THÊU MÓC XÍCH (2 tiết )
I. Mục tiêu:
-HS biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích.
-Thêu được các mũi thêu móc xích.
-HS hứng thú học thêu.
II. Đồ dùng dạy- học:
-Tranh quy trình thêu móc xích.
-Mẫu thêu móc xích được thêu bằng len (hoặc sợi) trên bìa, vải khác màu có kích thước đủ lớn (chiều dài đủ thêu khoảng 2 cm) và một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích.
-Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+Một mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu, có kích thước 20 cm x 30cm.
+Len, chỉ thêu khác màu vải.
+Kim khâu len và kim thêu.
+Phấn vạch, thước, kéo.
THÊU MÓC XÍCH (2 tiết ) I. Mục tiêu: -HS biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích. -Thêu được các mũi thêu móc xích. -HS hứng thú học thêu. II. Đồ dùng dạy- học: -Tranh quy trình thêu móc xích. -Mẫu thêu móc xích được thêu bằng len (hoặc sợi) trên bìa, vải khác màu có kích thước đủ lớn (chiều dài đủ thêu khoảng 2 cm) và một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích. -Vật liệu và dụng cụ cần thiết: +Một mảnh vải sợi bông trắng hoặc màu, có kích thước 20 cm x 30cm. +Len, chỉ thêu khác màu vải. +Kim khâu len và kim thêu. +Phấn vạch, thước, kéo. III. Hoạt động dạy- học: Tiết 2 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: Hát. 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS. 3.Dạy bài mới: a)Giới thiệu bài: Thêu móc xích. b)HS thực hành thêu móc xích: * Hoạt động 3: HS thực hành thêu móc xích -HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các bước thêu móc xích. -GV nhận xét và củng cố kỹ thuật thêu các bước: +Bước 1: Vạch dấu đường thêu +Bước 2: Thêu móc xích theo đường vạch dấu . -GV nhắc lại một số điểm cần lưu ý ở tiết 1. -GV nêu yêu cầu thời gian hoàn thành sản phẩm và cho HS thực hành. -GV quan sát, uốn nắn, chỉ dẫn cho những HS còn lúng túng hoặc thao tác chưa đúng kỹ thuật. * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS. -GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. -GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm: +Thêu đúng kỹ thuật . +Các vòng chỉ của mũi thêu móc nối vào nhau như chuỗi mắt xích và tương đối bằng nhau. +Đường thêu phẳng, không bị dúm. +Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. -GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. 3.Nhận xét- dặn dò: -Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS. -Hướng dẫn HS về nhà đọc trước và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn”. -Chuẩn bị dụng cụ học tập. -HS nêu ghi nhớ. -HS lắng nghe. -HS thực hành thêu cá nhân. -HS trưng bày sản phẩm. -HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên. -Cả lớp. Tiếng Việt Tăng cường (Tuần 14) : ÔN LUYỆN TẬP LÀM VĂN I. Mục tiêu: - Bước đầu biết viết câu văn miêu tả đồ vật. - Sử dụng khái niệm “Thế nào là miêu tả” để viết được một số câu văn miêu tả. - Giúp làm giàu vốn ngôn ngữ. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Thú bông, ly sứ. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Hoạt động 1: Ôn tập H: Thế nào là miêu tả ? * Hoạt động 2: Quan sát, tìm ý Đặt con thú bông, ly sứ cho học sinh quan sát - Giáo viên đặt các câu hỏi gợi ý cho học sinh trả lời. + Con thú gì ? + Được làm bằng chất liệu gì ? (bông, sứ,...) + Màu lông + Mắt, tai... + Chân + Ly làm bằng chất liệu gì ? + Màu sắc, hình dáng... * Hoạt động 3: Thảo luận nhóm - Dựa vào các câu hỏi và quan sát con vật của mình. Các em hãy thảo luận nhóm miêu tả con gấu bông (hoặc ly sứ). - Gọi đại diện một số nhóm trình bày. - Nhận xét * Hoạt động 4: - Dựa vào kết quả thảo luận, em hãy viết một đoạn văn miêu tả con vật