Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - GV: Hoàng Thị Phượng Trường - Tiểu học Thị trấn Lam Sơn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - GV: Hoàng Thị Phượng Trường - Tiểu học Thị trấn Lam Sơn

Đạo đức: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (T2)

I, Mục tiêu: Giúp học sinh

1. Hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.

2. Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.

3. Kính yêu ông bà, cha mẹ.

II, Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ

 - Giấy + bút dạ

 

doc 43 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 505Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - GV: Hoàng Thị Phượng Trường - Tiểu học Thị trấn Lam Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ 2.17.11.2008
Đạo đức: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (T2)
I, Mục tiêu: Giúp học sinh
1. Hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
2. Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.
3. Kính yêu ông bà, cha mẹ.
II, Đồ dùng dạy học: 	- Bảng phụ
	- Giấy + bút dạ
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ (4’)
Gọi HS lên bảng trả lời:
+ Chúng ta phải đối xử với ông bà, cha mẹ như thế nào? Vì sao?
+ Nhận xét, đánh giá
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài (1’)
2. HĐ1: Đóng vai (Bài tập 3 SGK) (10’)
*Mục tiêu: Biết thực hiện những hành vi thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
+ Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho 1 nửa số nhóm thảo luận, đóng vai theo tình huống tranh 1, một nửa số nhóm đóng vai theo tình huống tranh 2.
+ Tổ chức cho HS phỏng vấn học sinh đóng vai cháu và HS đóng vai ông bà.
+ Nhận xét, tiểu kết: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ nhất là khi ốm đau.
3. HĐ2: Thảo luận theo nhóm đôi (10’)
*Mục tiêu: HS kể lại những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
+ YC HS nêu yêu cầu và nội dung bài tập 4 SGK.
+ YC HS giải thích 1 số công việc. Khen 1 số HS đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, nhắc nhở các HS khác học tập các bạn.
4. HĐ3: Trình bày, giới thiệu các sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm (Bài tập 5, 6 SGK) (10’)
*Mục tiêu: Sưu tầm thông tin về những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
+ Tổ chức cho HS trình bày, giới thiệu các sáng tác hoặc tư liệu mà mình sưu tầm được theo nhóm.
+ Nhận xét, khen ngợi.
Kết luận chung: Ông bà, cha mẹ đã có công lao sinh thành, nuôi dạy chúng ta nên người. Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
+ 2 HS trả lời
+ Lớp nhận xét, bổ sung
+ Chia nhóm, nhận nhiệm vụ
+ Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai
+ 1 số nhóm lên đóng vai
+ Lớp theo dõi, nhận xét,
+ Lớp phỏng vấn
- Cách đóng vai cháu nêu cách ứng xử
- Các HS đóng vai ông bà nêu cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu.
+ 1 số HS nêu yêu cầu và nội dung
+ 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi, thảo luận kể cho nhau nghe những việc mình đã làm thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ.
+ Đại diện 1 số cặp nêu ý kiến
+ Lớp nhận xét, bổ sung
+ Các nhóm trưng bày sản phẩm mà các thành viên nhóm mình đã sáng tác hoặc sưu tầm được.
+ Đại diện các nhóm lên giới thiệu
+ Các nhóm khác theo dõi, bổ sung
C, Củng cố – dặn dò: 	- Thực hiện tốt nội dung bài học.
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tập đọc: Người tìm đường lên các vì sao
 (Theo Lê Nguyên Long-Phạm Ngọc Toàn)
I, Mục tiêu: 
1. Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở từ ngữ nói về ý chí, nghị lực khát khao hiểu biết của Xi-ôn-cốp-xki.
2. Hiểu nội dung bài ca ngợi nhà khoa học vĩ đại người Nga, Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
II, Đồ dùng dạy học: 	- Tranh minh họa SGK
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ (3’)
+ Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc bài “Vẽ trứng” và nêu nội dung bài.
+ Nhận xét, cho điểm
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài (1’)
2. HĐ1: Luyện đọc (12’)
+ Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (khi HS đọc xong lượt 1)
+ Gọi HS đọc chú giải SGK (khi HS đọc xong lượt 2)
+ YC HS đọc tốt hơn (lượt 3)
+ Đọc mẫu toàn bài với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục.
3. HĐ2: Tìm hiểu bài (12’)
+ YC HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?
+ Khi còn nhỏ, ông đã làm gì để có thể bay được?
+ Theo em hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm cách bay trong không trung của Xi-ôn-cốp-xki?
