Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Hà Thị Khuyên

Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Hà Thị Khuyên

CHÍNH TẢ

CHIẾC ÁO BÚP BÊ

I. Mục tiêu:

 - HS nghe cô giáo đọc, viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn “Chiếc áo búp bê”.

 - Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ phát âm sai dẫn đến viết sai.

II. Đồ dùng dạy - học:

Bút dạ, 3 – 4 tờ phiếu khổ to.

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Ổn định tổ chức:

B. Kiểm tra bài cũ:

HS: Tìm và đọc 5 – 6 tiếng có âm đầu l/n.

C. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn HS nghe - viết:

- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả. HS: Cả lớp theo dõi SGK.

? Đoạn văn nói gì - Tả chiếc áo búp bê xinh xắn. Một bạn nhỏ đã may áo cho búp bê của mình với bao tình cảm yêu thương.

HS: Đọc thầm lại đoạn văn, chú ý các tên riêng cần viết hoa, những từ ngữ dễ viết sai, cách trình bày bài.

 

doc 31 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 215Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Hà Thị Khuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14:	Thứ hai ngày 24 tháng 11 năm 2008
Buổi sáng
 Tập đọc
Chú đất nung
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai, nhấn giọng những từ gợi cảm, gợi tả
- Hiểu từ ngữ trong truyện.
- Hiểu nội dung truyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lò lửa đỏ.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh hoạ bài trong SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
A. ổn định tổ chức: 
B. Kiểm tra bài cũ:
HS: 2 em nối nhau đọc bài trước.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: Chia làm 3 đoạn.
HS: Nối nhau đọc từng đoạn 2 – 3 lượt.
- GV nghe, kết hợp sửa phát âm và giải nghĩa từ, hướng dẫn cách ngắt nhịp.
HS: Luyện đọc theo cặp.
1 – 2 em đọc cả bài.
- GV đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
+ Cu Chắt có những đồ chơi nào? Chúng khác nhau như thế nào?
- Đồ chơi là 1 chàng kị sỹ cưỡi ngựa rất bảnh, một nàng công chúa ngồi trong lầu son, 1 chú bé bằng đất.
+ Chàng kị sỹ và nàng công chúa là món quà được tặng nhân dịp Tết Trung thu.
+ Chú bé Đất là đồ chơi tự nặn lấy từ đất sét. Chú chỉ là 1 hòn đất mộc mạc, có hình người.
- Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
+ Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
- Đất từ người cu Đất giây bẩn hết quần áo của 2 người bột. Chàng kị sỹ phàn nàn bị bẩn hết quần áo đẹp. Cu Chắt bỏ riêng 2 người bột vào trong lọ thuỷ tinh.
+ Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung?
- Vì chú muốn được xông pha làm nhiều việc có ích.
+ Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?
- Phải rèn luyện trong thử thách con người mới cứng rắn, hữu ích
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: 
HS: 4 em đọc phân vai 1 lượt.
- GV đọc mẫu 1 đoạn.
- Luyện đọc theo nhóm 4 phân vai.
- Thi đọc phân vai 1 đoạn.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập đọc lại bài.
Toán
Chia một tổng cho một số
I.Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết tính chất 1 tổng chia cho 1 số, tự phát hiện tính chất 1 hiệu chia cho 1 số thông qua bài tập.	
- Tập vận dụng tính chất nêu trên trong thực hành tính.
II. Các hoạt động dạy – học:
A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
HS: Chữa bài về nhà.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS nhận biết tính chất 1 tổng chia cho 1 số:
- GV ghi bảng:
(35 + 21) : 7 = ?
HS: 1 em lên bảng thực hiện, cả lớp làm ra nháp:
(35 + 21) : 7 = 56 : 7
= 8
35 : 7 + 21 : 7
- 1 em lên thực hiện, cả lớp làm ra nháp:
35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8
? Hãy so sánh kết quả 2 biểu thức.
- Kết quả 2 biểu thức đó bằng nhau.
? Vậy 2 biểu thức đó như thế nào với nhau?
- Hai biểu thức đó bằng nhau.
(35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
(viết phấn màu)
=> Rút ra tính chất (ghi bảng).
HS: 2 – 3 em đọc lại.
3. Thực hành:
+ Bài 1: Làm cá nhân.
HS: Nêu yêu cầu của bài tập và tự làm.
- 2 HS lên bảng giải.
a) Cách 1: (15 + 35) : 5 = 50 : 5 = 10
Cách 2: (15 + 35) : 5 = 15 :5 + 35 : 5 
= 3 + 7
= 10
b) Cách 1: 12 : 4 + 20 : 4 = 3 + 5 = 8
Cách 2: 12 : 4 + 20 : 4 = (12 + 20) : 4
= 32 : 4
= 8.
+ Bài 2: 
HS: Làm tương tự.
+ Bài 3: 
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
HS: 1 em đọc đầu bài, cả lớp đọc thầm, tóm tắt và tự làm vào vở.
- Một em lên bảng giải.
Bài giải:
Số nhóm HS của lớp 4A là:
32 : 4 = 8 (nhóm)
Số nhóm HS của lớp 4B là:
28 : 4 = 7 (nhóm)
Số nhóm HS của 2 lớp 4A và 4B là:
8 + 7 = 15 (nhóm)
Đáp số: 15 nhóm.
- GV chấm, chữa bài cho HS.
- Có thể giải bằng cách khác cũng được.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- Về nhà học bài, làm bài tập.
đạo đức
biết ơn thầy cô giáo (tiết 1)
I.Mục tiêu:
- Hiểu công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với HS. Phải biết kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
II. Đồ dùng:
Sách, kéo, giấy, bút màu.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. ổn định tổ chức:
B. Bài cũ:
HS: Đọc bài học.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
- GV nêu tình huống.
HS: Dự đoán các cách ứng xử có thể xảy ra.
HS: Lựa chọn cách ứng xử và trình bày lý do lựa chọn.
- Thảo luận lớp về cách ứng xử.
- GV kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (Bài 1 SGK).
- GV yêu cầu từng nhóm HS làm bài.
- Từng nhóm HS thảo luận.
- HS lên bảng chữa bài tập, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và đưa ra phương án đúng của bài tập.
đ Tranh 1, 2, 4 là Đ; tranh 3 là S.
4. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài 2 SGK).
- GV chia nhóm: 7 nhóm.
HS: Thảo luận, ghi những việc nên làm vào các tờ giấy nhỏ.
- Từng nhóm lên dán theo 2 cột biết ơn hay không biết ơn.
- GV kết luận: Các việc làm a, b, d, đ, e, g là những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.
=> Ghi nhớ (ghi bảng).
HS: 2 – 3 em đọc ghi nhớ.
* Liên hệ:
HS: Tự liên hệ.
5. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Buổi chiều
Kỹ thuật
Thêu MóC XíCH ( Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích.
- Thêu thành thạo các mũi thêu móc xích.
- HS hứng thú thêu.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh quy trình thêu, mẫu thêu, vải, kim, chỉ,
III. Các hoạt động dạy – học:
A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
- 2 em nêu lại các bước thêu.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. HS thực hành thêu móc xích:
HS: Nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các bước thêu móc xích.
- GV nhận xét và củng cố kỹ thuật theo các bước:
+ Bước 1: Vạch dấu đường thêu.
+ Bước 2: Thêu móc xích theo đường vạch dấu.
- GV nhắc lại và hướng dẫn 1 số điểm cần lưu ý như ở tiết 1.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và yêu cầu thời gian hoàn thành sản phẩm.
HS: Nghe để nhớ lại.
HS: Thực hành thêu móc xích.
- GV quan sát, uốn nắn cho những HS còn lúng túng. 
3. GV đánh giá kết quả thực hành của HS:
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
HS: Trưng bày sản phẩm.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá. 
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Về nhà tập thêu cho đẹp.
Tiếng anh
(Giáo viên bộ môn soạn giảng)
Luyện kiến thức toán
Luyện tậpChia một tổng cho một số
I.Mục tiêu:
- Giúp HS Củng cố tính chất 1 tổng chia cho 1 số, tự phát hiện tính chất 1 hiệu chia cho 1 số thông qua bài tập.	
- Tập vận dụng tính chất nêu trên trong thực hành tính.
II. Các hoạt động dạy – học:
A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ: Nêu tính chất một tổng chia cho một số.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1(Tr 77): Củng cố chia một tổng cho một số.
2 HS làm trên bảng, cả lớp làm vào vở rồi chữa bài
Bài tập 2(Tr 77): Vận dụng chia một tổng cho một số vào giải toán
1 HS làm trên bảng, cả lớp làm vào vở rồi chữa bài
Bài tập 3(Tr 77): So sánh giá trị của biểu thức
HS làm trên bảng phụ, vở.
Bài tập 4(Tr 77): Vận dụng kiến thức nhân một số với một tổng để tính giá trị biểu thức thuận tiện. 
1 HS làm trên bảng, cả lớp làm vào vở rồi chữa bài
D. Củng cố- Dặn dò:
GV Củng cố nội dung bài.
Dặn dò HS
Thứ ba ngày 25 tháng 11 năm 2008
Buổi sáng
chính tả
chiếc áo búp bê
I. Mục tiêu:
	- HS nghe cô giáo đọc, viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn “Chiếc áo búp bê”.
	- Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ phát âm sai dẫn đến viết sai.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bút dạ, 3 – 4 tờ phiếu khổ to.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
HS: Tìm và đọc 5 – 6 tiếng có âm đầu l/n.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả.
HS: Cả lớp theo dõi SGK.
? Đoạn văn nói gì
- Tả chiếc áo búp bê xinh xắn. Một bạn nhỏ đã may áo cho búp bê của mình với bao tình cảm yêu thương.
HS: Đọc thầm lại đoạn văn, chú ý các tên riêng cần viết hoa, những từ ngữ dễ viết sai, cách trình bày bài.
- GV đọc từng câu cho HS viết.
- Đọc lại bài cho HS soát lỗi.
HS: Soát lỗi, ghi số lỗi ra lề.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu bài tập, tự làm vào vở bài tập.
- Một số HS làm vào phiếu dán bảng.
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
2a) Xinh xinh, xóm, xít, xanh, sao, súng, sờ, xinh, sợ.
b) Lất phất, Đất, nhấc - bật, rất, bậc, lật - nhấc, bậc.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu và làm vào vở bài tập.
- Mỗi em viết khoảng 7 – 8 tính từ.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
3a) siêng năng, sung sướng, sảng khoái, sáng láng, sáng ngời, sáng suốt, sành sỏi, sát sao
3b) Chân thật, thật thà, vất vả, tất tả, tất bật, chật chội, chất phác, chật vật, bất tài, bất nhã, bất nhân
- GV chấm bài cho HS.
4. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
Tin học
(Giáo viên bộ môn soạn giảng)
Luyện từ và câu 
Luyện tập về câu hỏi
I. Mục tiêu:
- Luyện tập nhận biết một số từ nghi vấn và đặt câu với các từ nghi vấn ấy.
- Bước đầu nhận biết một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi.
II. Chuẩn bị:
Giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
HS: 3 em nối nhau trả lời 3 câu hỏi.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1:
HS: 1 em đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm và tự làm vào vở bài tập.
- GV phát phiếu cho 1 số HS.
- Một số em làm vào phiếu.
- GV và HS chốt lại lời giải đúng.
- Lên dán phiếu.
a) Hăng hái nhất và khoẻ nhất là bác Cần trục.
- Hăng hái nhất và khoẻ nhất là ai?
b, c, d (tương tự).
+ Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu, làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- GV và cả lớp nhận xét.
- 1 HS lên bảng chữa bài. 
VD: Ai đọc hay nhất lớp.
Cái gì dùng để lợp nhà.
.
+ Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu và tìm từ nghi vấn trong mỗi câu hỏi.
- 2 – 3 HS lên làm trên phiếu.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Câu a) Có phải – không?
Câu b) Phải không?
Câu c) à?
+ Bài 4:
HS: Đọc yêu cầu, mỗi em đặt 1 câu hỏi với mỗi từ hoặc cặp từ nghi vấn.
- GV gọi HS đứng tại chỗ đặt câu.
- Mỗi em đặt 3 câu vào vở.
VD: 
- Có phải hồi nhỏ chữ Cao Bá Quát rất xấu không?
- Bạn thích chơi bóng đá à?
- Xi - ôn – cốp – xki ngày nhỏ bị ngã gãy chân vì muốn bay như chim, phải không?
+ Bài 5:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- GV chấm, chữa bài cho HS.
3. Củng cố – dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Khoa ... . Em nói với bạn: “Ăn mận cũng hay chứ ?” 
- Bạn thấy em nói vậy thì bĩu môi: 
“Ăn mận cho hỏng răng à?”
	+ Thể hiện yêu cầu mong muốn?
- Em trai em nhảy nhót trên giường huỳnh huỵch lúc em đang chăm chú học bài. Em bảo: “Em ra ngoài cho chị học bài được không?”. 
5. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài. 
Luyện kiến thức toán
 Luyện tập Chia 1 số cho 1 tích
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS Củng cố cách chia 1 số cho 1 tích.
	- Biết vận dụng vào cách tính thuận tiện, hợp lý.
II. Đồ dùng: 
Vở bài tập toán 4.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. ổn định tổ chức: 
B. Kiểm tra bài cũ:	Không
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2.Hướng dẫn luyện tập:
Bài tập 1(Tr 80): Củng cố chia một số cho một tích
HS tự làm bài rồi kiểm tra chéo cho nhau
Bài tập 2(Tr 80): Vận dụng chia một số cho một tích vào tính nhẩm.
2 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở rồi chữa bài.
Bài tập 3(Tr 80): Vận dụng chia một số cho một tích vào giải toán.
1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở bằng 2 cách rồi chữa bài
3. Củng cố- Dặn dò.
GV Củng cố nội dung bài.
Dặn dò HS
Buổi sáng
Thứ sáu ngày 28 tháng 11 năm 2008
 âm nhạc
(Giáo viên bộ môn soạn giảng) 
Thể dục
(Giáo viên bộ môn soạn giảng) 
Tập làm văn
Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả đồ vật.
II. Đồ dùng:
Tranh minh hoạ “Cái cối xay”, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học: 
A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra:
HS: Một em nhắc lại ghi nhớ giờ trước.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Phần nhận xét:
+ Bài 1:
- 2 em nối nhau đọc bài văn “Cái cối ” những từ được chú thích và những câu hỏi sau bài.
- GV giải nghĩa: áo cối (vòng bọc người của thân cối).
HS: Quan sát tranh minh hoạ cái cối.
- Đọc thầm lại đoạn văn, trao đổi suy nghĩ và trả lời các câu hỏi d, a, b, c.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a) Bài văn tả cái gì?
- Cái cối xay gạo bằng tre.
b) Mỗi phần nói lên điều gì?
+ Mở bài: Giới thiệu cái cối.
+ Kết bài: Nêu kết thúc của bài (tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với bạn nhỏ).
c) Các phần đó giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học?
- Giống mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện.
d) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào?
- Tả hình dáng theo trình tự từ lớn đến nhỏ, từ ngoài vào trong, từ chính đến phụ.
- Tiếp theo tả công dụng của cái cối.
+ Bài 2: 
HS: Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
3. Phần ghi nhớ:
HS: 2 – 3 em đọc nội dung phần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
HS: 2 em nối nhau đọc nội dung bài tập.
- Một em đọc đoạn thân bài tả cái trống và trả lời câu hỏi.
Câu a: Câu văn tả bao quát cái trống?
HS: “Anh chàng  phòng bảo vệ”.
Câu b: Tên các bộ phận được miêu tả?
- Mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống.
Câu c: Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của trống?
- Hình dáng: Tròn như cái chum phẳng
- Âm thanh: Tiếng trống ồm ồmHS được nghỉ.
Câu d: 
HS: Viết thêm đoạn mở bài, kết bài cho hoàn chỉnh bài văn.
VD: 
- Mở bài trực tiếp: “Những ngày đầu cắp sách đến trường, có một đồ vật gây cho tôi ấn tượng thích thú nhất đó là chiếc trống trường.”
- Kết bài mở rộng: “Rồi đây tôi sẽ trở thành học sinh trung học. Rời xa mái trường tuổi thơ, tôi sẽ không bao giờ quên hình dáng đặc biệt của chiếc trống trường tôi, những âm thanh thôi thúc, rộn ràng của nó.”
- Kết bài không mở rộng: “Tạm biệt anh trống, đám trò nhỏ chúng tôi ríu rít ra về.”
- Mở bài gián tiếp: “Kỷ niệm của những ngày đầu đi học là kỷ niệm mà mỗi người không bao giờ quên. Kỷ niệm ấy luôn gắn với những đồ vật và con người. Nhớ những ngày đầu đi học, tôi luôn nhớ tới chiếc trống trường tôi, nhớ những âm thanh rộn rã, náo nức của nó.”
5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Toán
Chia 1 tích cho 1 số
I. Mục tiêu:
- Nhận biết cách chia 1 tích cho 1 số.
- Biết vận dụng vào cách tính thuận tiện hợp lý.
II. Đồ dùng: 
Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giảng bài:
a. Tính và so sánh giá trị của 3 biểu thức (trường hợp cả 2 thừa số đều chia hết cho số chia).
(9 x 15) : 3
9 x (15 : 3)
(9 : 3) x 15
- GV ghi 3 biểu thức đó lên bảng.
HS: Ba em lên tính giá trị của ba biểu thức 
(9 x 15) : 3 = 135 : 3 = 45
9 x (15 : 3) = 9 x 5 = 45
(9 : 3) x 15 = 3 x 15 = 45
- So sánh giá trị của 3 biểu thức đó?
HS: 3 giá trị đó bằng nhau.
- GV hướng dẫn HS ghi.
(9 x 15) : 3 = 9 x (15 : 3) = (9 : 3) x 15
- GV: Vì 15 3; 9 3 nên có thể lấy 1 thừa số chia cho 3 rồi nhân kết quả với thừa số kia.
b. Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức: (trường hợp có 1 thừa số không chia hết)
(7 x 15) : 3 và 7 x (15 : 3)
- GV ghi 2 biểu thức đó lên bảng.
HS: 2 em lên tính rồi so sánh giá trị.
(7 x 15) : 3 = 105 : 3 = 35
7 x (15 : 3) = 7 x 5 = 35
- Hai giá trị đó như thế nào?
- Hai giá trị đó bằng nhau.
=> Vì 15 3 nên có thể lấy 15 chia cho 3 rồi nhân kết quả với 7
=> Kết luận: (SGK)
HS: Đọc lại ghi nhớ.
3. Thực hành:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 2 HS lên bảng làm 2 cách.
1a) Cách 1: (8 x 23) : 4 = 184 : 4 = 46.
Cách 2: (8 x 23) : 4 = 8 : 4 x 23 = 46.
1b) Cách 1: (15 x 24) : 6 = 360 : 6 = 60
Cách 2: (15 x 24) : 6 = 15 x (24 : 6)
= 15 x 4 
= 60
+ Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
+ Bài 3: Các bước giải.
HS: Đọc đầu bài và tự làm.
- Tìm tổng số mét vải.
- Tìm số mét vải đã bán.
Giải:
Cửa hàng có số mét vải là:
30 x 5 = 150 (m)
Cửa hàng đã bán số mét vải là:
150 : 5 = 30 (m)
Đáp số: 30 mét vải.
- GV chấm bài cho HS.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Buổi chiều
Khoa học
Bảo vệ nguồn nước
I. Mục tiêu:
- Sau bài học HS biết nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
- Cam kết bảo vệ nguồn nước.
- Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước.
II. Đồ dùng dạy - học:
Hình trang 58, 59 SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS nêu bài học.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Giảng bài:
a. Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước:
- GV yêu cầu HS:
HS: Quan sát các hình và trả lời câu hỏi trang 58 SGK. Hai em quay lại với nhau chỉ vào từng hình vẽ, nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc theo cặp.
+ Nên làm: Hình 3, 4, 5, 6.
+ Không nên làm: Hình 1, 2.
- Liên hệ xem bản thân em và gia đình, địa phương đã làm được gì để bảo vệ nguồn nước?
HS: Tự liên hệ.
=> GV kết luận hoạt động a.
b. Vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ.
- Xây dựng bản cam kết bảo vệ nguồn nước.
- Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh.
- Phân công từng thành viên vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh.
Bước 2: Thực hành.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm.
- GV đi từng nhóm, kiểm tra và đánh giá, giúp đỡ cho mọi HS đều tham gia.
Bước 3: Trình bày và đánh giá.
- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình.
- Cử đại diện nhóm phát biểu cam kết.
- GV đánh giá, nhận xét tuyên dương các nhóm có sáng kiến hay.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
âm nhạc
(Giáo viên bộ môn soạn giảng) 
hoạt động tập thể
an toàn giao thông (Bài 5)
giao thông đường thủy 
và phương tiện giao thông đường thuỷ 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết mặt nước cũng là 1 loại đường giao thông.
- Biết tên gọi các loại phương tiện giao thông đường thủy.
- Biết biển báo giao thông trên thuỷ.
2. Kỹ năng:
- HS nhận biết các loại phương tiện giao thông đường thuỷ và tên gọi.
- Nhận biết 6 biển báo giao thông đường thuỷ.
3. Thái độ:
- Thêm yêu quý Tổ quốc.
- Có ý thức khi đi trên đường thuỷ.
II. Nội dung: 
Giao thông đường thuỷ gồm: Đường thủy nội địa và đường biển.
III. Chuẩn bị: 
Biển báo giao thông, bản đồ tự nhiên, tranh ảnh.
IV. Các hoạt động:
* HĐ 1: Ôn bài cũ, giới thiệu bài mới.
* HĐ2: Tìm hiểu về giao thông trên đường thủy.
? Những nơi nào có thể đi lại trên mặt nước được
- GV giảng (SGV).
- ở trên mặt sông, trên hồ lớn, trên các kênh rạch ở miền Nam có nhiều kênh tự nhiên và có kênh do người đào có thể đi lại được, trên mặt biển.
=> KL: Giao thông đường thuỷ ở nước ta rất thuận tiện vì có nhiều sông, kênh rạch. Giao thông đường thuỷ là 1 mạng lưới giao thông quan trọng ở nước ta.
* HĐ3: Phương tiện giao thông đường thuỷ nội địa:
? Có phải bất cứ nơi đâu có mặt nước đều có thể đi lại được trở thành đường giao thông không
- Không, chỉ những nơi mặt nước có đủ bề rộng, độ sâu cần thiết với độ lớn của tàu, thuyền và có chiều dài mới có thể trở thành giao thông đường thuỷ được.
? Kể tên các loại giao thông đường thuỷ mà em biết
- Các loại giao thông đường thuỷ nội địa:
+ Thuyền: thuyền gỗ, thuyền nan, thuyền thúng, thuyền độc mộc, thuyền buồm.
+ Bè, mảng.
+ Phà.
+ Thuyền (ghe) gắn máy.
+ Ca nô.
+ Tàu thuỷ.
+ Tàu cao tốc.
+ Sà lan.
+ Phà máy.
* HĐ4: Biển báo hiệu giao thông đường thủy nội địa.
- GV treo 6 biển báo và giới thiệu:
1- Biển báo cấm đậu.
2- Biển báo cấm các loại phương tiện thô sơ đi qua.
3- Biển báo cấm rẽ phải.
4- Biển báo được phép đỗ.
5- Biển báo phía trước có bến đò, bến phà.
HS: Quan sát và nhận xét về hình dáng, màu sắc.
=> KL: Đường thủy cũng là 1 loại đường giao thông, có rất nhiều phương tiện đi lại, do đó cần có chỉ huy để tránh tai nạn.
V. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học, cả lớp hát bài “Con kênh xanh xanh.
hoạt động tập thể
tổng kết tháng
I. Mục tiêu:
- HS nhận ra những ưu, khuyết điểm của mình trong tháng để sửa chữa.
II. Nội dung: 
1. GV nhận xét chung những ưu và nhược điểm của lớp:
	a. Ưu điểm:
- Đi học đúng giờ.
- Đồ dùng sách vở tương đối đầy đủ.
- Một số em có ý thức học tập tốt như: Học. Trung, Bình, Ngọc.
- Một số em chữ viết tương đối đẹp: Bình, Lý, Liên.
b. Nhược điểm:
- ý thức học tập chưa tốt, hay nói chuyện riêng trong giờ: Đại, Thanh.
- Một số em viết chữ quá xấu và sai nhiều lỗi chính tả như: Thanh, Lâm, Hà, Phương.
2. Phương hướng:
	- Phát huy những ưu điểm đã có.
	- Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại, duy trì nề nếp học tập tốt. Chấm dứt tình trạng không làm bài tập ở nhà trước khi đến lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_14_ha_thi_khuyen.doc