mà mình quan sát. - Gọi một số học sinh đọc đoạn văn của mình. Chấm một số bài Mẫu: Chú chó bông nhỏ xíu mới đáng yêu làm sao. Bộ lông có đốm đen trên nền vàng, càng làm cho tôi liên tưởng đến những con báo. Hai mắt đen tròn thật tinh nghịch. Còn hai tai luôn dựng đứng như đang muốn nghe ngóng điều gì. Mẫu: Đây là cái ly sứ mà Nga đã tặng tôi trong lần sinh nhật thứ 8. Màu men trắng ngà pha kem sữa rất đẹp. Mặt ngoài của ly là hình hai chú chó con nằm trong giỏ len với bộ lông xù màu đen có đốm trắng thật đẹp. Tay cầm rất vừa tay. Mỗi khi pha sữa, mẹ gõ vào ly phát ra âm thanh nghe rất vui tai. 3.Củng cố-Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn - Học sinh trả lời. Quan sát mẫu Trả lời các câu hỏi gợi ý - Thảo luận nhóm 4 miêu tả con vật mà mình tả. - Đại diện các nhóm trình bày. - Chỉnh sửa để có đoạn văn miêu tả Viết vở Tiếng Việt Tự học ( Tuần 14) : ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU I. Mục tiêu: Giúp HS ôn luyện: - Ôn luyện vốn từ: Ý Chí- Nghị lực . - Yêu thích học Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài: Nêu y/c mục tiêu tiết học 2. Hướng dẫn luyện tập * Hoạt động1: Cá nhân Bài 1: Những từ nào cùng nghĩa với Ý chí, nghị lực a. mong ước b.khó khăn c. nhân hậu d. quyết chí g. chí khí h. hung hãn i. kiên nhẫn k. chịu khó l. quyết tâm m. mơ tưởng Hoạt động 2 : Làm vào vở Đặt câu với 3 từ tìm được ở bài tập 1 - GV gọi 2 học sinh làm trên bảng lớp . Cả lớp làm vào vở. - Tổ chức cho học sinh nhận xét bài làm trên bảng về cách sử dụng từ, ý, câu viết hoàn chỉnh chưa. - Gọi một số em đứng tại chỗ đọc bài làm của mình. Hoạt động3:-HS chơi Tiếp sức. Tìm chỗ sai trong việc sử dụng từ và sửa lại cho đúng: a) Nguyễn Ngọc Ký là một thiếu niên giàu tình cảm ( nghị lực ). Bị liệt cả hai tay, em buồn nhưng không lo lắng ( nản chí ). Ở nhà, em tự tập viết bằng chân. Cố gắng ( quyết tâm ) của em làm cô giáo cảm động, nhận em vào học. -Nhận xét tuyên dương. * Hoạt động 4: Dành cho học sinh khá, giỏi: Em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về ý chí, nghị lực của một người. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn: Về nhà ôn luyện thêm. - HS lắng nghe. -HS đọc yêu cầu bài tập -HS tìm và viết vào b/c - Làm vào vở - Nhận xét bài trên bảng -HS trao đổi nhóm đôi và tham gia chơi. -HS thực hiện yêu cầu Tiếng Việt Tăng cường (Tuần 14) : ÔN TẬP VỀ CÂU HỎI I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố nhận biết một số từ nghi vấn và đặt câu với các từ nghi vấn ấy - Bước đầu nhận biết một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi - Tích cực luyện tập II. Đồ dùng dạy học: * Giáo viên: - Bảng phụ viết sẵn bài tập 1,2 * Học sinh: - Vở làm bài III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS * Hoạt động 1: Ôn tập - Câu hỏi dùng để làm gì? - Dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó có phải là câu hỏi không? - Khi viết câu hỏi, cuối câu có dấu gì? - Gọi vài học sinh cho ví dụ về câu hỏi. - Nhận xét. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài 1: Đặt câu hỏi cho các bộ phận được in đậm dưới đây: Hồi ấy, cả thế gian này triền miên trong những ngày nắng hạn. Không thể nào chịu nổi, muông thú tụ tập kéo nhau lên kiện trời. Chú cóc tía dám dẫn đầu lũ chúng. Với trí thông minh, cóc tía đã bố trí nên một thế trận tuyệt vời. Rốt cuộc, muông thú đã làm náo động thiên cung. Ngọc Hoàng phải nhượng bộ, phán hỏi nguyện vọng của chúng. - Cho học sinh đọc yêu cầu đề bài - Yêu cầu học sinh nêu miệng - Nhận xét, chốt ý. Bài 2: Dành cho học sinh khá, giỏi: Các câu hỏi trong các câu sau dùng để làm gì? Em là ai? Cô gái hay nàng tiên? Em có tuổi hay không có tuổi? Mái tóc em đây hay là mây là suối? Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm dông? Thịt da em hay là sắt là đồng? Tố Hữu Bài 3: Em hãy đặt 3 câu hỏi( trong đó có một câu dùng để tự hỏi mình) * Hoạt động 3:- Nhận xét tiết học - Yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài làm. - Học sinh trả lời - 2 học sinh - Làm bài tập 1: - Hồi ấy, cả thế gian này như thế nào? - Vì sao muông thú tụ tập kéo nhau lên kiện trời? - Chú cóc tía đã làm gì? - Với trí thông minh, cóc tía đã bố trí nên cái gì? - Rốt cuộc, thế nào? - Ngọc Hoàng phải làm gì? - Một loạt câu hỏi nêu lên vừa để hỏi vừa để khẳng định . -1 học sinh nêu - Tiếp nối nhau nêu. Toán Tự học (Tuần 14) : CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TỔNG I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố kĩ năng thực hiện phép chia cho số có một chữ số và chia một tổng cho một số - Tự phát hiện tính chất một hiệu chia cho một số (thông qua bài tập) - Tích cực tham gia học tập, rèn luyện kiến thức. II. Đồ dùng dạy học: * Giáo viên: - Bảng phụ viết sẵn bài tập 1,2,3 * Học sinh: - Bảng con, vở làm bài III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS * Hoạt động 1: Ôn tập - Muốn chia một tổng cho một số ta làm như thế nào? - Nhận xét. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành Bài 1:Tính giá trị của biểu thức a) (4578 + 3689): 7 + 1789 b) 36576 : (4 x 2)- 3708 c) 81756 - (456 x 54) : 9 d) (9457 - 317) : 5 x 124 - Yêu cầu học sinh đọc đề bài - Nhận xét, chốt lời giải đúng Bài 2: Tính bằng hai cách: a) ( 95 + 45) : 5 b) 126 : 6 + 42 : 6 - Yêu cầu học sinh đọc đề bài - Yêu cầu học sinh làm bài - Nhận xét, chốt lời giải đúng Bài 3: Lớp 4/1 có 32 học sinh, chia thành các nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh. Lớp 4/2 có 28 học sinh, cũng chia thành các nhóm, mỗi nhóm cũng có 4 học sinh. Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu nhóm? Đối với học sinh khá, giỏi giải bài toán bằng hai cách. - Cho học sinh đọc đề bài - Cho học sinh tóm tắt đề toán và vở nháp - Cho học sinh giải vào vở - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng - 1 học sinh đọc - 4 học sinh làm bảng - Lớp nhận xét ) (4578 + 3689) : 7 + 1789 = 8267 : 7 + 1789 = 2970 b) 36576 : 4 x 2 - 3708 = 36576 : 8 – 3708 = 4572 – 3708 = 864 c) 81756 - (456 x 54) : 9 = 81756 - 24624 : 9 = 81756 – 2736 = 79020 d) (9457 - 317) : 5 x 124 = 9140 : 5 x 124= 1828 x 124= 226672 - 1 học sinh đọc - 2 học sinh làm bảng - Lớp làm vở - Nhận xét - 1 học sinh đọc - 1 học sinh làm bảng - Lớp làm vở Cả 2 lớp 4/1 và 4/2 có số học sinh là 32 + 28 = 60 (học sinh) Số nhóm học sinh cả hai lớp có là 60 : 4 = 15 ( nhóm) Đáp số: 15 nhóm Toán Tự học ( Tuần 14) : LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố một số dạng toán đã học và giải toán có lời văn - Vận dụng kiến thức được học để làm toán - Tích cực tham gia học tập, rèn luyện kiến thức. II. Đồ dùng dạy học : Giáo viên: - Bảng phụ viết sẵn bài tập 1,2 Học sinh: - Bảng con, vở làm bài III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. Giới thiệu tiết học 2. Hướng dẫn học sinh thực hành Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S a) (a x b): c = (a : c) x b £ = a x (b : c) £ = (a : c) x (b : c) £ b) a : (b x c)= a : b : c £ = a : c : b £ = a : b x c £ - Yêu cầu học sinh đọc đề bài - Cho học sinh làm vào bảng con - Nhận xét, chốt kết quả đúng Bài 2: Tính giá trị biểu thức theo ba cách a) 40 : (5 x 4) c) 90 : (6 x 5) b) (64 x 32) : 8 d) (45 x 63) : 9 - Yêu cầu học sinh đọc đề bài - Yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm tổ, mỗi nhóm làm một biểu thức