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- YC HS đọc đoạn 2, 3 trao đổi và trả lời câu hỏi
+ Để tìm hiểu bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đã làm gì?
+ Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào?
+ Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?
+ Vậy nội dung đoạn 2, 3 là gì?
- YC HS đọc đoạn 4, trao đổi trả lời câu hỏi
+ ý chính của đoạn 4 là gì?
+ Em hãy đặt tên khác cho truyện.
+ Nhận xét, kết luận chung.
4. HĐ3: Đọc diễn cảm (8’)
+ Nhận xét, hướng dẫn, giúp HS tìm ra cách đọc hay. 
+ Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc “Từ nhỏ hàng trăm lần”
+ YC HS tìm ra những từ ngữ cần nhấn giọng
+ YC HS luyện đọc
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
+ Nhận xét, cho điểm từng HS
+ YC HS tìm nội dung chính của bài
+ 2 HS lên bảng đọc và nêu nội dung
+ Lớp nhận xét, bổ sung
+ HS đọc nối tiếp theo 4 đoạn của bài (3 lượt)
Đoạn 1: Từ đầu bay được
Đoạn 2: Tiếp tiết kiệm thôi
Đoạn 3: Tiếp các vì sao
Đoạn 4: Đoạn còn lại
+ 1-2 HS đọc chú giải SGK
Luyện đọc theo cặp
+ 1-2 HS đọc cả bài
+ 1 HS đọc to – Lớp đọc thầm, trao đổi, thảo luận, trả lời
- Mơ ước được bay lên bầu trời
- Khi còn nhỏ, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim
- Hình ảnh quả bóng không có cánh vẫn bay được đã gợi cho Xi-ôn-cốp-xki tìm cách bay vào không trung.
ý1: Nói lên ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki
+ 1 HS đọc – Lớp đọc thầm
+ 1 số HS nêu ý kiến
- Ông đã đọc không biết bao nhiêu là sách, ông hì hục làm thí nghiệm có khi đến hàng trăm lần.
+ Ông chỉ ăn bánh mì suông để dành tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Ông đã kiên kì nghiên cứu và thiết lế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới các vì sao từ chiếc pháp thăng thiên.
+ Vì ông có ước mơ đẹp: Chinh phục các vì sao và ông có quyết tâm thực hiện ước mơ đó.
ý2: Quyết tâm thực hiện ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki.
+ 1 HS đọc – Lớp đọc thầm trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi
ý3: Sự thành công của Xi-ôn-cốp-xki
+ 1 số HS nêu ý kiến
+ Lớp nhận xét, bổ sung
+ 4 HS đọc nối tiếp nhau
+ Lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay 
+ 1 HS đọc lại toàn bài
+ 1 HS đọc
+ Lớp đọc thầm
+ 2 HS nêu ý kiến
+ Lớp nhận xét, bổ sung: Nhảy qua, gãy chân, vì sao, không biết bao nhiêu, hàng trăm.
+ Luyện đọc theo cặp
+ 3-5 HS thi đọc diễn cảm
+ Lớp nhận xét, bổ sung
+ Vài HS nêu – Lớp nhận xét, bổ sung.
Nội dung: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì đã thực hiện thành công mơ ước lên các vì sao.
C, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Toán: Tiết 61 Giới thiệu nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11
I, Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết cách thực hiện nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11.
- áp dụng nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11 để giải bài toán có liên quan.
II, Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ: (4’)
+ Gọi HS lên bảng tính
34 x 28; 74 x 11
+ Nhận xét, đánh giá
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài (1’)
2. HĐ1: Giới thiệu phép nhân 27 x 11 
(Trường hợp tổng 2 chữ số bé hơn 10)
+ Viết phép tính lên bảng: 27 x 11
+ YC HS đặt tính và thực hiện phép tính.
+ Nhận xét. YC HS nhận xét kết quả của phếp nhân 27 x 11 = 297 so với số 27. Các chữ số giống và khác nhau điểm nào?
+ Nhận xét và hướng dẫn HS cách nhân nhẩm với 11 như sau:
- 2 cộng 7 bằng 9
- Viết 9 vào giữa 2 chữ số của 27 được 297
- Vậy 27 x 11 = 297
+ YC HS nhân nhẩm 41 x 11
+ Nhận xét, cung cấp lại cách nhân nhẩm
3. HĐ2: Giới thiệu phép nhân 48 x 11 (Trường hợp tổng 2 chữ số >=10) (7’)
+ Viết lên bảng phép tính 48 x 11. YC HS đặt tính rồi tính.
+ YC HS dựa vào bước cộng các tích riêng của phép nhân 48 x 11 để nhận xét về các chữ số trong kết quả phép nhân 48 x 11 = 528
+ Nhận xét, bổ sung. Hướng dẫn HS cách nhân nhẩm 48 x 11 như sau:
+ YC HS thực hiện nhân nhẩm 75x11
+ Nhận xét, cung cấp lại cách nhân nhẩm với 11.
4. HĐ3: Luyện tập (20’)
+ Giao nhiệm vụ cho HS.
+ Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu
+ Hướng dẫn HS nhận xét, sửa chữa. Cung cấp lại cách nhân nhẩm cho HS.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu bài 2
+ Hướng dẫn HS nhận xét, sửa chữa (nếu có), cung cấp lại cách tìm FP SBC chưa biết.
Bài 3 + 4:
+ Hướng dẫn HS nhận xét, chữa.
+ 2 HS lên bảng tính
+ Lớp nháp vào giấy nháp
(8’)
+ 1 HS lên bảng làm + Lớp làm vào giấy nháp
x
 27
 11
 27
 27
 297
+ Số 297 chính là số 27 sau khi được viết thêm tổng 2 chữ số của nó (2+7=9) vào giữa.
+ Theo dõi, ghi nhớ
+ HS nhẩm – 1 số HS nêu miệng
- 4 cộng 1 bằng 5
- Viết 5 vào giữa 2 chữ số của 41 được 451
- Vậy 41 x 11 = 451
+ 1 HS lên bảng làm
+ Lớp thực hiện vào giấy nháp
x
 48
 11
 48
 48
 528
+ 1 số HS nêu nhận xét
+ Lớp nhận xét, bổ sung
- 4 cộng 8 bằng 12
- Viết 2 vào giữa 2 chữ số của 48 được 428
- Thêm 1 vào 4 của 428 được 528
- Vậy 48 x 11 = 528
+ 1 số HS nêu miệng cách nhân nhẩm
+ Lớp nhận xét, bổ sung
+ Tự làm vào vở
+ Chữa bài
+ 1 HS nêu yêu cầu
+ Lớp tự làm vào vửo
+ Đổi vở để kiểm tra kết quả lẫn nhau
+ 2-3 HS nêu miệng kết quả
+ 1 HS nêu yêu cầu
+ Lớp tự làm vào vở
+ 2 HS lên bảng chữa
+ Lớp nhận xét, bổ sung
a, x : 11 = 25 b, x : 11 = 78
 x = 25x11 x = 78x11
 x = 275 x = 858
+ Gọi 2 HS đọc đề
+ Lớp tự đọc đề, tóm tắt rồi tự giải
+ 2 HS lên bảng chữa
+ Lớp nhận xét, bổ sung
Bài 4: Giải
Phòng A có: 11 x 12 = 132 (người)
Phòng B có: 9 x 14 = 126 (người)
Vậy câu b đúng, các câu a, c, d sai.
C, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Lịch sử: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm 
lược lần thứ hai (1075 – 1077)
I, Mục tiêu: Học sinh biết
- Nêu được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2.
- Kể đôi nét về anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt
- Tự hào về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta.
II, Đồ dùng dạy học: 
- Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ: (4’)
Gọi HS trả lời câu hỏi: “Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý đạo Phật rất thịnh đạt”
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài (1’)
2. HĐ1: Làm việc cả lớp (7’)
Lý Thường Kiệt chủ động tấn công quân xâm lược Tống
+ YC HS đọc SGK đoạn “Từ đầu về nước” 
Giới thiệu sơ qua về nhân vật Lý Thường Kiệt
+ Khi biết quân Tống đang chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ 2, Lý Thường Kiệt có chủ trương gì?
+ Ông đã thực hiện chủ trương đó như thế nào?
+ Việc Lý Thường Kiệt chủ động đem quân sang đánh Tống có tác dụng gì?
3. HĐ2: Làm việc cặp đôi (12’)
Trận chiến trên sông Như Nguyệt.
+ Treo lược đồ khá ... úng ta lấy đâu ra tiền mà đi?
- Anh sẽ đi với tôi chứ?
