Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2010-2011 - Trần Thanh Sơn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2010-2011 - Trần Thanh Sơn

I. MỤC TIÊU:

-Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm; đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật( chàng kị sĩ,hòn rấm, chú bé đất).

-Hiểu từ ngữ trong truyện.

-Hiểu nội dung (phần đầu truyện: Chú bé đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.

II. CHUẨN BỊ:

-Tranh minh họa bài học SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.

 

doc 36 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 339Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2010-2011 - Trần Thanh Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14:
ĐẠO ĐỨC
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (TIẾT 14)
I. MỤC TIÊU:
Hiểu: 
 - Công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với HS.
 - HS phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo,cô giáo.
 Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. 
II. CHUẨN BỊ:
-SGK Đạo đức 4.
-Tranh vẽ các tình huống bài tập 1
-Bảng phụ ghi các tình huống hoạt động 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao ta phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- Chúng ta không nên làm gì đối với ông bà, cha mẹ?
-Hãy nêu những việc làm hằng ngày của bản thân để thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ.
-Nhận xét.
-3 HS trả lời.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: “Biết ơn thầy giáo, cô giáo”
Hoạt động1: Xử lí tình huống
*MT: Biết kính trọng, biết ơn thầy, cô giáo.
 TH: GV chia lớp thành 4 nhóm.
- Các nhóm đọc tình huống và thảo luận:
- Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống sẽ làm gì?
- Nếu em là các bạn, em sẽ làm gì?
- Hãy đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm em? 
-Tại sao nhóm em lại chọn cách giải quyết đó? 
+ Đối với thầy cô giáo chúng ta phải có thái độ như thế nào?
 -Tại sao phải biết ơn, kính trọng thấy cô giáo?
*Kết luận: Ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo thầy cô là ngừời vất vả dạy chúng ta nên người.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
*MT: Biết thế nào là biêt ơn thầy cô giáo 
 -Quan sát tranh bài tập 1, SGK cho biết:
-Việc làm nào thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy cô giáo? Vì sao em biết?
*KL: Tranh 1, 2, 4 là đúng. Tranh 3 chưa đúng. 
- Nếu em có mặt trong tình huống ở bức tranh 3, em sẽ nói gì với các bạn HS đó?
-Nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn kính trọng thầy cô giáo? 
*KL: Cần phải biết chào hỏi thầy, cô giáo trong trường.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
*MT: Biết những việc làm thể hiện lòng biết ơn
- Thảo luận nêu những việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với thầy, cô giáo ở BT 2?
- Các nhóm viết và tìm thêm các việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo? 
 -Yêu cầu HS đọc một số kết quả.
* Kết luận: Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy, cô giáo.các việc làm a, b, c, d, đ
-GV mời HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
-HS nghe.
-HS chia nhóm.
-Thảo luận nhóm 
-HS trình bày, nhận xét, bổ sung.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-HS quan sát.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-Một số HS nêu.
-HS nghe.
-Thảo luận nhóm 4 HS.
-Các nhóm trình bày, nx.
-HS nghe.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
3. Củng cố, dặn dò:
-Vì sao phải kính trọng biết ơn thầy cô giáo?
-Viết, vẽ, dựng tiểu phẩm về chủ đề bài học (Bài tập 4- SGK/23) -Chủ đề kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
-Sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao, tục ngữ  ca ngợi công lao các thầy giáo, cô giáo (Bài tập 5- SGK/23)
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe và thực hiện.
Rt kinh nghiệm-Bổ sung:
TẬP ĐỌC.
CHÚ ĐẤT NUNG (TIẾT27)
I. MỤC TIÊU:
-Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm; đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật( chàng kị sĩ,hòn rấm, chú bé đất).
-Hiểu từ ngữ trong truyện.
-Hiểu nội dung (phần đầu truyện: Chú bé đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
II. CHUẨN BỊ:
-Tranh minh họa bài học SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài tập đọc Văn hay chữ tốt và trả lời câu hỏi về nội dung.
