TẬP ĐỌC
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. Mục tiêu:
Đọc đúng các tiếng, từ khó : Xi-ô-côp-xki, biết phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.
Hiểu nội dung bài: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại người Nga, Xi-ô-côp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bĩ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ tìm đừơng lên các vì sao.
II. Đồ dùng dạy học:
Chân dung nhà bác học Xi-ô-côp-xki.
Tranh ảnh, vẽ khinh khí cầu, con tàu vũ trụ.
III. Hoạt động trên lớp:
TUẦN 13 ( ngày 12/11/12 đến 16 /11/12) a THỨ Môn học Bài dạy 2 Chào cờ Tập đọc Toán Đạo đức Tuần 13 Người tìm đường lên các vì sao Giới thiệu nhân nhẫm số có hai chữ số với 11 Hiếu thảo với ông bà cha mẹ 3 Luyện từ& câu Toán Chính tả M R V T : ý chí và nghị lực Nhân với số có 3 chữ số Người tìm đường lên các vì sao 4 Tập đọc Tập làm văn Toán Thể dục Văn hay chữ tốt Trả bài viết kể chuyện Nhân với số có 3 chữ số ( t t) GV chuyên 5 Luyện từ& câu Toán Kể chuyện ATGT Câu hỏi và dấu chấm hỏi Luyện tập Kể lại câu chuyện tuần 11(Bàn chân kì diệu) Bài 6(T1) 6 Toán Tập làm văn Mĩ thuật Sinh hoạt lớp LuyÖn tËp chung ¤n tËp v¨n kÓ chuyÖn GV chuyên Tuần 13 Thứ hai:ngày 12 /11 2012 TẬP ĐỌC NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO I. Mục tiêu: Đọc đúng các tiếng, từ khó : Xi-ô-côp-xki, biết phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại người Nga, Xi-ô-côp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bĩ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ tìm đừơng lên các vì sao. II. Đồ dùng dạy học: Chân dung nhà bác học Xi-ô-côp-xki. Tranh ảnh, vẽ khinh khí cầu, con tàu vũ trụ. III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: -Gọi 2 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc bài Vẽ trứng và trả lời câu hỏi về nội dung bài. -Gọi 1 HS đọc toán bài. -Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: -GV đọc mẫu+ HD cách đọc và các phần khó đọc cho HS -Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có) -Chú ý các câu hỏi: +Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được? Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm thế? -GV có thể giới thiệu thêm hoặc gọi HS giới thiệu tranh (ảnh) về khinh khí cầu, tên lửa nhiều tầng, tàu vũ trụ. -Gọi HS đọc cả bài. -chú ý cách đọc: +1 HS đọc toàn bài đọc viết giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục.+ HS đọc phần chú giải. +Nhấn giọng những từ ngữ: nhảy qua gãy chân, vì sao, không biết bao nhiêu, hì hục, hàng trăm lần, chinh phục * Tìm hiểu bài: -Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Xi-ô-côp-xki mơ ước điều gì? -Yêu cầu HS đọc đoạn 2,3 trao đổi và trả lời câu hỏi. +Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào? -Nguyên nhân chính giúp ông thành công là gì? + -Yêu cầu HS đọc đoạn 4, trao đổi nội dung và trả lời câu hỏi. +Em hãy đặt tên khác cho truyện. -Câu truyện nói lên điều gì? -Ghi nội dung chính của bài. * Đọc diễn cảm: -yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi để tim ra cách đọc hay. -Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. -Yêu cầu HS luyện đọc. -Tổ chức co HS thi đọc diễn cảm đoạn văn. -Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS . -Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài. -Nhận xét và cho điểm học sinh. 3. Củng cố – dặn dò:Câu truyện giúp em hiểu điều gì?-Nhận xét tiết học. -3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. -Quan sát và lắng nghe. -4 HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự. +Đoạn 1: Từ nhỏ đến vẫn bay được. + Đoạn 2:Để tìm điều đến tiết kiệm thôi. +Đoạn 3: Đúng là đến các vì sao +Đoạn 4: Hơn bốn mươi năm đến chinh phục. -1 HS đọc thành tiếng. -Gới thiệu và lắng nghe. - -1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi. + Xi-ô-côp-xki mơ ước được bay lên bầu trời. -2 HS nhắc lại. -2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. +Để thực hiện ước mơ của mình ông đã sống kham khổ, ông đã chỉ ăn bánh mì suông để dành tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa Hoàng không ủng hộ phát minh bằng khinh khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông không nản chí. Ông đã kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới các vì sao từ chiếc pháo thăng thiên. + Xi-ô-côp-xki thành công vì ông có ước mơ đẹp: chinh phục các vì sao và ông đã quyết tâm thực hiện ước mơ đó. -2 HS nhắc lại. -1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. -1 HS nhắc lại. +Tiếp nối nhau phát biểu. *Ước mơ của Xi-ô-côp-xki. *Người chinh phục các vì sao. *Ông tổ của ngành du hành vũ trụ. *Quyết tâm chinh phục bầu trời. -Truyện ca ngợi nhà du hành vũ trụ vĩ đại Xi-ô-côp-xki. nhờ khổ công nghiên cứu, kiên trì bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ lên các vì sao. -4 HS tiếp nối nhau đọc và tìm cách đọc (như đã hướng dẫn). -1 HS đọc thành tiếng. -HS luyện đọc theo cặp. -3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm. -3 HS thi đọc toàn bài. -Câu chuyện nói lên từ nhỏ Xi-ô-côp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. -Nhờ kiên trì, nhẫn nại Xi-ô-côp-xki đã thành công trong việc nghiên cứu ước mơ của mình. Toán: GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11 I.Mục tiêu : Giúp HS: -Biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 - HS làm bài tập 1.3 II.Đồ dùng dạy học : III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.On định: 2.KTBC : -GV gọi 6 HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 60 , đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác -GV chữa bài và cho điểm HS 3.Bài mới : a) Giới thiệu bài b ) Phép nhân 27 x 11 ( Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10 ) -GV viết lên bảng phép tính 27 x 11. -Cho HS đặt tính và thực hiện phép tính trên. -Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên. -Hãy nêu rõ bước cộng hai tích riêng của phép nhân 27 x 11. -Như vậy , khi cộng hai tích riêng của phép nhân 27 x 11 với nhau chúng ta chỉ cần cộng hai chữ số ( 2 + 7 = 9 ) rồi viết 9 vào giữa hai chữ số của số 27. -Em có nhận xét gì về kết quả của phép nhân 27 x 11 = 297 so với số 27. Các chữ số giống và khác nhau ở điểm nào ? -Vậy ta có cách nhân nhẩm 27 với 11 như sau: * 2 cộng 7 = 9 * Viết 9 vào giữa 2 chữ số của số 27 được 297. * Vậy 27 x 11 = 297 -Yêu cầu HS nhân nhẩm 41 với 11. -GV nhận xét và nêu vấn đề: Các số 27 ,41 đều có tổng hai chữ số nhỏ hơn 10 , vậy với trường hợp hai chữ số lớn hơn 10 như các số 48 ,57 , thì ta thực hiện thế nào ? Chúng ta cùng thực hiện phép nhân 48 x 11. c.Phép nhân 48 x11 (Trường hợp hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10) -Viết lên bảng phép tính 48 x 11. -Yêu cầu HS áp dụng cách nhân nhẩm đã học trong phần b để nhân nhaẵm x 11. -Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính trên. -Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên ? -Hãy nêu rõ bước thực hiện cộng hai tích riêng của phép nhân 48 x 11. -Vậy em hãy dựa vào bước cộng các tích riêng của phép nhân 48 x11 để nhận xét về các chữ số trong kết quả phép nhân 48 x 11 = 528. + 8 là hàng đơn vị của 48. + 2 là hàng đơn vị của tổng hai chữ số của 48 ( 4 + 8 = 12 ). + 5 là 4 + 1 với 1 là hang chục của 12 nhớ sang -Vậy ta có cách nhân nhẩm 48 x 11 như sau + 4 công 8 bằng 12 . + Viết 2 vào giữa hai chữ số của 48 được 428. + Thêm 1 vào 4 của 428 được 528. +Vậy 48 x 11 = 528. -Cho HS nêu lại cách nhân nhẩm 48 x 11. -Yêu cầu HS thực hiện nhân nnhẩm 75 x 11. d) Luyện tập , thực hành Bài 1 -Yêu cầu HS nhân nhẩm và ghi kết quả vào vở, khi chữa bài gọi 3 HS lần lượt nêu cách nhẩm của 3 phần. Bài 3 -GV yêu cầu HS đọc đề bài -Yêu cầu HS làm bài vào vở . Cách 1: Bài giải Số hàng cả hai khối lớp xếp được là 17 + 15 = 32 ( hàng ) Số học sinh của cả hai khối lớp 11 x 32 = 352 ( học sinh ) Đáp số : 352 học sinh Nhận xét cho điểm học sinh 4.Củng cố, dặn dò :-Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. -6 HS lên sửa bài , HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn -HS nghe. -1 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào giấy nháp 27 x 11 27 27 297 -Đều bằng 27. -HS nêu. -Số 297 chính là số 27 sau khi được viết thêm tổng hai chữ số của nó ( 2 + 7 = 9 ) vào giữa. -HS nhẩm -HS nhân nhẩm và nêu cách nhân nhẩm của mình -1 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào nháp 48 x 11 48 48 528 -Đều bằng 48. -HS nêu. -HS nghe giảng. -2 HS lần lượt nêu. -HS nhân nhẩm và nêu cách nhân trước lớp. -Làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. -2 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào vở -HS đọc đề bài -1 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào vở Cách 2 : Bài giải Số học sinh của khối lớp 4 là 11 x 17 = 187 ( học sinh ) Số học sinh của khối lớp 5 có là 11 x 15 = 165 ( học sinh ) Số học sinh củacả hai khối lớp 187 + 165 = 352 ( học sinh) Đáp số 352 học sinh - Khoa học: NƯỚC BỊ Ô NHIỄM I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm - Nước sạch: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật quá mức cho phép hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người. - Nước ô nhiễm: có màu có chất bẩn, chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người. -Luôn có ý thức sử dụng nước sạch, không bị ô nhiễm. II/ Đồ dùng dạy- học: -HS chuẩn bị theo nhóm: +Một chai nước sông hay hồ, ao (hoặc nước đã dùng như rửa tay, giặt khăn lau bảng), một chai nước giếng hoặc nước máy. +Hai vỏ chai. +Hai phễu lọc nước; 2 miếng bông. -GV chuẩn bị kính lúp theo nhóm.-Mẫu bảng tiêu chuẩn đánh giá (pho-to theo nhóm). III/ Hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1) Em hãy nêu vai trò của nước đối với đời sống của người, động vật, thực vật ? 2) Nước có vai trò gì trong sản xuất nông nghiệp ? Lấy ví dụ. -GV nhận xét câu trả lời và cho điểm HS. 3.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: -Kiểm tra kết quả điều tra của HS. -Gọi 10 HS nói hiện trạng nước nơi em ở. -GV ghi bảng thành 4 cột theo phiếu và gọi tên từng đặc điểm của nước. Địa phương nào có hiện trạng nước như vậy thì giơ tay. GV ghi kết quả. - * Hoạt động 1: Làm thí nghiệm: Nước sạch, nước bị ô nhiễm. ª Mục tiêu: -Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát thí nghiệm. -Giải thích tại sao nước sông, hồ thường đục và không sạch. ªCách tiến hành: -GV tổ chức cho HS tiến hành làm thí nghiệm theo định hướng sau: -Đề nghị các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình. -Yêu cầu 1 HS đọc ... kể và trao đổi với bạn về ý nghĩa truyện. Nhận xét lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu. ------------------* & *----------- SINH HOẠT LỚP TUẦN 13 I/ Đánh giá tuần qua: Hầu hết các em đi học chuyên cần, đúng giờ, vệ sinh trường , lớp sạch sẽ. Nhiều em tham gia phong trào như: Cờ vua, thi VSCĐ đạt kết quả. Thi đua dành nhiều điểm 10 dâng lên ngày 20/11 điển hình: My, Ấn, Như, Khoa, Nhiên, Quyên Tiến độ nộp tiền còn chậm Bên cạnh đó vẫn còn những em chưa tích cực trong học tập như: Liên, Việt, Vũ, Thảo, Thúy, .... II/ Phương hướng đến: Học tuần 14 Vệ sinh Trường lớp sạch sẽ. Duy trì sĩ số 1000/0. Duy trì truy bài đầu giờ. Trực vệ sinh trường Thứ ba: TUẦN 13 BÀI 25 HỌC ĐỘNG TÁC ĐIỀU HOÀ TRÒ CHƠI “ CHIM VỀ TỔ ” I.Mục tiêu : -Ôn 7 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu HS thực hiện động tác theo đúng thứ tự, chính xác và tương đối đẹp. -Trò chơi : “Chim về tổ ” Yêu cầu HS nắm được luật chơi, chơi tự giác, tích cực và chủ động -Học động tác điều hoà .Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng, nhịp độ chậm và thả lỏng. II. Đặc điểm – phương tiện : Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện : Chuẩn bị còi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức 1 . Phần mở đầu: -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số. -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. -Khởi động: +Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai. +Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên quanh sân tập. +Trò chơi: “Trò chơi hiệu lệnh”. 2. Phần cơ bản: a) Bài thể dục phát triển chung: * Ôn 7 động tác của bài thể dục phát triển chung +Lần 1: GV điều khiển vừa hô nhịp cho HS tập vừa quan sát để sửa sai cho HS , dừng lại để sửa nếu nhịp nào có nhiều HS tập sai +Lần 2: Mời cán sự lên hô nhịp cho cả lớp tập, GV quan sát để sửa sai cho HS (Chú ý : Xen kẽ giữa các lần tập GV nên nhận xét). * Học động tác thăng bằng +Lần 1: -GV nêu tên động tác, ý nghĩa của động tác. -GV làm mẫu cho HS hình dung được động tác. -GV vừa làm mẫu tập chậm từng nhịp vừa phân tích giảng giải để HS tập theo. Nhịp 1: Đưa chân trái sang bên (thả lỏng chân và bàn chân không chạm đất, đồng thời hai tay dang ngang , bàn tay sấp (thả lỏng cổ tay). Nhịp 2: Hạ bàn chân trái xuống thành tư thế đứng hai chân rộng bằng vai, đồng thời gập thân sâu và thả lỏng, hai tay đan chéo nhau (tay trái trong tay phải ngoài, thả lỏng cổ tay). Nhịp 3: Như nhịp 1. Nhịp 4: Về TTCB Nhịp 5 , 6, 7, 8 : Như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi chân. * GV treo tranh: HS phân tích, tìm hiểu các cử động của động tác theo tranh. +Lần 2: GV đứng trước hô nhịp tập cùng chiều với HS, HS tập các cử động của động tác điều hoà. +Lần 3: GV hô nhịp cho HS tập toàn bộ động tác và quan sát HS tập. +Lần 4: Cho cán sự lớp lên vừa tập vừa hô nhịp cho cả lớp tập theo, GV theo dõi sửa sai cho các em +Lần 5: HS tập tương đối thuộc bài GV không cho cán sự làm mẫu chỉ hô nhịp cho HS tập. * GV chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ. * Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn. GV cùng HS quan sát, nhận xét, đánh giá. GV sửa chữa sai sót, biểu dương các tổ thi đua tập tốt. -GV điều khiển hô nhịp kết hợp cho HS tập ôn cả 8 động tác cùng một lượt (Xen kẽ mỗi động tác tập GV có nhận xét). -Cán sự lớp điều khiển hô nhịp để HS cả lớp tập. b) Trò chơi : “Chim về tổ ” -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. -Nêu tên trò chơi. -GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. -Cho HS chơi thử và nhắc nhở HS thực hiện đúng quy định của trò chơi. -Tổ chức cho HS chơi chính thức và có hình phạt vui với những HS phạm luật. -GV quan sát, nhận xét, biểu dương những HS chơi tự giác, tích cực và chủ động. 3. Phần kết thúc: -HS đứng tại chỗ làm động tác gập thân thả lỏng. -Thực hiện bật chạy nhẹ nhàng từng chân kết hợp thả lỏng toàn thân. -GV cùng học sinh hệ thống bài học. -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà. -GV hô giải tán. 6 – 10 phút 1 – 2 phút 2 – 3 phút 1 – 2 phút 18 – 22 phút 13 – 15 phút 1 – 2 lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp 4 – 5 lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp 4 – 5 phút 1 lần 4 – 6 phút 6 – 8 lần 6 – 8 lần 1 – 2 phút 1 – 2 phút -Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. ==== ==== ==== ==== 5GV -HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang. ========== ========== ========== ========== 5GV ========== ========== ========== ========== 5GV -Học sinh 4 tổ chia thành 4 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập. 5GV = === = 5GV === = === = === = === ========== ========== ========== ========== 5GV -Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. ========== ========== ========== ========== 5GV -HS hô “khỏe” * & * Thứ Năm: BÀI 26 ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG TRÒ CHƠI “ CHIM VỀ TỔ ” I. Mục tiêu : -Ôn từ động tác 4 đến động tác 8 của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác đúng thứ tự và biết phát hiện ra chỗ sai để tự sửa hoặc sửa cho bạn. -Trò chơi : “Chim về tổ ” Yêu cầu chơi nhiệt tình, thực hiện đúng yêu cầu của trò chơi. II. Đặc điểm – phương tiện : Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập . đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện : Chuẩn bị còi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức 1 . Phần mở đầu: -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số. -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. -Khởi động: Chạy nhẹ nhàng 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên quanh sân tập về đội hình 4 hàng ngang. +HS đứng tại chỗ hát, vỗ tay để khởi động xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai. 2. Phần cơ bản: a) Bài thể dục phát triển chung: * Ôn từ động tác 4 đến độngtác 8 của bài thể dục phát triển chung + Lần 1: GV điều khiển vừa hô nhịp cho HS tập vừa quan sát để sửa sai cho HS , dừng lại để sửa nếu nhịp nào có nhiều HS tập sai + Lần 2 : Mời cán sự lên hô nhịp cho cả lớp tập, GV quan sát để sửa sai cho HS ( Chú ý : Xen kẽ giữa các lần tập GV nên nhận xét ưu nhược điểm của lần tập đó ) + GV chia tổ để HS tập luyện theo nhóm ở các vị trí đã được phân công do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ . +Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn. GV cùng HS quan sát, nhận xét, đánh giá. GV sửa chữa sai sót, biểu dương các tổ thi đua tập tốt. +GV cho cán sự lớp điều khiển hô nhịp để cả lớp ôn lại toàn bài. b) Trò chơi : “Chim về tổ ” -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. -Nêu tên trò chơi. -GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. -Cho HS chơi thử và nhắc nhở HS thực hiện đúng quy định của trò chơi. -Tổ chức cho HS chơi chính thức và có hình phạt vui vơi những HS phạm luật. -GV quan sát, nhận xét, biểu dương những HS chơi nhiệt tình thực hiện đúng yêu cầu trò chơi. 3. Phần kết thúc: -GV cho HS đứng tại chỗ làm một