Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

I.Mục tiêu:

-Biết cách nhâm nhẩm một số có hai chữ số với 11.

-HS có kĩ năng nhân nhẩm.Bài 1, bài 3

II.Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ; Bảng con.

III.Các hoạt động dạy học:

1.Bài cũ: Gọi HS chữa bài 5/sgk

-Kiểm tra vở bài tập

-Nhận xét đánh giá

2.Bài mới: Giới thiệu bài

 Hoạt động 1: Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10:

-GV cho HS đặt tính: 27 x 11. Cho HS nêu cách làm và rút ra nhận xét: 27 x 11 = 297.

-GV hướng dẫn cho HS lấy 2 + 7 = 9 rồi viết vào giữa hai số 2 và 7. Ta được 297.

-Cho thêm ví dụ: 45 x 11,

-Nhận xét chung sgk

 

doc 19 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 352Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUÂN 13
Thứ tư ngày 16/11/2011
Kĩ thuật Thầy Long dạy
__________________________________________
Tập đọc	Tiết 25
Người tìm đường lên các vì sao
SGK/125; TGDK/35’
I.Mục tiêu: Đọc trôi chảy , rành mạch 
- Có giọng đọc phù hợp với nội dung câu, bài.
- Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.
- Hiểu ND: ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
GDKNS: -Xác định giá trị; Tự nhận thức về bản thân; Đặt mục tiêu; Quản lí thời gian
II.Đồ dung dạy học: Tranh ảnh SGK, bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: Gọi 2,3 HS bài:Vẽ trứng,trả lời câu hỏi sgk. Nêu nội dung bài
-Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài:GV ghi bảng tên bài
 Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc 
+Luyện đọc: 1 HS đọc toàn bài. GV chia đoạn. HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn - 2, 3 lượt
-GV sửa sai và rút ra từ khó hướng dẫn HS đọc
-HS luyện đọc bài, giải nghĩa từ khó
-HS luyện đọc theo cặp, một số em đọc cả bài
-GV đọc toàn bài.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
-GV yêu cầu HS đọc câu hỏi, đọc thầm từng đoạn tương ứng trả lời.
-HS nhận xét, GV nhận xét chung, chốt ý đúng.
+Câu 1: được bay lên bầu trời ( rút từ: ước mơ)
+Câu 2: ông sống rất kham khổ, quanh năm ăn bánh mì suông, Sa hoàng không ủng hộ, không nản chí bay tới các vì sao.
+Câu 3: vì ông mơ ước chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện cho được
 ước mơ của mình. ( Rút từ: nghị lực, quyết tâm)
+Câu 4: HS trả lời –GV bổ sung – Người chinh phục các vì sao; Từ mơ ước bay lên bầu trời; Ông tổ của ngành du hành vũ trụ . 
- HS rút ra nội dung.
Hướng dẫn đọc phân vai.
GV hướng dẫn để HS tìm giọng đọc của đoạn văn cần đọc
-GV hướng dẫn HS đọc phân vai, “mồ côi cha không nản chí”
- HS đọc, nhận xét. Thi đọc phân vai.
3.Củng cố: -Nêu nội dung bài 
4.Dặn dò: -Học bài và xem bài mới
 -Nhận xét tiết học
IV.Phần bổ sung:
....___________________________________________
Toán Tiết 61
Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
SGK /70– TGDK/35’
I.Mục tiêu:
-Biết cách nhâm nhẩm một số có hai chữ số với 11.
-HS có kĩ năng nhân nhẩm.Bài 1, bài 3
II.Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ; Bảng con.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: Gọi HS chữa bài 5/sgk
-Kiểm tra vở bài tập
-Nhận xét đánh giá
2.Bài mới: Giới thiệu bài
 Hoạt động 1: Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10:
-GV cho HS đặt tính: 27 x 11. Cho HS nêu cách làm và rút ra nhận xét: 27 x 11 = 297.
-GV hướng dẫn cho HS lấy 2 + 7 = 9 rồi viết vào giữa hai số 2 và 7. Ta được 297.
-Cho thêm ví dụ: 45 x 11, 
-Nhận xét chung sgk
 Hoạt động 2: Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10:
- 48 x11 =? Các bước tương tự như phần b.
- HS nhận xét, GV kết luận: 4 + 8= 12, viết 2 vào giữa hai số của 48,ta được 428, thêm 1 vào 4 của 428, được 528
 Hoạt động 3: Thực hành. Bài 1, bài 3
Bài 1: Tính nhẩm. HS đọc yêu cầu bài
-GV treo bảng phụ, HS nhẩm nêu nhanh kết quả, GV ghi bảng
* Chốt ý: Tính tổng của 2 số, nếu dưới 10 thì ghi vào giữa 2 số đó. Nếu hơn 10 hoặc = 10, viết chữ số hàng hàng đơn vị của tổng đó vào giữa 2 số đã cho thêm 1 vào chữ số hàng chục của số đã cho.
Bài 3: Giải toán 
- HS đọc đề toán, tìm hiểu và giải. 1em làm bảng phụ.
-HS và GV cùng nhận xét rút ra bài làm đúng
3.Củng cố: -Nêu lại cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
4.Dặn dò: Xem lạ bài, chuẩn bị bài tiết sau. Nhận xét tiết học
IV.Phần bổ sung:
...
..
____________________________________________
Anh văn : Cô Hà dạy 
___________________________________________
Buổi chiều 
Thể dục : Thầy Hải dạy
__________________________________________
Giáo dục sức khoẻ Bài 1 
Bệnh đường tiêu hoá 
Thời gian dự kiến 35 phút 
I/ Mục tiêu :Giúp HS:
- HS biết được sự nguy hiểm của bệnh tiêu chảy. Biết được các phòng tránh bệnh tiêu chảy. 
- Nêu một số biện pháp phòng và ngăn chặn bệnh tiêu chảy.
- Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ, ăn sạch, uống sạch.
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: phiếu bài tập. 
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: KT sự chuẩn bị của học sinh 
- GV nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Thảo luận bài tập 2
Mục tiêu: HS biết được nguyên nhân tại sao bị tiêu chảy ?
Cách tiến hành: GV chia nhóm – nêu yêu cầu bài tập.
- Các nhóm thảo luận trên phiếu bài tập – GV đến các nhóm quan sát, hướng dẫn.
- Đại diện một vài nhóm trình bày – GV ghi điểm cho các nhóm.
Hoạt động 2: Thực hành bài tập.
Mục tiêu: Giúp HS biết được hậu quả của bệnh tiêu chảy và cách phòng bệnh tiêu chảy.
Cách tiến hành: GV giới thiêu nội dung bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS thảo luận và sắp xếp theo thứ tự - HS trình bày – Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Thảo luận với phiếu bài tập
Mục tiêu: HS hiểu được cần ăn uống đủ chầt để phòng bệnh tiêu chảy.
Cách tiến hành: HS thảo luận làm bài tập 5 – Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt bảng phụ ghi nhớ bài học.
- HS nhắc lại ghi nhớ bài học.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những cá nhân, nhóm học tập tốt.
- Nhắc nhở HS thực hiện tốt những điều đã học để phòng bệnh tiêu chảy
_____________________________________________________________
Thứ năm ngày 17/11/2011 Thầy Hấn dạy 
_________________________________________
Thứ sáu ngày 18/11/2011
Luyện từ và câu Tiết 25
 Mở rộng vốn từ: Ý chí - Nghị lực
SGK/127; TGDK/ 35’
I.Mục tiêu:
Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết tìm từ 
(BT1), đặt câu (BT2), viết đoạn văn ngắn (BT3) có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ 
điểm đang học.
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. Băng giấy viết sẵn các cột.
III.Các hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ: Gọi HS lên bảng TLCH.
+ Nêu 3 cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất – bài LTVC (Tính từ)
Nhận xét, ghi điểm. Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu bài học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài.
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét.
Lời giải: 
a) quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền chí, bền lòng,
b) khó khăn, gian khổ, gian nan, gian lao,
Bài 2: HS đọc đề bài.
GV hướng dẫn HS đặc câu vào VBT. 3HS đọc bài làm.
- Lớp và GV nhận xét, bổ sung. Chốt câu đúng:
+ Ví dụ: Công việc này rất khó khăn.
Bài 3: HS đọc yêu cầu
GV hướng dẫn các em viết đoạn văn vào VBT. 1HS làm vào giấy.
- Trình bày lên bảng. Lớp và GV nhận xét, bổ sung.
+ GV nhận xét, chốt lại.
3.Củng cố: Nêu lại nội dung bài
4.Dặn dò: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
Nhận xét tiết học.
IV.Phần bổ sung:	
____________________________________________
Tập đọc Tiết 26
Văn hay chữ tốt
Sgk / 129 – TGDK : 35 phút.
I.Mục tiêu:
- Có giọng đọc phù hợp với nội dung câu, bài.
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
KNS:Xác định giá trị; Tự nhận thức về bản thân; Đặt mục tiêu;Quản lí thời gian
II.Đồ dùng dạy học: Băng giấy ghi đoạn văn cần luyện đọc
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ : Gọi 2 HS đọc bài: Người tìm đường lên các vì sao và TLCH/sgk.
- GV nhận xét, ghi điểm. Nhận xét bài cũ.
Hoạt động 1: Luyện đọc
Gọi HS đọc nối tiếp 3 đoạn 3 lượt 
+ Lượt 1: Đọc - Sửa sai lỗi phát âm 
+ Lượt 2: Đọc - Giải nghĩa từ SGK
+ Lượt 3: Đọc nối tiếp 3 đoạn, sửa sai trực tiếp 
- Hướng dẫn HS luyện đọc theo cặp 
- Gọi HS đọc toàn bài 
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- GV gọi 1HS đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
+ Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém? -Vì chữ xấu mặc dù bài văn của ông rất hay.
- Thái độ của ông như thế nào khi nhận lời giúp bà hàng xóm viết đơn ? Tưởng việc gì khó chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.
+ Sự việc gì xảy ra đã làm cho Cao Bá Quát ân hận ? Cao Bá Quát viết chữ xấu quá, quan không đọc được đuổi bà cụ về. Khiến bà cụ phải nhận nỗi oan.
+ Cao Bá Quát quyết chí luyện chữ như thế nào? -Sáng sáng ông cầm que vạch lên làm mẫu, luyện liên tục mấy năm trời.
-Tìm đoạn mở bài, thân bài, kềt bài của truyện? -HS trả lời 3 đoạn là 3 phần.
-Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì ? Ca ngợi tính kiên trì quyết tâm sửa chữa chữ viết xấu của Cao Bá Quát đã dốc sức rèn luyện trở thành người nổi danh văn hay chữ tốt.
HS đọc nội dung bài: 3HS đọc
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm 
Gọi 3 HS lần lượt đọc 3 đoạn. 
- GV chốt ý về cách đọc, giọng đọc 
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 3 trên bảng 
- Gọi một HS đọc đoạn 3. Nhận xét giọng đọc 
- Luyện đọc diễn cảm đoạn theo cặp (một bạn đọc bạn khác theo dõi nhận xét.)
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
3.Củng cố: Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì ?	
4.Dặn dò: Về nhà luyện đọc bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học
IV.Phần bổ sung:
..
____________________________________________ 
Toán Tiết 63
 Nhân với số có 3 chữ số ( tiếp theo)
 SGK/ 72 – TGDK/35 phút
I.Mục tiêu:
-Biết cách nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0.
Bài 1, bài 2
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi bài tập
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: Kiểm tra 2 HS - Làm bài tập 2, 3 SGK/73.
 GV nhận xét, ghi điểm. Nhận xét bài cũ. 
2.Bài mới: Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Cách nhân với số có 3 chữ số 
Giới thiệu cách đặt tính và tính
- GV ghi bảng: 258 x 203 = ?
- Gọi 1 HS lên bảng làm, cả lớp tính vào vở nháp như (SGK)
- HS nhận xét về cách tính riêng để rút ra:
- Tích riêng thứ 2 gồm toàn chữ số 0 có thể bỏ bớt không cần viết tích riêng này, mà vẫn dễ dàng thực hiện phép tính cộng.
- GV hướng dẫn dạng viết gọn.
- Lưu ý viết 516 lùi sang bên trái hai cột so với tích riêng thứ I
GV hỏi: Muốn nhân với số có ba chữ số mà chữ số hàng chục là 0, ta làm thế nào?
Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1, bài 2
Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu ( Đặt tính rồi tính)	
+ HS làm bảng con. Cả lớp, GV nhận xét.
* GV hướng dẫn HS yếu làm được một bài đơn giản nhất.	
+ Đáp án : 91164 ; 200471	
Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu. ( Đúng ghi Đ, sai ghi S).
- HS nêu miệng và giải thích
+ Cả lớp, GV nhận xét.
+ Đáp án: Thứ tự cần điền là : S ; S ; Đ ; S
3.Củng cố: Muốn nhân với số có 3 chữ số mà thương có chữ số 0 ta làm thế nào ?
4.Dặn dò: Về nhà làm bài tập 1, 3 SGK/73. Chuẩn bị bài Luyện ... 3 lần. GV theo dõi sửa sai cho HS
- HD 2 nhóm hát: Nhóm 1 hát, nhóm 2 gõ đệm theo nhịp và ngược lại.
- GV hướng dẫn HS vừa hát vừa vận động theo một số động tác đơn giản và hát theo hình thức: Xướng và xô.
+ Phần 1: (Xướng): 1 HS hát “Con còra cánh đồng”.
+ Phần 2: (Xô): Cả lớp hát “Tình tính tangnhớ hay chăng”
- Mời 2 nhóm HS lên trình bày. Lớp và GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2: TĐN số 4 – Con chim ri.
- GV treo bảng phụ đã chép bài TĐN số 4 – Con chim ri.
GV hỏi: Trong bài TĐN có những hình nốt gì?(HSTL)
- HS luyện tập cao độ: HS tập đọc chậm, rõ ràng từng nốt ở câu 1. Đọc xong chuyển sang câu 2.
+ Ghép cap độ với trường độ, đọc ở tốc độ hơi chậm.
+ Đọc cả 2 câu vài lần rồi ghép lời ca.
- HS luyện tập tiết tấu.
3.Củng cố: 3 HS hát lại bài một lần, 2 em đọc bài TĐN số 4.
4.Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
GV nhận xét tiết học. 
IV.Phần bổ sung : ......................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________ Mĩ thuật Tiết 13
Vẽ trang trí : Trang trí đường diềm
SGK/32 - TGDK: 35 phút.
I Mục tiêu:
 - HS hiểu được vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm
 - Biết cách vẽ và trang trí đường diềm
 - Trang trí được đường diềm đơn giản. HS khá chọn và sắp xếp họa tiết cân đối phù hợp với đường diềm, tô màu đều, rõ hình chính, phụ.
 -HS cảm nhận được vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm trong cuộc sống.
II Đồ dùng dạy học: - GV: Một số đồ vật trang trí đường diềm.Một số bài vẽ trước.
 - HS: dụng cụ học vẽ
III Các hoạt động dạy học:
1Bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ của HS.
2Bài mới: Giới thiệu bài. GV nêu tên bài học.
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
 - Cho HS quan sát 1số hình ảnh ở H1 SGK/32.
 - GV nêu câu hỏi:
 + Đường diềm trang trí ở những đồ vật nào?
 + Những họa tiết nào dùng để trang trí đường diềm?
 	 + Cách sắp xếp và phối hợp màu ra sao?
 - HS trả lời, nhận xét, bổ sung
 - GV chốt ý đúng
* Hoạt động 2: Cách trang trí đường diềm.
 - GV gợi ý cách vẽ dựa vào hình 2/33 để hướng dẫn.
* Hoạt động 3: Thực hành
 - HS nhớ lại cách vẽ mà Gv đã hướng dẫn vẽ theo nhóm 2 em
 - GV theo dõi, gợi ý thêm.
* Hoạt động 4: Nhận xét , đánh giá
GV cùng HS lựa chọn 1số tranh để nhận xét , đánh giá.
IV. Phần bổ sung: ......
_______________________________________________
 Toán (BS) Tiết 13
Luyện tập nhân với số có 3 chữ số 
TGDK/ 35’
I.Mục tiêu: Tiếp tục củng cố kiến thức về :
- Biết cách nhân với số có ba chữ số.
- Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học.
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
	Hoạt động 1:Thực hành. GVHDHS làm bài tập 
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
HS nêu lại cách đặt tính rồi tính.
a) 423 x 374	b)504 x 623	c)396 x 708	d)2968 x 809
-4HS lên bảng làm, lớp làm vở.
- Lớp và GV nhận xét, sửa sai.
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT
a) 5 x 27 x 2 = (5 x 2) x 27 = 10 x 27 = 270
b) 236 x 7 + 236 x 3 = 236 x ( 7 + 3) = 236 x 10 = 2360
c) 589 x 68 – 589 x 58 = 589 x ( 68 – 58 ) = 589 x 10 = 5890
- Gọi 2 HS lên bảng làm. 
-HS làm bài – theo dõi sửa sai. Thu vở chấm.
	Hoạt động 2: Xem và chuẩn bị bài hôm sau. Nhận xét tiết học.
_____________________________________________________________
Thứ ba ngày 22/11/2011
Lịch sử Tiết 13
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 – 1077)
SGK/34 – TGDK/ 35 phút
I.Mục tiêu:
- Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt (có thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt và bài thơ tương truyền của Lý Thường Kiệt):
+ Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt.
+ Quân địch do Quách Quý chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tiến công.
+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.
+ Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy.
- Vài nét về công lao Lý Thường Kiệt: người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi.
HS khá giỏi:- Nắm được nội dung cuộc chiến đấu của quân Đại Việt trên đất Tống.
- Biết nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến: trí thông minh, lòng dũng
 cảm của nhân dân ta, sự tài giỏi của Lý Thường Kiệt.
II.ĐDDH: Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ 2
III.Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:Gọi 2 HS trả lời câu hỏi về nội dung bài Chùa thời Lý.
 GV nhận xét, ghi điểm. Nhận xét chung.
2.Bài mới:Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến trên lược đồ.
- HS quan sát, lắng nghe.
- Gọi 2HS lần lượt trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến trên lược đồ.
- Cả lớp, GV nhận xét, kết luận:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi.
+ Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến.
- Nêu kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai.
- HS thảo luận nhóm đôi (thời gian 5 phút).
- Các nhóm trình bày kết quả. Cả lớp, GV nhận xét, kết luận:
Nguyên nhân thắng lợi là do quân dân ta rất dũng cảm. Lý Thường Kiệt là một tướng tài ( chủ động tấn công sang đất Tống, lập phòng tuyến sông Như Nguyệt. 
3. Củng cố: HS kể lại trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt.
4.Dặn dò: Chuẩn bị bài tiết sau.
Nhận xét tiết học.
IV.Phần bổ sung:	
________________________________________________
Tập làm văn Tiết : 26
Ôn tập văn kể chuyện. (SGK/132)
 Thời gian dự kiến: 35 phút
I.Mục tiêu :
Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện (nội dung, nhân vật, cốt truyện); kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước; nắm được nhân vật,
 tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện đó để trao đổi với bạn.
II.ĐDDH: Bảng phụ, VBT.
III.Hoạt động dạy và học :	
1.Bài cũ : GV gọi một số HS đọc bài văn đã sửa ở tiết trước 
	GV nhận xét, ghi điểm. Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới. Giới thiệu bài 
	 Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: Gọi 1 HS đọc và nêu yêu cầu của đề bài 
- Gọi HS trả lời miệng. Nhận xét sửa sai 
Đề 2: Thuộc loại văn kể chuyện 
	Đề 1: Thuộc loại văn viết thư
	Đề 3: Văn miêu tả 
GV nhắc HS: Khi làm đề 2 ta phải kể hoàn chỉnh lại câu chuyện có nhân vật, có cốt truyện, diễn biến 
Bài 2,3: Gọi 3 HS đọc yêu cầu bài
	- Một số HS nói về đề tài câu chuyện mình chọn kể. 
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm. 
	- Gọi đại diện các nhóm trình bày 
- Nhận xét. Chốt ý đúng:
	Chẳng hạn như: Văn kể chuyện: Kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối..
+ Nhân vật: Là người hay các con vật, đồ vật, cây cối,
+ Cốt truyện: Thường có 3 phần: mở bài – diễn biến – kết thúc. 
3.Củng cố: 
	Gọi một học sinh kể toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa của câu chuyện.
4.Dặn dò: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
Nhận xét tiết học.
IV.Phần bổ sung : ......................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________________________________
	Khoa học Tiết: 26 
Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
SGK trang :54 - Thời gian dự kiến : 35 phút
I.Mục tiêu: 
- Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước:
+ Xả rác, phân, nước thải bừa bãi,
+ Sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu.
+ Khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ,
+ Vỡ đường ống dẫn dầu,
- Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe 
con người : lan truyền nhiều bệnh, 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
KN:-Tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
-Trình bày thông tin về nguyên nhân làm nguồn nước bị ô nhiễm
-Bình luận, đánh giá về các hành động gây ô nhiễm môi trường
*GD HS có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước.
II.Đồ dùng dạy học: 
 	- Hình SGK. Sưu tầm thông tin nguyên nhân gây ô nhiễm nước ở địa phương.
III.Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: Kiểm tra 2 HS: Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài - ghi tên bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
* Mục tiêu : Phân tích các nguyên nhân nước bị ô nhiễm.
Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương.
* Cách tiến hành : GV yêu cầu HS quan sát từ hình 1 đến hình 8 SGK.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi :
+ Hình nào cho biết nước sông / hồ / kênh rạch bị nhiễm bẩn ? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì ? (Hình 1, 4)
+ Hình nào cho biết nước máy bị nhiễm bẩn ? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì ? (Hình 2)
+ Hình nào cho biết nước biển bị nhiễm bẩn ? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn ? (H 3)
+ Hình nào cho biết nước mưa bị nhiễm bẩn ? (Hình 7, 8)
+ Hình nào cho biết nước ngầm bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn? (Hình 5,6,8)
- Đại diện nhóm trả lời - Lớp bổ sung - GV chốt câu trả lời đúng.
* Kết luận: Có nhiều nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước.(như mục Bạn cần biết)
Hoạt động 2: Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước.
* Mục tiêu: Nêu tác hại của việc nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người.
* Cách tiến hành: Thảo luận nhóm.
- GV chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu bài tập - Nêu yêu cầu hoạt động.
- HS thảo luận : Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm ? (5 phút) 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
* Kết luận : Nguồn nước bị ô nhiễm là nơi các vi sinh vật sinh sông, phát triển và lan truyền các loại bệnh dịch(như mục Bạn cần biết).
* GD HS có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước.
Gọi 2 -3 HS đọc mục Bạn cần biết SGK. Kết hợp cho HS yếu luyện đọc.
3. Củng cố : HS nêu nguyên nhân làm nước ở sông, hồ, kênh, rạch... bị ô nhiễm.
-HS nhắc lại tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người.
4. Dặn dò : Học bài. Chuẩn bị bài Một số cách làm sạch nước. 
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung :
.....................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_13_nam_hoc_2011_2012_chuan_kien_thuc_ki_n.doc