Giáo án Lớp 4 - Tuần 12, Thứ 2 - Năm học 2010-2011 (Bản hay 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 12, Thứ 2 - Năm học 2010-2011 (Bản hay 2 cột)

HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ ( tiÕt 1)

I. MỤC TIÊU :

 Học xong bài này, HS :

- Biết được con cháu phải hiếu thảo với ông, bà, cha mẹ. Để đền đáp công lao của ông bà, cha mẹ đẫ sinh thành, nuôi nấng, dạy dỗ mình.

- Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.

- Kính yêu ông bà, cha mẹ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Cả lớp hát đúng bài Cho con

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 6 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 223Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 12, Thứ 2 - Năm học 2010-2011 (Bản hay 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn8/11/2010 Ngày dạy 15/11/2010
THỨ HAI. Tiết 1: TËp ®äc 
“VUA TÀU THỦY" BẠCH THÁI BƯỞI
I. MỤC TIÊU :
1.Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.TLCH: 1,2,4 ( SGK )
- HS khá, giỏi trả lời được CH3 SGK.
2. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa ND bài học
- Bảng phụ viết ND đoạn luyện đọc diễn cảm
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Gọi hs đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ của bài trước và TLCH
GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới:
-Giới thiệu bài : 
 2.1/Hướng dẫn luyện đọc-Tìm hiểu bài
 a/ Luyện đọc:
GV chia đoạn
- gọi hs đọc tiếp nối 4 đoạn của truyện, kết hợp sửa lỗi phát âm và ngắt hơi các câu dài
- gọi hs đọc chú giải
Yêu cầu hs giải nghĩa từ
- cho hs luyện đọc cặp
- GV đọc diễn cảm cả bài - giọng kể chậm rãi ở đoạn 1, 2, nhanh hơn ở đoạn 3, đoạn cuối đọc giọng sảng khoái.
b/ Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu đọc đoạn 1, 2 và TLCH :
+ Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào ?
+ Trước khi mở công ty vận tải đường thủy, Bạch Thái Bưởi đã làm những việc gì ?
+ Những chi tiết nào chứng tỏ anh là một người rất có chí ?
- Yêu cầu đọc thầm 2 đoạn còn lại và TLCH :
+ Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thủy vào thời điểm nào ?
+ Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào ?
+ Em hiểu thế nào là một bậc anh hùng kinh tế ?
- Giải nghĩa : người cùng thờ
i 
+ Theo em, nhờ đâu mà bạch thái bưởi thành công ?
+ Bài văn nói lên điều gì?
- GV ghi bảng, gọi hs nhắc lại
c/ Đọcdiễn cảm:
- Gọi 4 hs nối tiếp đọc 4 đoạn
- Hd đọc diễn cảm đoạn 1, 2
- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm
- Tổ chức hs thi đọc 
- Nhận xét, cho điểm
3. Củng cố:
+ Em học được điều gì ở Bạch Thái 
Bưởi ?
- Nhận xét tiết học
- Dặn học tập kể truyện vừa học và cb vẽ trứng
- 3 em lên bảng.
- lắng nghe
1HS đọc bài lớp đọc thầm
4 HS nối tiếp đọc
Luyện đọc;quẩy, hãng buôn,,diễn thuyết,
- 4 HS đọc nối tiếp
- 1 em đọcchú giải
HS giải nghĩa từ.
- nhóm 2 em luyện đọc.
- lắng nghe
– Mồ côi cha từ nhỏ, theo mẹ quẩy gánh hàng rong. được nhà họ bạch nhận làm con nuôi, cho ăn học.
– Làm thư kí cho hãng buôn, buôn ngô, buôn gỗ, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ ...
– Có lúc mất trắng tay, không còn gì nhưng bưởi không nản chí.
- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm.
– Vào lúc những con tàu của người hoa đã độc chiếm các đường sông m. bắc.
– Cho người đến bến tàu diễn thuyết, kêu gọi hành khách với khẩu hiệu "người ta phải đi tàu ta". nhiều chủ tàu người hoa, người pháp bán lại tàu cho ông. ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư trông nom.
– Là người giành thắng lợi to lớn trong kinh doanh
– Nhờ ý chí vươn lên, biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc, biết tổ chức kinh doanh
–Ý nghĩa: Ca ngợi bạch thái bưởi giàu nghị lực, có ý chí vươn lên và trở thành "vua tàu thủy"