số động tác thả lỏng như gập thân, bật chạy nhẹ nhàng từng chân kết hợp thả lỏng toàn thân. -GV cùng học sinh hệ thống bài học: Yêu cầu HS nhắc lại thứ tự động tác của bài. -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. -Giao bài tập về nhà: Ôn bài thể dục phát triển chung -GV hô giải tán. 6 – 10 phút 1 – 2 phút 1 phút 1 – 2 phút 18 – 22 phút 13 – 15 phút 2 – 3 lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp 2 lần 4 – 5 phút 4 – 6 phút 1 – 2 phút 1 – 2 phút 1 – 2 phút 1 phút -Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. ==== ==== ==== ==== 5GV -HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang. ========== ========== ========== ========== 5GV ========== ========== ========== ========== 5GV -Học sinh 4 tổ chia thành 4 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập. 5GV = === = 5GV === = === = === = === ========== ========== ========== ========== 5GV -Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. ========== ========== ========== ========== 5GV -HS hô “khỏe”. * & * BÀI 14 LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA (1 tiết ) I/ Mục tiêu: -HS biết được lợi ích của việc trồng rau, hoa. -Yêu thích công việc trồng rau, hoa. II/ Đồ dùng dạy- học: -Sưu tầm tranh, ảnh một số cây rau, hoa. -Tranh minh hoạ ích lợi của việc trồng rau, hoa. III/ Hoạt động dạy- học: Tiết 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 3.Dạy bài mới: a)Giới thiệu bài: Lợi ích của việc trồng rau và hoa. b)Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 1: GV hướng dẫn tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau, hoa. -GV treo tranh H.1 SGK và cho HS quan sát hình.Hỏi: +Liên hệ thực tế, em hãy nêu ích lợi của việc trồng rau? +Gia đình em thường sử dụng rau nào làm thức ăn? +Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn ở gia đình? +Rau còn được sử dụng để làm gì? -GV tóm tắt: Rau có nhiều loại khác nhau. Có loại rau lấy lá, củ, quả,Trong rau có nhiều vitamin, chất xơ giúp cơ thể con người dễ tiêu hoá. Vì vậy rau không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của chúng ta. -GV cho HS quan sát H.2 SGK và hỏi : +Em hãy nêu tác dụng của việc trồng rau và hoa ? -GV nhận xétvà kết luận. * Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta. * GV cho HS thảo luận nhóm: +Làm thế nào để trồng rau, hoa đạt kết quả? -GV gợi ý với kiến thức TNXH để HS trả lời: +Vì sao có thể trồng rau, hoa quanh năm ? -GV nhận xét bổ sung: Các điều kiện khí hậu, đất đai ở nước ta thuận lợi cho cây rau, hoa phát triển quanh năm.Nước ta có nhiều loại rau, hoa dễ trồng: rau muống, rau cải, cải xoong, hoa hồng,hoa cúc Vì vậy nghề trồng rau, hoa ở nước ta ngày càng phát triển. -GV nhận xét và liên hệ nhiệm vụ của HS phải học tập tốt để nắm vững kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc rau, hoa. -GV tóm tắt những nội dung chính của bài học theo phần ghi nhớ trong khung và cho HS đọc. 3.Nhận xét- dặn dò: -Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. -Chuẩn bị đọc trước bài “Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa”. -Chuẩn bị đồ dùng học tập. -Rau làm thức ăn hằng ngày,rau cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho con người,dùng làm thức ăn cho vật nuôi -Rau muống, rau dền, -Được chế biến các món ăn để ăn với cơm như luộc, xào, nấu. -Đem bán, xuất khẩu chế biến thực phẩm -HS nêu. -HS thảo luận nhóm. -Dựa vào đặc điểm khí hậu trả lời. -HS đọc phần ghi nhớ SGK. -HS cả lớp.
Tài liệu đính kèm: