Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2010-2011 - Lê Bá Tùng (Dạy buổi chiều)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2010-2011 - Lê Bá Tùng (Dạy buổi chiều)

A. Mục tiêu

- Giúp Hs ôn luyện về nhân nhẩm số có hai chữ số với 11, nhân với số có ba chữ số.

 B. §å dïng d¹y häc

- VBT, Bài tập toán 4

C. Hoạt động dạy học

I. Ôn về nhân nhẩm số có hai chữ số với 11, nhân với số có ba chữ số.

- Gv yêu cầu Hs nhắc lại cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11, nhân với số có ba chữ số.

II. Thực hành:

 

doc 11 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 184Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2010-2011 - Lê Bá Tùng (Dạy buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2010
Đạo đức
Bài 7: Biết ơn thầy giáo, cô giáo
A. Mục tiêu:
- Học xong bài này học sinh có khả năng:
- Hiểu công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với học sinh
- Học sinh phải kính trọng biết ơn yêu quý thầy giáo, cô giáo
- Biết bày tỏ sự kính trọng biết ơn các thầy giáo, cô giáo
B. Đồ dùng dạy học
- Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra:
- Kể việc làm của em để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà
- GV nhận xét
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
+ HĐ1: Sử lý tình huống ( trang 20, 21 SGK ) 
 - GV nêu tình huống ( SGK ) 
 - Gọi học sinh nêu các cách ứng sử có thể xảy ra
 - Gọi học sinh nêu cách lựa chọn ứng sử và lý do lựa chọn
 - Cho lớp thảo luận về các cách ứng sử
 - GV kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tôt. Do đó các em phải kính trọng biết ơn thầy giáo, cô giáo
+ HĐ2: Thảo luận theo nhóm đôi (bài tập 1- SGK )
 - GV nêu yêu cầu
 - Từng nhóm thảo luận
 - Học sinh lên chữa bài tập
 - GV nhận xét: Tranh 1, 2, 4 thể hiện thái độ kính trọng biết ơn; Tranh 3 là biểu hiện sự không tôn trọng
+ HĐ3: Thảo luận nhóm
 - GV chia 7 nhóm theo yêu cầu bài 2
 - Từng nhóm thảo luận và ghi những việc nên làm vào các tờ giấy
 - Các nhóm lên dán băng giấy theo cột
 - GV kết luận: Các việc làm a, b, d, đ, e, g là những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo
 - Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
III. Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị tiểu phẩm cho bài tập 4
- Sưu tầm các bài hát, thơ, ca dao....ca ngợi công lao thầy cô giáo
- Hai học sinh trả lời
 - Học sinh lắng nghe
- Vài em nêu các cách ứng sử
 - Học sinh nêu lý do lựa chọn cách ứng sử
 - Học sinh lắng nghe
 - Học sinh mở sách và theo dõi yêu cầu
 - Các nhóm thảo luận
 - Đại diện các nhóm nêu kết qủa
 - Nhận xét và bổ xung
 - Lớp chia thành 7 nhóm
 - Mỗi nhóm nhận một băng giấy và thực hiện một yêu cầu của bài 2
 - Các nhóm dán băng giấy vào cột “Biết ơn hay không biết ơn ”
 - Nhận xét và bổ xung
 - Vài em đọc ghi nhớ
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Luyện viết
Bài 13
.
A. Mục tiêu: 
- Tiếp tục rèn cho HS viết đúng mẫu, đúng cữ chữ, độ cao.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng chữ cái chuẩn của Tiểu học
- HS: Vở luyện viết.
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra đồ dùng.
II. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới.
a) Hướng dẫn luyện viết
- GV treo bảng chữ cái chuẩn.
- Gọi HS nêu những con chữ cần phải viết.
- GV nêu lại cách viết
- Yêu cầu HS quan sát nêu lại quy trình viết.
b) Thực hành luyện viết
- Yêu cầu HS luyện viết vào vở.
- GV quan sát, chỉnh sửa giúp HS.
c) Kiểm tra, chấm bài.
- GV kiểm tra một số bài viết.
- Chấm một số bài viết xong trước.
- Nhận xét các bài viết chưa tôt. Tuyên dương những bạn viết tôt, cẩn thận. 
III. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục rèn tập viết.
HS lấy Vở luyện viết
HS lắng nghe, mở vở.
HS quan sát.
HS nêu: Ôn lại cách viết các con chữ: g, l, k, h, d
HS lên nêu
HS luyện viết
HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Thực hành Toỏn
A. Mục tiêu
- Giỳp Hs ụn luyện về nhõn nhẩm số cú hai chữ số với 11, nhõn với số cú ba chữ số.
 B. Đồ dùng dạy học
- VBT, Bài tập toỏn 4
C. Hoạt động dạy học
I. ễn về nhõn nhẩm số cú hai chữ số với 11, nhõn với số cú ba chữ số.
- Gv yờu cầu Hs nhắc lại cỏch nhõn nhẩm số cú hai chữ số với 11, nhõn với số cú ba chữ số.
II. Thực hành:
 - GV ra đề và hướng dẫn học sinh từng bài:
Bài 1: Tớnh nhẩm:
45 x 11 12 x 11
37 x 11 25 x 11
Yờu cầu:
 - Hs tớnh và nờu được cỏch nhõn nhẩm số cú hai chữ số với 11.
- Hs làm bài– nhận xột
Bài 2: Tớnh bằng cỏch thuận tiện nhất:
12 x 11 + 21 x 11 + 11 x 33 
 132 x 11- 11 x 32 - 54 x 11 
- Thế nào là tớnh bằng cỏch thuận tiện nhất
- Để tớnh bằng cỏch thuận tiện ta phải sử dụng những tớnh chất nào ?
- Hs giải – nhận xột
Bài 3: Đặt tớnh rồi tớnh:
 145 x 213 2457 x 156 1879 x 157
 - Hs vận dụng nhõn với số cú ba chữ số.
 - 3 Hs làm trờn bảng lớp - chữa bài
 III.Củng cố.
 - Nhận xét tiết học.
Thứ ba ngày 30 tháng 11 năm 2010
Toán
Chia một tổng cho một số
A. Mục tiêu
- Nắm vững cách chia một tổng cho một số
- Biết vận dụng vào giải toán theo 2 cách, tính nhanh giá trị biểu thức.
B. Đồ dùng dạy học
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS nêu lại cách chia một tổng cho một số
- Gọi Hs nhận xét, nhắc lại
- GV nhận xét
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
a) Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Gọi HS nêu cách làm
- GV nhấn mạnh lại cách làm cho HS
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài
- Gọi HS phân tích đề bài: Đề bài cho chúng ta biết gì? Yêu cầu chúng ta tìm gì?
- Gọi Hs nêu cách làm
- GV nêu lại cách giải
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề
- Yêu cầu HS tự làm bài rồi rút ra cách tính một hiệu chia cho một số
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu và đọc mẫu
- Yêu cầu HS dựa vào mẫu làm bài
b) Thực hành
- Yêu cầu HS nghiêm túc làm bài
- GV quan sát giúp đỡ
- Thu chấm một số bài
- Nhận xét một số lỗi thường mắc phải
III. Củng cố, dặn dò
- Gv nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài
- HS nêu lại
- HS lắng nghe nhận xét
- Tính bằng 2 cách
- HS nêu dựa vào VBT
- HS lắng nghe
- HS đọc đề
- HS phân tích đề
- Hs nêu 2 cách làm bài
- Lắng nghe, ghi nhớ
- HS đọc đề
- HS tự suy nghĩ, làm bài
- HS đọc
- HS ghi nhớ
- HS làm bài
- HS lắng nghe, sửa lỗi
Luyện từ và câu
Tiết 28: Rèn kĩ năng sử dụng câu hỏi
A. Mục tiêu
- Luyện tập nhận biết một số từ nghi vấn và đặt câu với các từ nghi vấn đó.
- Biết sử dụng câu hỏi vào các mục đích sử dụng khác nhau.
B. Đồ dùng dạy- học
- Gv chuẩn bị một số bài tập.
C. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- Câu hỏi được dùng vào những mục đích nào?
- Gv nhận xét
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1
 - Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong từng câu dưới đây: 
a) Giữa vòm lá um tùm, bông hoa rập rờn trước gió.
b) Bác sĩ Ly là một người đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị.
c) Chủ nhật tuần tới, mẹ sẽ cho con đi chơi công viên nước.
d) Bé rất ân hận vì bé không nghe lời mẹ, đã ngắt bông hoa đẹp ấy.
Bài tập 2: Trong từng câu dưới đây, mục đích dùng câu hỏi để làm gì?
 a) Anh chị nói chuyện nhỏ một chút có được không ạ?
b) Kiện tướng cờ vua Nguyễn Ngọc Trường Sơn giỏi nhỉ?
c) Sao bạn chăm chỉ, chịu khó thế?
d) Sao con hư thế nhỉ?
Bài tập 3
 - Trong các từ in nghiêng ở mỗi cặp câu dưới đây, từ nào là từ nghi vấn( dùng để hỏi)
a) Tên em là gì?; Việc gì tôi cũng làm.
b) Em đi đâu? ; Đi đâu tôi cũng đi.
c) Em về bao giờ? ; Bao giờ tôi cũng sẵn sàng.
III. Củng cố, dặn dò:
- Về xem lại bài
- Chuẩn bị bài giờ sau.
- HS trả lời
- HS lắng nghe
 - HS đọc bài, trao đổi cặp, làm bài vào nháp, nêu ý kiến.
 + Cái gì dập dờn trước gió?
+ Bác sĩ Ly là người thế nào?
+ Bao giờ mẹ sẽ cho con đi chơi công viên nước?
+ Bé ân hận vì sao?
HS đọc bài; làm vở; Vài em chữa bài miệng: 
+ Để yêu cầu, đề nghị
+ Để khen
+ Để khen
+ Để chê
HS làm bài vào vở; vài em nêu miệng cách làm:
+ gì
+ đâu
+ bao giờ
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Thứ tư ngày 01 tháng 12 năm 2010
Thực hành Tiếng Việt
A. Mục tiêu
 - ễn về tớnh từ, cỏc từ bổ sung ý nghĩa cho tớnh từ; tỏc dụng của cõu hỏi, dấu hiệu chớnh của cõu hỏi là từ nghi vấn, xỏc định được cõu hỏi trong đoạn văn.
B. Đồ dùng dạy học
- VBT, Vở thực hành Tiếng Việt 
C. Hoạt động dạy học
I. Gv hệ thống lại phần lớ thuyết về tớnh từ; tỏc dụng của cõu hỏi, dấu hiệu chớnh của cõu hỏi là từ nghi vấn, xỏc định được cõu hỏi trong đoạn văn.
II. Thực hành :
 Bài 1 : Hóy tỡm những từ ngữ miờu tả mức độ khỏc nhau của cỏc đặc điểm sau : đẹp, nhanh, vàng và đặt một cõu cú sử dụng từ vừa tỡm ?
 Vớ dụ :
 + Đẹp : xinh đẹp ; đẹp đẽ ;....
 + Nhanh : nhanh vựn vụt ; rất nhanh ; cực nhanh ;....
 + Vàng : vàng vọt ; vàng khố ; ....
 Bài 2 : Tỡm cõu hỏi trong cỏc bài Ở Vương quốc Tương lai ( đoạn ‘ Trong cụng xưởng xanh’), Người tỡm đường lờn cỏc vỡ sao và ghi vào bảng cú mẫu như sau :
Thứ tự
Cõu hỏi
Cõu hỏi của ai
Để hỏi ai
Từ ghi vấn
1
Nú đõu ?
Tin - tin
Em bộ thứ nhất
Ai
 III. Củng cố, dặn dũ :
 - Nhận xột giờ học
Kỹ thuật
Thêu móc xích (Tiết 2)
A. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích
- Thêu được các mũi thêu móc xích
- Học sinh hứng thú học thêu
B. Đồ dùng dạy học
- GV: Tranh quy trình thêu móc xích; mẫu thêu móc xích. Vật liệu và dụng cụ cần thiết: Một mảnh vải trắng, len và chỉ thêu, kim khâu len và kim thêu, phấn vạch, thước và kéo
- HS: Đồ dùng khâu thêu
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra: 
- Sự chuẩn bị của học sinh
- GV nhận xét sự chuẩn bị
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
+ HĐ3: Học sinh thực hành
 - Gọi học sinh nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các bước thêu móc xích
 - GV nhận xét và củng cố
B1: Vạch dấu đường thêu
B2: Thêu móc xích theo đường vạch dấu
 - GV nhắc lại một số điểm lưu ý
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 - Nêu yêu cầu và thời gian hoàn thành
 - Cho học sinh thực hành
 - GV quan sát chỉ dẫn và uốn nắn thêu
+ HĐ4: Đánh giá kết quả thực hành
 - GV tổ chức trưng bày sản phẩm
 - GV nêu tiêu chuẩn đánh giá:
* Thêu đúng kỹ thuật
* Các vòng chỉ nối vào nhau như chuỗi mắt xích tương đối bằng nhau
* Đường thêu phẳng, không bị rúm
* Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian
 - Học sinh dựa tiêu chí tự đánh giá
 - GV nhận xét và đánh giá kết quả
III. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ và kết quả học tập
- Dặn dò về nhà chuẩn bị vật liệu để học bài sau
 - Học sinh tự kiểm tra
 - Vài học sinh nhắc lại
 - Học sinh lắng nghe
 - Học sinh lấy dụng cụ thực hành
 - Học sinh thực hành làm bài
 - Lớp trưng bày sản phẩm
 - Học sinh lắng nghe
 - Học sinh tự đánh giá
- HS lắng nghe
Toán
Luyện đổi các đơn vị đo
 Tấn - tạ- yến - kg; m2 - dm2 - cm2
A. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS mối quan hệ giữa các đơn vị đo đại lượng; Đơn vị đo diện tích.
- Vận dụng trong giải toán có lời văn.
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ – vở bài tập toán 4.
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Bài mới:
Cho HS làm các bài tập trong vở bài tập toán trang 75.
Bài 1:
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm?
- Gọi HS đọc lại bảng quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng
- Gv hướng dẫn cách làm
- Gọi HS làm bài
- HS nhận xét
Bài 2:
- Tính bằng cách thuận tiện nhất?
- Vận dụng tính chất nào để tính nhanh?
- GV hướng dẫn cách làm
- Gọi HS làm bài
Bài 3:
- Đọc đề – tóm tắt đề?
- Bài toán giải bằng mấy cách? cách nào nhanh hơn?
- GV chấm bài nhận xét
II. Củng cố, dặn dò
- tấn = ? kg 10 tạ = ? kg 100 cm2 = ? dm2
- Về nhà ôn lại bài
Cả lớp làm vở- 4,5 em đọc kết quả
10 kg = 1 yến 50 kg = 5 yến
100kg = 1 tạ 500kg = 5 tạ
1000 kg = 1 tấn 11000 kg = 11 tấn
10 tạ = 1 tấn 240 tạ = 24 tấn
100 cm2 =1 dm2 1500cm2 = 15 dm2
100 dm2 = 1 m 2 1200 dm2 = 12 m2
Cả lớp làm vở – 2 em lên bảng chữa bài
5 x 99 x 2 = (5 x 2) x 99 = 10 x 99 = 990
208 x 97 + 208 x 3 = 208 x (97 + 3)
 = 208 x 100 = 20800
1 phút hai ô tô chạy số mét:
700 + 800 = 1500 (m)
1 giờ 22 phút = 82 phút
Quãng đường đó dài số ki- lô -mét:
1500 x 82 = 123000(m)
Đổi 123000 m = 123 km
Đáp số 123 km
- HS thực hiện
Thứ năm ngày 02 tháng 12 năm 2010
Toán
Chia một số cho một tích
A. Mục tiêu
- Nắm vững cách chia một một số cho một tích
- Biết vận dụng vào giải toán theo 2 cách, tính nhanh giá trị biểu thức.
B. Đồ dùng dạy học
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS nêu lại cách chia một số cho một tích
- Gọi Hs nhận xét, nhắc lại
- GV nhận xét
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
a) Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Gọi HS nêu cách làm
- GV nhấn mạnh lại cách làm cho HS
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và đọc mẫu
- Yêu cầu HS dựa vào mẫu làm bài
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài
- Gọi HS phân tích đề bài: Đề bài cho chúng ta biết gì? Yêu cầu chúng ta tìm gì?
- Gọi Hs nêu cách làm
- GV nêu lại cách giải
b) Thực hành
- Yêu cầu HS nghiêm túc làm bài
- GV quan sát giúp đỡ
- Thu chấm một số bài
- Nhận xét một số lỗi thường mắc phải
III. Củng cố, dặn dò
- Gv nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài
- HS nêu lại
- HS lắng nghe nhận xét
- Tính bằng 2 cách
- HS nêu dựa vào VBT
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS ghi nhớ
- HS đọc đề
- HS phân tích đề
- Hs nêu 2 cách làm bài
- Lắng nghe, ghi nhớ
- HS làm bài
- HS lắng nghe, sửa lỗi
Sinh hoạt lớp tuần 14
A. Mục đích yêu cầu.
- Tổng kết hoạt động của lớp trong tuần qua và đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
B. Các hoạt động chủ yếu
I. ổn định tổ chức.
II. Nhận xét dánh giá
1. Tổ trưởng nhận xét từng tổ.
2. Lớp trưởng nhận xét.
 a) Về đạo đức.
 b) Về học tập.
 c) Các hoạt dộng khác
3. Giáo viên nhận xét
 a) Về đạo đức: 
 - Đa số các em có ý thức tốt, quan hệ với thầy cô đúng mực, thân thiện với bạn bè. 
 - Vẫn còn tình trạng đùa nghịch nhau quá trớn gây mất đoàn kết trong lớp: Trung, Phát nói bậy.
 b) Về học tập: 
- Nhìn chung các em có ý thức học tập tốt; học bài và làm bài trước khi đến lớp; hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng. 
- Bạn Lợi nghỉ học vô lí do nhiều, đặc biệt là vào các buổi chiều.
 c) Các hoạt động khác.
- Các em đã vân động bố mẹ đóng các loại quỹ cho nhà trường.
III. Phương hướng tuần tới 
- Thực hiện đầy đủ nề nếp trường lớp.
Tiếp tục tăng cường kiểm tra đồ dùng học tập, vở bài tập.
Thực hiên tốt các hoạt động ngoài giờ: Múa hát sân trường, thể dục giữa giờ.
Tăng cường kiểm tra các loại vở bài tập
Kiểm tra một số bài
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Bình báo tường
1. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh: 
- Có hiểu biết về tình nghĩa thầy trò, trách nhiệm của học sinh.
- Có thái độ trân trọng, yêu thích những sáng tác về thầy cô giáo.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học và kĩ năng sáng tác.
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a. Nội dung
Sáng tác các bài báo tường với thể loại thơ, văn, vẽ tranh  về chủ đề "Thầy cô và mái trường", tập hợp lại thành tờ báo tường của lớp.
b. Hình thức hoạt động
- Để nguyên các bài báo do học sinh trình bài, dán lên bằng giấy dài để học sinh dễ xem, dễ nhận xét.
- Treo báo tường lên bảng. Tổ chức đọc, trao đổi, nhận xét, đánh giá về nội dung, hình thức của các bài báo.
- Bình chọn các bài báo được ưa thích nhất.
3. Chuẩn bị hoạt động
a. Về phương tiện hoạt động
- Cá nhân chuẩn bị báo tường theo các thể loại thơ, truyện, vẽ tranh và trình bày đẹp.
- Ban báo tường của lớp chuẩn bị tờ báo tường chung.
b. Về tổ chức
- Cử người dẫn chương trình
- Trang trí.
- Tờ báo tường đã được treo cho học sinh xem trong những ngày trước đó.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
4. Tiến hành hoạt động
a) Khởi động
- Hát tập thể.
- Nêu mục đích buổi bình luận và chọn lựa bài báo hay.
b) Bình luận và lựa chọn báo tường
	- Người dẫn chương trình xin ý kiến nhận xét của lớp để chọn khoảng 10 bài báo hay nhất.
	- Khi bình chọn các bài báo, đầu tiên đọc bài báo cho cả lớp nghe. Tiếp theo mời tác giả bài báo nói về tâm tư, suy nghĩ, ý tứ của mình khi sáng tác. Sau đó là phần phân tích, đánh giá của các bạn và của thầy cô giáo.
	- Bỏ phiếu bình chọn từ 3 đến 5 bài báo hay nhất.
	- Văn nghệ xen kẽ.
	- Ban báo tường mời cô giáo công bố kết quả bình chọn
5. Kết thúc hoạt động
	- Hát tập thể.
- Ban báo tường nhận xét, rút kinh nghiệm thái độ và kết quả tham gia hoạt động viết báo tường của các bạn trong lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_14_nam_hoc_2010_2011_le_ba_tung_day_buoi.doc