Luyện Tập đọc: CHÚ ĐẤT NUNG
I. Mục tiêu:
Củng cố cho HS đọc bài văn với giọng kể chậm rãi , bước đầu biết nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật( chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất )
Hiểu nội dung: chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ
KNS: Xác định giá trị, Tự nhận thức bản thân, Thể hiện sự tự tin.
II. Đồ dùng dạy học- Bảng phụ .
III.Các hoạt động dạy- học
TUẦN 14 Thứ hai ngày 28 tháng11 năm 2011 ATGT Bài 6 AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG I.Mục tiêu: 1. kiến thức: -HS biết các nhà ga, bến tàu, bến xe, bến phà, bến đò là nơi các phương tiện giao thông công cộng (GTCC) đỗ, đậu để đón khách lên, xuống tàu, xe, thuyền , đò - HS biết cách lên xuống tàu, xe, thuyền một cách an toàn. -HS biết quy định khi ngồi ô tô con, xe khách, trên tàu 2.Kĩ năng: Có kĩ năng và các hành vi đúng khi đi trên các PTGTCC như: xếp hàng khi lên xuống, bám chặt tay vịn, thắt dây an toàn 3. Thái độ: Có ý thức thực hiện đúng các quy định khi đi trên các PTGTCC để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người . II. Chuẩn bị: GV: hình ảnh nhà ga, bến tàu ; hình ảnh tàu, thuyền. Tranh trong SGK III. Các hoạt động dạy học. Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Ôn bài cũ và giới thiệu bài mới. GV cho HS kể tên các loại phương tiện GTĐT Cho HS kể tên các biển báo hiệu GTĐT GV nhận xét, giới thiệu bài Hoạt động 2: Giới thiệu nhà ga, bến tàu, bến xe. GV? Trong lớp ta, những ai được bố mẹ cho đi choi xa, được đi ô tô khách, tàu hoả hay tàu thuỷ ? Bố mẹ đã đưa em đến đâu để mua vé lên tàu hay lên ô tô? GV ? Người ta gọi những nơi ấy là gì? Cho HS liên hệ kể tên các nhà ga, bến tàu, bến xe mà HS biết. Ở những nơi đó có những có chỗ dành cho những người chờ đợi tàu xe, người ta gọi đó là gì ? Chỗ bán vé cho người đi tàu gọi là gì? GV: Khi ở phòng chờ mọi người ngồi ở ghế, không nên đi lại lộn xộn, không làm ồn,nói to làm ảnh hưởng đến người khác. Hoạt động 3: Lên xuống tàu xe. GV gọi HS đã được bố mẹ cho đi chơi xa, gợi ý để cho các em kể lại chi tiết cách lên xuống và ngồi trên các phương tiện GTCC. GV cho HS nêu cách lên xuống xe khi đi các phương tiện GTCC như: đi xe ô tô con, xe buýt, xe khách, tàu hoả, đi thuyền, ca nô GV? Khi lên xuống xe chúng ta phải làm như thế nào? Hoạt động 4: Ngồi trên tàu xe. GV gọi HS kể về việc ngồi trên tàu, trên xe, GV gợi ý: -Có ngồi trên ghế không? -Có được đi lại không? -Có được quan sát cảnh vật không? -Mọi người ngồi hay đứng? Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò. -GV cùng HS hệ thống bài -GV dặn dò, nhận xét HS trả lời HS trả lời theo thực tế của mình. Bến tàu, bến xe, sân ga HS liên hệ và kể. Phòng chờ Phòng bán vé. HS kể. HS nêu: lên xuống xe ở phía tay phải Chỉ lên xuống tàu, xe đã dừng hẳn. Khi lên xuống phải tuần tự không chen lấn, xô đẩy. HS kể Luyện Tập đọc: CHÚ ĐẤT NUNG I. Mục tiêu: Củng cố cho HS đọc bài văn với giọng kể chậm rãi , bước đầu biết nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật( chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất ) Hiểu nội dung: chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ KNS: Xác định giá trị, Tự nhận thức bản thân, Thể hiện sự tự tin. II. Đồ dùng dạy học- Bảng phụ . III.Các hoạt động dạy- học Giáo viên Học sinh 1- Kiểm tra: -Gọi hs đọc bài Văn hay chữ tốt và trả lời 2 - Bài mới: giới thiệu bài a. Luyện đọc: HĐ1: HD luyện đọc: HSY: Đọc 1-2 đoạn sửa lỗi phát âm HSTB: Đọc 2-3 đoạn Nhận xét ghi điểm +Cu Chắt có những đồ chơi nào? HSKG: Đọc cả bài Đọc diễn cảm và trả lời một số câu hỏi Cu Chắt để những đồ chơi của mình vào đâu? Những đồ chơi của cu Chắc làm quen với nhau như thế nào? +Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì? +Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì ? -Câu chuyện nói lên điều gì? HĐ2: Luyện tập Bài 1: (S Ôn L TV 4 Tr55) Vì sao chú bé............. + Chấm và chữa bài. Bài 2: (S Ôn L TV 4 Tr55) + Câu “Vì các...” của đất nung muốn nói gì? + Chấm và chữa bài. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm - Nhận xét, cho điểm 3- Củng cố -Dặn dò -Câu chuyện muốn nói với ta điều gì? -Nhận xét giờ học - 3hs trình bày. - 5 em đọc - 6-7 em đọc. một chàng kị sĩ cưỡi ngựa, một nàng công chúa ngồi trong lầu son, một chú bé bằng đất - 7 em đọc - vào nắp cái tráp hỏng -Họ làm quen với nhau nhưng cu Đất đã lam bẩn áo đẹp của chàng kị sĩ với nhau nữa. -..đi ra cánh đồng. Mí đến chái bếp, gặp trời mưa , chú ngấm nước và bị rét Hòn Rấm người vượt qua để trở nên cứng rắn và hữu ích. + KQ: d + KQ: a Luyện toán: MỘT TỔNG CHIA CHO MỘT SỐ. I,Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nhận biết tính chất một tổng chia cho một số, chất một hiệu chia cho một số ( qua bài tập). - Tập vận dụng tính chất nêu trên trong thực hành tính. -Giáo dục HS yêu thích học toán . II, Đồ dùng: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học Giáo viên Học sinh 1- Kiểm tra ; 2- ôn luyện *Hướng dẫn HS Luyện tập: Bài 1: a, Tính bằng hai cách - Yêu cầu hs làm bài. * Củng cố cách một tổng chia cho một số. Bài 2: - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Gv nêu mẫu. - Yêu cầu hs làm bài. - Chữa bài, nhận xét. * Củng cố cách giải toán bằng lời văn. Bài 3: (dành cho HS TB,Y ) - Hướng dẫn HS làm vào vở - Chấm bài , nhận xét . * Củng cố cách so sánh. Bài 4: Tính ( theo mẫu) - Hướng dẫn HS làm vào vở - Chấm bài , nhận xét . 3, Củng cố, dặn dò: - Hướng dẫn luyện tập thêm. - Chuẩn bị bài sau. - Hs nêu yêu cầu của bài. - Hs làm bài. - Hs nêu yêu cầu của bài. - Hs theo dõi mẫu. - Hs đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài. Cách: 1 Bài giải : Cả 2 lớp có số nhóm là ( 28 + 32 ) = 15 ( nhóm) Đáp số: 15 nhóm Cách 2: Lớp 4a có số nhóm là 28 : 4 = 7 ( nhóm) Lớp 4b có số nhóm là 32 : 4 = 8 ( nhóm) Cả 2 lớp có số nhóm là 8 + 7 = 15 ( nhóm) Đáp số: 15 nhóm Mĩ thuật Bài 14 : Vẽ theo mẫu MẪU CÓ HAI ĐỒ VẬT I. Mục tiêu: - HS Nắm được hình dáng, tỉ lệ của hai vật mẫu. - HS biết cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết và vẽ được hai đồ vật gần giống mẫu. - HS yêu thích vẻ đẹp từ các đồ vật. II. Chuẩn bị : GV: SGK, SGV. Một số đồ vật để vẽ theo nhóm. Vải làm nền cho mẫu vẽ (nếu có). Bục để vật (nếu có). Hình gợi ý cách vẽ. Một số bài vẽ mẫu có hai đồ vật của học sinh lớp trước. HS: SGK Mẫu để vẽ theo nhóm ( nếu có điều kiện chuẩn bị). Giấy vẽ hoặc vở thực hành. Bút chì, màu, tẩy. III. Hoạt động dạy - học: * ổn định tổ chức lớp: * Giới thiệu bài: Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét - GV gợi ý HS nhận xét hình 1, trang 34 SGK : + Mẫu có mấy đồ vật ? gồm những đồ vật gì ? + Hình dáng, tỉ lệ, màu sắc, đậm nhạt của các đồ vật nh thế nào? + Vị trí đồ vật nào ở trớc, ở sau ? + GV bày một vài mẫu (ví dụ : cái chai và cái bát, cái ca và cái chén, cái bình và cái tách...)và gợi ý HS nhận xét mẫu ở ba hớng khác nhau (chính diện, bên trái, bên phải) để các em thấy được sự thay đổi vị trí của hai vật mẫu tuỳ thuộc vào hướng nhìn. Ví dụ: + Vật mẫu nào ở trước, vật mẫu nào ở sau? Các vật mẫu Có che khuất nhau không? + Khoảng cách giữa hai vật mẫu như thế nào? - GV kết luận: + Khi nhìn mẫu ở các hướng khác nhau, vị trí các vật mẫu sẽ thay đổi khác nhau. Mỗi ngời cần vẽ đúng theo theo vị trí quan sát mẫu của mình. - GV yêu cầu HS bày mẫu để vẽ theo nhóm ( nếu có điều kiện). - HS cùng trao đổi về cách bày vẽ. Hoạt động 2: Cách vẽ - GV yêu cầu HS quan sát mẫu, đồng thời gợi ý cho HS cách vẽ (H.2 tr.35 SGK): + So sánh tỉ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của mẫu để phát khung hình chung, sau đó phác khung hình của từng vật mẫu (H.2a). + Vẽ đường trục của từng vật mẫu rồi tìm tỉ lệ của chúng: miệng, cổ, vai, thân(H.2b); + Vẽ nét chính thức, sau đó vẽ nét chi tiết và sữa hình cho giống mẫu. Nét vẽ cần có đậm có nhạt.