 32 3 x 4 + 5 x 4 = 12 +20 = 32 - ...Nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả với nhau. ________________________________________________ Tập đọc “ Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi I. Mục tiêu 1, Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài.Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi. 2, Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy. - HS học hoà nhập đọc và viết các chữ cái có nét móc. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ nội dung bài. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn dịnh tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng b. Luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - Chia đoạn: 4 đoạn. + Đoạn 1: Bưởi mồ côi .... ăn học + Đoạn 2: Tiếp...... không nản chí. + Đoạn 3: Tiếp..Trưng Nhị + Đoạn 4: Còn lại. - Tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn. - GV sửa đọc cho HS, giúp HS hiểu nghĩa một số từ ngữ trong bài. - GV đọc mẫu. * Tìm hiểu bài: - Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào? - Trước khi mở công ty vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì? - Những chi tiết nào chứng tổ ông là người rất có chí? - Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào? - Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào? - Em hiểu thế nào là “ một bậc anh hùng kinh tế” ? - Nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công? * Hướng dẫn đọc diễn cảm: - Gợi ý giúp HS nhận ra giọng đọc phù hợp. - Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. 4. Củng cố, dặn dò - Kể lại câu chuyện “ Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi. - Chuẩn bị bài sau. - Hát. - 2 HS đọc - HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp. - HS đọc trong nhóm. - 1-2 HS đọc toàn bài. - HS chú ý nghe GV đọc mẫu. - Mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong, sau đó làm con nuôi cho nhà họ Bạch - Làm thư kí cho một hãng buôn, buôn gỗ, buôn ngô,.. - Có lúc mất trắng tay, không nản chí. - Vào lúc những con tàu của người Hoa độc chiếm các con sông miền bắc. - Ông cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu, ông dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho chủ tàu. Ông đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc. - Là bậc anh hùng trên thương trường, - Nhờ ý chí vươn lên, - HS luyện đọc diễn cảm. - HS tham gia thi đọc diễn cảm. _____________________________________________________ Lịch sử Chùa thời Lý I.Mục tiêu Học xong bài này, học sinh biết: - Đến thời Lí, Đạo Phật phát triển thịnh đạt nhất. - Thời Lí, chùa được xây dựng ở nhiều nơi. - Chùa là công trình kiến trúc đẹp. II. Đồ dùng dạy học: - ảnh chụp phóng to chùa Một Cột, chùa Keo, tượng Phật A - di - đà. - Phiếu học tập của học sinh. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Thăng Long thời Lí được xây dựng như thế nào? - Nhận xét HS trả lời 3. Bài mới a. Giới thiệu bài: b. Hoạt động 1: Đền thời Lí Đạo Phật rất thịnh vượng. - Vì sao nói: “đến thời Lí, đạo phật trở lên thịnh đạt nhất” ? c. Hoạt động 2: Vai trò, tác dụng của chùa thời Lí : - Điền dấu x vào trước ý đúng: + Chùa là nơi tu hành của các nhà sư. + Chùa là nơi tổ chức tế lễ của Đạo Phật. + Chùa là trung tâm văn hoá của làng xã. + Chùa là nơi tổ chức văn nghệ. - Nhận xét. d. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp. - GV mô tả chùa Một Cột, chùa Keo, tương phật A di đà. - Chùa là một công trình kiến trúc đẹp. 4. Củng cố, dặn dò - Tóm tắt nội dung bài. - Chuẩn bị bài sau. - Hát - 2 HS lên bảng trình bày. - Dưới thời Lí, nhiều vua theo Đạo Phật, nhân dân theo Đạo Phật rất đông. Kinh thành Thăng Long và các làng xã có nhiều chùa. - HS làm việc cá nhân, xác định ý đúng. - HS nhận biết: Chùa là nơi tu hành của các nhá sư, là nơi tổ chức tế lễ của đạo phật, là trung tâm văn hoá của làng, xã, - HS quan sát ảnh. - HS hình dung vẻ đẹp, đồ sộ, đặc biệt của những tác phẩm qua lời giới thiệu, mô tả của GV. Buổi chiều HS đại trà * Môn Toán - Làm bài tập 4 trang 65 * Môn Luyện từ và câu -Thế nào là tính từ: viết 5 tính từ * HS học hoà nhập ôn bảng cộng trong phạm vi 4 HS yếu * Môn Toán - Tính 2 x (4 + 6) 3 x (5 + 2) 4 x ( 1 + 3) 5 x (4 + 2) _________________________________________________________________ Ngày soạn: 26/10/2009 Ngày giảng Thứ ba ngày 3 tháng 11 năm 2009 Toán Nhân một số với một hiệu I. Mục tiêu: Giúp hs: - Biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số. - Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp, bảng phụ III. Các hoạt động dạy- học: 1. ổn định tổ chức 2. KT bài cũ : Muốn nhân một số với một tổng ta làm thế nào ? 3.Bài mới : a. Giới thiệu bài- ghi đầu bài Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức 3 x ( 7- 5) và 3 x 7 - 3 x 5 b. Nhân 1 số với 1 hiệu 3 x ( 7- 5 ) là một số nhân với một hiệu. 3 x7 - 3 x 5 là hiệu giữa các tích của số đó với SBT, số trừ. ? Khi nhân một số với một hiệu ta có thể làm thế nào? a x ( b - c) = a x b - a x c 4. Thực hành : Bài1(T67) : ? Nêu y/c? a x ( b - c) a x b - a x c - Hướng dẫn HS yếu làm bài Bài 2(T67): ? Nêu y/c? Bài 3(T67) : Giải toán Tóm tắt: Có: 40 giá, 1 giá: 175 quả Bán : 10 giá Còn .....quả Bài 4(T67) : ? Nêu y/c? (7- 5 ) x 3 7 x 3 - 5 x 3 - Nêu cách nhân 1 hiệu với một số? 5. Củng cố dặn dò: - Nhận xét chung tiết học - Ôn và làm lại bài, chuẩn bị bài sau 3 x ( 7- 5 ) = 3 x 2 = 6 3 x 7 - 3 x 5 = 21 - 15 = 6 3 x ( 7- 5) = 3 x 7 - 3 x 5 -...lần lượt nhân số đó với số bị trừ, và số trừ rồi trừ 2 kết quả cho nhau - Tính giá trị của biểu thức 6 x ( 9 - 5) = 6 x 4 = 24 6 x 9 - 6 x 5 = 54 - 30 = 24 8 x ( 5 - 2) = 8 x 3 = 24 8 x 5 - 8 x 2 = 40 - 16 = 24 - Tính theo mẫu - áp dụng tính chất a) 47 x 9 = 47 x ( 10- 1) = 47 x 10 - 47 x 1 = 470 - 47 = 423 b) 138 x 9 = 138 x (10 -1) = 138 x 1 0 - 138 x 1 = 1380 - 138 = 1242 - Đọc đề, phân tích và nêu kế hoạch giải. Bài giải: Số giá trứng còn lại l ... đọc và tìm hiểu bài : * Luyện đọc : - Bài chia làm mấy đoạn? - Đọc theo đoạn + Lần 1: Đọc từ khó + Lần 2: Giải nghĩa từ - Đọc theo cặp - GV đọc diễn cảm toàn bài *Tìm hiểu bài: - Đọc đoạn 1 - Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô- nác- đô cảm thấy chán ngán? - Thầy Vê- rô - ki- ô cho học trò vẽ trứng để làm gì? - Đoạn 1 cho em biết điều gì? - Đọc đoạn 2 - Lê-ô-nác- đô đaVin-xi thành đạt ntn? - Theo em, những nguyên nhân nào khiến cho Lê-ô- nác-đô đaVin-xi trở thành danh họa nổi tiến - Nguyên nhânn ào là quan trọng nhất? - Nội dung của đoạn 2 là gì? - Nội dung chính của bài? c. Đọc diễn cảm: - Đọc 4 đoạn - Nêu cách đọc bài? - GV đọc đoạn đối thoại " Thầy Vê-rô-ki-ô...được như ý" - Luyện đọc diễn cảm - Thi đọc trước lớp - Nhận xét, bình chọn HS đọc hay 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét chung tiết học - Luyện đọc và tìm hiểu lại bài, chuẩn bị bài sau - 2 HS đọc theo đoạn - Nói về nội dung và ý nghĩa của bài - ... 2 đoạn Đ1: Từ đầu...như ý. Đ2: Phần còn lại. - Nối tiếp đọc theo đoạn - Luyện đọc trong cặp theo đoạn - 1,2 HS đọc cả bài - Đọc thầm đoạn 1 - Vì suốt mười mấy ngày cậu phải vẽ rất nhiều trứng. - Để biết cách quan sát sự vật một cách tỉ mỉ, miêu tả nó trên giấy vẽ chính xác * ý1: Lê-ô-nác -đô khổ công vẽ trứng theo lời khuyên chân thành của thầy Vê - rô- ki-ô. - 1 HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm - Lê - ô - nác - đô trở thành danh hoạ... của thời đại phục hưng - Lê- ô- nác- đô là người bẩm sinh có tài Lê - ô - nác - đô gặp được thầy giỏi Lê - ô - nác - đô khổ luyện nhiều năm - Nguyên nhân 3 là quan trọng nhất * ý2: Sự thành công của Lê-ô- nác-đô đa Vin-xi. * Nội dung: nhờ khổ công rèn luyện Lê-ô-nác-đô đa Vin- xi đã trở thành một họa sĩ thiên tài. - HS nối tiếp đọc đoạn - Chú ý giọng đọc - Tạo cặp, luyện đọc - 3,4 HS thi đọc Toán Nhân với số có hai chữ số I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết cách nhân với số có 2 chữ số - Nhận biết tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ 2 trong phép nhân với số có 2 chữ số - HS học hoà nhập tiếp tục ôn bảng trừ trong phạm vi 4, đặt tính và làm tính. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp, bảng phụ III. Các oạt động dạy- học: 1. ổn định tổ chức 2. KT bài cũ: - 2HS lên bảng, lớp làm nháp 3. Dạy bài mới a. Tìm cách tính 36 x 23 - Thực hiện tính ( nhân 1 số với 1 tổng) b. Giới thiệu cách đặt tính và cách tính c. Trong cách tính trên : 108 gọi là tích riêng thứ nhất 72 là tích riêng thứ hai. Tích riêng thứ hai được viết lùi sang bên trái một cột vì nó là 72 chục, nếu viết đầy đủ là 720 - Nêu cách nhân số có 2 chữ số với số có hai chữ số. 4. Thực hành - Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu - Cho HS làm bài - Nhận xét, chốt lại * Bài 2: Nêu yêu cầu - Nhận xét * Bài 3: Nêu yêu cầu, phân tích, tóm tắt rồi giải 5. Củng cố- dặn dò - Nêu cách nhân số có 2 chữ số với số có 2 chữ số - Nhận xét giờ học 36 x 2 78 x 3 - Làm bài vào nháp 36 x 23 = 36 x ( 20 + 3) = 36 x 20 + 36 x 3 = 720 + 108 = 828 - HS thao tác cùng GV 36 x 23 108 72 828 * 3 nhân 6 bằng 18 , viết 8, nhớ 1 3 nhân 3 bằng 9, thêm 1 bằng 10 , viết 10 * 2 nhân 6 bằng 12, viết 2, nhớ 1 2 nhân 3 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7 * Hạ 8 0 cộng 2 bằng 2, viết 2 1 cộng 7 bằng 8, viết 8. - B1: Đặt tính - B2: tính tích riêng thứ nhất - B3: Tính tích riêng thứ hai - B4: Cộng hai tích riêng với nhau - Đặt tính rồi tính - HS làm vào vở, 4 HS lên bảng - Tính giá trị của biểu thức 45 x a: với a bằng 13, 26, 39 Với a =13 thì 45 x a = 45 x13= 585 Với a =26 thì 45 x a = 45 x 26 = 1170 Với a = 39 thì 45 x a = 45 x 39 = 1165 Bài giải: 25 quyển vở có số trang là: 48 x 25 = 1 200( trang) Đ/ s : 1 200 trang __________________________________________________ Luyện từ và câu Tính từ (tiếp theo) I. Mục tiêu: - Nắm được 1 số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất - Biết dùng các từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất - HS học hoà nhập ôn bảng chữ cái II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp, bảng phụ III. Các HĐ dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Làm lại bài tập 3, 4 ( tiết 23) - Nhận xét và đánh giá 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Phần nhận xét : Bài1(T123) : Đặc điểm của các sự vật a) Tờ giấy màu trắng b) Tờ giấy màu trăng trắng c) Tờ giấy màu trắng tinh - Kết luận về mức độ đặc điểm của các tờ giấy( từ ghép, từ láy) Bài 2(T123) : ý nghĩa, mức độ được thể hiện . - rất trắng - trắng hơn, trắng nhất. - Có những cách nào thể hiện mức độ của đặc điểm , t/chất? c. Phần ghi nhớ : - Nêu VD về cách thể hiện? 4. luyện tập : Bài 1(T124) : Tìm các từ ngữ - Gạch dưới các từ ngữ biểu thị mức độ, đặc điểm, tính chất của đoạn văn Bài 2(T124) : Tìm các từ ngữ miêu tả C1: tạo từ láy, từ ghép C2: thêm các từ: rất, quá... C3: tạo ra phép so sánh Bài 3(T124) : Đặt câu - Nối tiếp đọc câu mình đặt 5. Củng cố, dặn dò - Nhận xét chung tiết học - Làm lại các bài tập. Chuẩn bị bài sau - 2 hs làm lại - Nêu yêu cầu của bài, làm bài cá nhân - mức độ trung bình ( tính từ: trắng) - mức độ thấp ( từ láy : trăng trắng) - mức độ cao ( từ ghép : trắng tinh) - Đọc yêu cầu của bài, làm bài - thêm từ rất vào trước tính từ - tạo ra phép so sánh với các từ: hơn, nhất - tạo ra từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho. - Thêm từ rất, quá, lắm vào trước hoặc sau tính từ. - Tạo ra phép so sánh. - 2, 3 hs đọc phần ghi nhớ - Nêu yêu cầu của bài, làm bài cá nhân - 1 HS lên bảng.Trình bày bài làm. - đậm, ngọt, rất, lắm, ngà, ngọc, ngà ngọc, hơn, hơn, hơn. - Nêu yêu cầu của bài - Tạo cặp, làm bài + đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng... + rất đỏ, đỏ lắm, đỏ quá... + đỏ hơn, đỏ nhất... - Nêu yêu cầu của bài VD: Quả ớt đỏ chót. Bầu trời cao vời vợi. Hoạt động ngoài giờ Múa hát tập thể _________________________________________________________________ Ngày soạn: 28/ 10/ 2009 Ngày giảng Thứ sáu ngày 6 tháng 11 năm 2009 Tập làm văn Kể chuyện ( Kiểm tra viết ) Đề bài : Kể lại câu chuyện " Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca" bằng lời của cậu bé An- đrây- ca. I) Mục tiêu : - HS thực hànhviết một bài văn kể chuyện sau giai đoạn học về văn kể chuyện. Bài viết đáp ứng yêu cầu của bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện( mở bài, diễn biến, kết thúc), diễn đạt thành câu, lời kể tự nhiên, chân thật, dùng từ hay. II) Đồ dùng: - Giấy bút làm bài kiểm tra. - Bảng lớp viết đề bài, dàn ý vắn tắt một bài kể chuyện. III) Các HĐ day - học: - GV chép đề lên bảng - Gv treo bảng phụ dàn ý vắn tắt một bài kể chuyện - Nhắc nhở HS trước khi làm bài. trình bầy bài văn có bố cục rõ ràng. Lưu ý cách dùng từ, diễn đạt, sử dụng dấu câu, cách mở bài, cách kết bài. - Quan sát uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút. - Thu bài. - Nhận xét giờ học. - HS làm bài - Thu bài. _________________________________________________________ Khoa học Nước cần cho sự sống I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: - Nêu 1 số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, đv và thực vật - Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong SX nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình có trong SGK III. Các HĐ dạy học : 1. ổn định tổ chức 2. KT bài cũ: - Vẽ sơ dồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên? - 1 HS lên bảng, lớp vẽ nháp. 3. Bài mới : HĐ1: Tìm hiểu vai trò của nước đối với sự sống của con người , đv, thực vật *Mục tiêu: Nêu được VD chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, đv, tv. Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn - Nộp tranh ảnh đã chuẩn bị - Chia lớp thành 3 nhóm Bước 2: Thảo luận nhóm Bước 3: - Trình bày trước lớp - GV KL: Mục bạn cần biết (50) HĐ2: Tìm hiểu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp vui chơi giải trí. * Mục tiêu: Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong SX nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí. Bước1: Động não - Con người sử dụng nước vào việc gì? Bước 2 : TL phân loại vào các nhóm ý kiến: - Nêu ví dụ nước dùng trong vui chơi, giải trí? - Nêu ví dụ nước dùng trongs/x nông nghiệp? - Nêu ví dụ nước dùng trong s/x công nghiệp? - GVKL: Mục bạn cần biết (51) - Nhu cầu dùng nước ở địa phương? 4. Củng cố, dặn dò : - NX chung tiết học - Ôn lại nội dung của bài. Chuẩn bị bài sau - Tạo nhóm làm việc sau 1. Tìm hiểu vai trò của nước đối với cơ thể người 2. Tìm hiểu vai trò của nước đối với động vật 3. Tìm hiểu vai trò của nước đối với thực vật - Thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày, n/x bổ sung - Hs đọc - Trả lời câu hỏi - ...VS thân thể, VS môi trường, VS nhà cửa...nấu ăn, uống... -Sử dụng nước trong vui chơi, giải trí, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp -...vui chơi, giải trí - sx nông nghiệp - ...sx công nghiệp - Công viên nước... - Tưới cây, đồng ruộng... - Xí nghiệp, công xưởng... - Hs đọc - Tự liên hệ - nêu ý kiến của mình( về địa phương) Toán: Luyện tập I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng nhân với số có 2 chữ số - Giải bài toán có phép nhân với số có 2 chữ số III. Đồ dùng: - Bảng lớp, bảng phụ III. Các HĐ dạy học: 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Giờ trước học bài gì? - Nêu các bước thực hiện nhân với số có 2 chữ số? 3. Dạy bài mới a GT bài. b. Hướng dẫn làm bài Bài 1(T69) : Nêu y/c? + Đặt tính + Tính ( Tích riêng thứ nhất, thứ 2 và tích chung) Bài 2 (T70): ? Nêu y/c? - Tính kết quả và ghi vào bài Bài 3 (T70) : Giải toán Tóm tắt 1 phút : 75 lần 24 giờ:... lần ? Bài 4 (T 70) : Giải toán Bài giải Số tiền của 13 kg đường là: 5200 x 13 = 67 600( đồng) Số tiền của 18 kg đường là: 5500 x 18 =99 000 ( đồng) Cửa hàng thu được số tiền là: 67 600 + 99000 = 166 600 ( đồng) ĐS: 166 600 đồng - Chấm một số bài 4. Củng cố, dặn dò - NX chung tiết học - Hoàn thành các bài tập. Chuẩn bị bài sau - Đặt tính rồi tính - Làm bài cá nhân 17 428 2057 x x x 86 39 23 102 3852 6171 136 1284 4114 1462 16692 47311 -Viết giá trị của biểu thức vào ô trống. - Viết kết quả vào phiếu bài tập m 3 30 23 230 m x 78 234 2340 1794 17940 - Đọc đề, phân tích và làm bài Bài giải Trong 1 giờ tim người đó đập số lần là 75 x 60 = 4500 ( lần) Trong 24 giờ tim người đó đập số lần là 4500 x 24 = 108 000 ( lần) ĐS : 108 000 ( lần) Bài 5: Giải toán Bài giải Số HS của 12 lớp là: 30 x 12 = 360 ( HS) Số HS của 6 lớp là: 35 x 6 = 210 ( HS) Tổng số HS của trường là: 360 + 210 = 570 (HS) ĐS : 570 HS _____________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: