Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2010-2011 - Trần Biên Hòa

Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2010-2011 - Trần Biên Hòa

 Ngày dạy: 15/11/2010

I- Mục tiêu:

Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm:

- Nước sạch: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vị sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người.

- Nước bị ô nhiễm: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe.

- GDBVMT: Biết nước bị ô nhiễm là nước như thế nào? Giữ gìn bảo vệ, tránh làm ô nhiễm nước.

II- Đồ dùng dạy – học:

- HS chuẩn bị theo nhóm:

+ Một chai nước sông hay hồ, ao (hoặc nước đã dùng rửa tay, giặt khăn lau bảng.

+ Hai vỏ chai

+ Hai phễu lọc nước; 2 miếng bông

- Kính lúp cho các nhóm

- Mẫu bảng tiêu chuẩn đánh giá ( phô tô theo nhóm)

 

doc 45 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 223Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2010-2011 - Trần Biên Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ hai, ngày 15 tháng 11 năm 2010
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Môn: Tập đọc
 Bài: Tiết 25. Người tìm đường lên các vì sao
 Ngày soạn: 10/11/2010
 Ngày dạy: 15/11/2010
I- Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài
- Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II- Đồ dùng dạy – học:
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Điều chỉnh
1- Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi nội dung bài Vẽ trứng.
- GV nhận xét – ghi điểm từng HS
3- Dạy – học bài mới
¶Giới thiệu bài: 
- Yêu cầu HS quan sát chân dung Xi-ôn-cốp-xki và giới thiệu: Đây là nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki người Nga (1857 – 1935), ông là một trong những người đầu tiên tìm đường lên khoảng không vũ trụ. 
Xi-ôn-cốp-xki đã vất vả, gian khổ như thế nào để tìm đường lên các vì sao. Các em cùng học bài hôm nay để biết điều đó.
- Hát.
- 3HS thực hiện, cả lớp nhận xét
- Lắng nghe.
¶Hoạt động 1: Luyện đọc
- Yêu cầu HS luyện đọc từ Xi-ôn-cốp-xki.
- Gọi 1HS đọc cả bài
- yêu cầu HS chia đoạn
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
+ GV theo dõi luyện phát âm từng HS
+ Hướng dẫn ngắt giọng câu dài. Chú ý:
Nhưng rủi ro lại làm nảy ra / trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi: “Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?”
Cậu làm thế nào / mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế?
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. Kết hợp giải nghĩa từ
- Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm
- Gọi 1 – nhóm đọc trước lớp.
- Giới thiệu: toàn bài đọc với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục. Nhấn giọng ở các từ ngữ: nhảy qua, gãy chân, vì sao, không biết bao nhiêu, hì hục, hàng trăm lần, chinh phục, 
- GV đọc mẫu toàn bài
- HS luyện đọc
- 1HS đọc, lớp đọc thầm theo
- HS chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ nhỏ  bay được
+ Đoạn 2: Để tìm  tiết kiệm thôi
+ Đoạn 3: Đúng là  các vì sao
+ Đoạn 4: Còn lại
- 4HS đọc, lớp theo dõi SGK
+ Luyện đọc phát âm.
+ HS luyện ngắt giọng
- 4HS nối tiếp đọc và giải nghĩa từ chú giải. Lớp theo dõi
- 2HS một nhóm luyện đọc
- 1 – 2 nhóm đọc, lớp theo dõi và nhận xét.
- Theo dõi
- HS theo dõi SGK
- HS khá, giỏi đọc cả bài
¶Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi:
+ Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?
+ Đoạn 1 cho ta biết điều gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, 3, trả lời câu hỏi:
+ Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào?
+ Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?
+ Đó cũng chính là nội dung của đoạn 2, 3
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4, trả lời câu hỏi:
+ Ý chính của đoạn 4 là gì?
- GV giới thiệu thêm về Xi-ôn-cốp-xki.
+ Em hãy đặt tên khác cho truyện?
- Đọc đoạn 1
+ Mơ ước được bay lên bầu trời
+ Ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki
- Đọc đoạn 2
+ Ông sống rất kham khổ. Ông chỉ ăn bánh mì suông để dành tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa hoàng không ủng hộ phát minh khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông không nản chí. Ông đã kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa bay nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới các vì sao từ chiếc pháo thăng thiên.
+ Vì có mơ ước đẹp: chinh phục các vì sao và ông có quyết tâm thực hiện ước mơ đó.
- HS đọc và tra đổi trả lời:
+ Nói lên sự thành công của Xi-ôn-cốp-xki
- HS lắng nghe
+ HS nối tiếp phát biểu:Ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki / Người chinh phục các vì sao / Ông tổ ngành du hành vũ trụ 
- Gọi HS đọc cả bài
+ Câu chuyện nối lên điều gì?
- Ghi nội dung bài.
- 1HS đọc, lớp theo dõi
+ Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao
- 2 – 3HS nhắc lại
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
- Yêu cầu HS nối tiếp đọc 4 đoạn và tìm cách đọc từng đoạn.
- GV chọn đoạn 2 luyện đọc diễn cảm.
- GV đọc mẫu, yêu cầu HS nêu cách đọc
- Chốt lại: đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn truyện. Đọc giọng trang trọng, ca ngợi. Nhấn giọng các từ hì hục, hàng trăm lần 
- Yêu cầu 1 HS đọc lại
- yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm.
- Tổ chức thi đọc.
- GV nhận xét – ghi điểm từng HS
- 4HS đọc, nêu cách đọc, lớp nhận xét.
- Đánh dấu đoạn cần luyện đọc
- HS theo dõi, nêu cách đọc của GV
- Theo dõi
- 1HS thực hiện, lớp nhận xét
- 2HS một nhóm luyện đọc
- 3 – 4HS thi đọc, lớp nhận xét, bình chọn
- HS khá, giỏi đọc
4- Củng cố – dặn dò:
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài mới
+ Tự trả lời theo suy nghĩ
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Môn: Khoa học
 Bài: Tiết 25. Nước bị ô nhiễm
 Ngày soạn: 10/11/2010
 Ngày dạy: 15/11/2010
I- Mục tiêu:
Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm:
- Nước sạch: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vị sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người.
- Nước bị ô nhiễm: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe.
- GDBVMT: Biết nước bị ô nhiễm là nước như thế nào? Giữ gìn bảo vệ, tránh làm ô nhiễm nước.
II- Đồ dùng dạy – học:
- HS chuẩn bị theo nhóm:
+ Một chai nước sông hay hồ, ao (hoặc nước đã dùng rửa tay, giặt khăn lau bảng.
+ Hai vỏ chai
+ Hai phễu lọc nước; 2 miếng bông
- Kính lúp cho các nhóm
- Mẫu bảng tiêu chuẩn đánh giá ( phô tô theo nhóm)
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Điều chỉnh
1- Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi:
+ Nêu vai trò của nước đối với đời sống của con người, động vật, thực vật?
+ Nước có vai trò gì trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp? Lấy ví dụ.
- GV nhận xét – ghi điểm HS.
3- Dạy – học bài mới
¶Giới thiệu bài:
Trong tiết khoa học hôm nay, các em sẽ được biết như thế nào là nước bị ô nhiễm, như thế nào là nước sạch qua bài Nước bị ô nhiễm
- Hát
- 3HS thực hiện. Lớp theo dõi và nhận xét
- Lắng nghe
¶Hoạt động 1: Làm thí nghiệm: Nước sạch, nước bị ô nhiễm
- Gọi HS đọc thí nghiệm 1 trước lớp.
- Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn.
- Mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày thí nghiệm
- Gọi HS phát biểu ý kiến sau thí nghiệm.
- Nhận xét – tuyên dương những nhóm trình bày tốt
- Yêu cầu HS dùng kính lúp quan sát nước ở sông, hồ, ao
- Yêu cầu HS nêu những gì đã quan sát
- Kết luận: Nước sông, hồ, ao hoặc nước đã dùng rồi thường bị lẫn nhiều đất, cát và có vi khuẩn sinh sống. Nước sông có nhiều phù sa nên có màu vàng đục, nước ao, hồ có sinh vật sống như rong, rêu, tảo,  nên thường có màu xanh. Nước giếng hay nước mưa, nước máy không bị lẫn nhiều đất cát, 
- 1HS đọc, lớp theo dõi
- 2HS thực hiện, các HS khác theo dõi. Ghi lại ý kiến nhận xét vào giấy
- Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét
- HS nêu: 
+ Miếng bông lọc nước mưa ( máy hoặc giếng) sạch không có màu hay mùi vị lạ vì nước này sạch.
+ Miếng bông lọc chai nước sông (hồ, ao) có màu vàng, có nhiều đất, bụi, chất bẩn nhỏ đọng lại vì nước này bẩn, bị ô nhiễm
- HS trong nhóm truyền tay nhau quan sát.
- HS nêu những điều thấy được.
¶Hoạt động 2: Nước sạch, nước bị ô nhiễm 
- Yêu cầu HS quan sát hình 3, 4 SGK, đọc nội dung trong hình.
- Yêu cầu HS chia nhóm thảo luận câu hỏi: 
+ Thế nào là nước bị ô nhiễm? 
+ Thế nào là nước sạch?
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét, kết luận câu trả lời đúng
- GDBVMT: Nước bị ô nhiễm gây hại đến sức khỏe của con người. Do đó chúng ta cần phải giữ gìn, bảo vệ nguồn nước tránh để nước bị ô nhiễm
- 1HS đọc, lớp theo dõi
- Mỗi nhóm 6HS cùng thảo luận, trả lời:
+ Nước có màu, có chất bẩn; nước có mùi hôi; nước có chứa vi sinh vật hoặc các chất hòa tan gây hại cho sức khỏe con người
+ Nước sạch là nước không màu, không mùi, không vị, không có chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người.
- Đại diện 1 – 2 nhóm trình bày , các nhóm khác theo dõi nhận xét
Hoạt động 3: Trò chơi sắm vai
- GV nêu tình huống: Một lần Tuấn cùng mẹ đến nhà Thanh chơi. Mẹ Thanh bảo Thanh đi gọt hoa quả mời khách. Vội quá Thanh liền rửa dao vào ngay chậu nước mẹ em vừa rửa rau. Nếu là Tuấn em sẽ nói gì với Thanh
- Mời các nhóm lên trình bày
- Gọi HS nhận xét 
- GV tuyên dương những HS có tích cực và hiểu bài. Những nhóm trình bày tốt
- Các nhóm tiến hành xử lý tình huống, chuẩn bị đóng vai
- Đại diện 4 nhóm lên đóng vai xử lý tình huống trước lớp.
- HS nêu ý kiến nhận xét
4- Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc bài, chuẩn bị bài mới.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Môn: Toán
 Bài: Tiết 61. Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
 Ngày soạn: 10/11/2010
 Ngày dạy: 15/11/2010
I- Mục tiêu:
Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với số 11
II- Đồ dùng dạy – học:
Bảng phụ ghi sẳn nội dung bài tập 3
Bảng lớp viết sẳn bảng lớp
 ... ng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh.
- Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ: 
+ Nhà thường được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao,
+ Trang phục truyền thống của Nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp đen; của nữ là váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắc khăn lụa dài, đầu vấn tóc và chit khăn mỏ quạ.
II- Đồ dùng dạy – học:
- Bảng phụ, giấy khổ to, bút
- Hình minh hoạ SGK
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Điều chỉnh
I- Ổn định lớp:
II- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng trả lời:
+ Đồng bằng Bắc Bộ do những sông nào bồi đắp nên?
+ Trình bày đặc điểm địa hình và sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ?
- GV nhận xét – ghi điểm HS
- Hát
- 3HS thực hiện, lớp nhận xét
III- Dạy – học bài mới:
Giới thiệu bài:
Trong tiết học hôm nay các em sẽ tìm về người dân ở vùng đồng bằng Bắc Bộ
- Lắng nghe
Hoạt động 1: Người dân ở vùng đồng bằng Bắc Bộ
- Yêu cầu HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi:
+ Đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư đông hay thưa?
+ Người dân sống chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ là dân tộc nào?
- Kết luận: Đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân đông đúc. Chủ yếu là người Kinh sống lâu đời ở đây.
+ Đây là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước.
+ Chủ yếu là người Kinh
Hoạt động 2: Cách sinh sống của người dân đồng bằng Bắc Bộ
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình minh hoạ, thảo luận theo gợi ý:
+ Làng của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
+ Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh. Vì sao nhà ở có những đặc điểm đó?
+ Làng người Việt cổ có đặc điểm gì?
+ Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người dân đồng bằng Bắc Bộ có thay đổi như thế nào?
- Yêu cầu các nhóm trình bày
- GV nhận xét – tuyên dương nhóm trình bày tốt
- Kết luận:Đặc điểm nổi bật là người dân ĐBBB sồng quay quần thành làng xóm. Ngày nay làng xóm ở ĐBBB có nhiều thay đổi, có thêm nhà văn hoán, trung tâm bưu điện, trạm y tế,  để phục vụ đời sống nhân dân
- HS chia thành 4 nhóm, tiến hành thảo luận theo gợi ý.
+ Các ngôi nhà quay quần bên nhau
+ Nhà ở vững chắc, xung quanh có sân vườn, ao, 
+ Làng Việt cổ thường có luỹ tre xanh bao bọc. Mỗi làng có một ngôi đình thờ thành hoàng. Một số làng còn có các đền, miếu, chùa, 
+ Có nhiều thay đổi, nhà ở và đồ dùng trong nhà ngày càng tiện nghi hơn.
- Đại diện các nhóm trình bày. HS dưới lớp nhận xét
- Lắng nghe
Hoạt động 3: Trang phục và lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ
- Yêu cầu các nhóm dựa vào SGK, thảo luận theo gợi ý:
+ Hãy mô tả trang phục truyền thống của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ?
+ Người dân thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào? Kể tên một số hoạt động trong lễ hội mà em biết?
+ Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
- Mời đại diện các nhóm trình bày
- GV nhận xét – tuyên dương nhóm trình bày tốt.
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi
+ Nam mặc áo the đen, đầu đội khắn đống. Nữ mặc áo tứ thân, yếm đỏ, thắc lưng màu vàng.
+ Tổ chức vào mùa xuân và mùa thu. Trong lễ hội có hoạt động vui chơi, giải trí
+ Hội Lim, hội Gióng, hội Chùa Hương, 
- Đại diện 1 – 2 nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét
IV- Củng cố – dặn dò:
- GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc bài. Chuẩn bị bài mới 
- 2HS nối tiếp đọc
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Môn: Toán
 Bài: Tiết 65. Luyện tập chung
 Ngày soạn: 11/11/2010
 Ngày dạy: 19/11/2010
I- Mục tiêu:
- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng; diện tích (cm2, dm2, m2)
- Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số.
- Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính và tính nhanh.
II- Đồ dùng dạy – học:
Bảng lớp viết sẵn nội dung bài 1
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Điều chỉnh
I- Ổn định lớp:
II- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng thực hành tính:
+ 345 200; 237 24; 403 346
- GV nhận xét – ghi điểm HS
III- Dạy – học bài mới:
¶Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em sẽ vận dụng các kiến thức đã học để thực hiện các bài tập qua bài Luyện tập chung
¶Hướng dẫn làm bài
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Hát
- 3HS thực hiện. Lớp nhận xét
- 1HS đọc trước lớp
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Nhận xét – chốt kết quả đúng
- HS làm bài
- Nối tiếp nêu kết quả
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét – chốt kết quả, ghi điểm HS
- 1HS đoc trước lớp
- HS làm bài trên bảng con
Bài 3
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS chữa bài
- Nhận xét – ghi điểm HS
Bài 4:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS thực hiện bằng 2 cách
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS chữa bài
- GV nhận xét – ghi điểm HS
- 1HS nêu trước lớp
- HS làm bài
- 3HS thực hiện. Lớp nhận xét
- Chữa bài (nếu sai)
- 1HS đọc trước lớp
- Theo dõi
- HS làm bài vào vở
- 2HS thực hiện. Lớp nhận xét
- Chữa bài
- Bài 4 dành cho HS khá, giỏi
Cách 1:
1 giờ 15 phút = 75 phút
Số lít nước vòi thứ nhất chảy sau 75 phút là:
 25 75 = 1875 (lít)
Số lít nước vòi thứ hai chảy sau 75 phút là:
 15 75 = 1125 (lít)
Số lít nước hai vòi chảy sau 75 phút là:
 1875 + 1125 = 3000 (lít)
 Đáp số: 3000 lít nước
Cách 2:
1 giờ 15 phút = 75 phút
Số lít nước mỗi phút cả hai vòi chảy là:
 25 + 15 = 40 (l)
Số lít nước hai vòi chảy sau 75 phút là:
 40 75 = 3000 (l)
 Đáp số: 3000 lít nước
IV – Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà làm lại bài. Chuẩn bị bài mới
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Môn: Âm nhạc
 Bài: Tiết 13. - Ôn tập bài hát: Cò lả. 
 - Tập đọc nhạc TĐN số 4
 Ngày soạn: 11/11/2010
 Ngày dạy: 19/11/2010
I- Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ
II- Đồ dùng dạy – học:
Bảng lớp viết sẵn nội dung Tập đọc nhạc TĐN số 4
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Điều chỉnh
I- Ổn định lớp:
II- Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS trình bày bài hát Cò lả
- GV nhận xét – ghi điểm HS
- Hát.
- 3HS trình bày. Lớp nhận xét
III- Dạy – học bài mới:
Giới thiệu bài:
Tiết âm nhạc này các em sẽ ôn tập bài hát Cò lả và tập đọc nhạc bài TĐN số 4
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Cò lả
- GV trình bày lại bài hát
- Yêu cầu lớp hát lại cả bài 1 lần
- Yêu cầu HS trình bày bài hát cá nhân có động tác phụ hoạ
- Hướng dẫn hát xướng và xô:
+ Phần xướng: 1HS hát “Con cò  cánh đồng
+ Phần xô: Cả lớp hát: “Tình tính tang nhớ hay chăng”
- Yêu cầu HS hát theo từng tổ
- GV nhận xét, chỉnh sửa
- Theo dõi
- Hát cả lớp
- 3 – 5 HS hát, lớp nhận xét.
- Theo dõi
- Các tổ trình bày, lớp nhận xét
Hoạt động 2: học bài TĐN số 4 Con chim ri
- Yêu cầu HS luyện tập cao độ
- Yêu cầu HS luyện tập tiết tấu
- Cho HS đọc chậm bài hát
- Cho HS ghép cao độ với trường độ, đọc chậm
- Yêu cầu HS đọc cả hai câu vài lần rồi ghép lời ca
- HS tập cao độ bài hát
- HS luyện tập tiết tấu
- HS đọc từng nốt câu 1. đọc xong chuyển sang câu 2
- HS đọc ghép cao độ với trường độ
- Hs thực hiện
IV- Củng cố – dặn dò:
- Cho HS đọc lại 2 lần bài TĐN
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà tập lạ bài hát. Chuẩn bị bài mới
 - HS đọc 2 lần, kết hợp gõ đệm
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ TUẦN 13
Ngày soạn: 11/11/2010
Ngày dạy: 19/11/2010
I- Mục tiêu:
- Báo cáo tình hình lớp tuần 13 và phương hướng tuần 14
- Giáo dục nề nếp lớp.
- Giáo dục ngày 20/11
- Giáo dục phòng chống các bệnh mùa mưa.
III- Chuẩn bị:
- Lớp trưởng – các tổ trưởng: Bảng báo cáo nhận xét tình hình tuần 13.
- Phương hướng tuần 14.
- Tài liệu giáo dục ATGT và phòng bệnh mùa mưa.
II- Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Điều chỉnh
1- Hoạt động 1: Trò chơi tập thể.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi yêu thích
- Cho HS hát các bài hát tập thể đã học
2- Hoạt động 2: Báo cáo tuần 13 và phương hướng tuần 14:
- Y/c ban cán sự lớp báo cáo tình hình lớp tuần 13
- Nhận xét tình hình lớp tuần 13 Tuyên dương những HS tích cực trong tuần 13
3- Hoạt động 3: Giáo dục nội quy trường lớp:
- Nhận xét tình hình thực hiện nội quy tuần 13
- Nhắc nhở HS đi học đúng giờ, học bài làm bài đầy đủ trước khi đi học, vệ sinh sạch sẽ trường lớp, giữ vệ sinh chung.
4- Hoạt động 4: Giáo dục ngày 20/11 và phòng chống các bệnh.
- Tuyên truyền ngày 20/11 
- Phát động phong trào xổ số điểm 10, chào mừng ngày 20/11
- Nhận xét về thực hiện phòng chống các bệnh của lớp.
- Tuyên truyền về phòng chống dịch sốt xuất huyết, các bệnh đường ruột.
5- Củng cố – dặn dò:
- Nêu phương hướng nhiệm vụ tuần 14
+ Tiếp tục thực hiện tốt việc học tập.
+ Thực hiện vệ sinh trường lớp, chăm sóc cây xanh
+ Thực hiện tốt nội quy trường lớp
+ Tham gia phong trào xổ số điểm 10, chào mừng ngày 20/11
+ Thực hiện ATGT và phòng chống dịch bệnh.
- Dặn dò HS thực hiện tốt các phương hướng đã đề ra.
- HS chơi trò chơi.
- Hát tập thể.
- Ban cán sự lớp lần lượt lên báo cáo trước lớp.
- Lớp trưởng báo cáo thực hiện nội quy của lớp tuần 13.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_13_nam_hoc_2010_2011_tran_bien_hoa.doc