Câu hỏi của Bác Hồ
//
Câu hỏi của bác Lê
Câu hỏi của Bác Hồ
Hỏi bác Lê
//
Hỏi Bác Hồ
Hỏi bác Lê
Cókhông
Cókhông
đâu
chứ
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu
+ YC HS thực hành hỏi đáp theo từng cặp
+ Gọi HS trình bày trước lớp
+ Nhận xét, cho điểm HS
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu
+ YC HS tự đặt câu
+ Gọi HS nêu miệng câu mà mình vừa đặt
+ Nhận xét, tuyên dương HS đặt câu hay, đúng ngữ điệu.
+ 2 HS đọc – Lớp đọc thầm
+ 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi
+ 3-5 cặp trình bày
+ Lớp theo dõi, nhận xét
+ 1 HS đọc – Lớp đọc thầm
+ HS tự đặt câu ra giấy nháp
+ 1 số HS nêu miệng
+ Lớp nhận xét, bổ sung
VD: Mình để bút ở đâu nhỉ?
- Cô này trông quen quá, hình như mình đã gặp ở đâu thì phải? ...
C, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn: 	Trả bài văn kể chuyện
I, Mục tiêu: Giúp HS:
- Hiểu được nhận xét chung của giáo viên về kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình.
- Biết sửa lỗi cho bạn và sửa lỗi cho mình.
II, Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi sẵn 1 số lỗi về: chính tả, cách dùng 
từ, cách diễn đạt
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. HĐ1: Nhận xét chung bài làm của học sinh (10’)
+ Gọi HS đọc lại đề bài
+ Đề bài yêu cầu gì?
+ Nhận xét chung
* Ưu điểm về
+ HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề như thế nào?
+ Diễn đạt câu, ý
+ Sự việc, cốt truyện liên kết giữa các phần
+ Thể hiện sự sáng tạo khi kể theo lời nhân vật.
+ Chính tả, hình thức bài văn
+ Giáo viên nêu tên những HS viết đúng yêu cầu, lời kể hấp dẫn, sinh động có sự liên kết giữa các phần. Mở bài, kết bài hay.
* Khuyết điểm
+ Giáo viên nêu các lỗi điển hình về ý, về dùng từ đặt câu, đại từ nhân xưng, cách trình bày bài văn, chính tả.
+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến. YC HS thảo luận, phát hiện lỗi tìm cách sửa.
+ Trả bài cho HS
2. HĐ2: Hướng dẫn HS chữa bài (17’)
+ YC HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh.
+ Đi giúp đỡ từng cặp HS yếu
+ Gọi 1 số HS đọc bài văn hay, bài được điểm cao cho các bạn nghe.
+ Sau mỗi HS đọc, giáo viên hỏi để HS tìm ra.
3. HĐ3: Hướng dẫn HS viết lại đoạn văn (10’)
Gợi ý HS viết lại đoạn văn khi đoạn văn có:
+ Có nhiều lỗi chính tả
+ Đoạn văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý
+ Đoạn văn viết đơn giản, câu văn cụt...
Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại
+ Nhận xét từng đoạn văn.
+ 1 HS đọc thành tiếng
+ 2 HS nhắc lại yêu cầu của đề bài
+ Lắng nghe
+ Xem lại bài của mình
+ 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi để cùng chữa bài
+ 4 HS đọc
+ Lớp lắng nghe
+ Cách dùng từ
+ Lối diễn đạt, ý hay
+ Tự viết lại đoạn văn
+ 5-7 HS đọc lại đoạn văn của mình
C, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Luyện toán: 	Tuần 13
I, Mục tiêu: Giúp học sinh
- Củng cố về nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11
- Nhân với số có ba chữ số
II, Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. HĐ1: Ôn tập hệ thống hóa một số kiến thức đã học về nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11, tiếp tục củng cố cách nhân với số có 3 chữ số:
+ YC 1 số HS nêu lại
- Cách nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11
- Cung cấp lại kĩ thuật nhân với số có 3 chữ số cho HS.
2. HĐ2: Luyện tập (25’)
+ Ra đề bài. 
+ Theo dõi
+ Tự làm vào vở
Bài 1: Đặt tính rồi tính
7892 x 509; 	3576 x 207
1063 x 158; 	4759 x 132
Bài 2: Tính nhẩm
95 x 11; 89 x 11; 72 x 11; 37 x 11; 60 x 11; 34 x 11
Bài 3: Tính giá trị của các biểu thức sau:
458 x 105 + 324 x 105; 	457 x 207 – 207 x 386
84 x 11 – 306; 	84 x 11 x 306; 	84 + 11 x 306
Bài 4: Một hình chữ nhật có chu vi là 120m. Nếu tăng chiều rộng lên 8m và giảm chiều dài đi 8m thì hình chữ nhật trở thành hình vuông. Tính diện tích hình chữ nhật lúc ban đầu.
3. HĐ3: Chấm, chữa bài 
+ Giáo viên thu vở để chấm
+ Nhận xét, chữa bài (nếu sai)
* Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Thứ 7. 22.11.2008
Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện
I, Mục tiêu: 
- Cung cấp những đặc điểm của bài văn kể chuyện
- Kể được câu chuyện theo đề tài cho trước
- Trao đổi với bạn để hiểu được nội dung ý nghĩa, nhân vật, kiểu mở bài và kết bài trong bài văn kể chuyện của mình (bạn)
II, Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi sẵn các kiến thức cơ bản của văn kể chuyện.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ: (4’)
Giáo viên kiểm tra việc viết lại đoạn văn của 1 số HS chưa đạt yêu cầu ở tiết trước.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài (1’)
2.Hướng dẫn thực hành (33’)
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu
+ YC HS trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi
+ Đề 1 và đề 3 thuộc loại văn gì? Vì sao em biết?
+ Đề 2 thuộc loại văn gì? Giải thích
Bài 2+3: Gọi HS đọc yêu cầu
+ Gọi HS phát biểu về đề bài của mình chọn
a. Kể trong nhóm:
+ YC HS kể chuyện và trao đổi về câu chuyện theo từng cặp.
+ Treo bảng phụ
b. Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể
- YC HS lắng nghe và hỏi bạn theo các câu hỏi gợi ý ở bài tập 3.
- Nhận xét, cho điểm từng HS
+ 1 HS đọc to – Lớp đọc thầm
+ 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận
+ Đại diện 1 số cặp nêu ý kiến
- Đề 1 thuộc loại văn viết thư vì đề bài yêu cầu viết thư thăm bạn.
+ Đề 3 thuộc loại văn miêu tả và đề bài yêu cầu tả lại chiếc áo hoặc chiếc váy.
+ Đề 2 thuộc loại kể chuyện. Vì đây là kể l ại một chuỗi các sự việc có liên quan đến tấm gương rèn luyện thân thể.
+ 2 HS nối tiếp nhau đọc từng bài
+ 1 số HS nêu ý kiến
+ 2 HS ngồi cùng bàn cùng kể chuyện, trao đổi, sửa chữa cho nhau theo gợi ý ở bảng phụ.
+ 3-5 HS tham gia
+ HS hỏi và trả lời về nội dung truyện
C, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau
Thứ 6.21.11.2008
Toán: Tiết 65 Luyện tập chung
I, Mục tiêu: Giúp học sinh
- Củng cố về đổi đơn vị đo khối lượng, diện tích đã học
- Kĩ năng thực hiện nhân với số có hai, ba chữ số
- Các tính chất của phép nhân đã học
- Lập công thức tính diện tích hình vuông
II, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. HĐ1: Kiểm tra bài cũ về C2 tính chất một số nhân với một tổng (hoặc một hiệu) (5’)
Tính bằng cách thuận tiện
a, 156 x 124 + 156 x 876
b, 48 x 39 – 28 x 48 – 48
B. HĐ2: Luyện tập (32’)
Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS 
+ Hướng dẫn HS chữa bài
Bài 1+2: Gọi 2 HS nêu yêu cầu
+ Hướng dẫn HS nhận xét, giáo viên cung cấp lại cách đổi đơn vị đo khối lượng, diện tích đã học.
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu bài 3
+ Hướng dẫn HS nhận xét, sửa chữa (nếu sai). Cung cấp lại các tính chất đã học của phép nhân.
Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu và đề bài 4
+ Hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung
C1 Giải
Đổi 1 giờ 15 phút = 75 phút
Số lít nước vòi 1 chảy được là
25 x 75 = 1875 (l)
Số lít nước ở vòi 2 chảy được là
15 x 75 = 1125 (l)
Cả 2 vòi nước chảy được là
1875 + 1125 = 3000 (l)
Đáp số: 3000 lít
Bài 5: Gọi HS nêu yêu cầu
+ Gọi vài HS nêu miệng kết quả
+ Hướng dẫn HS nhận xét
+ 2 HS lên bảng tính
+ Lớp làm vào giấy nháp
+ Tự làm bài tập vào vở
+ 2 HS nêu yêu cầu – Lớp đọc thầm
+ Vài HS nêu miệng kết quả lần 1
+ 2 HS lên bảng chữa bài tập 2
+ 1 HS nêu
+ Lớp đổi vở để kiểm tra kết quả lẫn nhau
+ 3 HS lên bảng chữa bài
a, 2 x 39 x 5 = (2 x 5) x 39
 = 10 x 39 = 390
b, 302 x 16 + 302 x 4 = 302 x (16+4)
 = 302 x 20 = 604
c, 769x85 – 769x75 = 769 x (85–75)
 = 769 x 10 = 7690
+ 1 HS đọc – Lớp đọc thầm
+ 2 HS lên bảng chữa theo 2 cách
HS nhận xét, bổ sung
C2 Giải
Đổi 1 giờ 15 phút = 75 phút
Số lít nước cả 2 vòi chảy vào bể trong 1 phút là:
25 + 15 = 40 (l)
Trong 1 giờ 15 phút cả 2 vòi chảy được là:
40 x 75 = 3000 (l)
Đáp số: 3000 lít
+ 1 HS nêu
+ Vài HS nêu miệng kết quả
+ Lớp nhận xét, bổ sung
- Công thức tính diện tích hình vuông là
a, S = a x a
b, Diện tích hình vuông là
25 x 25 = 625 (m2)
C, Củng cố – dặn dò: 	- Nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp
Chủ đề
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
 Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
 Hồ Chí Minh
I, Mục tiêu :
-Giúp các em có thêm hiểu biết về môi trường.
-Giáo dục các em yêu quý môi trường,luôn có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường trong sạch.
-Giáo dục các em học tập và làm theo tấm gương đạo đức hcm.
II, Nội dung: 
* Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm :
- Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh vẽ về chủ đề môi trường.
*Bước 2 : Thực hành :
- HS thảo luận và làm việc theo nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng .
-GV đi tới các nhóm kiểm tra giúp đỡ ,đảm bảo cho mọi HS đều tham gia.
*Bước 3 : trình bày và đánh giá
-Các nhóm treo sản phẩm của mình và trình bày trước lớp .Các nhóm khác nhận xét góp ý (nếu cần)
-GV đánh giá nhận xét,chủ yếu tuyên dương.
III, Củng cố dặn dò :
-Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuật : Thêu móc xích (tiết 1)
I,Mục tiêu :
+HSbiết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích .
+Thêu được các mũi thêu móc xích.
-HS hứng thú học thêu. 
II,Đồ dùng dạy học : -Tranh quy trình của mũi thêu móc xích.
 - Mẫu thêu móc xích .
 -Một mảnh vải có KT:20cm x30cm
 -Kim, chỉ,kéo ,thước ....
III,Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
 *Giới thiệu bài 
*HĐ1:GV hớng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu (10 phút )
+GVgiới thiệu mẫu 
+YC HS quan sát ,nxét đường thêu móc xích.
+YC HS nêu đặc điểm của đường thêu móc xích.
+GVnxét và tóm tắt đặc điểm đường thêu móc xích..
*HĐ2: GVhướng dẫn thao tác kĩ thuật (27 phút)
+GVyêu cầu HS quan sát hình 1,2,3,4
SGK
+YC HS đọc mục 1+qsát các hình SGKthảo luận nhóm ND sau :
-Hãy nêu các bước thêu móc xích .
-Nêu cách thêu móc xích .
+GV nxét ,kết luận .
+Sau đó GV hướng dẫn các thao tác kĩ thuật ,vùa thao tác ,vừa nêu 
+HS quan sát ,nxét mẫu 
+HS thảo luận nhóm đôi về đặc điểm của đường thêu móc xích. .
+Đại diện 1số HS nêu ý kiến .
+Lớp nxét ,bổ sung .
-Mặt phải của đường thêu là những vòng chỉ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi móc xích .
-Mặt trái của đường thêu là những mũi chỉ bằng nhau nối tiếp nhau giống như các mẫu khâu đột mau.
+HS quan sát các hình SGK +đọc mục 
1,2,3
+Tiến hành thảo luận nhóm theo YC của GV.
+Đại diện các nhóm nêu ý kiến .
+Các nhóm khác nxét ,bổ sung.
+HS theo dõi ,nắm quy trình khâu 
+HS thực hành lại các thao tác đó 
III,Củng cố -dặn dò : -Nhận xét giờ học 
-Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA T13 Lop 4 Theo chuan KTKN.doc