-Gọi HS đọc toàn bài. Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
-Nhận xét về giọng đọc, câu trả lời và cho điểm.
-2 HS đọc.
-1 HS thực hiện.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Tuổi thơ của chúng ta ai cũng có rất nhiều đồ chơi. Mỗi đồ chơi đều có một kĩ niệm, một ý nghĩa riêng. Bài tập đọc hôm nay các em sẽ làm quen với một đồ chơi Chú Đất Nung.
a. Luyện đọc
MT: Rèn KN đọc và hiểu nghĩa tử trong bài
-Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt). GV chú ý chữa lỗi phát âm, giải nghĩa từ mới, ngắt giọng cho từng HS.
Chú ý câu văn:
+Chắc còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất/ em nặn lúc đi chăn trâu.
+Chú bé Đất ngạc nhiên / hỏi lại.
-Yêu cầu HS đọc cho nhau nghe nhóm đôi.
-Gọi HS đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu, chú ý cách đọc.
*Toàn bài đọc với giọng vui- hồn nhiên. Lời anh chành kị sĩ kênh kiệu, lời ông Hòn Rấm: vui vẻ ôn tồn. Lới chú bé Đất chuyển từ hồn nhiên sang mạnh dạn, táo bạo một cách đáng yêu.
b. Tìm hiểu bài
*MT: Hiểu nội dung của bài tập đọc
* Đọc đọan 1 cho biết:
-Cu Chắt có những đồ chơi nào? Chúng khác nhau như thế nào?
* Đọc thầm đọan 2 cho biết:
-Chú bé đất đi đâu và gặp chuyện gì?
* Đọc đọan 3 thảo luận:
-Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung?
* Chốt: Chú bé đất muốn được xông pha, muốn trở thành người có ích. 
-Chi tiết nung trong lửa nóng tượng trưng cho điều gì? 
*Chốt lại: Lửa thử vàng gian nan thử sức, đuợc tôi luyện gian nan con người mới vững vàng dũng cảm...
-Câu chuyện này nói lên điều gì? 
-GV chốt nội dung bài học 
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
*MT: Đọc với giọng hồn nhiên khoan thai
-Trong bài có những nhân vật nào?
-Lời chàng kị sĩ đọc như thế nào?
-Lời ông Hòn Rấm đọc ra sao?
-Còn chú đọc với giọng chuyển biến ntn?
-HS đọc nối tiếp theo cách phân vai.
- Luyện đọc đọan “ Cu Chắt.lọ thủy tinh”
 *GV hướng dẫn.
-GV đọc mẫu, gạch chân các từ cần nhấn giọng.
-Gọi 1 HS đọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
-Nhận xét, ghi điểm. 
-HS nghe.
-3 HS đọc nối tiếp.
-2 HS đọc cho nhau nghe.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS nghe.
-HS đọc lướt.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-Thảo luận nhóm đôi.
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-4 HS đọc theo vai.
-HS theo dõi.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-1 số HS thi đọc.
3. Củng cố, dặn dò:
-Bức tranh phù hợp với đoạn nào trong bài?
-Phần đầu câu chuyện muốn nói lên điều gì? 
-Chuẩn bị bài tiết sau.
-GV nhận xét tiết học.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
Rt kinh nghiệm-Bổ sung:
TOÁN
CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ (TIẾT 66)
I. MỤC TIÊU:
 Giúp HS: 
 -Nhận biết tính chất một tổng chia cho một số và một hiệu chia cho một số 
 -Áp dụng tính chất một tổng (một hiệu ) chia cho một số để giải các bài toán có liên quan
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Viết công thức tính diện tích hình vuông.
-Muốn tính diện tích hình vuông ta làm thế nào?
-Tính diện tích hình vuông có cạnh a =12m.
-Nhận xét.
-HS làm bảng con.
-HS nêu.
-Bảng con.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài "chia một tổng cho một số".
a. Hướng dẫn bài mới.
** *MT: Nhận biết T/c một tổng chia cho 1 số
 - Tính giá trị của hai biểu thức: 
 ( 35 + 21 ):7 và 35:7 + 21:7 
 -So sánh giá trị của hai biểu thức?
 -Vậy ta có thể viết: 
 ( 35 + 21 ): 7 = 35:7 + 21: 7 
 -Biểu thức ( 35 + 21 ): 7 là dạng tóan nào? 
 -35: 7 + 21:7 là dạng tóan nào?
 - 35 và 21,7 là gì trong biểu thức (1)?
 -Vậy muốn chia một tổng cho một số ta làm thế nào?
*KL: Khi thực hiện chia một tổng cho một sô, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia, ta có thể chia từng số hạng cho số chia rồi cộng các kết quả tìm được với nhau 
b. Luyện tập 
 Bài 1a: Áp dụng T/c một tổng chia một số
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
 -Em hãy nêu cách tính. ( 15 + 35 ): 5? 
 -GV nhận xét và cho điểm HS 
 Bài 1b:
 18: 6 + 24: 6 
- Ta có thể tính BT theo cách nào?
-Ngòai cách thực hiện theo thứ tự của BT ta còn cách tính nào nhanh hơn?
-Theo em vì sao có thể viết là:
12: 4 + 20: 4 = ( 12 + 20 ): 4 
 -Các em tự làm tiếp bài !
 -Nhận xét và cho điểm HS 
 Bài 2: Nhận biết T/ c một hịêu chia 1 số
-Dựa vào T/ C đã học cho biết ( 35 – 21 ): 7 là dạng tóan gì? 
-Các em hãy thực hiện tính giá trị của biểu thức theo hai cách.?
- Muốn chia một số cho một hiệu ta làm thế nào?
Bài 3: Giải toán.
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-HS nghe.
-HS tính nháp.
-HS so sánh.
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nêu.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS tự làm bài.
-2 HS lên bảng, nhận xét.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS tự làm.2 hs lên bảng, nx 
-HS trả lời, nhận xét. 
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS tự làm,1 hs lên bảng, nx
3. Củng cố, dặn dò:
-Khi chia một tổng cho một số ta làm thế nào?
-Khi chia một số cho một hiệu ta làm thế nào?
-Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
Rt kinh nghiệm-Bổ sung:
LỊCH SỬ
NHÀ TRẦN THÀNH LẬP (TIẾT 14)
I. MỤC TIÊU:
 -Học xong bài này, HS biết: hoàn cảnh ra đời của nhà Trần.
-Về cơ bản, nhà Trần cũng giống nhà Lý về tổ chức nhà nước, luật pháp và quân đội. Đặc biệt là mối quan hệ của vua với quan, vua với dân rất gần gũi nhau.	
II. CHUẨN BỊ:
 -Hình minh hoạ trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
 -Em hãy đọc bài thơ của Lý Thường Kiệt.
 -Nêu vài nét về diễn biến cuộc chiến đấu ở phòng tuyến sông Cầu.
 -GV nhận xét, ghi điểm.
-2 HS thực hiện.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Để biết nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào, cô cùng các em tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động1: Làm việc cả lớp
*MT: Biết hoàn cảnh ra đời của nhà Trần.
 - Em hãy đọc thầm đọan 1, 2 SGK cho biết:
 +Hoàn cảnh nước ta cuối TK XII như thế nào?
 +Trong hoàn cảnh đó, nhà Trần đã thay thế nhà Lý như thế nào?
 * Tóm tắt: Cuối thế kỷ 12, nhà Lý suy yếu. Trong tình thế triều đình lục đục, nhân dân cơ cực, nạn ngoại xâm đe dọa, nhà Lý phải dựa vào họ Trần để gìn giữ ngai vàng. Lý Chiêu Hoàng lên ngôi lúc 7 tuổi. Họ Trần tìm cách để Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh rồi buộc nhường ngôi cho chồng, đó là vào năm 1226. Nhà Trần được thành lập từ đây.
Họat động 2: Làm việc cá nhân.
*MT: Biết về tổ chức nhà nước, luật pháp
-Chọn những ý cho biết những việc làm được nhà Trần thực hiện đề củng cố, xây dựng đất nước?
 a. Đứng đầu nhà nước là vua.
 b. Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con.
 c. Đặt thêm các chức quan Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ.
 d. Đặt chuông trước cung điện để nhân dân 
đến đánh chuông khi có điều oan ức hoặc cầu xin.
 e. Cả nước chia thành các lộ, phủ, châu, huyện, xã.
 g Trai tráng mạnh khỏe được tuyển vào quân đội, thời bình thì sản xuất, khi có chiến tra ... o để HS hiểu rõ nguyên nhân giúp cho ĐB Bắc Bộ trồng được nhiều lúa gạo; sự vất vả của người nông dân trong việc sản xuất ra lúa gạo.
 *Hoạt động cả lớp:
 -GV cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của ĐB Bắc Bộ.
 -GV giải thích vì sao nơi đây nuôi nhiều lợn, gà, vịt. (do có sẵn nguồn thức ăn là lúa gạo và các sản phẩm phụ của lúa gạo là ngô, khoai).
 2/. Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh:
 *Họat động theo nhóm:(4 nhóm)
 -GV cho HS dựa vào SGK, thảo luận theo gợi ý sau:
 +Mùa đông của ĐB Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ như thế nào? 
 +Quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi: Hà Nội có mấy tháng nhiệt độ dưới 200c? Đó là những tháng nào?
 +Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp? 
+Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở ĐB Bắc Bộ.
 GV gợi ý: hãy nhớ lại xem Đà Lạt có những loại rau xứ lạnh nào? Các loại rau đó có được trồng ở Đ B Bắc Bộ không?
-Yêu cầu các nhóm trình bày.
-GV nhận xét, tuyên dương nhóm trả lời tốt.
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-HS nêu.
-HS giải thích.
-HS chia nhóm.
-HS thảo luận theo nhóm.
-HS nghe.
-Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò:
 -GV cho 2 HS đọc bài trong khung.
 -Kể tên một số cây trồng vật nuôi chính ở ĐB Bắc Bộ.
 -Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở ĐB Bắc Bộ?
 -Về nhà học bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
 -Nhận xét tiết học.
-2 HS đọc, lớp theo dõi.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe. 
TOÁN
CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ (TIẾT 70)
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh
 -Biết cách thực hiện phép chia một tích cho một số 
 -Áp dụng phép chia một tích cho một số để giải các bài toán có liên quan 
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Tính: 32: ( 5 + 3 )
-Khi chia một số cho một tích ta làm thế nào?
-Nhận xét, ghi điểm.
-HS làm bảng con.
-Một số HS trả lời.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Giờ học toán hôm nay các em sẽ biết cách thực hiện chia một tích cho một số. 
a. Giới thiệu tính chất một tích chia cho một số 
MT: Nhận biết cách chia một tích cho một số 
 -Tính và so sánh giá trị các biểu thức 
 ( 9 x 15 ): 3 ; 9 x ( 15: 3 ) ; ( 9: 3 ) x 15
 -Em có nhận xét gì về giá trị của ba biểu thức?
KL: ( 9 x 15 ): 3 = 9 x ( 15: 3 ) = ( 9: 3 ) x 15 
 -Các em hãy tính giá trị của các biểu thức 
 ( 7 x 15 ): 3 ; 7 x ( 15: 3 )
-Các em hãy so sánh giá trị của các biểu thức trên? 
KL: ( 7 x 15 ): 3 = 7 x ( 15: 3 ) 
- Vì sao không tính ( 7: 3 ) x 15
-Qua 2 VD trên vậy khi thực hiện tính một tích chia cho một số ta làm thế nào?
Chú y: Khi áp dụng tính chất chia một tích cho một số nhớ chọn thừa số chia hết cho số chia 
 Họat động 2: Luyện tập
 Bài 1:Biết vận dụng vào tính cho thuận tiện
 - Đề bài yêu cầu gì?
 -Cho HS tự làm bài. 
 -Em đã áp dụng tính chất gì để thực hiện tính giá trị của biểu thức bằng hai cách? 
Bài 2: Biết vận dụng vào tính cho hợp lí.
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
 - Thảo luận tìm cách tính thuận tiện?
 - Cách nào thuận tiện hơn?
 - Vì sao cách 2 làm thuận tiện hơn cách làm thứ nhất.?
 *Chốt: cần áp dụng các tính chất đã học vào việc tính toán cho thuận tiện nhất. 
 Bài 3: vận dụng giải tóan có lời văn
 - Đọc đề bài tóan?
 - Bài tóan cho biết gì? Hỏi gì? 
 -Em hãy tóm tắt và làm bài. 
 -GV yêu cầu HS trình bày bài giải của mình.
-HS nghe.
-HS tính nháp.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-HS tính nháp.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS tự làm bài.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-Thảo luận nhóm đôi.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS tự làm bài.
-HS trình bày, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
-Khi thực hiện chia một tích cho một số ta làm thế nào?
-Thi đua làm bài tập sau: tính: (16 x 8 ): 4
-Nhận xét, tuyên dương.
-Nhận xét tiết học.
-HS trả lời, nhận xét. 
-2 HS đại diện 2 dãy.
-HS nghe.
Rt kinh nghiệm-Bổ sung:
TẬP LÀM VĂN
CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT (TIẾT 28)
I. MỤC TIÊU:
-Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài 
-Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả đồ vật.
II. CHUẨN BỊ:
-Tranh minh hoạ cái cối xay trong SGK 
-Một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng để HS làm bài 
-Ba, bốn tờ giấy trắng để HS viết thêm mở bài, kết bài cho thân bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS đọc câu văn tả sự vật mà mình quan sát được.
-Gọi HS trả lời câu hỏi: Thế nào là văn miêu tả.
-Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
-Nhận xét và cho điểm HS.
-2 HS đọc, nhận xét.
-HS trả lời, nhận xét. 
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em viết bài văn miêu tả và viết những đoạn mở đoạn, kết đoạn thật hay và ấn tượng.
Họat động 1: Tìm hiểu ví dụ 
MT: Hiểu cấu tạo của bài văn miêu tả
TH: Em hãy đọc bài văn Cái cối tân vàcho biết bài văn tả cái gì?
-Em hãy giải nghĩa các từ: tân, nêm, lỏi, chửa, thuần trong bài?
 -Quan sát tranh minh hoạ và giải nghĩa từ: áo cối?
Giới thiệu: Ngày xưa, cách đây ba, bốn chục năm, ở nông thôn chưa có điện, chưa có máy xay xát như hiện nay nên người ta dùng cối xay tre để xay lúa. Hiện nay, một số gia đình nông thôn ở miền Bắc và miền trung vẫn còn chiếc cối xay bằng tre giống như thế này.
+ Tìm phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói lên điều gì?
*KL: Phần MB dùng để giới thiệu đồ vật định tả. Phần KB thường nói đến tình cảm, sự gắn bó thân thiết của người với đồ vật đó hay ích lợi của đồ vật ấy.
-Các phần MB, KB đó giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học?
 +Mở bài trực tiếp là như thế nào?
 + Thế nào là kết bài mở rộng?
*KL: Như nội dung 1, 2 SGK
-Phần thân bài tả cái cối xay theo trình tự như thế nào?
*GV giảng: Khi tả đồ vật ta có thể dùng các biện pháp so sánh và biện pháp nhân hóa.
 -Qua VD trên khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì?
*KL: Muốn tả đồ vật tinh tế, tỉ mỉ ta phải tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, kết hợp thể hiện tình cảm với đồ vật.
 - Em hãy đọc phần ghi nhớ SGK.
Họat động 2: Luyện tập 
*MT: Vận dụng viết KB, MB cho bài văn..
-Trao đổi trong nhóm và cho biết:
-Câu văn nào tả bao quát cái trống?
-Những bộ phận nào của cái trống được miêu tả?
- Tìm những từngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống.
-GV nhận xét bài làm đúng.
- BT d yêu cầu gì?
-Khi viết cần chú ý để các đoạn văn có ý liên kết với nhau.
-Trình bày bài làm -GV sửa lỗi 
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS quan sát, giải thích.
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-Thảo luận nhòm 3 HS.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS trình bày, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
-Hỏi: Khi viết bài văn miêu tả cần chú ý điều gì?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết đoạn văn mở bài, kết bài và chuẩn bị bài sau.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
Rt kinh nghiệm-Bổ sung:
KHOA HỌC
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (TIẾT 28)
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
 -Kể được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
 -Có ý thức bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
II. CHUẨN BỊ:
 -Các hình minh hoạ trong SGK trang 58, 59 (Phóng to nếu có điều kiện).
 -Sơ đồ dây chuyền sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy nước (dùng ở bài 27).
 -HS chuẩn bị giấy, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Dùng sơ đồ mô tả dây chuyển sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy.
-Tại sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống?
-GV nhận xét và cho điểm HS.
-2 HS trả lời.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Nước có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của con người, động vật, thực vật. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn nước? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
 Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước. 
 Mục tiêu: HS nêu được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
 Cách tiến hành:
 -Chia lớp thành các nhóm nhỏ, đảm bảo một hình vẽ có 2 nhóm thảo luận.
 -Yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ được giao.
 -Thảo luận và trả lời các câu hỏi:
 1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ?
 2) Theo em, việc làm đó nên hay không nên làm? Vì sao?
 -GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
 -Gọi các nhóm trình bày, các nhóm có cùng nội dung bổ sung.
 -GV nhận xét và tuyên dương các nhóm.
 -GV chốt lại những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
 -Yêu cầu 2 HS đọc mục Bạn cần biết.
 Hoạt động 2: Liên hệ.
 Mục tiêu: HS biết liên hệ bản thân, gia đình và địa phương đã làm được gì để bảo vệ nguồn nước.
Cách tiến hành:
 -Giới thiệu: Xây dựng nhà tiêu 2 ngăn, nhà tiêu đào cải tiến, cải tạo và bảo vệ hệ thống nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nước mưa,  là công việc làm lâu dài để bảo vệ nguồn nước. Vậy các em đã và sẽ làm gì để bảo vệ nguồn nước.
 -GV gọi HS phát biểu.
 -GV nhận xét và khen ngợi HS có ý kiến tốt.
 Hoạt động 3: Cuộc thi: Đội tuyên truyền giỏi. 
 Mục tiêu: Bản thân HS cam kết tham gia bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền, cổ động người khác cùng bảo vệ nguồn nước.
 Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS vẽ tranh theo nhóm.
 -Chia nhóm HS.
 -Yêu câu các nhóm vẽ tranh với nội dung tuyên truyền, cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước.
 -GV hướng dẫn từng nhóm, đảm bảo HS nào cũng được tham gia.
 -Yêu cầu các nhóm thi tranh vẽ và giới thiệu. Mỗi nhóm cử 1 HS làm giám khảo.
 -GV nhận xét và cho điểm từng nhóm.
-HS nghe.
-Thảo luận nhóm 3 em.
-HS quan sát hình.
-HS thảo luận.
-Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
-HS nghe.
-1 HS đọc, lớp theo dõi. 
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-Chia 6 nhóm.
-HS vẽ tranh theo nhóm
-HS giới thiệu tranh của nhóm mình.
3. Củng cố, dặn dò:
 -Cần phải làm gì để bảo vệ nguồn nước? 
 -GV nhận xét giờ học.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 -Dặn HS luôn có ý thức bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-HS thực hiện.
Rt kinh nghiệm-Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_14_nam_hoc_2010_2011_tran_thanh_son.doc