- 2 em nhắc lại.
- 4 em đọc, cả lớp theo dõi tìm giọng đọc 
HS đọc tìm từ nhấn giọng
- hs luyện đọc nhóm đôi.
- 3 em đọc, nhận xét.
- HS thi đọc giữa các tổ .
- hs nhận xét.
- hs tự trả lời.
- lắng nghe
To¸n
TiÕt 2: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I. MỤC TIÊU :
 Giúp HS :
- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số
BT1,2a)1ý ;b 1ý;3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Kẻ bảng phụ bài tập 1 SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Gọi HS giải lại bài 2 trong SGK
2. Bài mới :
2.1/: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức
- Ghi 2 biểu thức lên bảng : 
4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
- Yêu cầu HS tính và so sánh giá trị của 2 BT
2.2/: Nhân 1 số với 1 tổng
- Chỉ và nêu :
– 4 x (3 + 5) : nhân 1 số với 1 tổng 
– 4 x 3 + 4 x 5 : tổng giữa các tích của số đó với từng số hạng của tổng
- Gợi ý HS rút ra kết luận
- GV viết công thức khái quát lên bảng :
a x (b + c) = a x b + a x c
2.3/: Luyện tập
Bài 1 :
- Treo bảng phụ, nêu cấu tạo của bảng, HDHS tính nhẩm
- GV kết luận.
Bài 2b :
- Gọi HS đọc đề và bài mẫu
- Yêu cầu tự làm VT, 2 em lên bảng.
Bài 3 :
- Gọi HS đọc BT3
- Yêu cầu HS tính giá trị 2 BT rồi so sánh, rút ra cách nhân 1 tổng với 1 số
- Gọi HS nhắc lại
Bài 4: Dành cho HS giỏi, khá nếu còn thời gian.
3. Củng cố -dặn dò;
- Nhận xét tiết học
- CB : Bài 57
- 2 em lên bảng.
1 em đọc 2 BT.
 4 x (3 + 5) = 4 x 8 = 32
 4 x 3 + 4 x 5 = 12 x 20 = 32
Vậy 4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5
- Lắng nghe
– Khi nhân 1 số với 1 tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả với nhau.
- HS tự làm VT.
- 2 em làm vào bảng phụ.
- HS nhận xét.
- 1 em đọc.
- HS tự làm VT, 2 em lên bảng làm 2 cách : 
- 1 em đọc.
- HS tính giá trị BT, so sánh và nêu cách tính.
– Muốn nhân 1 tổng với 1 số, ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng 2 kết quả lại với nhau.
- Lắng nghe
§¹o ®øc
TiÕt 3: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ ( tiÕt 1)
I. MỤC TIÊU :
 Học xong bài này, HS :
- Biết được con cháu phải hiếu thảo với ông, bà, cha mẹ. Để đền đáp công lao của ông bà, cha mẹ đẫ sinh thành, nuôi nấng, dạy dỗ mình.
- Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình..
- Kính yêu ông bà, cha mẹ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Cả lớp hát đúng bài Cho con
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Tại sao cần phải trung thực trong học tập ?
- Vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ ?
2. Bài mới:
a/HĐ1: Khởi động
- Cho cả lớp bắt bài hát Cho con của Phạm Trọng Cầu
+ Bài hát nói về điều gì ?
+ Em có cảm nghĩ gì về tình thương yêu, che chở của cha mẹ đ/v mình ? Em có thể làm gì cho ba mẹ vui ?
b/HĐ2: Thảo luận tiểu phẩm "Phần thưởng"
- Gọi 2 em biểu diễn tiểu phẩm Phần thưởng
- Chất vấn HS đóng vai :
– Hưng: Vì sao em lại mời "bà" ăn những chiếc bánh mà em vừa được thưởng ?
– Bà: "Bà" cảm thấy thế nào trước việc làm của đứa cháu đ/v mình ?
- KL : Hưng kính yêu bà, chăm sóc bà. Hưng là một đứa cháu hiếu thảo. 
c/HĐ3: Thảo luận nhóm (Bài tập 1 SGK)
- GV nêu yêu cầu của BT.
- Gọi đại diện nhóm trình bày
– b, đ : đúng
– a, c : sai
d/HĐ4: Thảo luận nhóm (Bài tập 2 SGK)
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm
- KL về nội dung các bức tranh và khen các nhóm HS đã đặt tên tranh phù hợp
- Gọi HS đọc Ghi nhớ
3.Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét 
- Học bài học và CB bài tập 5 - 6 SGK
- 2 em lên bảng.
- Cả lớp cùng hát.
- HS tự trả lời.
- 2 em đóng vai Hưng và bà Hưng.
- Cả lớp cùng xem.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử.
- Nhóm 4 em trao đổi.
- Lần lượt 4 nhóm nêu tình huống và bày tỏ ý kiến.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- Các nhóm khác trao đổi.
- 2 em đọc.
- Lắng nghe
Tiết 4:Khoa häc
 SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀNCỦA NƯỚC 
TRONG thiªn NHIÊN
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết :
- Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên .
- Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong thiên nhiên.
- Giáo dục lợi ích của môi trường và tài nguyên
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :- Hình trang 48 - 49 SGK
- Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
- Mỗi HS : giấy A4 và bút màu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ 
- Mây được hình thành như thế nào ? Mưa từ đâu ra ?
- Trình bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
2. Bài mới:
a/HĐ1: Hệ thống hóa kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
- Yêu cầu HS quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên trang 48 SGK và liệt kê các cảnh được vẽ trong sơ đồ
- HD quan sát từ trên xuống dưới, từ trái sang phải
- Treo sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên lên bảng và giảng, vừa nói vừa vẽ lên bảng sơ đồ như SGK
- Yêu cầu HS chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên
- GV kết luận.
b/HĐ2: Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
- Gọi HS đọc mục "Vẽ"
- Yêu cầu HS tập vẽ vào giấy A4
- Gọi 1 số em trình bày SP trước lớp
- Hỏi: Nước có phải là tài nguyên thiên nhiên không? Ngoài nước các em còn biết tài nguyên thiên nhiên còn có những gì?
GV Chốt lại một số điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
3. Củng cố:- Nhận xét tiết học
- Dặn HS tập vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước, CB bài 24
- 2 em trả lời.
- 2 em trả lời.
- HS quan sát và trình bày :
– Các đám mây : đen, trắng
– Giọt mưa từ đám mây đen rơi xuống
– dãy núi, từ 1 quả núi có dòng suối nhỏ chảy ra
– suối chảy ra sông, ra biển
- Lắng nghe
- 3 em lên bảng trình bày.
- HS nhận xét.
- 1 em đọc.
- HS làm việc cá nhân rồi trình bày trong nhóm đôi.
- HS nhận xét.
- HS trả lời: “khoáng sản. Rừng, biển ...
Tiết 5:Thảm họa
Bài 6: Các hiểm họa khác
I/ Mục tiêu:
 Giúp hs biết được ging6 ,sét ,lốc ,mưa đá hỏa hoạn là gì?
 Nguyên nhân và tác hại của nó
 Những việc cần làm để bảo vệ bản thân và gia đình
II/ Chuẩn bị:
Tranh vẽ sgk
III/Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra:
-Em đã làm gì để giúp gia đình tiết kiệm nước?
2/ Bài mới;
a/Hoạt động 1:Quan sát tranh vẽ GSK
GV giúp hs biết nguyên nhân sảy ra giông sét
Nguyên nhân và tác hại của nó
-Em cần phải làm gì để bảo vệ bản thân nếu có giông sét ,lốc hay mưa đá xuất hiện trong khu vực em ở?
b/Hoạt động 2:Thảo luận cả lớp
Cho HS quan sát tranh vẽ sgk/37
_Hỏa hoạn sảy ra khi nào?
+Em hãy nêu tác hại của hỏa hoạn sảy ra?
+ Cách phòng tránh hỏa hoạn?
3/Củng cố-Dăn dò:Em cần làm gì đê hạn chế hỏa hoạn sảỷ ra?
Liên hệ:
Hs trả lời
HS lăng nghe
-Ngồi trên ghế hoặc giường gỗ,chân không chạm đất.Tránh xa các vật cao như cây đơn độc,các ngọn tháp hàng rào,cột điện,không đi ra ngoài,không chạm vào đồ kim loại
-Ở trong nhà khi có lốc xoáy sảy ra trú ẩn nơi an toàn
-Che chắn đầu bằng mũ cứng
Ngắt dòng điện khi có lốc soáy sảy ra
HS quan sát tranh vẽ trả lời
-Hỏa hoạn sảy ra khi con người không cẩn thận khi dùng các vật dễ cháy
-Trong thời gian nóng nắng mùa khô hạn hán
-Hỏa hoạn có thể chết người bỏng nặng có thể biến dạng
-Đốt cháy các đồ vật sinh ra khí độc hại trong khí quyển
-Không nghịch lửa ,không rời khỏi bếp khi nấu ăn
-Nếu có hỏa hoạn kêu to cháy,chạy ra khỏi nhà càng nhanh càng tốt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_12_thu_2_nam_hoc_2010_2011_ban_hay_2_cot.doc