Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Giáo viên: Bùi Duy Sanh - Trường TH Trường Đông A

Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Giáo viên: Bùi Duy Sanh - Trường TH Trường Đông A

TẬP ĐỌC

Tiết 27: CHÚ ĐẤT NUNG

i.mục tiêu

 -Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đoc diênx cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm; đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé đất)

 -Hiểu từ ngữ được chú giải cuối truyện và 1 số từ ngữ ( đống rấm, hòn rấm. )

 -Hiểu nội dung (phần đầu) truyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.

ii.đồ dùng dạy học

 -Băng giấy viết câu văn cần hướng dẫn Hs ngắt câu dài.

 -Tờ phiếu khổ to viết đoạn văn hướng dẫn Hs đọc diễn cảm.

iii.các hoạt động dạy học

 1.Hoạt động 1: Luyện đọc

 -1 HS giỏi đọc toàn bài.

 -GV chia 3 đoạn.

 .Đoạn 1: Bốn dòng đầu

 .đoạn 2: 6 dòng tiếp theo.

 .Đoạn 3: Phần còn lại.

 

doc 31 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Giáo viên: Bùi Duy Sanh - Trường TH Trường Đông A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Từ:23/11/09
Đến:27/11/09
Thứ hai, ngày 23 tháng 11 năm 2009
TẬP ĐỌC
Tiết 27: CHÚ ĐẤT NUNG
i.mục tiêu
 	-Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đoc diênx cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm; đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé đất)
 	-Hiểu từ ngữ được chú giải cuối truyện và 1 số từ ngữ ( đống rấm, hòn rấm. )
 -Hiểu nội dung (phần đầu) truyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Băng giấy viết câu văn cần hướng dẫn Hs ngắt câu dài.
 -Tờ phiếu khổ to viết đoạn văn hướng dẫn Hs đọc diễn cảm.
iii.các hoạt động dạy học
 	1.Hoạt động 1: Luyện đọc
 -1 HS giỏi đọc toàn bài.
 -GV chia 3 đoạn.
 	.Đoạn 1: Bốn dòng đầu
	.Đoạn 2: 6 dòng tiếp theo.
	.Đoạn 3: Phần còn lại.
 -HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn lần 1.
 -GV hướng dẫn đọc 1 số từ ngữ HS phát âm sai.
 -HS đọc tiếp nối lần 2.
 -GV rút từ ngữ cần giải nghĩa có trong từng đoạn. Kết hợp cho HS quan sát tranh minh họa SGK để nhận biết và hiểu nghĩa từ đống rấm, hòn rấm.
 -GV đính câu dài: Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng em nặn lúc đi chăn trâu; chú bé Đất ngạc nhiên hỏi lại:
 -Câu văn này dài các em ngắt chỗ nào là hợp lý nhất?
 -HS tự ngắt câu dài và đọc lại.
 -HS đọc tiếp nối lần 3.
 -Luyện đọc theo nhóm 4.
 -2 Hs đọc cả bài.
 -GV đọc diễn cảm toàn bài (Hướng dẫn giọng đọc: Giọng hồn nhiên; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: rất bảnh, thật đoảng, bẩn hết, ấm, khoan khoái, nóng rát, lùi lại, nhát thế, dám xông pha, nung thì nung).
 	2.Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
 -HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời cá nhân câu hỏi:
	+Cu Chắt có những đồ chơi nào?
	+Chúng khác nhau như thế nào ?
 -GV nhận xét, chuyển ý tìm hiểu đoạn 2.
 -1 HS đọc thành tiếng đoạn 2, lớp theo dõi trong SGK và trả lời cá nhân câu hỏi.
	+Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì ?
 -Gv chuyển ý sang tìm hiểu đoạn còn lại.
 -1 HS đọc thành tiếng đoạn 3, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
	+Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung ?
 -GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi câu hỏi.
	+Chi tiết”nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?
 -1 số HS phát biểu.
 -GV nhận xét, chốt lại.
 	3.Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
 -3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
 -GV đính tờ phiếu ghi sẵn đoạn văn “ Ông Hòn Rấm cười bảo:..Từ đấy chú thành Đất Nung”
	+ Trong đoạn văn trên cần ngắt câu ở những chỗ nào ?
 -HS nhẩm đọc và tự ngắt câu.
- Hướng dẫn đọc phân vai.
 -Với đoạn văn này, các em đọc phân biệt đúng lời nhân vật ( ông Hòn Rấm : vui, ôn tồn; Chú bé Đất : chuyển từ ngạc nhiên sang mạnh dạn, táo bạo, đáng yêu-thể hiện rõ ở câu cuối: Nào. nung thì nung).
 -HS luyện đọc phân vai theo nhóm 3.
 -1 số nhóm thi đọc phân vai trước lớp.
 -GV nhận xét-tuyên dương.
4.Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò.
 -Đọc truyện này giúp em hiểu điều gì ?
 +Nhận xét tiết học.
 -Về nhà luyện đọc bài lại và trả lời câu hỏi cuối bài.
 CB:Chú Đất Nung (TT)/ 138 (đọc và tìm hiểu trước bài ở nhà)
-------------------------------------------------------------
KHOA HỌC
Tiết 27: MỘT SỐ CÁCH LÀM NƯỚC SẠCH
I.MỤC TIÊU
Sau bài học, HS biết xử lí thông tin để;
 -Kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách.
 -Nêu được tác dụng của từng giai đoạn trong cách lọc nước đơn giản và sản xuất nước sạch của nhà máy nước.
 -Hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống.
IIĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Phiếu học tập.
 -Mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản.
iii.các hoạt động dạy học
 	1.Hoạt động 1: Tìm hiểu một số cách lọc nước.
 +Làm việc cá nhân
 -GV nêu câu hỏi,1 số HS trả lời.
 	+Gia đình em làm sạch nước bằng cách nào ?
	+Kể ra một số cách làm sạch nước mà địa phương em đã sử dụng?
 -GV nhận xét, chốt lại.
 -Có 3 cách làm sạch nước:
 +Lọc nước: Bằng giấy lọc, bông,lót ở phễu.
 	.Bằng sỏi, cát, than củi, đối với bể lọc (GV cho HS xem dụng cụ lọc này).
 +Khử trùng nước: Để diệt vi khuẩn người ta có thể pha vào nước những chất khử trùng như nước gia-ven, chất này thường lam nước có mùi hắc.
 +Đun sôi: Đun nước cho tới khi sôi, để thêm 10 phút, phần lớn vi khuẩn chết hết. Nước bốc hơi mạnh, mùi thuốc khử trùng cũng hết.
 -Yêu cầu HS nêu lại các cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách.
 	2.Hoạt động 2: Thực hành lọc nước.
 -Thảo luận nhóm 8.
 -Các nhóm báo cáo dụng cụ thực hành của nhóm.
 -GV hướng dẫn các nhóm thực hành và thảo luận theo các bước như SGK/56.
 +Đại diện 2 nhóm lên trình bày sản phẩm và kết quả thảo luận.
 -GV kết luận: Nguyên tắc chung của lọc nước đơn giản là:
	.Than củi có tác dụng hấp thụ các mùi lạ và vàng trong nước.
	.Cát, sỏi có tác dụng lọc những chất không hòa tan.
 +Kết quả là nước đục trở thành nước trong, nhưng phương pháp này không làm chết được các vi khuẩn gây bệnh có trong nước. Vì vậy sau khi lọc, nước chưa được dùng để uống ngay được.
 	3.Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch.
 -Thảo luận nhóm 4.
 -Các nhóm nhận phiếu thảo luận.
 -GV yêu cầu các nhóm đọc các thông tin trong SGK/57 và trả lời ra phiếu học tập.
 -Đại diện 3 nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 -Gv kết luận: Quy trình sản xuất nước sạch của nhà máy nước:
	+Lấy nước từ nguồn nước bằng máy bơm.
	+Loại chất sắt và những chất không hòa tan trong nước bằng dàn khử sắt và bể lắng.
	+Tiếp tục loại các chất không hòa tan trong nước bằng bể lọc.
	+Khử trùng bằng nước gia-ven
	+Nước đã được khử sắt, sát trùng và loại trừ các chất bẩn khác được chứa trong bể.
	+Phân phối nước cho người tiêu dùng bằng máy bơm.
 	4.Hoạt động 4: Sự cần thiết phải đun sôi nước uống
 -Thảo luận nhóm đôi.
 +GV đính hai câu hỏi.
	.Nước đã được làm sạch bằng các cách trên đã uống ngay được chưa? Tại sao?
	.Muốn có nước uống được chúng ta phải làm gì ? Vì sao ?
 -Từng cặp HS trao đổi, đaị diện trả lời.
 -GV liên hệ và giáo dục HS
 -GV đính ghi nhớ lên bảng.
 -HS đọc ghi nhớ.
 	5.Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò.
 -Hôm nay học khoa học bài gì ?
 +Nhận xét tiết học.
 -Về nhà học thuộc mục bạn cần biết.
 CB: Bảo vệ nguồn nước.
---------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 64: LUYỆN TẬP.
I.MỤC TIÊU
 Giúp HS củng cố:
 	-Nhân với số có hai, ba chữ số.
 	-Aùp dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, tính chất nhân một số với một tổng(hoặc 1 hiệu) để tuính giá trị của biểu thức theo cách thuận tiện.
 -Tính giá trị của biểu thưvcs số, giải toán có lời văn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 -1 số bông hoa, tấm bìa, bút dạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 	1.Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs làm BT.
 Bài 1: Làm cá nhân.
 -Gv đính lần lượt các phép nhân lên bảng. 
 -HS làm bảng con, 1 số em làm trên bông hoa và đính bảng.
	345 x 200 = 69000
	237 x 24 = 5678
 	403 x 346 = 139438
 -Cả lớp và GV nhận xét kết quả.
 -Bài 1 củng cố kiến thức gì ?
 Bài 2: Làm cá nhân.
 -GV đính lần lượt các phép tính a,b lên bảng. Hs hai dãy làm bảng con, mỗi dãy làm 1 phép tính.
 -Hai Hs của 2 dãy bàn lên bảng thui đua tính.
95 + 11 x 206 = 95 + 2266 b) 95 x 11 + 206 = 1045 + 206
 = 2361	= 1251.	 
-Bài 3 củng cố kiến thức gì ?
 Bài 3: Làm nhóm 4.
 -1 Hs đọc yêu cầu BT. 
 -Gv đính các phép tính lên bảng.
	142 x 12 + 142 x 18
	49 x 365 – 39 x 365
	4 x 18 x 25.
 -Yêu cầu Hs nêu cách tính.
 -GV phát tấm bìa và phép tính cho các nhóm làm bài. Đại diện 3 nhóm đính kết quả lên bảng.
 -Các nhóm khác nhận xét.
 -Bài 3 củng cố kiến thức gì ?
 Bài 4: Làm việc cả lớp.
 -GV đính bài toán. 2 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm.
 -Nhắc lại các bước giải bài toán có văn.(4 bước)
 +Hỏi: Bài toán cho biết gì ?
 +Bài toán hỏi gì ?
 -1 Hs lên bảng tóm tắt bài toán.
 -Yêu cầu Hs nêu cách giải.
 -Cả lớp giải vào vở. 1 HS lên bảng giải.
 -Chấm điểm 1 số bài.
 -Bài 4 củng cố kiến thức gì ?
3.Hoạt động 2: Tổ chức cho Hs thi đua (làm bài 5a)
 -Gv đính bài toán và hình chữ nhật vẽ sẵn.
-Hs đọc yêu cầu và các số đo a,b. 
 -Bài tập yêu cầu tính gì?
 -Hs trao đổi nhóm đôi.
 -Hai Hs của 2 đội lên thi đua làm.
 -Nhận xét –tuyên dương.
 	+Bài 5 củng cố kiến thức gì ?
2.Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò.
 -Tiết toán hôm nay củng cố kiến thức gì?
 -2 HS nhìn bảng nhắc lại các kiến thức vừa củng cố.
 -Nhận xét tiết học.
-------------------------------------------------------------
KỂ CHUYỆN
Tiết 14 : BÚP BÊ CỦA AI ?
I.MỤC TIÊU
 	-Nghe cô giáo kể câu chuyện Búp bê của ai ? , nhớ được câu chuyện, nói đúng lời thuyết minh cho từng tranh minh họa truyện; kể lại được câu chuyện bằng lời của búp bê, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
 	-Hiểu truyện. Biết phát triển thêm phần kết của câu chuyện theo tình huống giả thiết.
 -Chăm chú nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện.
 -Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiêps được lời bạn.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Tranh
 -6 băng giấy viết sẵn lời thuyết minh.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 1.Hoạt động 1: GV kể chuyện 
 -Giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàn ...  học tập cho các nhóm thảo luận.
III.CÁC HOẠT ĐỘÏNG DẠY HỌC
 	1.Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồøn nước.
 -HS quan sát các hình trong SGK/58,59.
 -Hãy nói nội dung của từng hình mà em quan sát được. Mỗi HS nói 1 hình.
 -Ở gia đình em sử dụng nước giếng đào, giếng khoan hay nước máy ?
 -Nhà em thường đổ rác ở đâu ?
 -GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK, trao đổi từng cặp theo nội dung sau:
 	.Dãy A : Những việc nên làm để bảo vệ nguồn nước.
	.Dãy B : Những việc không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
 -HS trao đổi và ghi ra giấy. Đại diện trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
 	+ Em, gia đình em và ở địa phương đã làm gì để bảo vệ nguồn nước ?
 	+ Cần làm gì để bảo vệ nguồn nước ?
 -1 số HS phát biểu.
 -GV kết luận, đính bảng gọi HS đọc.
 2.Hoạt động 2 : đóng vai 
-GV giao việc : Các em thảo luận tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước.
 +Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 và đóng vai.
 -1 số nhóm thi đóng vai trước lớp. Gv nhận xét.
 	3.Hoạt động 3 : Củng cố – Dặn dò
 -Trò chơi “tiếp sức”.
 -GV đính 2 tấm bìa ghi nội dung trò chơi.
	+Những việc làm để bảo vệ nguồn nước:
	a / Cần giữ vệ sinh xung quanh nguồn nước.
	b / Đổ rác xuống sông, ao.
	c/ Xây dựng nhà tiêu tự hoại.
	d/ Xác súc vật như chuột chết, đào chôn gần giếng.
	e/ Thường xuyên khai thông cống rảnh nơi nguồn nước thải ra.
 -Hs hai đội thi đua, mỗi đội 4 em lên ghi Đ hay S vào trước các việc làm thích hợp.
 -HS và GV nhận xét- tuyên dương.
 +Nhận xét tiết học.
 -Về nhà học thuộc bài.
 CB: Tiết kiệm nước 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 27 tháng 11 năm 2009
TẬP LÀM VĂN
Tiết 27 : THẾ NÀO LÀ MIÊU TẢ ?
I.MỤC TIÊU
 -Hiểu được thế nào là miêu tả.(ND ghi nhớ).
 -Nhận biết được câu văn miêu tảtrong câu chuyện Chú đất nung(BT1, mụcIII); bước đầu viết được một hai câu miêu tả một trong những hình ảnh yêu thích trong bai thơ mưa.(BT2).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 1 số tờ phiếu to viết nội dung BT 2 phần nhận xét.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 	1.Hoạt động 1: Phần nhận xét
 Bài 1: làm việc các nhân
 -1 HS đọc yêu cầu của bài, lớp đọc thầm.
 + Tìm tên những sự vật được miêu tả trong đoạn văn.
 -1 số HS phát biểu. Gv nhận xét, chốt lại: Cây sòi, cây cơm nguội, lạch nước.
 Bài 2 : Làm việc theo nhóm 4.
 -1 HS đọc yêu cầu BT và đọc các cột trong bảng.
 -GV giải thích cho HS cách thực hiện bài tập theo ví dụ mẫu trong bảng.
 -Phát phiếu cho các nhóm thảo luận làm bài.
 -Gv: Các em đọc thầm lại đoạn văn BT1, ghi lại vào bảng những điều các em hình dung được về cây cơm nguội, lạch nước theo lời miêu tả.
 -Đại diện 2 nhóm đính bảng trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 -Gv chốt lại lời giải đúng.
 Bài 3 : Làm cá nhân
 -1 HS đọc yêu cầu của bài.
 -Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, trả lời câu hỏi :
 +Để quan sát được hình dáng của cây sòi, màu sắc của lá sòi và lá cây cơm nguội, tác giả phải quan sát bằng giác quan nào ?
 +Để tả được chuyển động của lá cây, tác giả phải quan sát bằng giác quan nào ?
 +Để tả được sự chuyển động của dòng nước, tác giả phải quan sát bằng giác quan nào ?
 +Muốn miêu tả sự vật, người viết phải làm gì ?
 -GV đính ghi nhớ. HS tiếp nối nhau đọc.
2.Hoạt động 2 : Luyện tập.
 Bài tập 1 : làm việc nhóm đôi.
 -1 HS đọc yêu cầu của BT.
 -GV giao việc : Các em đọc thầm lại bài Chú Đất Nung (phần 1 và 2) để tìm câu miêu tả.
 -Từng cặp HS trao đổi. 1 số HS phát biểu ý kiến.
 -GV nhận xét, chốt lại:
 Bài tập 2 : Làm bài cá nhân.
 -HS đọc yêu cầu Bt.
 -1 HS giỏi làm mẫu.
 -GV : Nhiệm vụ của các em là đọc thầm đoạn thơ Mưa, tìm một hình ảnh mà em thích. Viết 1 đến 2 câu tả hình ảnh đó.
 -HS làm vào vở. 1 số đọc câu văn miêu tả của mình.
 -HS và GV nhận xét.
 3.Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò.
 -Hôm nay học TLV bài gì ? Thế nào là văn miêu tả ?
 +Nhận xét tiết học.
 -Về nhà học thuộc ghi nhớ SGK. Tập quan sát đồ vật ở nhà.
 CB: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
-----------------------------------------------------------------------------
ĐỊA LÝ
Tiết 13: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ.
I.MỤC TIÊU.
-Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:
+Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ hai cả nước(Học sinh khá giỏi giải thích vì sao luá gạo trồng nhiều ở đồng bằngBắc Bộ:phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi giàu người dân có kinh nghiệm trồng lúa.nêu thứ tự các việc cần làm trong qua 1trình sản xuất lúa gạo)
+Trồng nhiềi lúa , ngô khoai, cây ăn quả , nuôi nhiều lợn và gia cầm.
-Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội:tháng lạnh1.2.3 nhiệt độ dưới 20oC, ứt đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 -Bảng phụ, giấy khổ to.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 1.Hoạt động 1: Làm việc nhóm đôi.
 +Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.(ĐBBB)
 -Yêu cầu HS đọc thầm mục 1 SGK. GV đính hai câu hỏi lên bảng.
 	+Đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông dân hay thưa dân ?
	+Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc nào ?
 -Từng cặp HS trao đổi, đại diện trả lời.
 - Gv nhận xét chốt lại: đồng bằng Bắc Bộ là vùng có dân cư tập trung đông nhất cả nước. Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc kinh.
 	2.Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4.
 + Cách sinh sống của người Kinh ở ĐBBB.
 -Yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK và đọc thầm mục 1.
 -Hình 1 vẽ gì ?
 -Yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi, mỗi nhóm 1 câu hỏi.
	+Làng của người Kinh ở ĐBBB có đặc điểm gì ? Nhiều nhà hay ít nhà ?
	+Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh (Nhà được làm bằng những vật liệu gì ? Chắc chắn hay đơn sơ?
	+Làng Việt cổ có đặc điểm gì ?
	+Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người dân ĐBBB có thay đổi như thế nào ?
 -Các nhóm tiến hành thảo luận. Đại diện trình bày.
 -GV kết luận –đính bảng.
3.hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
 +Trang phục và lễ hội.
 -Yêu cầu HS quan sát hình SGK/102.
 -Hỏi: Hình 2 vẽ gì? Hình 3 vẽ gì? Hình 4 vẽ gì ?
 -HS đọc thầm mục 2 SGK/101, trả lời các câu hỏi.
 	+Người dân thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào ? Lễ hội đó nhằm mục đích gì?
	+Trong lễ hội có những hoạt động gì ? Kể tên một số hoạt động trong lễ hội mà em biết.
	+Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân ĐBBB.
 -Gv kết luận –đính bảng.
 -GV liên hệ và giáo dục HS. 
 -1 số HS đọc ghi nhớ.
 	4.Hoạt động 4. Củng cố – Dặn dò.
 -GV tổ chức cho HS hai đội hỏi-đáp. Đội A hỏi đội B trả lời và ngược lại.
 +Gv đính câu hỏi:
 	+Ở ĐBBB chủ yếu là dân tộc nào sinh sống ?
 	+Ở ĐBBB lễ hội được tổ chức vào thời gian nào?
 	+Trong lễ hội có những hoạt động nào?
 	+Những lễ hội nổi tiếng ở ĐBBB là gì ? 
 -Hs hai đội thi đua.
 -Cả lớp và GV nhận xét-tuyên dương.	
 -Về nhà học thuộc ghi nhớ SGK.
 CB: Hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBBB / 103.
-----------------------------------------------------------------
Toán 
Tiết 68 : LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
 	-Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số.
-Thực hiện quy tắc chia một tổng (hoặc một hiệu ) cho một số.
-Aùp dụng quy tắc đã học để làm toán có liên quan.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV : các tấm bìa, bút dạ.
 -HS : Bảng con, phấn.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 +Hướng dẫn Hs làm bài tập.
 	1.Hoạt động 1: Làm cá nhân
 Bài 1: đặt tính rồi tính.
 -GV đính lần lượt các phép chia lên bảng.
-HS làm bảng con (theo dãy bàn , mỗi dãy làm 1 phép tính ), một số HS làm trên tấm bìa.
 -HS và GV nhận xét kết quả.
Bài 1 củng cố kiến thức gì ?
2.Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm đôi
 Bài 2 : Tìm hai số biết tổng và hiệu của chúng.
 -GV đính câu a lên bảng. HS đọc tổng và hiệu của số đó.
 	-Muốn tìm hai số khi biết tổng và hiệu ta làm sao ?
 -Các nhóm làm trên tấm bìa. Đại diện 2 nhóm trình bày kết quả.
 -GV nhận xét,	
.a/ Số lớn là : (42506 + 18472 ) : 2 = 30489
	 Số bé là : 30489 – 18472 = 12017
	Đáp số : Số lớn : 30489
	 Số bé : 12017
 Bài 2 củng cố kiến thức gì ?
3.Hoạt động 3 : làm việc nhóm 4.
 Bài 3 : Tính bằng hai cách.
 -GV đính câu a, b lên bảng, HS đọc.
-Các nhóm làm trên tấm bìa. Đại diện 4 nhóm trìmh bày kết quả.
	.a / ( 33164 + 28528 ) : 4	
Cách 1 : (33164 + 28528 ) : 4 = 61692 : 4
 = 15423
	Cách 2 : (33164 + 28528 ) : 4 = 33164 : 4 + 28528 :4
 = 8291 + 7132 = 15423
	.b / (403494 – 16415 ) : 7
	Cách 1 : ( 403494 – 16415 ) = 387079 : 7
	 = 55297
	Cách 2 : (403494 – 16415 ) = 403494 : 7 – 16415 : 7
	 = 57642 - 2345 = 55297
 Bài 3 củng cố kiến thức gì ?
 	4.Hoạt động 4: Làm việc cá nhân
 Bài 4 : Giải toán
 -GV đính bài toán. 2 HS đọc đề bài.
 -Hướng dẫn Hs phân tích đề bài.
 	.Bài toán cho biết gì ?
 	.Bài toán hỏi gì ?
-1 HS lên bảng tóm tắt.
	.Mỗi toa chở 14580 kg hàng; 3 toa chở ..? kg hàng
	.Mỗi toa chở 13275 kg hàng; 6 toa chở ? Kg hàng.
	.Trung bình mỗi toa xe chở.? kg hàng.
 -HS nêu cách giải và giải vào vở.
 -1 HS giải trên tấm bìa, đính bảng trình bày.
 -Gv chấm 1 số vở. Nhận xét.
 Bài 4 củng cố kiến thức gì ?
 	5.Hoạt động 5 : Củng cố – Dặn dò.
 -Tiết toán hôm nay củng cố kiến thức gì ?
 +Nhận xétb tiết học
 -Về nhà làm BT 2 câu b 
 CB: Chia một số cho một tích.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 tuan 14 mot cot.doc