Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Tuấn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Tuấn

I. MỤC TIÊU:

 1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc trơn tên riêng nước ngoài Xi -ôn- cốp - xki.

 2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa bài:Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn- cốp- xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.

♥♥♥ KNS: KN Xác định giá trị, tự nhận thức bản thân,đặt mục tiêu phấn đấu và biết quản lí thời gian.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh ảnh về khinh khí cầu.

 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 19 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 14/01/2022 Lượt xem 420Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Người soạn: Phạm Thị Tuấn
	Tuần 13 Thứ 2 ngày 14 tháng 11 năm 2011
	TẬP ĐỌC
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
 I. MỤC TIÊU: 
 1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc trơn tên riêng nước ngoài Xi -ôn- cốp - xki.
 2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa bài:Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn- cốp- xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
♥♥♥ KNS: KN Xác định giá trị, tự nhận thức bản thân,đặt mục tiêu phấn đấu và biết quản lí thời gian.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh ảnh về khinh khí cầu. 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ: 
- Gọi 2HS đọc bài: "Vẽ trứng "và trả lời câu hỏi theo nội dung 
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài học. Treo tranh minh hoạ chân dung Xi- ôn-cốp-xki và giới thiệu 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
 HĐ 1: Luyện đọc. 
*Gọi HS nối tiếp nhau đọc theo quy trình Gọi HS đọc phần Chú giải
* GV đọc mẫu. 
HĐ 2: Tìm hiểu bài: - Yêu cầu Hs đọc và thảo luận- TLCH
- Đ1,2 cho em biết điều gì? GVghi ý 
- HS đọc đoạn 3,4 và trả lời câu hỏi trong SGK 
- HS đọc toàn bài và rút ra ý chính
HĐ 3: Đọc diễn cảm GV dán đoạn văn cần luyện đọc :"Từ nhỏ... lần".
- Tổ chức thi đọc diễn cảm..
C. Củng cố, dặn dò:
-Hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? Nhận xét tiết học - Dặn dò. 
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
- HS quan sát và nghe giới thiệu bài
- HS đọc nối tiếp nhau đọc bài theo quy trình
- 2HS đọc và trả lời
Câu 1. Xi- ôn-cốp-xki từ nhỏ đó mơ ước được bay lên các vì sao.
Câu 2.Ông kiên trì thực hiện ước mơ : Ông sống rất kham khổ để dành dụm tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm . Sa Hoàng không ủng hộ khinh khí cầu bay bằng kim loại của ông, vẫn không nản chí ông kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng.
Câu 3. Nguyên nhân giúp ông thành công: ông có ước mơ và quyết tâm thực hiện thành công ước mơ đấy.
- HS trả lời rút ra ý chính
- HS đọc bài, lớp đọc thầm.
- 2HS ngồi cùng bàn luyện đọc
 - HS đọc diễn cảm đoạn văn .
- HS về luyện đọc
CHÍNH TẢ (Nghe - viết)
Người tìm đường lên các vì sao 
I. MỤC TIÊU:
 	1. Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Người tìm đường lên các vì 	sao.
 	2. Làm đúng các bài tập chính tả : phân biệt các tiếng có phụ âm đầu hoặc vần dề 	viết sai: l/n (i/iê).
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu viết ghi nội dung bài tập 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS lên bảng viết các từ có ơn/ơng 
 GV nhận xét, cho điểm.
B/ Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài. 
2. Hướng dẫn HS nghe- viết.
HĐ1: Tìm hiểu đoạn chính tả
- Gọi HS đọc đoạn văn. 
Gv nêu câu hỏi
HĐ 2: Hướng dẫn HS viết từ khó.
Cho HS đọc thầm lại đoạn văn, nhắc HS chú ý viết tên riêng 
- GV yêu cầu HS tìm từ khó và luyện viết.
 - Giáo viên nhận xét.
HĐ 3 Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết.
HĐ4: Thu và chấm , chữa bài
- GV chấm một số bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
- GV cho HS làm bài tập 2 ở vở bài tập 
 Điền vào chỗ trống l hoặc n.
- GV cho HS làm bài tập 3 
- GV nhận xét, cho điểm
 C/ Củng cố, dặn dò: .
Nhận xét tiết học. 
Dặn chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên viết
- Cả lớp viết vào nháp.
- Học sinh lắng nghe.
Chính tả (Nghe - viết): Người tìm đường lên các vì sao 
- 2 HS đọc thành tiếng
- HS trả lời.
- HS tìm và viết từ khó vào nháp.
 HS đọc từ khó : Xi - ôn - cốp - xki, nhảy, rủi ro, non nớt ...
- HS viết vào vở.
- Từng cặp trao đổi vở khảo bài.
- Cả lớp làm vào vở. 
Bài 2. - Tính từ bắt đầu bằng l : leo lẻo, long lanh, lung linh, lơ lửng, lấp lửng, lặng lẽ, lấm láp, lộng lẫy, lớn lao...
- Tính từ bắt đầu bằng n : nóng nảy, nặng nề, nóng nực, năng nổ, non nớt, nõn nà, nô nức...
- Lớp nhận xét
Dặn HS tìm các tính từ có hai tiêng bắt đầu bằng l/n
TOÁN
 GIỚI THIÊỤ NHÂN NHẨM SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ VỚI 11
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 	- Biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
 	- Áp dông nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 để giải bài toán có liên quan 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
	- Bảng phụ ,vở nháp, vở bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A) Bài cũ : 
- Gọi HS trình bày BT 4 Sgk tiết 60. 
+ GV nhận xét, cho điểm.
B) Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. 
 HĐ2: Hướng dẫn trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10 
 GV nêu : 27 x 11 = ? .Yêu cầu HS thực hiện 
Hỏi: Em có nhận xét gì về hai tích riêng ?
GV kết luận: Ta chỉ cần cộng hai chữ số của 27 ( 2+ 7 = 9) rồi viết 9 vào giữa 27. 
Vậy 27 x 11 = 297
Gv ghi bảng kết luận nh SGK 
Cho HS làm một số ví dụ: 41 x 11; 25 x 11,
HĐ3: Hướng dẫn trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10.
Các bước thực hiện tương tự như trên . 
GV kết luận: lấy 4 x 8 = 12, viết 2 ở giữa 48, nhưng thêm 1 vào 4 để được 5. 
 Vậy 48 x 11 =528
GV nêu một số ví dụ cho HS làm: 75 x 11
HĐ4: Thực hành.
Gọi học sinh đọc yêu cầu của BT. 
- Cho HS làm bài vào VBT sau đó trình bày kết quả 
- GV nhận xét, chữa bài, cho điểm.
C)Củng cố,dăn dò: 
- Nhận xét giờ học. 
Dặn về học bài và chuẩn bị bài tiết sau. 
- 1HS lên trình bày. Cả lớp theo dõi, nhận xét
- HS đọc lại mục bài.
 GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
1 HS lên bảng thực hiện 
- HS theo dõi trao đổi về cách làm 
- 1HS nêu nhận xét như SGK.
- HS theo dõi.
Hs thực hiện theo yêu cầu của GV 
- HS đọc yêu cầu đề bài
- Làm bài tập vào VBT, trình bày.
Bài 1. Tính nhẩm :
a) 34 x 11 = 374 b) 11 x 95 = 1045
c) 82 x 11 = 902
Bài 2. Tìm X
a) X : 11 = 25 b) X : 11 = 78
 X = 25 x 11 X = 78 x 11
 X = 275 X = 858
Bài 3 Giải
 Số học sinh của khối 4 là :
 11 x 17 = 187 ( em)
 Số học sinh của khối lớp 5 là :
 11 x 15 = 165 ( em)
 Số học sinh của cả hai khối lớp là :
 187 + 165 = 352 (em)
 Đáp số : 352 em
 Thứ 3 ngày 15 tháng 11 năm 2011
	TOÁN
NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 
- Biết thực hiện nhân với số có ba chữ số. 
- Nhận biết tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ hai, tích riêng thứ ba trong phép nhân 	với số có ba chữ số. 
- Vận dụng phép nhân với số có 3 chữ số để tính toán giải các bài toán có liên quan. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Bảng phụ, vở bài tập, bảng con. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A) Bài cũ 
- Gọi HS trình bày BT 4 Sgk tiết 61. 
+ GV nhận xét, cho điểm.
B) Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. 
HĐ2: Phép nhân 164 x 123 = ?
a) GV viết lên bảng phép tính 164 x 123 = ? 
Yêu cầu HS áp dụng tính chất một số nhân với một tổng để tính .
b) Hướng dẫn đặt tính và tính :
 GV nêu cách đặt tính : 
 164 
 x 123
 492 492 là tích riêng thứ nhất
 328 328 là tích riêng thứ hai 
 164 164 là tích riêng thứ ba 
 20172
Cho HS thực hiện lại trên giấy nháp 
GV nêu một số ví dụ khác: 246 x 213 
 445 x 234 
HĐ4: Thực hành.
GV nêu nêu lần lượt từng bài tập 1, 2, 3 
Theo dõi, hướng dẫn HS làm bài khó 
- GV nhận xét, chữa bài, ghi điểm.
C)Củng cố,dăn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn về học bài và chuẩn bị bài tiết sau. 
- 1HS ltrình bày. Cả lớp theo dõi, nhận xét
- HS đọc lại mục bài.
NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
- 2HS tính trên bảng , cả lớp tính vào vở 
- HS theo dõi trao đổi về cách làm 
- HS trả lời.
- HS đọc yêu cầu 
-Làm bài tập vào vở nháp, trình bày trước lớp .
Bài 2.
a
262
262
163
b
130
131
131
ax b
Bài 3. Giải
 Diện tích của mảnh vườn :
 125 x 125 = 15625 (m2)
 Đáp số : 15625 m2
HS đọc từng bài rồi làm vào vở 
Một số em lên bảng thực hiện 
- HS về nhà tự học.
	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ:Ý CHÍ- NGHỊ LỰC
 	 I. MỤC TIÊU: 
 	 1. Hệ thống hoá và hiểu sâu thêm những từ ngữ đã học trong các bài thuộc chủ 	điểm Có chí thì nên.
 	 2. Luyện tập mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trên, hiểu sâu hơn các chủ điểm . 
 	II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
	- Phiếu học tập kẻ các cột DT/ĐT/ TT; bảng phụ.
 	III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ: 
Yêu cầu HS trả lời ghi nhớ bài Tính từ .
Gọi HS làm BT 3 (SGK) . 
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học 
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV và HS nhận xét ý đúng:
+ Các từ nói về ý chí, nghị lực của con người: 
+ Các từ nói lên thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người: 
Bài tập2: Gọi HS tiếp nối đọc yêu cầu trong VBT
Đặt câu với các từ ở nhóm a, b 
- GV hướng dẫn, gợi ý HS làm , sau đó nhận xét kết quả. 
Bài tập 3: Gọi 1HS đọc yêu cầu đề bài. 
Yêu cầu HS viết đoạn văn đúng theo yêu cầu của đề bài : nói về một người có ý chí, nghị lực 
- Gọi HS trình bày. GV kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS trình bày. GV kết luận bổ sung để HS hiểu nội dung câu chuyện 
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
Dặn HS về nhà xem lại bài tập 2,3 . Kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- 2 HS trả lời câu hỏi . Cả lớp làm nháp.
MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ- NGHỊ LỰC
- Cả lớp đọc thầm lại các câu văn, trao đổi theo cặp 
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp tự làm bài vào vở, chữa bài , bổ sung.
. Bài 1.a) Các từ nói lên, ý chí nghị lực của con người : quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền chí, bền lòng, kiên nhẫn, kiên trì, kiên nghị, kiên tâm, kiên cường, kiên quyết, vững tâm, vững chí, vững dạ
b) Những thử thách với con người : khó khăn, gian khổ, gian nan, gian lao, gian truân, thử thách, thách thức, chông gai
Bài 2. Đặt câu :
VD : Gian khổ không làm em nhụt chí.( gian khổ - danh từ)
Công việc ấy rất gian khổ.( gian khổ là tính từ )
HS tự đặt câu và trình bày trước lớp 
- HS viết vào vở BT 
	LỊCH SỬ
 CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG LẦN THỨ HAI(1075-1077)
 	I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết :
 	 - Nêu được nguyên nhân diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân 	Tống xâm lược lần thứ 2.
 	- Kể đôi nét về anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt.
 	-Tự hào truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường bất khuất của dân tộc ta. 
 	 II. ĐỒ DÙNG DAY - HỌC: 
	- Lược đồ trận chiến trên sông Như Nguyệt 
 - Phiếu học tập; Tìm hiểu về Lý Thường Kiệt 
 	III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: 
- Gọi 3HS trả lời câu hỏi: Cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch  ... i kinh 	ở đồng bằng Bắc Bộ.
	+ Sự thích thú của con người với thiên nhiên thông qua cách xây dựng nhà ở của 	người 	dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
	- Tôn trọng các thành quả lao động của người dân và truyền thống văn hoá của dân 	tộc.
	II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh ảnh về nhà ở truyền thống và nhà ở hiện nay, cảnh làng quê, trang phục, lễ 	hội của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
	III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ 
- Xác định vị trí của đồng bằng BB trên bản đồ.
- Mô tả hình dạng, kích thước, đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ.
3. Bài mới 
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Chủ nhân của đồng bằng.
- Đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông hay thưa dân?
- Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc nào?
- Làng của người kinh ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
- Nêu đặc điểm về nhà của người kinh. Vì sao nhà có đặc điểm đó?
- Làng Việt cổ có đặc điểm gì?
- Ngày nay, nhà và làng xóm có thay đổi như tn?
* Hoạt động 2 : Trang phục và lễ hội:
+ Mô tả về trang phục truyền thống của người kinh ở đồng bằng Bắc Bộ.
+ Người dân thường tổ chức lễ hội vào mùa nào, thời gian nào ? Nhằm mục đích gì ?
+ Trong lễ hội có những hoạt động gì ? Kể tên ?
- GV giới thiệu thêm về trang phục và lễ hội của người kinh ở đồng bằng Bắc Bộ.
3. Củng cố, dặn dò 
- Tóm tắt nội dung bài
NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
- Dân cư tập trung đông đúc.
- Dân tộc kinh.
- Có nhiều nhà quây quần bên nhau.
- Nhà được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân, ao,...nhà quay về hướng nam, để tránh gió. 
- Làng Việt cổ có luỹ tre xanh bao bọc. mỗi làng có một ngôi đèn thờ thành hoàng. Đình là nơi hoạt động chung của dân làng.
- Nam quần trắng, áo dài the, dầu đội khăn xếp, nữ váy đen áo dài, tứ thân bên trong mặc yếm đỏ.
- Người dân thường tổ chức lễ hội vào mùa xuân hoặc mùa thu cầu cho một năm mới mạnh khoẻ, mùa màng bội thu.
- Trong lễ hội có những hoạt động vui chơi, giải trí...
Tập làm văn:
ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu:	
	- Thông qua luyện tập, HS củng cố những hiểu biết về một số đặc điểm của văn kể chuyện
	- Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước. Trao đổi với các bạn về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện, kiểu mở đầu và kết thúc câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ ghi tóm tắt một số kiến thức về văn kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài :ghi đầu bài
B. Hướng dẫn học sinh ôn tập:
Bài 1: Cho 3 đề bài như sau, đề bài là thuộc loại văn kể chuyện ? Vì sao ?
- GV cùng HS trao đổi.
Bài 2,3:
- Kể một câu chuyện về một trong các đề tài sau và trao đổi với bạn về câu chuyện vừa kể.
* GV tóm tắt về văn kể chuyện:
+ Khái niệm:
+ Nhân vật:
+ Cốt truyện:
4. Củng cố, dặn dò 
- Ghi nhớ những kiến thức về văn kể chuyện.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu yêu cầu của bài.
ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
Đề số 2 là thuộc loại văn kể chuyện. Vì khi làm đề này phải kể một câu chuyện có cốt truyện, nhân vật, diễn biến, ý nghĩa,...Nhân vật này là tấm gương rèn luyện thân thể, nghị lực và quyết tâm của nhâ vật đáng được ca ngợi, noi theo.
- HS nối tiếp nói tên đề tài mình chọn kể. 
- HS viết dàn ý câu chuyện.
- HS kể chuyện và trao đổi theo cặp.
- HS tham gia thi kể chuyện trước lớp.
* Văn kể chuyện :
 Kể lại một chuỗi sự việc có đầu cố cuối, liên quan đến một hay nhiều nhân vật . Mỗi câu chuyện cần nói lên một điều có ý nghĩa.
* Nhân vật : 
- Là người hay con vật, đồ vật, hay cây cối.
- Hành động lời nói của nhân vật .. nói lên tính cách nhân vât.
- Những ngoại hình tiêu biểu góp phần nói lên tính cách, thân phận của nhân vật.
* Cốt truyện : 
- Có 3 phần MĐ- DB – KT
- Có 2 kiểu mở bài ( trực tiếp hay gián tiếp). Có 2 kiểu kết bài ( mở rộng và không mở rộng )
Thứ sáu ngày 18 tháng 11 năm 2011
	Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 	Giúp học sinh ôn tập, củng cố về:
	- Một số đơn vị đo khối lượng, thời gian, diện tích thường gặp và được học ở lớp .
	- Phép nhân với số có hai hoặc ba chữ số và một số tính chất của phép nhân.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. . Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
2. Bài mới 
A. Giới thiệu bài : ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
MT: Củng cố về một số đơn vị đo.
- Yêu cầu HS làm bài.
x
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2:Tính:
+ 
MT:Củng cố về nhân với số có hai, ba chữ số.
- Yêu cầu HS làm bài.
Chữa bài.
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
MT: Củng cố về các tính chất của phép nhân.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4:
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét
Bài 5:
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò 
- Ôn lại bảng chia đã học ở lớp 3.
- Chuẩn bị bài sau.
LUYỆN TẬP CHUNG
 Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài. HS làm bài.
a, 10 kg = 1 yến 100 kg = 1 tạ
 50 kg = 5 yến 300kg = 3 tạ
 80 kg = 8 yến 1200 kg = 12 tạ
b, 1000 kg = 1 tấn 10 tạ = 1 tấn
 8000 kg = 8 tấn 30 tạ = 3 tấn
 15 000 kg = 15 tấn 200 tạ = 20 tấn
- 
Bài 2:HS nêu yêu cầu của bài.HS làm bài.
x
x
x
 268 324 475 309
+ 
 235 250 205 207
+ 
+ 
 1340 16200 2375 2163
 804 648 9500 6180
 536
62980 81000 97375 63963
Bài 3:HS nêu yêu cầu của bài.- HS làm bài:
a, 2 x 39 x 5 = ( 2 x 5) x 39 = 10 x 39 
 = 390
b,769 x 85 – 769 x 75 = 769 x (85-75)
 = 769 x 10 
 = 7690
c,302 x 16 + 302 x 4 = 302 x ( 16 + 4)
 = 302 x 20 = 6040.
Bài 4
- HS nêu yêu cầu của bài. HS làm bài:
 1 giờ 45 phút = 105 phút
Một phút cả hai vòi chảy được:
 25 + 15 = 40 ( l)
Sau 1 giờ 45 phút cả hai vòi chảy:
 105 x 40 = 4200 ( l)
 Đáp số: 4200 l
- HS nêu yêu cầu.
a, Công thức tính diện tích hình vuông:
 S = a x a
b, Khi a = 25 thì diện tích hình vuông là:
 25 x 25 = 625 (
 Đáp số : 625 m2 
	Khoa học:
NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
	I. Mục tiêu:
	Sau bài học, học sinh biết:
	- Tìm ra nguyên nhân làm nước ở sông, hồ, kênh, rạch, biển,...bị ô nhiễm.
	- Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương.
	- Nêu tác hại của việc sử dông nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người.
	II. Đồ dùng dạy học:
	- Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm ở địa phương và tác 	hại do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra.
	III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Tiêu chuẩn đánh giá nước sạch và nước bị ô nhiễm.
- Nhận xét.
3. Bài mới 
A. Giới thiệu bài: ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới.
Hoạt động 1: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm:
* Mục tiêu: Phân tích các nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm. sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở địa phương.
- Hình sgk trang 54, 55.
- Tập đặt câu hỏi và trả lời theo từng hình.
M: Hình nào cho biết nước ở sông/hồ bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây ô nhiễm được mô tả trong hình đó là gì?
- Tổ chức cho HS trao đổi theo cặp.
- Kết luận: Mục bạn cần biết sgk.
- GV đọc vài thông tin về nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
Hoạt động 2: Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước:
* Mục tiêu: nêu tác hại của việc sử dông nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
- Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm?
- Kết luận: sgk.
4. Củng cố, dặn dò 
- Có ý thức bảo vệ nguồn nước.
- Chuẩn bị bài tiết sau.
- HS nêu.
NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
- HS quan sát hình sgk.
- HS trao đổi theo nhóm 2, đặt câu hỏi và trả lời từng tranh theo mẫu.
- Một vài nhóm trao đổi trước lớp.
- Nguyên nhân: do con người xả nước bẩn, chất thải chưa qua xử lí xuống ao, hồ, sông,suối..
- HS đọc mục Bạn cần biết sgk.
- HS thảo luận nhóm 4 dự kiến những điều sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm.
- Nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người, sinh ra nhiêu bệnh.
- HS các nhóm trình bày.
 KỸ THUẬT
THÊU MÓC XÍCH 
 I.Muc tiêu:
 - HS biết thêu móc xích.
 - HS biết cách thêu múc xích và ứng dụng của thêu múc xích.
 - Thêu được các mũi thêu móc xích.
 - HS hứng thú học thêu.
 II. Chuẩn bị :
 + Mảnh vải trắng.
 + Khung thêu.
 + Giấy nháp trắng.
 III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng của HS.
- Nhận xét chung.
2. Bài mới 
A: Giới thiệu bài
	 HĐ1: Quan sát và nhận xét
+ Cho Hs quan sát mẫu.
- Nêu đặc điểm của đường thêu móc xích. 
 Thế nào là thêu móc xích?
- ứng dông của thuê móc xích.
HĐ2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật
- Cho Hs quan sát quy trình thêu.
- Cho H so sánh cách vạch dấu đường khâu, đường thêu móc xích và đường thêu lướt vặn.
+ Cho H quan Sát hình SGK. 
+ Mỗi mũi thêu được bắt đầu bằng cách tạo đường chỉ qua đường dấu .
- Cho H đọc ghi nhớ 
- Cho H thực hành trên giấy
3. Dặn dò : 
-Chuẩn bị giờ sau thực hành trên vải
H quan sát cả 2 mặt của đường thêu.
THÊU MÓC XÍCH 
+ Mặt phải là những vòng chỉ nhỏ móc nối tiếp với nhau giống như chuỗi mắt xích (của sợi dây chuyền)
+ Mặt trái là những mũi chỉ bằng nhau, nối tiếp với nhau giống các mũi khâu đột mau. 
- Là các mũi thêu để tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích.
- Dùng trong trang trí hoa, lá, cảnh vật, con giống lên cổ áo, ngực áo. 
- Hs quan sát hình 2 (SGK)
- Số thứ tự đường thêu móc xích ngược lại với đường thêu lướt vặn. 
- H quan sát H 3a, 3b, 3c.
3 - 4 Học sinh 
- Học sinh tập thêu móc xích
 Sinh hoạt cuối tuần 13
	I. MỤC TIÊU :
	- Đánh giá các hoạt động tuần qua. 
	- Triển khai kế hoạch tuần đến .
	II. NỘI DUNG:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1: Đánh giá các hoạt động tuần qua
- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt. 
- GV nhận xét chung.
- Nhận xét, bầu chọn tổ, cá nhân xuất sắc
HĐ2: Nhiệm vụ tuần đến
- Hướng dẫn thực hiện chuyên hiệu tháng 11.
- Ôn hai bài múa đã tập .
- Kiểm tra tác phong đội viên.
HĐ3: Sinh hoạt
- Ôn 2 bài múa 
- Chơi trò chơi.
- Các tổ trưởng lần lượt nhận xét các hoạt động tuần qua của tổ 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
- Ban chỉ huy chi đội hướng dẫn.
Thực hành múa các bài múa chuẩn bị 20- 11.
Nhặt rác,dọn vệ sinh trường lớp, lau nhà.
Tiếp tục rèn chữ viết.
- HĐ cả lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 1316 tuan.doc