Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - GV: Nguyễn Thị Luyến - Trường Tiểu Học Phước Tín A

Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - GV: Nguyễn Thị Luyến - Trường Tiểu Học Phước Tín A

TIẾT 2: TẬP ĐỌC

CHUỖI NGỌC LAM

I. MỤC TIÊU:

* Đọc đúng các từ ngữ khó dễ lẫn trong bài như: Pi-e, Goan, người thiếu nữ, .

+ Đọc lưu loát, diễn cảm bài , ngắt hơi đúng chỗ. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện đúng tích cách từng nhân vật: cô bé ngây thơ, hồn nhiên; chú Pi-e nhân hậu, tế nhị; chị cô bé thẳng thắn, thật thà.

* Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi ba nhân vật trong truyện là con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.

* Giáo dục học sinh lòng yêu thương , trân trọng tình bạn. Biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn, hoạn nạn.

II. CHUẨN BỊ:

 * GV: - Tranh trong SGK phóng to.

 - Bảng phục để ghi phần luyện đọc.

 * HS: - Xem bài trước.

 

doc 42 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - GV: Nguyễn Thị Luyến - Trường Tiểu Học Phước Tín A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 14
Từ ngày 24 / /11 /2008 đến 28/11/2008
THỨ - NGÀY
MÔN HỌC
TIẾT
TÊN BÀI DẠY 
HAI
24/11
Chào cờ
14
Chào cờ đầu tuần
Tập đọc
27
Chuỗi ngọc lam.
Toán
66
Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
Lịch sử
14
Thu- đông 1947, Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp”. 
Đạo đức
14
Tôn trọng phụ nữ ( Tiết 1).
BA
25/11
Thể dục
27
Động tác điều hòa– trò chơi: “Thăng bằng”
Chính tả 
14
Nghe – viết: Chuỗi ngọc lam.
Ltừvà câu
27
Ôn tập về từ loại.
Toán
67
Luyện tập.
Mĩ thuật
14
Vẽ trang trí: Trang trí đường diềm ở đồ vật.
TƯ
26/11
Khoa học
27
Gốm xây dựng: gạch ngói.
Toán
68
Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
Tập đọc 
28
Hạt gạo làng ta.
K.Chuyện
14
Pa-xtơ và em bé. 
Âm nhạc
14
Ôn bài: Những bông hoa, những bài ca, Ước mơ; Nghe nhạc 
NĂM
27/11
Thể dục
28
Bài thể dục phát triển chung– Trò chơi: “Thăng bằng”
Toán 
69
Luyện tập.
Địa lí 
14
Giao thông vận tải.
TLV
27
Làm biên bản cuộc họp.
Khoa học
28
Xi măng.
SÁU
27/11
LTvà câu
28
Ôn tập về từ loại.
TLV
28
Luyện tập làm biên bản cuộc họp .
Toán
70
Chia một số thập phân cho một số thập phân.
Kĩ thuật
14
Thêu chữ V ( tiết 3 / 3).
SHTT
14
Nhận xét - Phương hướng
Thứ Hai 
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
TIẾT 1: CHÀO CỜ
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
–{—
TIẾT 2: TẬP ĐỌC
CHUỖI NGỌC LAM
I. MỤC TIÊU:
* Đọc đúng các từ ngữ khó dễ lẫn trong bài như: Pi-e, Goan, người thiếu nữ, ...
+ Đọc lưu loát, diễn cảm bài , ngắt hơi đúng chỗ. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện đúng tích cách từng nhân vật: cô bé ngây thơ, hồn nhiên; chú Pi-e nhân hậu, tế nhị; chị cô bé thẳng thắn, thật thà.
* Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi ba nhân vật trong truyện là con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
* Giáo dục học sinh lòng yêu thương , trân trọng tình bạn. Biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
II. CHUẨN BỊ:
	* GV: - Tranh trong SGK phóng to. 
	 - Bảng phục để ghi phần luyện đọc.
 * HS: - Xem bài trước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Tg
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của học sinh
1'
1. Ổn định:.................
-.................
5'
2. Kiểm tra
-Gọi học sinh lên bảng đọc bài "Trồng rừng ngập mặn" và nêu nội dung bài.
- 3 học sinh lên đọc 1 đoạn của bài kết hợp trả lời câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm
- Học sinh nhận xét.
32' 
3. Bài mới
2’
a. Giới thiệu
v Giới thiệu tranh chủ điểm
- GV nhận xét, dẫn dắt, rút ra chủ điểm.
- HS quan sát, nêu nội dung tranh
- HS nêu tên chủ điểm: 
VÌ HẠNH PHÚC CON NGƯỜI
vGiới thiệu bài.
- Đính tranh minh hoạ của bài tập đọc trong SGK lên bảng và hỏi:
- Học sinh quan sát tranh.
- Bức tranh vẽ gì ?
- HS nêu.
 - Giáo viên nhận xét, dẫn dắt, giới thiệu, ghi tựa bài.
b. Phát triển các hoạt động
- Học sinh nhắc lại tên chủ điểm và tên bài .
10'
HOẠT ĐỘNG 1: LUYỆN ĐỌC.
- Gọi 1 học sinh khá, giỏi đọc toàn bài.
- 1học sinh giỏi đọc bài - Cả lớp đọc thầm.
+ Bài này chia làm mấy đoạn?
- Bài này chia làm 2 đoạn
+ Em hãy phân đoạn?
- Đoạn 1: Từ đầu đến người anh yêu quý”
- Đoạn 2: Còn lại
Nhắc HS: Đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng.
. Bé Gioan: Mừng vui, thích thú.
. Pi -e: Giọng trầm ngâm, sâu lắng.
.Thiếu nữ: Ngạc nhiên.
v Đọc nối tiếp trước lớp.
 Lần 1 :Gọi 2 học sinh đọc nối tiếp nhau theo 2 phần trong bài . 
 - 2 học sinh khá- trung bình đọc 
-GV cùng học sinh phát hiện ra lỗi của học sinh đọc sai. Ghi lên bảng và yêu cầu học sinh đọc lại.
 - Cùng nhận xét các bạn đọc để sửa sai cho bạn
- Gọi học sinh đọc lại các từ khó (đã ghi ở bảng)
 - 3-4 HS yếu đọc.
Lần 2 : Yêu cầu học sinh đọc trước lớp
( Học sinh yếu) - sau 1 đoạn gợi ý để giải nghĩa từ khó trong bài và học sinh nêu thêm. Giải nghĩa các từ học sinh nêu thêm. (Nếu có)
- 4 học sinh đọc theo 4 phần nhỏ của bài.
 Dự kiến giảng từ : tiền xu, lúi húi, .. .
v Đọc trong nhóm: Yêu cầu học sinh đọc trong nhóm 2. 
- Kiểm tra số lần đọc.
- 2 HS ngồi gần nhau đọc nhóm.
* Gọi đại diện 2 nhóm đọc trước lớp
- 2 học sinh đọc nối tiếp toàn bài
v GV đọc mẫu toàn bài
- Học sinh đọc thầm
10'
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU BÀI.
-Giáo viên gọi HS đọc câu hỏi 1.
-Học sinh đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.
* Câu1: Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai? 
- Tặng chị gái nhân ngày Nô- en. Mẹ mất, chị đã thay mẹ nuôi cô bé.
Câu 2: Em có đủ tiền để mua chuỗi ngọc không ? Chi tiết nào cho biết điều đó?
- Không đủ tiền mua chuỗi ngọc. 
- " Cô bé mở khăn ra, đổ lên bàn một nắm tiền xu"
" Pi - e trầm ngâm nhìn cô bé rồi lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền." 
Câu 3: Chị của cô bé tìm gặp Pi - e để làm gì?
- Xem có đúng em mình đã mua chuỗi ngọc ở tiệm của Pi -e không. Chị biết em chị không có nhiều tiền để mua chuỗi ngọc.
**Câu 4: Vì sao Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc? 
* Dự kiến: Vì Pi -e thấy tấm lòng của em đối với chị gái.
- Vì Pi -e là người rất trân trọng tình cảm.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 3:
+ Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện?
 -Rất yêu quí và cảm động trước tình cảm của 3 nhân vật.
-Bé Gioan yêu thương và biết ơn chị vì chị đã thay mẹ để nuôi mình.
-Chị gái bé Gioan thật thà, trung thực. 
- Pi - e nhân hậu quí trọng tình cảm.
* Giáo viên giảng: Ba nhân vật trong truyện đều nhân hậu, tốt bụng: Người chị thay mẹ nuôi em từ bé. Em gái yêu chị, dốc hết tiền tiết kiệm để mua tặng chị món quà nhân ngày lễ Nô-en. Chú Pi-e tốt bụng muốn mang lại niếm vui cho hai chị em cô bé. 
** Qua bài này tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta điều gì?
* Nội dung chính: Ca ngợi ba nhân vật trong truyện là con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
10'
HOẠT ĐỘNG 3: ĐỌC DIỄN CẢM.
- Yêu cầu đọc nối tiếp từng đoạn – Tìm giọng đọc.
-2 học sinh đọc trước lớp - Cả lớp đọc thầm.
+ Nêu giọng đọc?
- Học sinh nêu.
- Treo bảng phụ có ghi sẵn đoạn 2
- GV đọc mẫu
 - GV hướng dẫn cách đọc diễm cảm đoạn 2
Học sinh theo dõi.
- Tổ chức cho HS luyện đọc nhóm 2.
-HS luyện đọc diễn cảm
- Gọi học sinh đọc trước lớp
- Đại diện 2 nhóm đọc trước lớp. 
- Nhận xét tuyên dương học sinh đọc tốt.
4'
4. Củng cố: 
- Tổ chức cho HS đọc theo lối phân vai.
- Nhận xét, khen ngợi.
-Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất, nhập vai đúng nhất.
+ Em rút ra bài học gì qua bài ?
- Yêu cầu nhận xét tiết học.
- HS nhận xét tiết học.
1'
5. Dặn dò: 
- Luyện đọc bài ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau: “Hạt gạo làng ta”
Rút kinh ngiệm ..
–{—
TIẾT 3: TOÁN
CHIA SỐ TỰ NHIÊN CHO SỐ TỰ NHIÊN MÀ 
THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: * Giúp học sinh: 
- Hiểu được quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.	
-Rèn kĩ năng bước đầu thực hiện được phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. Kiên trì, bền bỉ khi giải toán. 
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Phấn màu.
+ HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
1. Ổn định: 
4-
2. Kiểm tra: 
5’
Gọi học sinh sửa bài về nhà .
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
- Nhận xét chung
- 3 HS lên bảng sửa bài
31’
3.Bài mới:
1’
a. Giới thiệu bài :
- Giáo viên giới thiệu, ghi tựa bài
- 1 HS nhắc lại tựa bài.
30’
b. Phát triển các hoạt động: 
10’
vHoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện được phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
- Giáo viên nêu bài toán ở ví dụ 1, hướng dẫn HS nêu phép tính giải toán và thực hiện các phép chia theo các bước như trong SGK.
Hướng dẫn HS khi dư 3, đánh dấu phẩy vào bên phải thương ( Số 6) vừa tìm được rồi thêm 0 vào bên phải số dư ( Số 3) để tiếp tục thực hiện phép chia cho đến hết.
- Giáo viên chốt cách tính.
* Chú ý học sinh bước viết dấu phẩy ở thương và thêm 0 vào bên phải số bị chia để chia tiếp.
- Hướng dẫn cách thử lại.
Học sinh làm bài.
Lần lượt học sinh trình bày.
Cả lớp nhận xét.
	27 : 4 = 6 m dư 3 m
	•	Thêm 0 vào bên phải số dư, đánh dấu phẩy bên phải số 6, ® 30 phần 10 m hay 30 dm.
	•	Chia 30 dm : 4 = 7 dm ® 7 phần 10 m. Viết 7 vào thương, hàng phần 10 dư 2 dm.
	•	Thêm 0 vào bên phải số 2 được 20 (20 phần trăm mét hay 20 cm, chia 20 cm cho 4 ® 5 cm (tức 5 phần trăm mét). Viết 5 vào thương hàng phần trăm.
	•	Thương là 6,75 m
	•	Thử lại: 6,75 ´ 4 = 27 m
-Gv nêu ví dụ 2 và đặt câu hỏi: Phép chia 43:53 có thực hiện được tương tự như phép chia 27:4 không? Tại sao?
- Phép chia này có số bị chia 43 bé hơn số chia 52
- GV hướng dẫn HS thực hiện bằng cách chuyển 43 thành 43,0 rồi chuyển phép chia 43:53 thành phép chia quen thuộc 43,0:52 và chia.
+ Nêu cách chia? 
•- Giáo viên chốt lại rút ra ghi nhớ.
Học sinh thực hiện.
	43, 0 52
 1 4 0 0, 82
 3 6
• Chuyển 43 thành 43,0
Đặt tính rồi tính như phép chia 
 43, 0 : 52 
Học sinh dựa vào ví dụ, nêu ghi nhớ .
- 2 HS nhắc lại
20’
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1:
- Cho học sinh làm bảng con, bảng lớp.Cùng học sinh nhận xét bài làm, sửa bài.
Bài 1/T68) Tính
* Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài. ... Bài cũ: 
_ GV cho đoạn văn: 
+ Bé Mai dẫn Tâm ra vườn chim. Mai khoe: Tổ kia là chúng làm nhé. Còn tổ kia là cháu làm đấy.
Yêu cầu học sinh lần lượt tìm danh từ chung, danh từ riêng và đại từ trong đoạn trên.
Giáo viên nhận xét – cho điểm.
- 1 HS tìm, nêu danh từ chung, 1 HS tìm, nêu danh từ riwng trong đoạn văn
30’
3. Bài mới
1’
a. Giới thiệu: Giáo viên giới thiệu, ghi tựa bài
- 1 HS nhắc lại tựa bài
29’
b. Phát triển các hoạt động: 
14’
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức đã học về các từ loại: động từ, tính từ, quan hệ từ.
  Bài tập 1: Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài tập 1:
- GV mời HS nhắc lại những kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ, sau đó đính bảng phụ đã viễt sẵn
 ( Như SGV trang 283) các định nghĩa, gọi HS đọc lại.
Cả lớp theo dõi trong SGK
- HS nhắc lại những kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ
- Cho HS làm việc cá nhân- 2 HS làm bài trên bảng nhóm.
- Nhận xét, chốt đáp án.
- HS làm bài theo yêu cầu của giáo viên.
- 2 HS làm bài trên bảng nhóm đính bài trên bảng, trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét.
+ Động từ: trả lời, nhịn, vịn, hắt, thấy, lăn, trào, đón, bỏ.
+ Tính từ: xa, vời vợi, lớn.
+ Quan hệ từ: qua, ở, với.
15’
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết thực hành sử dụng những kiến thức đã có để viết một đoạn văn ngắn.
  Bài tập 2: Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài tập 2:
- GV nhấn mạnh yêu cầu đề bài: Dựa vào ý khổ thơ, viết một đoạn văn ngắn tả người mẹ đang cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng nực. Sau đó chỉ ra 1 động từ, 1 tính từ, 1 quan hệ từ đã dùng trong đoạn văn.
- Tổ chức cho HS tự làm bài.
- Khuyến khích HS khă, giỏi viết được nhiều từ.
- Gọi HS đọc tiếp nối bài làm
-2 HS đọc thành tiếng bài thơ: 
 “ Hạt gạo làng ta”
HS theo dõi.
- HS làm bài cá nhân trong vở, 2 HS làm bài trên bảng nhóm.
- 2 HS đính bài trên bảng lớp, đọc cho cả lớp nghe.
- Nhận xét, khen ngợi
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn viết hay, thực hiện đúng, đủ yêu cầu của bài.
4’
4. Củng cố:
- Giáo viên đọc cho HS tham khảo một đoạn văn mẫu ( SGV – T284)
- Nhắc lại định nghĩa về danh từ, tính từ, đại từ.
- Nhận xét tiết học
1’
5. Dặn dò:
- Ôn tập kiến thức đã học.
- Hoàn chỉnh đoạn văn ( Nếu chưa xong)
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh ngiệm ..
–{—
Tiết 2 : TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
Đề bài : Ghi lại biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội em .
- Giúp học sinh củng cố kiến thức về biên bản cuộc họp .
- Rèn kĩ năng thực hành viết biên bản một cuộc họp .
- Giáo dục học sinh tính trung thực, khách quan khi làm biên bản.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Viết trước đề bài , gợi ý 1 ; dàn ý 3 phần của một biên bản cuộc họp .
+ HS: Chuẩn bị bài trước.
III. Các hoạt động:
1’
1. Ổn định:
- Ổn định trật tự
3’
2.Kiểm tra:
- Gọi HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ tiết trước
- Nhận xét việc nắm kiến thức của học sinh.
- 2 HS nêu
31’
3. Bài mới
1’
a. Giới thiệu: Giáo viên giới thiệu, ghi tựa bài lên bảng
- 1 HS nhắc lại tựa bài.
30’
b. Phát triển các hoạt động:
30’
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nắm lại thể thức viết một biên bản cuộc họp .
- Gọi HS đọc đề bài và các gợi ý 1,2, 3 trong SGK
- Cả lớp theo đõi, đọc thầm
Yêu cầu học sinh nắm lại :
+	Những người lập biên bản là ai?
+	Thể thức trình bày.
+	Nội dung loại hình biên bản.
- Giáo viên chốt lại.
- HS nêu những nội dung chính của một biên bản.
- GV gợi ý : có thể chọn bất kì cuộc họp nào mà em đã tham dự ( họp tổ, họp lớp, họp chi đội )
+ Cuộc họp ấy bàn vấn đề gì và diễn ra trong thời gian nào ?
- GV nhắc HS chú ý cách trình bày biên bản theo đúng thể thức của một biên bản ( mẫu là Biên bản đại hội chi đội )
- GV chấm điểm những biên bản viết tốt ( đúng thể thức, rõ ràng, mạch lạc, đủ thông tin, viết nhanh )
HS làm bài cá nhân
- Đại diện nhóm thi đọc biên bản
- Cả lớp nhận xét .
3’
4. Củng cố:
- Khen ngợi và giúp học sinh phân tích biên bản đạt điểm cao nhất.
- Nhận xét tiết học
1’
5. Dặn dò:- Sửa lại biên bản vừa viết ở lớp cho hoàn thiện.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập tả người ( Tả hoạt động)
Rút kinh ngiệm ..
–{—
Tiết 3 : TOÁN
CHIA MỘT SỐ THẬP CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: * Học sinh biết:
- Thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Rèn kĩ năng vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân .
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.Kiên trì, cẩn thận, tự lực khi giải toán. 
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Bảng nhóm, phấn màu. 
+ HS: Bảng con. Bút lông.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Ổn định:
- Hát.
3’
2. Kiểm tra: 
- Gọi HS lên sửa bài tập về nhà
-Nhận xét, ghi điểm
- 3 HS lên sửa bài tập về nhà
33’
3. Bài mới:
1’
a. Giới thiệu: Giáo viên giới thiệu, ghi tựa bài lên bảng
- 1 HS nhắc lại tựa bài.
32’
b. Phát triển các hoạt động:
10’
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hình thành quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
* Ví dụ 1: Gọi 1 HS đọc ví dụ 1
- Cả lớp theo dõi
- Gợi ý HS nêu phép tính
- HS nêu phép tính: 23,56 : 6,2
- GV ghi bảng: 23,56 : 6,2=? ( kg)
- Giúp HS nhận ra: Đó là phép chia một số thập phân cho một số thập phân
- HS nhận xét về phép chia
- • Hướng dẫn học sinh chuyển phép chia 23,56 : 6,2 thành phép chia số thập phân cho số tự nhiên.
- Học sinh chuyển phép chia 23,56 : 6,2 thành phép chia số thập phân cho số tự nhiên rồi thực hiện vào bảng con. ( Như SGK )
- Hướng dẫn để học sinh phát biểu cách thực hiện phép chia: 23,56 : 6,2
- Học sinh phát biểu cách thực hiện phép chia: 23,56 : 6,2
 -GV ghi tóm tắt lên góc bảng
-GV nhấn mạnh đối với quy tắc này đòi hỏi xác định số các chữ số ở phần thập phân của số chia ( chứ không phải số bị chia)
- 2-3 HS nhắc lại các bước thực hiện
* Ví dụ 2: Giáo viên nêu ví dụ 2:
	82,55 : 1,27
- Nhận xét, cho HS nhắc cụ thể các bước thực hiện
- HS vận dụng cách làm ở ví dụ 1 để thực hiện vào bảng con, 1 HS khá làm bài trên bảng lớp
+ Qua 2 ví dụ trên, em hãy nêu quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân?
- 3-4 HS nêu
- GV hình thành quy tắc, đính bảng
- Giải thích cách thực hiện đối với phép chia cụ thể
- HS đọc lại
22’
v	Hoạt động 2: Thực hành
8’
* Bài 1:
•- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc chia.
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài vào bảng con.Những phép chia dễ giáo viên gọi HS yếu thực hiện trên bảng lớp.
-Giáo viên nhận xét sửa từng bài.
Bài 1/T
Kết quả các phép tính là:
a) 3,4 b) 1,58 c) 51,52 d)12
7’
Bài 2: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 2
- GV tóm tắt bài toán trên bảng lớp
- Cho học sinh thi làm nhanh.
- Cử đại diện 2 em làm bài vào bảng nhóm 
Bài 2: Tóm tắt
 4,5 l : 3,42 kg
8l : .kg ?
Bài giải
1l dầu hoả cân nặng là:
3,42 :4,5 = 0,76 ( kg)
8 l dầu hoả cân nặng là:
0,76 x 8 =6,08 ( kg)
 Đáp số: 6,08 kg
7’
Bài 3: - Cho HS tự làm bài vào vở.
GD: Kiên trì, tự lực khi làm bài.
Thu, chấm 10 bài.
Trả, nhận xét bài làm,sửa bài
Bài 3: Bài giải
Ta có: 429,5 :2.8 =153 ( dư1,1 )
Vậy 429,5 m vải may được nhiều nhất 153 bộ quần áo và cón thừa 1,1 m vải.
 Đáp số: 153 bộ quấn áo; thừa 1,1 m
1’
4. Củng cố:
- Gọi HS nhắc lại quy tắc
- 2 HS nhắc lại quy tắc
- Nhận xét tiết học
1’
5. Dặn dò: - Làm bài trong vở bài tập
- Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh ngiệm ..
–{—
TIẾT 4: KĨ THUẬT
THÊU CHỮ V (Tiết 3)
Tích chứng cứ nhận xét 4
I. MỤC TIÊU: 
	- Học sinh biết cách thêu các mũi thêu chư ÕV. Thêu được các mũi thêu đúng qui định.
	- Có kĩ năng thêu được các mũi thêu chữ V đúng kĩ thuật, đúng qui trình. Kĩ năng trình bày sản phẩm.
	- Giáo dục học sinh chăm chỉ,siêng năng, cần cù tạo ra những sản phẩm đẹp.
II. CHUẨN BỊ:
	- Mẫu thêu chữ V, một số sản phẩm thêu trang trí bằng mũi thêu chữV .
	- Vải, kim chỉ, phấn màu, thước kẻ,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Họat động của học sinh
1'
1. Ổn định:
-Chuẩn bị đồ dùng môn học
4'
2. Kiểm tra.
-Yêu cầu 2 học sinh nhắc lại qui trình thêu chữV .
- GV kiểm tra chung - Nhận xét.
-Tự kiểm tra đồ dùng học tập của mình và bạn ngồi cùng bàn.
- 2 học sinh nêu qui trình thêu mũi chữ V theo hình minh họa các thao tác.
1'
3. Bài mới
a. Giới thiệu - Ghi tựa.
- Học sinh nhắc lại tựa.
32'
b. Phát triển các hoạt động.
v HĐ1: HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HÀNH.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách thêu.
2 học sinh nhắc lại cách thêu.
- GV nhận xét và hệ thống lại cách thêu chữ V. Lưu ý chiều thêu, vị trí lên kim và xuống kim, khoảng cách giữa các mũi thêu, cách rút chỉ)
- Học sinh ghi nhận
- Ỳêu cầu học sinh thực hành tiếp - GV uốn nắn theo từng nhóm.
- Hướng dẫn học sinh trang trí sản phẩm.
Học sinh thực hành theo cá nhân trên vải
- HS cắt bìa trang trí sản phẩm.
vHĐ2: ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM.
- Đưa một số sản phẩm của các nhóm cho học sinh quan sát- Nhận xét, tích chứng cứ
- Học sinh quan, sát nhận xét.
Nhận xét chung - LHGD.
4'
4. Củng cố
Yêu cầu học sinh nhắc lại qui trình thêu mũi thêu chữ V
2-3 Học sinh nhắc lại.
1'
5. Dặn dò:
Nhận xét tiết học, 
Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh ngiệm ..
–{—
TIẾT 5: SINH HOẠT
–{—
HẾT TUẦN 14

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN BUOI CHIEU LOP 4(1).doc