vào vở - Nhận xét, chốt lời giải đúng * Đối với học sinh trung bình , yếu chỉ cần làm hai cách. ... iệc cho thấy dưới thời Trần, quan hệ giữa vua và quan, giưa vua và dân chưa quá cách xa ? - GV kết luận về những việc nhà Trần đã làm để xây dựng đất nước HĐ3:Củng cố dặn dò: (2’) - GV gọi HS đọc phần ghi nhớ cuối bài - Tổng kết giờ học, dặn HS về nhà ôn bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, làm các nbài tập tự đánh giá và chuẩn bị bài sau - 1 HS đọc to trước lớp, HS cả lớp theo dõi SGK - Nhà Lý suy yếu, nội bộ triều đình lục đục, đời sống nhân dân khổ cực. Giặc ngoại xâm lăm le. Vua Lý phải dựa vào thế lực của nhà Trần để giữa ngai vàng + Vua Lý Huệ Tông không có con trai truyên ngôi cho con gaíi là Lý Chiêu Hoàng. Lý Chiêu Hoàng lấy Trần cảnh, rồi nhường ngôi cho chồng. Nhà Trần được thành lập - HS lắng nghe - HS đọc SGK và hoàn thành phiếu - 3 HS lần lược bào cáo kết quả hoạt động - HS đọc và trả lời - 1 HS đọc trước lớp, cả lớp xem SGK Đạo đức (Tiết 14) : BIẾT ƠN THẦY CÔ GIÁO I/ Mục tiêu: - Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo . - Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo , cô giáo . - Lễ phép , vâng lời thầy giáo , cô giáo . II/ Đồ dùng dạy học:SGK đạo đức 4 - Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1 - Kéo , giấy màu, bút màu, hồ dán để sử dụng cho (hoạt động 2, tiết 2 ; hoạt động 4, tiết 1) III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động thầy Hoạt động trò 1.Kiểm tra bài cũ: 2.Giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học HĐ1: Xử lí tình huống - HS thảo luận theo nhóm - Y/c các nhóm đọc tính huống trong SGK để trả lời câu hỏi: + Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tính huống sẽ làm gì? + Nếu em là các bạn, em sẽ làm gì? - Y/c HS làm việc cả lớp + Đối với thầy cô giáo chúng ta phải có thái độ ntn? + Tại sao phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo? HĐ2: Thế nào là biết ơn thầy cô? - Làm việc cả lớp + Nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn kính trọng thầy cô giáo + Nếu em có mặt trong tình huống ở bức tranh 3, em sẽ nói gì với các bạn HS đó? HĐ3: Hành động nào đúng - Y/c HS làm việc cặp đôi + Đưa bảng phụ có ghi các hành động + Y/c HS thảo luận hành động nào đúng? Hành động nào sai? Vì sao? - Kết luận: Việc chào hỏi lễ phép, học tập chăm chỉ, là sự biết ơn các thầy cô giáo, giúp thầy cô những việc nhỏ cũng thể hiện sự biết ơn HĐ4: Em có biết ơn thầy cô giáo không? - Y/c HS làm việc cá nhân + Phát cho mỗi HS 2 tờ giáy màu xanh, vàng + Y/c HS viết vào tờ giấy xanh thể hiện sự biết ơn thầy cô giáo và tờ giấy vàng là em cảm thấy chưa ngoan đối với thầy cô giáo. + Y/c HS dán lên bảng theo 2 cột: cột xanh và cột vàng + Y/c 2 HS đọc một số kết quả 3.Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết sau - HS làm việc theo nhóm, thảo luận để trả lời câu hỏi: + Phải tôn trọng biết ơn + Vì thầy cô không quản khó nhọc, tận tình chỉ bảo các em nên người. Vì vậy các em phải biết kính trọng, biết ơn thầy cô giáo + Lắng nghe - HS quan sát bức tranh + Biết chào lễ phép, giúp đỡ thầy cô những việc phù hợp + Em sẽ khuyên các bạn, giải thích cho các bạn: cần phải lễ phép với tất cả các thầy cô giáo - HS làm việc cặp đôi, thảo luận nhận xét hành động đúng - Lắng nghe - HS làm việc cá nhân, nhận giấy màu và thực hiện y/c của GV + HS dán lên bảng các tờ giấy màu Khoa học (Tiết 27): MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC I/ Mục tiêu:Sau bài học HS biết sử lí thông tin để: - Nêu được một số cách làm sạch nước : Lọc , khử trùng , đun sôi , - Biết đun sôi nước trước khi uống - Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước II/ Đồ dùng dạy học:Hình trang 56, 57 SGK Phiếu học tập Mô hình dụng cụ lọc nước đơn giản III/ Hoạt động dạy học: Hoạt động thầy Hoạt động trò 1.Kiểm tra bài cũ: - Y/c 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi của bài 26 - Nhận xét câu trả lời của HS 2.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài HĐ1: Tìm hiểu một số cách làm sạch nước * Mục tiêu: - Kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách * Các tiến hành: - Hoạt động cả lớp - GV giảng: Thông thường có 3 cách làm sạch nước + Lọc nước HĐ2: Thực hành lọc nước * Mục tiêu: biết được nguyên tắc của việc lọc nước đối với cách làm sạch nước đơn giản * Các tiến hành:- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm - GV chia nhóm và hướng dẫn các nhóm làm thực hành và thảo luận theo các bước trong SGK trang 56 - Y/c nhóm cử đại diện các nhóm trình bày sản phẩm đã được lọc và kết quả thảo luận - Kết luận: + Than củi có tác dụng hấp thụ các mùi lạ và màu trong nước + Các sỏi có tác dụng lọc những chất không hoà tan HĐ3: Tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch * Mục tiêu: Kể ra tác dụng của từng giai đoạn trong sản xuất nước sạch * Cách tiến hành: - Làm việc theo nhóm - Gọi 1 số HS lên trình bày - GV chữa bài - Kết luận HĐ4: Thảo luận về sự cần thiết phải đun sôi nước uống * Mục tiêu: Hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước uống * Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận: + Nước đã làm sạch bằng cách trên đã uống ngay được chưa? Tại sao? + Muốn có nước uống được chúng ta phải làm gì? Tại sao? Kết luận * Y/c HS đọc mục Bạn cần biết trong SGK 3.Củng cố dặn dò :- GV nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết và chuẩn bị bài sau - 2 HS lên bảng thực hiện y/c của GV + Dùng bình lọc nước + Dùng bông lót ở phểu để lọc + Dùng nước vôi trong + Đun sôi nước - HS lthực hành theo nhóm - Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm đã được lọc và kết quả thảo luận - HS làm việc theo nhóm do GV chia - HS lên hoàn thành phiếu + Chúng ta cần giữ vệ sinh của nguồn nước chung và nguồn nước tại gia đinhg mình. Không để nước bẩn lẫn nước sạch - 1 HS đọc Địa lý ( Tiết 14) : HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ I/ Mục tiêu: Học xong bài này HS biết: - Nêu được một số hoạt động chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ : + Trồng lúa , là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước + Trồng nhiều ngô, khoai , cây ăn quả , rau xứ lạnh , nuôi nhiều lợn và gia cầm - Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội : tháng lạnh , tháng 1, 2, 3 nhiệt độ dưới 20 C , từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh . - Tích hợp GDBVMT II/ Đồ dùng dạy học:Bản đồ nông nghiệp Việt Nam Tranh, ảnh về trồng trọt, chăn nuôi ở ĐBBB III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động thầy Hoạt động trò 1.Kiểm tra bài cũ - GV y/c HS trình bày những hiểu biết của mình về nhà ở và làng xóm của người dân ĐBBB 2.Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu HĐ1: Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước * Làm việc cá nhân:- Y/c HS dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết, trả lời câu hỏi: + ĐBBB có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ 2 của đất nước ? + Em có nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của người nông dân ? - GV giải thích đặc điểm của cây lúa nước, về một số công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo để HS hiểu rõ về nguyên nhân giúp cho ĐBBB trồng được nhiều lúa gạo ; sự vất vả của người nông dân trong việc sản xuất lúa gạo * Làm việc cả lớp - HS dựa vào SGK, tranh, ảnh nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của ĐBBB + Vì sao nơi dây có nhiều lợn, gà, vịt? HĐ2: Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh * Làm việc theo nhóm Y/c HS dựa vào SGK thảo luận: + Mùa đông của ĐBBB dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ ntn? + Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp? + Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở ĐBBB? - HS các nhóm trình bày kết quả Tích hợp GDBVMT:Trồng rau xứ lạnh ở Đồng bằng Bắc Bộ có khi trời quá rét gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Vậy con người phải có biện pháp gì để bảo vệ? - Y/c HS kể một số biện pháp bảo vệ cây trồng và vật nuôi 3.Củng cố dặn dò:- Y/c HS đọc ghi nhớ - Dặn HS sưu tầm tranh ảnh về các làng nghề - 1 – 2 HS trả lời - Lắng nghe - HS dựa vào tranh ảnh trả lời + Nhờ có đất phù sa màu mỡ và nguồn nước dồi dào, người dân ĐBBB đã biết trông lúa nê ĐBBB trở thành vựa luaa thứ 2 của cả nước + Vất vả, nhiều công đoạn - Tên các cây trồng và vật nuôi: Ngô, khoai, lạc, đỗ, cây ăn quả. Trâu, bò, lợn + Do có sẵn nguồn thức ăn là lúa gạo và các sản phẩm phụ của lúa gạo như cám, ngô, khoai - Kéo dài từ 3 – 4 tháng, khi đó nhiệt độ giảm nhanh/hạ thấp + HS suy nghĩ trả lời + Bắp cải, hoa lơ, xà lách, cà rốt - 1 – 2 HS đọc Khoa học ( Tiết 28) : BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước : + Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước . + Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước . + Xử lý nước thải , bảo vệ hệ thống thoát nước thải , - Thực hiện bảo vệ nguồn nước II/ Đồ dùng dạy học: Hình trang 58, 59 SGK Giấy A0 đủ cho các nhóm, bút màu đủ cho mỗi HS III/ Hoạt động dạy học: Hoạt động thầy Hoạt động trò 1.Kiểm tra bài cũ: (5’) - Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài cũ - Nhận xét câu trả lời của HS 2.Giới thiệu bài: (28’) Nêu mục tiêu HĐ1 : Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước * Mục tiêu: HS nêu những việc nên hay không nên lầm để bảo vệ nguồn nước * Cách tiến hành: - Làm việc theo cặp - Y/c HS quan sát hình trang 58 SGK và trả lời câu hỏi + Y/c 2 HS thảo luận với nhau chỉ vào hình vẽ, nêu những việc nên hay không nên làm để bào vệ nguồn nước - Gọi 1 số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp - GV y/c HS liên hệ bản thân. Gia đình và địa phương đã làm gì để bảo vệ nguồn nước GV kết luận * Gọi 2 HS đọc mục bạn cần biết trang 59 HĐ2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước * Mục tiêu: bản thân HS cam kết tham gia bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền cổ động người khác cùng bảo vệ nguồn nước * Cách tiến hành - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm - Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các việc như GV hướng dẫn - GV đi tới các nhóm để kiểm tra và giúp đỡ, đảm bảo rằng mọi HS đều tham gia - Y/c các nhóm cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện bảo vệ nguồn nước và nêu ý tưởng bức tranh cổ động do nhóm vẽ. Các nhóm khác có thể góp ý để nhóm đó tiếp tục hoàn thiện - Nhận xét 3.Củng cố dặn dò: (2’) - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết - Dặn HS luôn có ý thức bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện + 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi cô nêu - Lắng nghe - HS thảo luận theo cặp và trả lời + Những việc không nên: Đục ống nước, đổ rác xuống ao + Những việc nên: vứt rác, xây dựng hệ thống thoát nước thải - 2 HS đọc to trước lớp - Các nhóm nhận nhiệm vụ - Nhóm cử đại diện lên trình bày ý tưởng của nhóm mình
Tài liệu đính kèm: