Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - GV: Lê Hữu Trình - Trường Tiểu Học Hòa Trung

Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - GV: Lê Hữu Trình - Trường Tiểu Học Hòa Trung

ĐẠO ĐỨC: CÓ GV CHUYÊN DẠY

TẬP ĐỌC: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

I/ Mục đích yêu cầu

-Đọc trôi chảy toàn bài và hiểu nội dung bài qua từng đoạn( 4 đoạn)

-Rèn cách đọc: Đọc trơn tru, lưu loát toàn bài.Đọc trơn tên riêng tiếng nước ngoài Xi-ôn-cốp-xki. Biết đọc bài với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục.

-Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.

II/ Đồ dùng dạy học: Gv: Tranh ảnh về kinh khí cầu, yên lửa, con tàu vũ trụ.

Hs: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi, tìm trước đại ý của bài.

III/ Hoạt động dạy học: 1 ổn định: trật tự

2 Bài cũ: (5) Kiểm tra bài: Vẽ trứng

3 Bài mới: Giới thiệu bài bằng tranh

 

doc 28 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 471Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - GV: Lê Hữu Trình - Trường Tiểu Học Hòa Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Ngày soạn : 7/11/2010 Ngày dạy : Thứ hai ngày8/11/2010 
ĐẠO ĐỨC: CÓ GV CHUYÊN DẠY
TẬP ĐỌC: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I/ Mục đích yêu cầu
-Đọc trôi chảy toàn bài và hiểu nội dung bài qua từng đoạn( 4 đoạn)
-Rèn cách đọc: Đọc trơn tru, lưu loát toàn bài.Đọc trơn tên riêng tiếng nước ngoài Xi-ôn-cốp-xki. Biết đọc bài với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục.
-Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
II/ Đồ dùng dạy học: Gv: Tranh ảnh về kinh khí cầu, yên lửa, con tàu vũ trụ.
Hs: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi, tìm trước đại ý của bài.
III/ Hoạt động dạy học: 1 ổn định: trật tự
2 Bài cũ: (5’) Kiểm tra bài: Vẽ trứng
3 Bài mới: Giới thiệu bài bằng tranh
HĐ GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
Hoạt động 1 :(10’) Luyện đọc
Mục tiêu:-Rèn đọc đúng, to, rõ ràng, cách ngắt nghỉ
-Gọi một học sinh đọc toàn bài
H: Bài văn chia làm mấy đoạn?(bốn đoạn)
Đoạn 1: Bốn dòng đầu.
Đoạn 2: Bảy dòng tiếp.
Đoạn 3: Sáu dòng tiếp theo.
Đoạn 4: Ba dòng còn lại.
Gọi học sinh đọc nối tiếp theo đoạn lần một kết hợp (luyện phát âm)
Gọi học sinh đọc nối tiếp lần hai kết hợp đọc chú giải
Đọc bài theo nhóm đôi( sửa sai cho bạn)
-Thi đọc theo nhóm
Giáo viên đọc mẫu bài
Hoạt động 2: (12’) Tìm hiểu bài
Mục tiêu:-Luyện đọc , tìm hiểu bài
-Cả lớp đọc thầm đoạn 1
H:Xi-ôn – cốp – xki mơ ước điều gì?
H: Ông đã thực hiện mơ ước của mình như thế nào?
H: Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn- cốp- xki thành công là gì?
Giáo viên giới thiệu thêm về Xi-ôn- cốp- xki: Khi còn là sinh viên ông được mọi người gọi là nhà tu khổ hạnh vì ông ăn uống rất đạm bạc. Bước ngoặc của đời ông xảy ra khi ông tìm thấy cuốn sách về lí thuyết bay trong một hiệu sách cũ. Oâng đã vét đồng rúp cuối cùng trong túi để mua cuốn sách này, ngày đêm miệt mài đọc, vẽ, làm hết thí nghiệm này đến thí nghiệm khác. Có hôm bạn bè đến phòng ông, thấy ông đang ngủ thiếp đi trên bàn, chung quanh ngổn ngang các dụng cụ thí nghiệm và sách vở. Sau khi cách mạng tháng mười Nga thành công, tài năng của ông mới được phát huy.
H: Em hãy đặt tên khác cho truyện?
