Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2010-2011 (Dạy buổi chiều)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2010-2011 (Dạy buổi chiều)

I. Mục tiêu:

 Giúp hs rèn kĩ năng:

 - Thực hiện phép chia 1 số có nhiều chữ số cho số có 1 chữ số.

 - Thực hiện qui tắc chia 1 tổng ( hoặc 1 hiệu ) cho 1 số.

II. Các hoạt động dạy học.

A, Kiểm tra bài cũ.

 

doc 11 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 280Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2010-2011 (Dạy buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Ngày soạn:Thứ bảy ngày 13 tháng 11 năm 2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010
Tiết 11: 	Tập đọc
Ôn: Chú đất Nung
I. Mục đích, yêu cầu.
- Đọc đúng các tiếng từ khó. Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Đọc diễn cảm toàn bài, phân biệt lời nhân vật ( chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất). Tốc độ đọc 80 tiếng / 1 phút.
 - Hiểu nội dung câu chuyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
II. Đồ dùng dạy học.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài : Chúi đất Nung 
? Nêu ý nghĩa của câu chuyện?
- Gv cùng hs nx, ghi điểm.
- 2 Hs nối tiếp đọc, ý nghĩa của câu chuyện
B, Bài mới:
1. Giới thiệubài và chủ điểm.
a. Giới thiệu bài đọc: Chú Đất Nung (bằng tranh).
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
- Đọc toàn bài.
- 1 Hs khá, lớp theo dõi và chia đoạn bài.
- Đọc nối tiếp, kết hợp sửa lỗi phát âm, giải nghĩa từ.
- Từ chú giải cuối bài.
- Đọc toàn bài.
- 1 Hs đọc.
? Nhận xét cách đọc?
- Đọc đúng, ngắt nghỉ hơi đúng, ...
- Lưu ý hs đọc đúng những câu hỏi, câu cảm trong bài, nghỉ hơi đúng tự nhiên trong các câu văn : Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất/ em nặn lúc đi chăn trâu; Chú bé Đất ngạc nhiên/ hỏi lại:
- Gv đọc toàn bài.
b. Tìm hiểu bài.
- Hs đọc đoạn 1, trả lời:
? Cu Chắt có những đồ chơi nào? Chúng khác nhâu như thế nào?
-... Đồ chơi là một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, một nàng công chúa ngồi trong lầu son, một chú bé bằng đất.
- Chàng kị sĩ, nàng công chúa được nặn từ bột, màu sắc sặc sỡ, trông rất đẹp. Chú bé Đất cu Chắt tự nặn lấy từ đất sét, là một hòn đất mộc mạc có hình người. 
- Đọc thầm đ2, trả lời;
- Cả lớp.
? Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu?
- Vào nắp cái tráp hỏng.
? Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào?
- Họ làm quen với nhau nhưng cu Đất đã làm bẩn quần áo đẹp của chàng kị sĩ và nàng công chúa nên cậu ta bị cu Chắt không cho họ chơi với nhau nữa. 
- Đọc thầm đoạn còn lại, trả lời:
? Vì sao chú bé Đất lại ra đi?
- Chơi một mình chú cảm thấy buồn và nhớ quê.
? Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
- Chú bé Đất đi ra cánh đồng. Mới đến chái bếp gặp trời mưa, chú ngấm nước và bị rét. Chú bèn chui vào bếp sưởi ấm.Lúc đầu thấy khoan khoái, lúc sau nóng rát chân tay chú lùi lại. Chú gặp ông hòn Rấm. 
? Ông Hòn Rấm nói thế nào khi thấy chú lùi lại?
- Ông chê chú nhát.
? Vì sao chú bé quyết định trở thành Đất Nung?
- Vì chú sợ bị ông Hòn Rấm chê là nhát.
- Vì chú muốn được xông pha làm nhiều việc có ích.
? Chi tiết " nung trong lửa" tượng trưng cho điều gì?
- Phải rèn luyện trong thử thách, con người mới trở thành cứng rắn hữu ích.
- Vượt qua được thử thách, khó khăn, con người mới mạnh mẽ, cứng cỏi.
- Lửa thử vàng gian nan thử sức, được tôi luyện trong gian nan, con người mới vững vàng dũng cảm...
? Câu chuyện nói lên điều gì?
* ý nghĩa: Ca ngợi chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
c. Đọc diễn cảm.
- Đọc phân vai toàn truyện:
- 4 vai: dẫn truyện, chú bé Đất, chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm.
? Nhận xét cách đọc?
Phân biệt lời nv: Lời người kể với lời các nv; chàng kị sĩ kênh kiệu ; ông Hòn Rấm: vui, ôn tồn; Chú bé Đất: từ ngạc nhiên sang mạnh dạn, táo bạo, đáng yêu.
- Luyện đọc đoạn: Ông Hòn Rấm cười bảo:...hết bài.
- Gv đọc mẫu.
- Hs nêu cách đọc.
- Luyện đọc:
- Đọc phân vai: 3vai, chú bé Đất, ông Hòn Rấm, dẫn truyện.
- Thi đọc:
- Cá nhân đọc.
- Nhóm, các nhóm (đọc phân vai)
- Gv cùng hs nx, khen nhóm đọc tốt, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học.
	- VN luyện đọc cho tốt, chuẩn bị phần 2 của truyện.
Tiết 41: 	Toán 
Ôn: Chia một tổng cho một số
I. Mục tiêu:
	Giúp hs:
	- Củng cố một tổng chia cho một số, tự phát hiện tính chất một hiệu chia cho một số ( thông qua bài tập ).
	- Tập vận dụng tính chất nêu trên trong thực hành tính.
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
- Gv chấm một số bài.
- Yêu cầu hs lên bảng 
- 2 hs lên bảng làm, lớp đổi chéo vở kiểm tra.
( 35 + 21 ) : 7 = 56 : 7 = 8
35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8
- Gv cùng hs nx, chữa bài, ghi điểm.
B, Thực hành
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu.
? Nêu 2 cách tính?
- C1: Tính theo thứ tự thực hiện các phép tính.
- C2: Vận dụng tính chất 1 tổng chia cho 1 số.
- Hs tự làm bài, chữa bài.
- 2 Hs lên bảng, lớp làm vào vở BT.
C1: ( 25 + 45 ) : 5 = 
C2: ( 24 + 36 ) : 5 = 
Câu b. 
- Yêu cầu hs làm theo mẫu.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
Bài 2 - Yêu cầu hs:
- Đọc, tóm tắt, phân tích bài toán.
- Tổ chức cho hs tự làm bài:
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 hs lên bảng chữa.
- Gv qs giúp đỡ hs còn lúng túng.
Bài giải
- Gv chấm 1 số bài, nhận xét.
Số nhóm hs của lớp 4A là:
28 : 4 = 7 ( nhóm)
Số nhóm hs của lớp 4B là:
32 : 4 = 8(nhóm)
Số nhóm hs của cả hai lớp 4A và 4B là:
8 + 7 = 15 ( nhóm )
Đáp số: 15 nhóm.
- Gv cùng hs nx, chữa bài, ghi điểm.
Bài 3 : Hoạt đọng nhóm ( 5 nhóm )
Cho HS nêu yêu ầu và giao nhiêm vụ 
Bài 4: Làm vở 
Gọi HS chữa bài 
- Hs giải theo cách khác nên khuyến khích và yc hs trình bày miệng
.Tính ; 
( 50 - 15 ) : 5 = 40 : 5 = 8 
50 : 5 --15 : 5 = 8 - 3 = 5
. Tính theo mẫu
2 x12 + 4 x 16- 4x8 =4 = 4 x 20 = 80 x(12+16-8) 
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nx tiết học.
	- Vn học thuộc bài.
Ngày soạn:Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010
Ngày giảng: Thứ tư ngày 17 tháng 11 năm 2010
Tiết 42: 	toán 
Luyện tập
I. Mục tiêu:
	Giúp hs rèn kĩ năng:
	- Thực hiện phép chia 1 số có nhiều chữ số cho số có 1 chữ số.
	- Thực hiện qui tắc chia 1 tổng ( hoặc 1 hiệu ) cho 1 số.
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
- Chữa bài 1 ( 77 )
- 4 hs lên bảng làm 4 phép tính còn lại.
- Lớp dổi chéo vở kt, nx chung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới:
Bài 1. Đặt tính rồi tính.
- Hs đọc yc, thực hiện theo yc.
- 4 hs lên bảng, lớp làm vào vở.
Kq: 525945 : 7 = 75135
 489690 : 8 = 61211 ( dư 2)
 379075 : 9 = 42119 ( dư 4)
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
Bài 2. Viết số thích hợp vào ô trống:
- Hs đọc yêu cầu, tự giải bài toán.
- Lớp làm vào vở, 2 hs lên bảng chữa bài,
KQ: Số lớn là : 4982
28131
244830
 Số bé là: 2546
24587
180933
- Gv cùng lớp nx chữa bài.
Bài 3. 
- Hs đọc đề bài, tóm tắt, phân tích bài.
Gọi HS nêu Y/C BT và dữ kiện bài toán
- Tìm số toa xe chở hàng.
- 1 hs lên bảng giải, lớp làm vào vở.
Bài giải
Số gạo của 2 kho lớn là:
14580 x 2 = 29160 (kg)
Số gạo của tất cả 3 kho là:
29160 +10350 = 39510( kg )
Trung bình mỗi kho chứa số gạo là:
39510 : 3 = 13 170 (kg)
Đáp số: 13 170 kg hàng.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nx tiết học. Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 11: Chính tả (nghe – viết )
Chiếc áo búp bê
I. Muc đích, yêu cầu:
	- Hs nghe cô giáo đọc- viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Chiếc áo búp bê. Tốc độ viết 80 chữ / 15 phút.
	- Làm đúng các bài luyện tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ phát âm sai dẫn viết sai: s/x.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Bảng phụ viết bài tập 2a chưa điền.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
- Gv đọc để hs viết:
- 2 Hs lên bảng, lớp viết bảng con:
 lỏng lẻo, nóng nảy, nợ nần, tiềm năng.
- Gv nx chung.
B, Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ,YC.
2. Hướng dẫn hs nghe- viết.
- Đọc đoạn văn:
- 1, 2 hs đọc.
? Nội dung đoạn văn?
- Tả chiếc áo búp bê xinh xắn, bạn nhỏ may áo cho búp bê với biết bao tình cảm yêu thương.
- Tìm từ dễ viết sai?
- Gv tổ chức cho cả lớp viết.
- Hs đọc thầm và tìm: Ly, Khánh, phong phanh, xa tanh, loe ra, hạt cườm, đính dọc, nhỏ xíu,...
- Gv lưu ý cách trình bày.
- Gv đọc
- Hs viết.
- Gv đọc toàn bài.
- Hs soát lỗi.
- Gv chấm 1 số bài, nhận xét.
- Hs đổi chéo vở soát lỗi.
3. Bài tập.
Bài tập 2a.
- Hs đọc yêu cầu.
- Gv treo bảng phụ?
- Hs đọc thầm và tự làm bài vào vở BT.
- Chữa bài:
- Hs lần lượt chữa điền từng câu:
- Thứ tự điền: xinh, xóm, xít, xanh, sao, súng, sờ, xinh nhỉ, sợ.
Bài 3a.
- Hs đọc yêu cầu .
- Tổ chức làm bài:
- Thảo luận nhóm, tìm.
- Thi đua giữa các nhóm:
-Thi tiếp sức; VD: sâu, sung sướng, sáng,...
- Gv cùng hs nx, bình chọn nhóm có kết quả tốt.
4. Củng cố, dặn dò:
	- Nx tiết học.
	- Vn viết lại từ ngữ tìm được BT3 vào vở.
Ngày soạn : Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2010
 Ngày giảng: Thứ năm ngày 18 tháng 11 năm 2010
Tiết 43: 	Toán 
Ôn: Chia một số cho một tích
I.Mục tiêu:
	Giúp hs:
- Nhận biết cách chia một số cho một tích.
- Biết vận dụng vào cách tính thuận tiện hợp lí.
II.Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài 4b. Tính bằng 2 cách:
C1: ( 403 494 - 16 415 ) : 7 = 387 079 : 7 
 = 55 297
C2: Tự làm.
- Gv cùng hs nx, ghi điểm.
B, Giới thiệu bài mới.
 	Khi chia một số cho một tích hai thừa số, ta có thể chia số đó cho một thừa số, rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia.
2. Thực hành:
Bài 1. Tính bằng 2 cách:
- Hs đọc yc.
- Hs tự làm bài, 3 hs lên bảng chữa bài.
Mỗi bài tính bằng 2 cách khác nhau:
50 : ( 5 x 2 ) = 50 : 10 = 5
b/ 28 : ( 7 x 2 ) = 28 : 2 : 7 = 14 : 7 = 2.
( Các cách khác hs tự làm, chữa)
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
Bài 2.
- Đọc yc
- GV cùng hs làm mẫu. Mỗi hs thực hiện 1 cách tính theo mẫu.
90 : 30 = 90 : ( 3 x 10 ) = 90 : 3 : 10 
 = 30 : 10 = 3
180 : 60 = 180 : (6 x 10 ) 
 = 180 : 10 : 6 = 18: 6 = 3.
 Hs tự làm.
- GV cùng hs nx, chữa bài.
Bài 3. Gọi HS nêu Y/C BT
- Hs đọc yc , tóm tắt, phân tích bài toán.
? Nêu cách giải:
+ Tìm số vở cả hai bạn mua.
+ Tìm giá tiền mỗi quyển vở.
- 1 Hs lên bảng chữa bài, Lớp làm vào vở.
Bài giải
Số vở cả hai bạn mua là:
2 x 4 = 8 ( quyển )
Giá tiền mỗi quyển vở là:
 9600 : 8 = 1 200 ( đồng ).
 Đáp số: 1 200 đồng.
- GV chấm, cùng hs chữa bài.
- Hs nêu các cách giải khác.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nx tiết học.
- Học thuộc bài và cuẩn bị bài chia một tích cho một số.
Tiết 11: 	Luyện từ và câu 
Ôn: Dùng câu hỏi vào mục đích khác
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nắm được một số tác dụng phụ cuả câu hỏi.
- Bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen chê, sự khẳng định, phủ định, hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết nội dung bài 1 ( LT ).
- 4 Băng giấy, mỗi băng viết 1 ý bài III. 1.
III.Các hoạt động dạy học:
A, Kiểm tra bài cũ:
? Câu hỏi dùng để làm gì? Nêu ví dụ?
- 2 Hs trả lời.
? Viết 1 câu dùng từ nghi vấn nhưng không phải là câu hỏi?
- 1 hs lên bảng viết.
- Gv cùng hs nhận xét, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài:
- Câu hỏi đặt ra không phải chỉ dùng để hỏi mà còn để thể hiện thái độ khen chê, sự khẳng định, phủ định, hoặc yêu cầu mong muốn....
2. Phần nhận xét.
Bài 1. Đọc yc và nội dung .
- 1 hs đọc, lớp đọc thầm.
?Tìm câu hỏi trong đoạn văn?
- Sao chú mày nhát thế?/ Nung ấy ạ?/ Chứ sao?.
Bài 2.
- Đọc yêu cầu, trả lời.
Câu hỏi: "Sao chú mày nhát thế?" có dùng để hỏi về điều chưa biết không?
- Không, vì ông Hòn Rấm đã biết là cu Đất nhát.
- Ông Hòn Rấm đã biết là cu Đất nhát, sao còn phải hỏi? Câu hỏi này dùng để làm gì?
- Để chê cu Đất.
Câu " Chứ sao?" có dùng để hỏi không, câu hỏi này có tác dụng gì?
- Không dùng để hỏi, là câu khẳng định: Đất có thể nung trong lửa.
Bài 3.
- Đọc yêu cầu, trả lời:
Các cháu có thể nói nhỏ hơn không?
- Câu hỏi không dùng để hỏi mà để yêu cầu các cháu nói nhỏ hơn.
3. Phần ghi nhớ.
- 3, 4 hs đọc.
4.Phần luyện tập.
Bài 1. Đọc yc, nội dung.
- 4 hs đọc nối tiếp.
- Gv dán băng giấy, 
- 4 hs làm bài trên bảng( viết mục đích vào bên cạnh). Lớp làm bài vào vở BT.
- Trình bày:
- Hs nêu miệng, nx bài trên bảng.
- Gv nx chốt bài đúng:
a. Câu hỏi dùng bảo con nín khóc, thể hiện yêu cầu.
b. Thể hiện ý chê trách.
c. ..chê em vẽ ngựa không giống.
d. ...bà cụ dùng để nhờ cậy giúp đỡ.
Bài 2. Đọc yc, thi làm trong nhóm 4.
- Hs đọc và thi làm giữa các nhóm.
- Các nhóm dán phiếu, cùng trao đổi, nx chung.
- Những câu hỏi được đặt đúng:
VD:a. Bạn có thể chờ hết giờ sinh hoạt, chúng mình cùng nói chuyện được không?
b. Sao nhà bạn sạch sẽ, ngăn nắp thế?
c. Bài toán không khó nhưng mình làm phép nhân sai. Sao mà mình lú lẫn thế nhỉ?
d. Chơi diều cũng thích chứ?
Bài 3. Mỗi hs nêu 1 tình huống.
- Hs tiếp nối nêu: Vd
a. Sao bé ngoan thế nhỉ?...
b. Học toán cũng hay chứ?..
c. Em đừng nói chuyện cho anh học bài được không?
5. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học.
- Vn học thuộc bài. Làm lại bài tập 2,3 vào vở BT.
Ngày soạn : Thứ tư ngày 17 tháng 11 năm 2010
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 19 tháng 11 năm 2010
Tiết 44: 	 Toán 
Ôn: Chia một tích cho một số
I. Mục tiêu:
	Giúp hs:
	- Nhận biết cách chia một tích cho một số.
	- Biết vận dụng vào tính toán hợp lý.
II. Các hoạt động dạy học:
A, Kiểm tra bài cũ:
? Tính giá trị biểu thức bằng các cách khác nhau: 60 : ( 2 x 5 ) =
 100 : ( 4 x 25 ) =
- 2 hs lên bảng, lớp làm vào nháp.
? Phát biểu qui tắc chia một số cho một tích?
- 1,2 hs nêu.
- Gv cùng lớp nx, chữa bài.
B. Bài mới:
 Thực hành:
Bài 1. Tính bằng hai cách.
- 2 Hs lên bảng, lớp làm bài vào vở BT.
C1: Nhân trước, chia sau.
C2: Chia trước, nhân sau ( Chỉ thực hiện được khi ít nhất có 1 thừa số chia hết cho số chia)
a. C1: ( 14 x 27 ) : 7 = 378 : 7 = 54
 C2: (14 x 27) : 7 = (14 : 7) x 27 
 = 2 x 27= 54
C1: (25 x 24 ) : 6 = 600 : 6 = 100
 C2: (25 x 24) : 6 = 25 x (24 : 6) 
 = 25 x 4 = 100.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
Bài 2. Tính bằng 3 cách:
- Hs thực hiện và nêu kq:
(32 x 24) : 4 = 768 : 4 = 192
C2: (32 x 24) : 4 = 32 : 4 x 24
 =8 x 24 = 192
C3: (32 x 24) : 4 = 24 : 4 x 32 
 = 6 x 32 = 192
Bài 3.
- Hs đọc bài toán, tóm tắt.
? Nêu các bước giải bài toán?
- Tìm tổng số mét vải.
- Tìm số mét vải đã bán.
- Hs tự giải bài toán vào vở BT.
- Gv chấm bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
( Bài toán còn cách giải khác)
- Cả lớp làm bài, 1 hs lên bảng chữa.
Bài giải
Cửa hàng có số mét vải là:
30 x 6 = 180 (m)
Cửa hàng đã bán số mét vải là:
180 : 6 = 30 (m)
Đáp số: 30m vải.
C. Củng cố, dặn dò:
	- Nx tiết học.
- Vn học thuộc qui tắc, Làm BT 3 ( Các cách giải khác )
 Tiết 11: 	 Tập làm văn 
Ôn: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài.
	- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả đồ vật.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Tranh minh hoạ cái cối xay, cái trống trường ( TBDH ).
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là miêu tả?
- 2hs trả lời.
? Nói một vài câu tả một hình ảnh mà em thích trong đoạn thơ Mưa?
- 1, 2 hs nêu.
- Gv cùng hs nx, ghi điểm.
B, Bài mới:
1. Giới thiệu bài:...các em biết cách làm một bài văn miêu tả đồ vật...
2. Phần nhận xét.
Bài 1. Đọc bài văn Cái cối tân...
- Hs đọc...
- gv treo tranh và giải thích: áo cối: vòng bọc ngoài của thân cối.
- Hs đọc thầm trả lời các câu hỏi sgk.
a. Bài văn tả ...
- tả cái cối xay gạo bằng tre.
b. Mở bài:
- Câu đầu: Giới thiệu cái cối, (đồ vật được miêu tả).
Kết bài:
- Đoạn cuối: Nêu kết thúc của bài (Tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với bạn nhỏ).
c. So sánh kiểu mở bài, kết bài đã học?
- Giống kiểu mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện.
d. Phần thân bài tả cái cối theo trình tự?
- Tả hình dáng theo trình tự bộ phận: lớn đến nhỏ, ngoài vào trong, chính đến phụ.
Cái vành - cái áo; hai cái tai - lỗ tai; hàm răng cối - dăm cối; cần cối - đầu cần - cái chốt - dây thừng buộc cần.
- Tả công dụng cái cối: xay lúa, tiếng cối làn vui cả xóm.
- Gv nói thêm về biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh trong bài.
Bài 2. Khi tả đồ vật ta cần tả ntn?
- Tả bao quát toàn bộ đồ vật, sau đó đi vào tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, kết hợp thể hiện tình cảm với đồ vật.
3. Phần ghi nhớ.
- 3, 4Hs đọc.
4. Phần luyện tập:
- Đọc nội dung bài tập 
- 2 Hs đọc nối tiếp phần thân bài tả cái trống và phần câu hỏi.
- Gv dán nội dung bài:
- Hs trả lời, 
Gv gạch chân:
a. Câu văn tả bao quát cái trống:
Anh chàng trống này tròn như cái chum.... trước phòng bảo vệ.
b. Tên các bộ phận của cái trống được miêu tả:
- Mình trống
- Ngang lưng trống
- Hai đầu trống
c. Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của trống:
- Hình dáng:Tròn như cái chum, mình được ghép bằng ...ở hai đầu, ngang lưng ...nom rất hùng dũng, hai đầu bịt kín bằng da trâu thuộc kĩ căng rất phẳng.
- Âm thanh: Tùng!...Cắc, tùng!,...
d. Viết thêm phần mở bài, thân bài, để trở thành bài văn hoàn chỉnh.
- Hs làm bài vào nháp.
- Chú ý: Mở bài trực tiếp, gián tiếp, kết bài mở rộng hay không mở rộng.Khi viết cần liền mạch với thân bài.
- Hs trình bày miệng. Lớp nx.
- Gv khen hs có bài làm tốt.
5. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học. Vn viết hoàn chỉnh bài vào vở ( cả phần thân bài ).
tiết 14:	Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần 14
I. yêu cầu:
- H nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 14
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
II. Lên lớp:
1/ Nhận xét chung:
	- Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao, đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn
	- Thực hiện tương đối tốt nội quy của nhà trường.
	- Đã có tiến bộ trong học tập:
+ Về tính toán:
	+ Về viết chữ:
	- Vệ sinh lớp sạch sẽ.
	- Có ý thức tự quản, tự giác tương đối tốt.
	 *Tồn tại:
	- Đi học hay quên đồ dùng:
	- Trong lớp hay nói tự do:
	- Lười làm bài:
	2/ Phương hướng tuần 15:
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 14
- Tiếp tục rèn chữ và cách tính toán cho vài học sinh.
- Thường xuyên kiểm tra việc học và làm bài ở nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_14_nam_hoc_2010_2011_day_buoi_chieu.doc