Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Mộng Thảo

Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Mộng Thảo

I. Mục tiêu:

 - Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.

 - Biết được ích lợi của tiết kiệm thời giờ.

 - Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hàng ngày 1 cách hợp lý.

II. Chuẩn bị:

 * HS khá, giỏi: Biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ.

 Sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày 1 cách hợp lý.

III. Các hoạt động dạy học:

 1. Kiểm tra bài cũ:

 - HS đọc bài Tiết kiệm tiền của ( t1)

 2. Bài mới:

 a. Giới thiệu bài:

 b. Giảng:

 Nội dung giảm tải: Bài tập 5

 

doc 39 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 14/01/2022 Lượt xem 469Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Mộng Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Thứ , ngày
Môn
Tiết
Tựa bài dạy
ĐD
Giảm tải
Hai
 15/11/10
SHDC
Tập đọc
23
“Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi
Toán
56
Nhân một số với một tổng
Bài 2(cột 2)
Đạo đức
12
Tiết kiệm thời giờ ( T2)
Mỹ thuật
12
Vẽ tranh. Đề tài sinh hoạt
Ba
 16/11/10
LTVC
23
Mở rộng vốn từ: Ý chí – Nghị lực
Khoa học
23
Mây được hình thành như thế nào?
Toán
57
Nhân một số với một hiệu
Bài 2
Kể chuyện
12
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Âm nhạc
12
Học hát bài cò lả
Tư
17/11/10
Tập đọc
24
Vẽ trứng
Lịch sử
12
Chùa thời Lý
Có giảm
Toán
58
Luyện tập
Bài 1,2,3
TLV
23
Kết bài trong bài văn kể chuyện
Thể dục
23
Động tác vươn thở, tay, chân, lưng- 
Năm 
 18/11/10
Chính tả
12
Nghe-viết: Người chiến sĩ giàu nghị 
Khoa học
24
Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
Toán
59
Nhân với số có 2 chữ số
1d,, bài 2
LTVC
24
Tính từ (tiếp theo)
Thể dục
24
Trò chơi “Mèo đuổi chuột”
Sáu 
19/11/10
TLV
24
Kể chuyện ( kiểm tra )
Địa lý
12
 Đồng bằng Bắc Bộ 
 X
Toán
60
Luyện tập
 X
Kỹ thuật
12
Khâu viền đường .. ( T1)
SHTT
Thứ hai, ngày 15 tháng 11 năm 2010
Tiết 1
Môn dạy : Tập đọc
Tiết 23 - Bài dạy : “ Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi
I. Mục tiêu:
 - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
 - Hiểu nội dung: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. (trà lời được các câu hỏi 1, 2, 4 SGK)
II. Chuẩn bị:
 - Bảng ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
 * HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3 (SGK).
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - HS đọc và trả lời câu hỏi bài trước.
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Giảng:
Hoạt động 1: Luyện đọc
4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- 4 HS đọc bài lượt 2. GV giải nghĩa từ khó trong từng đoạn.
- 4 HS đọc bài lượt 3.
- HS luyện đọc nhóm đôi.
- 2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
HS đọc đoạn 1, 2 trao đổi và trả lời:
+ Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
+ Trước khi chạy tàu thủy, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
+ Những chi tiết nào chứng tỏ ông là 1 người rất có chí?
HS đọc thành tiếng đoạn còn lại.
+ Bạch Thái Bưởi mở công ty vào thời điểm nào?
+ Bạch Thái Bưởi đã làm gì để cạnh tranh với các chủ tàu người nước ngoài?
+ Thành công của Bạch Thái Bưởi trong cuộc cạnh tranh ngang sức với chủ tàu người nước ngoài là gì?
+ Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh với các chủ tàu nước ngoài?
+ Em hiểu thế nào là “1 bậc anh hùng kinh tế”?
HS khá, giỏi trả lời:
+ Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
+ Em hiểu “người cùng thời” là gì?
+ Nội dung chính của bài là gì?
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
- 4 HS tiếp nối đọc từng đoạn của bài.
- GV giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc (đoạn 1, 2).
- HS luyện đọc nhóm đôi.
- HS thi đọc diễn cảm (3 HS)
- GV tổ chức cho 3 – 5 HS thi đọc toàn bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
- Đoạn 1: Từ đầu  cho ăn học
- Đoạn 2: Tiếp  không nản chí
- Đoạn 3: Tiếp  Trưng Nhị
- Đoạn 4: Phần còn lại
Từ: quẩy gánh hàng, hãng buôn, diễn thuyết, sửa chữa, kỹ sư giỏi.
Câu: Bạch Thái Bưởi / mở công ty vận tải đường thủy / vào lúc những con tàu của người Hoa / đã độc chiếm các đường sông miền Bắc.
Trên mỗi chiếc tàu .
Chỉ trong mười năm  (SGV)
- Bạch Thái Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học.
- Năm 21 tuổi làm thư ký cho 1 hãng buôn, sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ,..
- Có lúc mất trắng tay nhưng ông không nản chí.
- Bạch Thái Bưởi mở công ty vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc.
- Bạch Thái Bưởi đã cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu ông dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta”.
- Thành công của ông là khách đi tàu ngày 1 đông. Nhiều chù tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kỹ sư giỏi trông nom.
- Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh với chủ tàu nước ngoài là do ông biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt Nam.
- Là những người giành được thắng lợi lớn trong kinh doanh.
- Bạch Thái Bưởi thành công nhờ ý chí, nghị lực, có chí trong kinh doanh.
Là những người sống cùng thời đại với ông.
Ý nghĩa: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghị lực, có ý chí vươn lên để trở thành vua tàu thủy.
3. Củng cố – dặn dò: + Qua bài, em học được điều gì ở Bạch Thái Bưởi?
 - Về học và chuẩn bị bài sau.
..
Tiết 2
Môn dạy : Đạo đức
Tiết 11 - Bài dạy : Tieát kieäm thôøi giôø ( T2)
I. Mục tiêu:
 - Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
 - Biết được ích lợi của tiết kiệm thời giờ.
 - Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,  hàng ngày 1 cách hợp lý. 
II. Chuẩn bị:
 * HS khá, giỏi: Biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ.
 Sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày 1 cách hợp lý.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - HS đọc bài Tiết kiệm tiền của ( t1)
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Giảng:
 Nội dung giảm tải: Bài tập 5
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân ( bài tập 1, SGK)
- HS làm bài tập cá nhân.
- HS trình bày, trao đổi trước lớp.
- GV kết luận: 
+ Các việc làm a, c, d là tiết kiệm thời giờ.
+ Các việc làm b, đ, e không phải là tiết kiệm thời giờ.
 Hoạt động 2: Em có biết tiết kiệm thời giờ
- GV cho HS làm việc nhóm đôi: Mỗi HS đọc thời gian biểu ở nhà cho bạn nghe, sau đó bạn nhận xét xem công việc sắp xếp hợp lý chưa, bạn có thực hiện đúng thời gian biểu không, có tiết kiệm thời gian không?
- GV gọi 1 vài HS đọc thời gian biểu của mình.
+ Em có thực hiện đúng không?
+ Em có biết tiết kiệm thời giờ chưa?
- GV cho HS nêu lên 1-2 ví dụ.
Hoạt động 3: Kể chuyện “Tiết kiệm thời giờ”
- GV kể cho HS nghe câu chuyên “Một HS nghèo vượt khó” (SGK/5)
+ Thảo có phải là người biết tiết kiệm thời giờ hay không? Tại sao?
Bài 1: (ý a thay từ tranh thủ thành từ liền)
- Các việc làm a, c, d là tiết kiệm thời giờ.
- Các việc làm b, đ, e không phải là tiết kiệm thời giờ.
Bài 4:
- Thảo là người biết tiết kiệm thời giờ. Bạn tranh thủ học bài và sắp xếp công việc giúp đỡ bố , mẹ rất nhiều.
3. Củng cố – dặn dò:
 + Tại sao phải tiết kiệm thời giờ?
 + Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ như thế nào?
 - Về học bài và chuẩn bị bài sau.
 TIẾT 3
 Môn dạy : Toán
Tiết 56 : Bài dạy : Nhân một số với một tổng
I. Mục tiêu:
 - Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
II. Chuẩn bị:
 - Bảng kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
 * HS khá, giỏi làm thêm bài 2 (cột 2) và bài 4.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - 2 HS lên bảng làm lại bài 2.
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Giảng:
Hoạt động 1: Hướng dẫn nhân một số với 1 tổng
- GV nêu và viết biểu thức lên bảng.
- 1 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
+Giá trị của 2 biểu thức trên như thế nào với nhau?
- GV chỉ vào biểu thức 4 x (3 + 5) và nêu: 4 là 1 số, (3 + 5) là 1 tổng. Vậy biểu thức 4 x (3 + 5) có dạng tích của 1 số (4) nhân với 1 tổng (3 + 5).
- GV gọi HS đọc biểu thức bên phải dấu bằng: 4 x 3 + 4 x 5
- GV hướng dẫn để HS rút ra được cách thực hiện biểu thức.
+ Vậy khi thực hiện nhân 1 số với 1 tổng, ta có thể làm như thế nào?
GV: Gọi số đó là a, tổng là (b + c) hãy viết biểu thức a nhân với tổng (b + c).
+ Biểu thức a x (b + c) có dạng là 1 số nhân với 1 tổng, khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này ta còn có cách nào khác? Hãy viết biểu thức thể hiện điều đó?
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: 
+ Bài yêu cấu làm gì?
- GV gọi HS đọc các cột trong bảng.
+ Các em phải tính giá trị các biểu thức nào?
- HS lên bảng làm bài, dưới lớp tính váo nháp.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài.
* GV gọi HS khá, giỏi nêu cách làm
- GV gọi 2 HS TB, yếu lên bảng làm cột 1, HS khá, giỏi làm thêm cột 2.
Bài 3: 
+ Bài yêu cầu gì?
- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.
+ Giá trị của 2 biểu thức như thế nào so với nhau?
- GV cho HS nêu quy tắc nhân 1 tổng với 1 số.
Bài 4:
* GV cho HS khá, giỏi làm thêm bài này.
- 4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5 
Ta có: 4 x (3 + 5) = 4 x 8 = 32
 4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32
- Giá trị của 2 biểu thức bằng nhau.
- chúng ta có thể lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau.
 a x b + a x c 
 a x (b + c) = a x b + a x c
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức rồi viết vào ô trống (theo mẫu):
Bài 2: Tính bằng 2 cách
Bài 3: Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức; (3 + 5) x 4 và 3 x 4 + 5 x 4
 (3 + 5) x 4 = 8 x 4 = 32
 3 x 4 + 5 x 4 = 12 + 21 = 32
Giá trị của 2 biểu thức bằng nhau.
Bài 4:
3. Củng cố – dặn dò:
 - HS nêu lại tính chất.
 - Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 4
Môn dạy : Mĩ thuật
Tiết 12 - Bài dạy : Vẽ tranh: Đề tài Sinh hoạt
Thứ ba, ngày 16 tháng 11 năm 2010
Tiết 1
Môn dạy : Luyện từ và câu
Tiết 23 – Bài dạy : Mở rộng vốn từ : ý chí – Nghị lực
I. Mục tiêu:
 - Biết thêm 1 số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết xếp  ... ợc hiện ra cho em biết điều gì về đất nước ta?
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài
- HS trao đổi nhóm đôi để làm bài.
- Các nhóm trình bày kết quả nhóm mình thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 Bài 3: 
+ Thế nào là từ đơn? Cho ví dụ.
+ Thế nào là từ láy? Cho ví dụ.
+ Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ.
- HS thảo luận nhóm đôi, tìm từ và ghi vào nháp
- 3 HS lên bảng viết các từ mình tìm được. 
Bài 4: 
+ Thế nào là danh từ? Cho ví dụ.
+ Thế nào là động từ? Cho ví dụ.
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 để tìm danh từ, động từ trong bài 1.
- Các nhòm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bài 1: 
- Cảnh đẹp của đất nước được quan sát từ trên cao xuống.
- Những cảnh đẹp đó cho thấy đất nước ta rất thanh bình, đẹp hiền hòa.
Bài 2:
Bài 3:
- Từ đơn là từ chỉ gồm 1 tiếng : ăn
- Từ láy là từ phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau: long lanh
- Từ ghép là từ được ghép có nghĩa lại với nhau: Dãy núi
Từ đơn: dưới, tầm, cánh, chú, là, lũy, tre, xanh, bờ, ao.
Từ láy: chuồn chuồn, rì rào, thung thăng, rung rinh.
Từ ghép: bây giờ, khoai nước, tuyệt đẹp, hiện ra, ngược xuôi, xanh trong, cao vút.
Bài 4:
- Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị). 
Ví dụ: Học sinh, mây, đạo đức, 
- Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
Ví dụ: ăn ngủ, yên tĩnh, 
Danh từ: tầm, cánh, chú,chuồn chuồn, tre, gió, bờ ao, khóm, khoai nước, cánh, đất nước, cánh, đồng, đàn, trâu, cỏ, dòng, sông, đoàn, thuyền
Động từ: rì rào, rung rinh, hiện ra, gặm, bay, ngược xuôi, bay
3. Củng cố – dặn dò:
 + Thế nào là danh từ, động từ? Cho ví dụ.
 + THế nào là từ đơn, từ phức, từ ghép? Cho ví dụ.
 - Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
--------------------------------------------------------- Toán
Tiết 54: Ñeà-xi-meùt vuoâng
I. Mục tiêu:
 - Biết đề-xi-mét vuông là đơn vị đo diện tích.
 - Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đề-xi-mét vuông.
 - Biết được 1 dm2 = 100 cm2. Bước đầu biết chuyển đổi từ dm2 sang cm2 và ngược lại.
II. Chuẩn bị:
 - Hình vuông có diện tích 1 dm2 được chia thành 100 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông có diện tích là 1 cm2.
 - HS chuẩn bị thước và giấy có kẻ ô vuông.
 * HS khá, giỏi làm thêm bài 4, 5.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - 2 HS lên bảng làm lại bài 2.
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Giảng:
Hoạt động 1: Giới thiệu đề-xi-mét vuông
- GV đính hình vuông có diện tích là 1 dm2 lên bảng và giới thiệu: Để đo diện tích các hình người ta còn dùng đơn vị là đề-xi-mét vuông.
- Hình vuông trên bảng có diện tích là 1 dm2.
- GV yêu cầu HS thực hiện đo cạnh của hình vuông và nêu kết quả vừa đo được.
+ Vậy 1 dm2 chính là diện tích của hình vuông có cạnh là bao nhiêu?
+ Xăng-ti-mét vuông viết ký hiệu như thế nào?
+ dựa vào cách kí hiệu của cm2, hãy viết kí hiệu của dm2?
- GV viết các số đo diện tích lên bảng cho HS đọc ( 34 cm2, 45 dm2, )
Hoạt động 2: Mối quan hệ giữa cm2 và dm2
- GV nêu: Hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 10 cm.
- HS tính và nêu.
+ 10 cm = bao nhiêu dm?
+ Vậy hình vuông cạnh 10 cm có diện tích bằng diện tích hình vuông có cạnh là bao nhiêu dm?
+ Hình vuông có cạnh 10 cm thì diện tích là bao nhiêu?
+ Vậy 1 dm2 = bao nhiêu cm2?
- HS quan sát hình vẽ để thấy hình vuông có diện tích 1 dm2 bằng 100 hình vuông có diện tích 1 cm2 xếp lại.
Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành
Bài 1: GV cho HS nêu miệng
Bài 2:
- GV lần lượt đọc các số đo diện tích cho HS viết b + B.
Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài.
- GV cho HS làm bài vào vở.
* GV cho HS khá, giỏi làm thêm bài 4, 5.
Bài 4:
- GV gọi HS khá, giỏi lên bảng làm và giải thích cách điền dấu của mình.
Bài 5: 
- GV yêu cầu HS tính diện tích của từng hình, sau đó điền (Đ), (S)vào ô trống.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- Cạnh hình vuông là 1 dm.
- 1 dm2 vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 dm.
- Viết cm2 (là kí hiệu của cm thêm số 2 ở phía trên, bên phải).
- 10 cm x 10 cm = 100 cm2
- 10 cm = 1 dm
- có cạnh 1 dm
là 1 dm2
- 1 dm2 = 100 cm2
Bài 1: Đọc
Bài 2: Viết theo mẫu
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Bài 4: 
 210 cm2 = 2 dm2 10 cm2
 6 dm2 3 cm2 = 603 cm2
 1 954 cm2 > 19 dm2 50 cm2
 2 001 cm2 < 20 dm2 10 cm2
Bài 5:
Diện tích hình vuông là:
 1 x 1 = 1 (dm2)
Diện tích hình chữ nhật là:
 20 x 5 = 100 (cm2)
 100 cm2 = 1 dm2
Điền (Đ) vào a và (S) vào b, c, d
3. Củng cố – dặn dò:
 + dm2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài bao nhiêu?
 - GV cho vài ví dụ gọi HS lên bảng làm.
 - Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
Địa lý
Tiết 11: OÂn taäp
I. Mục tiêu:
 - Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
 - Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, tây Nguyên, trung du Bắc Bộ.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - HS trả lời các câu hỏi bài trước.
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Giảng:
Có thể giảm: yêu cầu nội dung trang phục và hoạt động trong lễ hội ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên.
Hoạt động 1: Vị trí miền núi và trung du
+ Khi tìm hiểu về miền núi và trung du, các em đã học những vùng nào?
- GV treo bản đồ địa lý tự nhiên Việt nam và yêu cầu HS lên bảng chỉ đỉnh Phan-xi-păng và dãy Hoàng Liên Sơn.
- 2 HS khác lên bảng chỉ các cao nguyên ở tây Nguyên và thành phố Đà Lạt.
Hoạt động 2: Đặc điểm thiên nhiên
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu đặc điểm địa hình của dãy Hoàng Liên Sơn? Tây Nguyên?
+ Khí hậu ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên như thế nào?
Hoạt động 3: Vùng trung du Bắc Bộ
+ Trung du Bắc Bộ có đặc điểm địa hình như thế nào?
+ Tại sao phải bảo vệ rừng ở trung du Bắc Bộ?
+ Nêu những biện pháp để bảo vệ rừng?
- Dãy Hoàng Liên Sơn (với đỉnh Phan-xi-păng), trung du Bắc Bộ, tây Nguyên và thành phố Đà Lạt.
- Đặc điểm địa hình của dãy Hoàng Liên Sơn: Đó là dãy núi cao, đồ sộ, nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng hẹp và sâu.
- Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.
- Ở Hoàng Liên Sơn: ở những nơi cao lạnh quanh năm, các tháng mùa đông có khi có tuyết rơi.
Tây Nguyên có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
- là vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp.
- Rừng ở vùng này bị khai thác cạn kiệt, diện tích đất trống, đồi trọc tăng lên.
Trồng rừng che phủ đồi, ngăn chặn tình trạng đất bị xấu đi.
- Biện pháp: trồng rừng nhiều hơn nữa, trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả. Dừng hành vi phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi.
3. Củng cố – dặn dò:
 - HS đọc lại nội dung ôn tập trên bảng.
 - Về ôn lại và chuẩn bị bài sau.
 ------------------------------------------------------------
	Lịch sử
Tiết 11: Nhaø Lyù dôøi ñoâ ra Thaêng Long
I. Mục tiêu:
 - Nêu được những lý do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: Vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt.
 - Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn: Người sáng lập vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - HS trả lời các câu hỏi bài trước.
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Giảng:
Hoạt đông 1: Nhà Lý- sự tiếp nối của nhà Lê
- HS đọc thầm SGK và trả lời câu hỏi:
+ Sau khi Lê Đại Hành mất, tình hình đất nước như thế nào?
+ Vì sao khi Lê Long Đĩnh mất, các quan trong triều lại tôn Lý Công Uẩn lên làm vua?
+ Vương triều nhà Lý bắt đầu từ năm nào?
Hoạt động 2: Nhà Lý dời đô ra Đại La, đặt tên kinh thành là Thăng Long
+ Năm 1 010, vua Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ đâu về đâu?
+ So với Hoa Lư thì vùng đất Đại La có gì thuận lợi hơn cho việc phát triển đất nước?
- GV kết luận.
+ Vua Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào khi dời đô ra Địa La và đổi tên là Thăng Long?
Hoạt động 3: kinh thành Thăng Long dưới thời Lý
- HS quan sát các ảnh chụp 1 số hiện vật của kinh thành Thăng Long SGK.
+ Nhà Lý đã xây dựng kinh thành Thăng Long như thế nào?
- Sau khi Lê Đại Hành mất. Lê Long Đĩnh lên làm vua. Nhà vua tính tình bạo ngược nên lòng người rất oán hận.
- Nhà Lý bắt đầu từ năm 1 009.
- Năm 1 010, vau Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long.
- Về vị trí địa lý thì vùng Hoa Lư không phải là trung tâm của đất nước
Về địa hình, vùng Hoa Lư là vùng núi non chật hẹp, hiểm trở, đi lại khó khăn, còn vùng Đại La lại ở giữa đồng bằng rộng rãi, bằng phẳng, cao ráo, đất đai màu mỡ.
- Vua Lý Thái Tổ muốn cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no thì phải dời đô từ miền núi chật hẹp Hoa Lư về vùng Đại La, 1 vùng đồng bằng rộng lớn màu mỡ.
- Tại kinh thành Thăng Long, nhà Lý đã cho xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông, tạo nên nhiều phố, nhiều phường nhộn nhịp vui tươi.
3. Củng cố – dặn dò:
 + Vì sao Lý Thái Tổ chọn Thăng Long làm kinh đô?
 + Thăng Long có những tên gọi nào khác? ( Đại La, Đông Đô)
 - Về học và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 12(1).doc