Vd: Người chinh phục các vì sao, quyết tâm chinh phục các vì sao, từ mơ ước bay lên bầu trời, từ mơ ước biết bay như chim, ông tổ của ngành du hành vũ trụ.
Đại ý: Câu chuyện ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn – cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
Hoạt động 3: (10’) Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm
 Mục tiêu:Rèn HS kĩ năng đọc diễn cảm
-Giáo viên viết đoạn văn: 
Từ nhỏ, Xi- ôn – cốp- xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần ông dại dột nhảy qua cửa sổ / để bay theo những cánh chim. Kết quả ông bị ngã gãy chân. Nhưng rủ ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi : “ vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?”.
Giáo viên hướng dẫn đọc – gạch chân những từ in đậm
Gọi một học sinh đọc thử đoạn văn
Giáo viên đọc mẫu đoạn văn
Cho học sinh thảo luận nhóm theo bàn đưa ra cách đọc và thi đọc diễn cảm.
Thi đọc diễn cảm theo nhóm
Giáo viên cùng học sinh nhận xét, tuyên dương những nhóm đọc tốt
4 -Củng cố:(3’) Giáo viên chốt bài. 
H: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
Suốt cuộc đời Xi-ôn-cốp-xki, đã kiên trì, nhẫn nại nghiên cứu để thực hiện ước mơ của mình.
5 -Dặn dò: về học bài và chuẩn bị bài “Văn hay chữ tốt”
Một học sinh đọc bài
Học sinh đọc nối tiếp theo đoạn
Học nhóm và sửa cho bạn.
Đại diện nhóm thi đọc
Đọc thầm đoạn 1
Các tổ lần lượt đứng lên trả lời
Đọc thầm đoạn còn lại và trả lời.
2 học sinh đọc đại ý
Học sinh lắng nghe
Một học sinh đọc
Học sinh thảo luận nhóm
Thi đọc theo nhóm
Nhận xét việc đọc của nhómbạn
TOÁN: GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
I/ Mục tiêu:- Giúp học sinh biết cách và có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
-Rèn kĩ năng nhân nhẩm cho học sinh.
-Vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào bài làm chính xác
II/ Chuẩn bị:Gv:Tranh sgk phóng to.
Hs: Xem trước bài.
III/ Hoạt động dạy học:1. Ổn định:TT
2.Bài cũ:(5’) Kiểm tra bài tập 1,2 /69,70
3 .Bài mới: 
HĐ GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
Hoạt động 1: (10’)Hướng dẫn học sinh cách nhân nhẩm
 Mục tiêu: Nhận biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
1.Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10
Cho cả lớp đặt tính và tính 27 x 11 gọi một học sinh viết lên bảng.
Cho học sinh nhận xét kết quả 297 với thừa số 27 nhằm rút ra kết luận:
Để có 297 ta đã viết số 9( là tổng của 2 và 7) xen giữa hai chữ số của 27.
2.Trường hợp hai số lớn hơn hoặc bằng 10
Cho học sinh nhân nhẩm thử theo cách trên 48 x 11 . Vì tổng 4 + 8 không phải là số có một chữ số mà là số có hai chữ số, nên cho học sinh đề xuất cách làm tiếp.
Yêu cầu cả lớp đặt tính và tính 48 x11
Rút ra cách nhân nhẩm đúng:
4 + 8 = 12
viết 2 xen giữa hai chữ số của 48 , được 428.
Thêm 1 vào 4 của 428, được 528.
Chú ý: Trường hợp tổng hai chữ số bằng 10 làm giống hệt như trên.
Hoạt động 2: (20’)Thực hành
Mục tiêu:Biết cách và có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
- Vận dụng kiến thức đã học để giải toán có liên quan
Bài 1:Tính nhẩm
Cho học sinh tự làm rồi chữa bài.
a) 34 x 11 = 374 b) 11 x 95 = 1045 c) 82 x 11 = 902
H:Bài tập củng cố cho chúng ta về điều gì?
Bài 2: Tìm x
khi tìm x nên cho học sinh nhân nhẩm với 11
a) x : 11 = 25 b) x : 11 = 78
 x = 25 x 11 x = 78 x 11
 x = 275 x = 858
H:Muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào?
Bài 3:Yêu cầu học sinh đọc đề và gọi bạn phân tích 
H: Bài toán cho biết gì?
H: Bài toán hỏi gì?
Mời một bạn lên tóm tắt
Khối 4 xếp 17 hàng – mỗi hàng 11 học sinh 
Khối 5 xếp 15 hàng – mỗi hàng 11 học sinh
Hỏi cả hai khối có ? học sinh.
H: Nêu cách giải bài toán?
Yêu cầu học sinh làm vở, một học sinh lên bảng làm.
- Thu một số bài chấm, nhận xét ,sửa sai
 Đáp số: 352 học sinh
Giáo viên và học sinh cùng sửa bài.
Bài 4: yêu cầu học sinh đọc đề, thảo luận nhóm theo bàn, rút kết luận và trả lời.(Câu b đúng.)
4 Củng cố:(3’)
-Giáo viên hệ thống bài
-Nhận xét tiết học
5 Dặn dò: Về nhà làm lại bài- chuẩn bị : Nhân với số có 3 chữ số.
Một học sinh làm bảng
Học sinh thử nhân nhẩm
Một học sinh tính trên bảng.
làm việc cá nhân
3 học sinh lên bảng làm bài.
Học sinh nêu yêu cầu.
Thảo luận nhóm đôi.
Đại diện nhóm trình bày.
Một học sinh đọc đề và gọi bạn phân tích.
Một học sinh tóm tắt
Lớp nhận xét.
Học sinh nêu cách giải.
Học sinh làm bài.
-Nêu yêu cầu bài 4
Thảo luận nhóm rút kết luận.
Đại diện nhóm trả lời.
Ngày soạn 8/11/2010 Ngày dạy, Thứ ba ngày 9/11/2010
 CHÍNH TẢ( Nghe – viết): NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I/Mục đích yêu cầu. Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài “ Người tìm đường lên các vì sao”.
- Làm đúng các bài tập phân biệt các âm đầu l/n, các âm chính( âm giữa vần ) i/iê
 - Có ý thức rèn chữ và giữ vở sạch.
II/Đồ dùng dạy học: Bảng phụ 2b
III/Các hoạt động dạy học: 1/Ổn định
2/Bài cũ: (5’)Người chiến sĩ giàu nghị lực
 Viết bảng: vườn tược, thịnh vượng, vay mượn, mương máng.
- Nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới: 
HĐ GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
Hoạt động 1:(20’)Hướng dẫn nghe-viết
Mục tiêu:Viết đúng Xi-ôn-cốp-xki, nhảy, rủi ro, non nớt. Trình bày đúng một đoạn trong bài “ Người tìm đường lên các vì sao”.
-Gv đọc mẫu.
-Gọi 1 hs đọc.
H:Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì? Và ông đã thực hiện nó như thế nào?
Hướng dẫn viết từ khó
Yêu cầu tìm các từ khó dễ lẫn và cách trình bày đoạn viết: Xi-ôn-cốp-xki, nhảy, rủi ro, non nớt.
-GV phân tích ,so sánh, giảng từ
Luyện đọc từ khó vừa tìm được
Viết chính tả
Gv đọc cho hs viết bài
Theo dõi, nhắc nhở
Soát lỗi
Chấm 1 số bài - Nhận xét, sửa sai
Hoạt động 2: (10’) Luyện tập
Mục tiêu: Làm đúng các bài tập phân biệt các âm đầu l/n, các âm chính( âm giữa vần ) i/iê
-Bài 2: Nêu yêu cầu
Cho hs trao đổi theo nhóm- Thi tiếp sưc giữa 2 nhóm
Đáp án: Tính từ
Có 2 tiếng đều bắt đầu bằng l: lỏng lẻo, long lanh, lọ lem, lố lăng, lộ liễu
Có 2 tiếng bắt đầu bằng n: nóng nảy, nặng nề, năng nổ, non nớt, náo nức
Bài 3: Tìm các từ
Tìm tiếng bắt đầu bằng l/ n có nghĩa như sau
- Không giữ vững được ý chí, thiếu kiên trì trước khó khăn, trở ngại.
- Mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta phải phấn đấu để đạt tới 
- Không theo được đúng đường, đúng hướng phải đi.
- Cho hs làm bài vào vở 
–Nhận xét, sửa sai
4/Củng cố- dặn dò(5’)-Hệ thống lại bài – Nhận xét bài viết
-Nhận xét tiết học. Về nhà luyện viết thêm , sửa lại lỗi viết sai
- Theo dõi
- Lắng nghe-đọc thầm.
- Tìm từ khó-đọc nối tiếp từ khó
- Cá nhân.
 - Nghe viết chính tả
- Soát lỗi
- Nêu yêu cầu
- Trao đổi theo nhóm và cử đại diện nhóm thi tiếp sức
Nản chí(nản lòng)
Lí tưởng
Lạc lối (lạc hướng)
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ- NGHỊ LỰC
I/ Mục đích yêu cầu: - Hệ thống hoá và hiểu sâu thêm những từ ngữ thuộc chủ điểm có chí thì nên.
-Luyện tập mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trên, hiểu sâu thêm các từ ng ...  quả và nhận xét.
H: Tại sao nước sông hồ , ao hoặc nước đã dùng rồi thì đục hơn nước mưa, nước giếng, nước máy?
Kết luận: Nước sông, hồ, ao hoặc nước đã dùng rồi thường bị lẫn nhiều đất , cát, đặc biệt nước sông có nhiều phù sa nên chúng thường bị vẩn đục.
Hoạt động 2: (15’)Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch 
Mục tiêu:Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm
Cách tiến hành
B1: Tổ chức và hướng dẫn
GV yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra các tiêu chuẩn về nước sạch và nước bị ô nhiễm theo chủ quan của các em( yêu cầu không mở sgk).
B2: Làm việc theo nhóm:
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo mẫu, kết quả thảo luận được ghi vào bảng theo mẫu.
Tiêu chuẩn đánh giá
Nước bị ô nhiễm
Nước sạch
1. Màu
B3: Trình bày và đánh giá
Đại diện các nhóm trình bày kết quả
Gv yêu cầu mở sgk trang 52 đối chiếu , các nhóm tự đánh giá nhóm mình làm sai / đúng ra sao.
Gv nhận xét và khen nhóm có kết quả đúng.
Tiêu chuẩn đánh giá
Nước bị ô nhiễm
Nước sạch
1. Màu
Có màu, vẩn đục
Không màu, trong suốt
2 Mùi
Có mùi hôi
Không mùi
3 Vị
Không vị
4 Vi sinh vật
Nhiều quá mức cho phép
Không có hoặc có ít không đủ gây hại
5Các chất hòa tan
Chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe
Không có hoặc có các chất khoáng có lợi với tỉ lệ thích hợp.
Kết luận: Yêu cầu học sinh đọc mục cần biết sgk dòng 2.
4 -Củng cố :(3’) Giáo viên hệ thống bài.Giáo dục học sinh giữ sạch nguồn nước.
5- Dặn dò: Về học bài – chuẩn bị: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
Làm việc theo nhóm 4
Học sinh đọc mục quan sát.
Học sinh thực hành quan sát.
Học sinh thực hành làm thí nghiệm.
Học sinh trả lời.
Học sinh đọc kết luận.
Thảo luận nhóm, nhóm trưởng điều khiển, thư kí ghi kết quả.
Thảo luận nhóm
Các nhóm treo kết quả thảo luận của nhóm mình
Học sinh mở sách và đối chiếu.
Học sinh đọc bài.
KĨ THUẬT: THÊU MÓC XÍCH(TIẾT 1)
I/Mục tiêu: Học sinh biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích
Thêu được các mũi thêu móc xích
Giáo dục HS hứng thú học thêu, vận dụng vào thực tế
II/Đồ dùng dạy học: Tranh qui trình, mẫu thêu móc xích, một số sản phẩm thêu bằng mũi móc xích
Vật liệu và dụng cụ : Vải, chỉ, kim thêu, phấn, thước.
III/ Hoạt động dạy học: 1/Ôån định
2/ Bài cũ:(2’)Kiểm tra đồ dùng của hs
3/ Bài mới: Giơi thiệu bài- ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1:(10’) Hướng dẫn quan sát, nhận xét mẫu
 Mục tiêu: Nhận biết về đặc điểm và cách thêu móc xích
-GV giới thiệu mẫu hướng dẫn quan sát
H: Em có nhận xét gì về đặc điểm của đường thêu móc xích
àThêu móc xích: là cách thêu để tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích.
-Giới thiệu một số sản phẩm thêu móc xích: thêu trang tríhoa, lá, cảnh vật, ngực áo, vỏ gối
HĐ2:(20’) GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật
 Mục tiêu: Nắm được cách thêu và biết cách thêu móc xích
-Vạch dấu đường thêu
-Treo tranh qui trình h2 
Hướng dẫn: ghi số thứ tự trên đường vạch dấu thêu móc xích theo chiều từ phải sang tráinhư khâu thường
Thêu móc xích đường thêu(h3a,b,c, h4)
Lưu ý: Thêu từ phải sang trái
Mỗi mũi thêu được bắt đầu bằng cách tạo thành vòng chỉ qua đường dấu. Tiếp theo xuống kim tại điểm phía tong và ngay sát đầu mũi thêu trước. Cuối cùng lên kim tại điểm kế tiếp, cách vị trí vừa xuống kim 1 mũi, mũi kim trên vòng chỉ, kéo chỉ lên được một mũi thêu móc xích.
Lên kim xuống kim đúng vào điểm vạch dấu
Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá.
Có thể sử dụng khung thêu để thêu cho phẳng.
-Hướng dẫn nhanh thao tác lần 2
- GV theo dõi ,giúp đỡ cho những em còn yếu
=> Rút ra ghi nhớ/38
4/ Củng cố, dặn dò:(3’)Hệ thống lại bài học
- Chuẩn bị dụng cụ thực hành (tiết 2)
-Quan sát và trả lời câu hỏi
Lắng nghe
-HS quan sát và theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên
- HS thực hành làm thử
-Đọc ghi nhớ/38
 LỊCH SỬ: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM XÂM LƯỢC
 LẦN THỨ HAI ( 1075-1077)
I/ Mục tiêu:Học xong bài, HS biết:
-Trình bày sơ lược nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống dưới thời Lý.
-Tường thuật sinh động trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Cầu.
-HS học tinh thần dũng cảm và trí thông minh của quân dân và người anh hùng Lý Thường Kiệt.
II/ Đồ dùng dạy học:Phiếu học tập của Hs. Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai.
III/ Hoạt động: 1-Ổn định: TT
2- Kiểm tra:(5’) HS trả lời
H: Vì sao nói:” đến thời Lý, đạo phật trở nên thịnh đạt nhất”?
H: Nêu vai trò và tác dụng chùa thời Lý?
H: Nêu bài học?
GV nhận xét
3- Bài mới: 
HĐ GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
Hoạt động 1: (7’)Nguyên nhân của cuộc kháng chiến
Mục tiêu:Biết được nguyên nhân của cuộc kháng chiến
-Làm việc cả lớp
-GV yêu cầu HS đọc SGK, đoạn:”cuối năm 1072.. rồi rút về.”
-HS thảo luận:
+ Việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có hai ý kiến khác nhau:
-Để xâm lược nước Tống.
-Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.
 Theo em ý kiến nào đúng? Vì sao?
-GV thống nhất ý kiến đúng: ý kiến thứ hai đúng , bởi vì: Trước đó, lợi dụng việc vua Lý mới lên ngôi còn quá nhỏ, quân Tống đã chuẩn bị xâm lược; Lý Thường Kiệt, cho quân đánh sang đất Tống, triệt phà nơi tập trung lương của giặc rồi kéo về nước.
Hoạt động 2: (8’)Diễn biến của cuộc kháng chiến
Mục tiêu: Nêu được diễn biến của cuộc kháng chiến
-Làm việc cả lớp
-GV trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến trên lược đồ.
HS trình bày diễn biến trên bảng
Cả lớp theo dõi nhận xét
Hoạt động 3: (10’) Kết quả của cuộc kháng chiến
Mục tiêu: Biết kết quả của cuộc kháng chiến
Thảo luận nhóm.
H : Nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến?
-HS báo cáo kùết quả thảo luận.
GV kết luận: Do quân ta rất dũng cảm. Lý Thường Kiệt là một tướng tài. ( chủ động tấn công sang đất Tống; lập phòng ngự trên sông Như Nguyệt).
-Dựa vào SGK , trình bày kết quả cuộc kháng chiến
HS đọc bài học:SGK
4- Củng cố- dặn dò:(5’)GV cho HS liên hệ tinh thần dũng cảm của Lý Thường Kiệt. Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài 12
HS đọc
HS thảo luận
HS trả lời
HS trình bày tóm tắt diễn biến.
HS nhận xét
HS thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trả lời
HS trả lời
HS đọc bài học 
Mĩ thuật: CÓ GV CHUYÊN DẠY
ĐỊA LÍ: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I/ Mục tiêu:Học xong bài , HS biết:
-Người dân sông ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người kinh . Đây là nơi tập trung dân cư đông nhất cả nước .
- Dựa vào tranh, ảnh để tìm kiến thức .
 +Trình bày một số đặc điểm về nhà ở, làng xóm, trang phục và lễ hội của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ . 
 + Sự thích ứng của con người với thiên nhiên thông qua cách xây dựng nhà ở của người dân đồng bằng Bắc Bộ. 
-Tôn trọng các thành quả lao động của người dân và truyền thống văn hoá của dân tộc.
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh, ảnh nhà ở truyền thống dân tộc , cảnh làng quê , trang phục , lễ hội của đồng bằng Bắc Bộ .
III/ Hoạt động: 1. Ổn định: TT
Kiểm tra: (5’)GV kiểm tra một số HS
 H :Đồng bằng Bắc Bộ do những sông nào bồi đắp lên ?
 H :Trình bày đặc điểm và địa hình và sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ ? 
 - GV nhận xét
Bài mới:
HĐ GIÁO VIÊN
HĐ HỌC SINH
Hoạt động 1: (7’) Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
Mục tiêu: Biết ngưòi dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ
Làm việc cả lớp
- GV nêu câu hỏi 
H : Đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông dân hay thưa dân?
H : Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc nào? 
Hoạt động 2: (8’) Đặc điểm và cách sống 
Mục tiêu: Biết đăïc điểm và cách sống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ 
-HS thảo luận theo cặp
- Yêu cầu học sinh dựa vào tranh SGK thảo luận theo các câu hỏi sau :
H: Làng của người kinh của đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
H: Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh? Nhà được làm bằng vật liệu gì? chắc chắn hay đơn sơ? Vì sao nhà ở có những đặc điểm đó?
H : Làng Việt cổ có đặc điểm gì?
H : Ngày nay nhà ở và làng xóm của người dân đồng bằng Bắc Bộ có thay đổi như thề nào?
 HS trình bày kết quả
Hoạt động 3: (10’) Trang phục và lễ hội .
Mục tiêu:
- Biết trang phục và lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ
-Thảo luận nhóm
-GV yêu cầu các nhóm dựa vào tranh , ảnh, kênh chữ trong SGK thảo luận . 
H : Hãy mô tả về trang phục truyền thồng của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ ?
Trang phục truyền thống của nam quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp màu đen; của nữ là váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc áo đỏ, lưng thắt ruột tượng(khăn lụa dài), đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ.
H: Người dân thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì?
H : Trong lễ hội có những hoạt động gì? kể tên một số lễ hội mà em biết?
H: Trong lễ hội có những hoạt động gì ? Kể tên một số hoạt động trong lễ hội mà em biết?
HS đọc bài học SGK
4.Củng cố – dặn dò:(3’)Hệ thống bài học
- GV nhận xét tiết học, chuẩn bị bài 12.
-HS trả lời
HS thảo luận theo cặp
- Làng của người dân đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh , dân cư tập trung đông đúc , có nhiều ngôi nhà quây quần bên nhau.
HS nêu kết quả
HS thảo luận nhóm
HS trình bày kết quả
HS đọc bài học

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4 Tuan 13CKTKN.doc