(H.2c,d). + Nhìn mẫu vẽ đậm nhạt(H.2e) hoặc vẽ màu. - GV nhắc HS: nếu vẽ mẫu là đồ vật khác nhau hoặc vẽ theo nhóm thì cũng tiến hành theo cách đã hướng dẫn. Hoạt động 3: Thực hành - GV quan sát lớp và nhắc HS: + Quan sát mẫu để tìm tỉ lệ khung hình chung và khung hình từng vật mẫu: + Vẽ khung hình phù hợp với tờ giấy; + So sánh, ước lượng đẻ tìm tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu. - Khi thấy HS còn lúng túng, GV hướng dẫn bổ sung ngay và yêu cầu HS quan sát mẫu, so sánh với bài vẽ để điều chỉnh. - HS làm bài (nhắc HS không được dùng thước kẻ). Hoạt động 4: nhận xét đánh giá - GV cùng HS treo một số bài vẽ lên bảng. - Các nhóm nhận xét và xếp loại bài vẽ: + Bố cục (cân đối). + Hình vẽ ( rõ đặc điểm, giần giống mẫu). - GV nhận xét kết luận và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. Dặn dò: Quan sát chân dung của bạn cùng lớp, người thân của mình.. - Quan sát tranh và trả lời. - Xung phong trả lời. Lắng nghe. - Quan sát GV hướng dẫn. - Nghe và thực hành. - Nhận xét bài. - Nghe và thực hiện. Thứ ba ngày 29 tháng11 năm 2011 Toán: CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I, Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng thực hiện phép chia có nhiều chữ số cho số có một chữ số ( chia hết, chia có dư). - Giáo dục HS yêu thích học toán . II, Các hoạt động dạy - học: Giáo viên Học sinh 1, Kiểm tra : - Nhận xét. 2- Bài mới: a/Giới thiệu bài – ghi đầu bài. b/Hướng dẫn chia: * Trường hợp chia hết: - Phép tính: 128472 : 6 = ? - Yêu cầu đặt tính và tính. * Trường hợp chia có dư: - Phép chia: 230859 : 5 = ? - Yêu cầu đặt tính và thực hiện chia như trường hợp chia hết. * Lưu ý : Đối với phép chia có dư , số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia . 3, Thực hành: Bài 1: Đặt tính rồi tính: - Yêu cầu hs làm bài , chú ý em : Anh , Thế , Linh . Trường . - Chữa bài, nhận xét. Bài 2: - Hướng dẫn hs xác định yêu cầu của bài. - HS làm vào vở , chấm bài . - Chữa bài, nhận xét. Bài 3:( dành cho HS khá - giỏi ) - Hướng dẫn hs xác định yêu cầu của bài .lưu ý : viết phép tính trước lời giải sau ( đối với phép chia có dư ) - Chữa bài, nhận xét. 4-Củng cố, dặn dò: - Chuẩn bị bài sau. - HS nêu Quy tắc thực hiện phép chia một tổng cho một số. 128472 6 08 21412 24 07 12 0 - Hs đặt tính, rồi tính. - Hs ghi nhớ cách đặt tính, tính. - Hs nêu yêu cầu của bài. - Hs làm bài. - Hs đọc đề, xác định yêu cầu của đề. - Hs tóm tắt và giải bài toán. Bài giải: Mỗi bể đó có số lít xăng là: 128610 : 6 = 21435 ( l) Đáp số: 21435 l. - Hs đọc đề, xác định yêu cầu của đề. - Hs làm bài: Bài giải : Ta có : 187250 : 8 = 23406 dư 2 Vậy với 187250 chiếc áo có thể xếp nhiều nhất 23406 hộp và còn thừa 2 áo .. Đáp số: 23406 hộp thừa 2 áo. Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI I.Mục tiêu: Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu( BT1); nhận biết được một số từ nghi vấn và đặt câu hỏi với các từ nghi vấn ấy ( BT2,BT3, BT4 ) ; bước đầu nhận ... IIICác hoạt động dạy và học Giáo viên Học sinh 1 Kiểm tra: GV HS trả lời các kiến thức đã ôn tập ở tiết trước -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2-Bài mới: a. Giới thiệu bài HĐ1: Ôn lý thuyết - Khi thực hiện tính một số chia cho một tích ta làm NTN? HĐ2: Luyện tập, thực hành Bài 1: -GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? -GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 -GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. -GV nhận xét và cho điểm HS. * Củng cố cho HS biết phân tích thành số tròn chục. Bài 3/78 -GV gọi 1 HS đọc đề toán. -GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán. * Bài giải: Số quyển vở cả hai bạn mua là: 4x2= 8 (quyển) Giá tiền của mỗi quyển vở là: 9600: 8 =1200(đồng) Đáp số: 1200 đồng. 3 Củng cố dặn dò HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài chia 1 tích cho một số. - HS trả lời ta có thể lấy số đó chia cho một thừa số của tích, rồi lấy kết quả tìm được chia cho thừa số kia. -HS nhận xét. -1 em đọc. -HS thực hiện yêu cầu. *Cách 1 a)50:(2x5) = 50:10 = 5 *Cách 2 50:(2x5) = 50:2:5 = 25:5 = 5 *Cách 3 50:(2x5) = 50:5:2 = 10:2 = 5 -1 em lên bảng làm. -2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào VBT.( -1 em đọc. - VBT: *Bài giải: Số tiền mỗi bạn phải trả là: 9600:2=4800(đồng) Giá tiền của mỗi quyển vở là: 4800:4=1200(đồng) Đáp số: 1200 đồng. Luyện Khoa học : MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC I.Mục tiêu: - Củng cố cho HS nắm một số cách làm sạch nước . - Kể được một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách . Nêu được tác dụng của từng giai đoạn trong cách lọc nước đơn giản và sản xuất nước sạch của nhà máy nước . -Hiểu đượ sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống . * GD BVMT: Có ý thức sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày . II.Đồ dùng: Phiếu học tập III.Các hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh 1-Kiểm tra: Nêu các nguyên nhân làm cho nước bị ô nhiễm? 2-Bài mới: a.Giới thiệu bài Hoạt động 1: Ôn lý thuyết - Kể tên các cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách Kết luận của GV: Nguyên tắc chung của lọc nước đơn giản là: Than củi có tác dụng hấp thụ những mùi lạ và màu trong nước Cát, sỏi có tác dụng lọc những chất không hòa tan +Nước đã được làm sạch bằng các cách trên đã uống ngay được chưa? Tại sao? + Muốn có nước uống được chúng ta phải làm gì? Tại sao? Hoạt động 2: Luyện tập + hoàn thành bài tập + Chấm và chữa bài. Bài 3: Đánh dấu x vào ............. Củng cố – Dặn dò: -GD HS có ý thức sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày . GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. HS trả lời Lọc nước Khử trùng nước Đun sôi - HS nêu Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm nước đã được lọc và kết quả thảo luận KQ: Cả 3 ý trên. Thứ sáu ngày 2 tháng 12 năm 2011 L. Tiếng việt: CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. Mục tiêu: - Làm được một bài văn miêu tả đồ vật mà em yêu thích. - HSKG làm bài tập cảm thụ văn học. II. Đồ dùng: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh 1. Kiểm tra: H. Một bài văn miêu tả đồ vật có mấy phần? Đó là những phần nào? 2. Bài mới: HĐ1. HS hoàn thành BT HD thêm cho HSY HĐ2. Bài tập thêm: Bài1:( S TV Ôn L TV4 Tr 58) Đọc bài văn rồi làm theo yêu cầu. Phần mở bài.......... Phần kết bài.......... Bài 2. Quyến sách, cay bút, bảng con, thước kẻ ... là những đồ vật từng gắn bó thân thiết với em trong học tập. Em hãy miêu tả một trong những đồ vật đó. - Chấm, chữa bài GV nhận xét bài của HS 3.Củng cố, dặn dò. - HS nối tiếp trả lời - HS tự hoàn thành các bài tập trong VBTTV KQ: a. Gián tiếp c. Giản tiếp. - HS làm bài vào vở - Một số em đọc trước lớp - Nhận xét, bình chọn bài hay nhất. - Đọc đề, nêu y/c - HS làm bài, đọc bài. Luyện Toán: MỘT TÍCH CHIA CHO MỘT SỐ I-Mục tiêu Củng cố cho HS: - Biết cách thực hiện phép chia một tích cho một số. - Biết vận dụng vào tính toán thuận tiện, hợp lý. II-Đồ dùng Bảng phụ III-Các hoạt đông dạy và học Giáo viên Học sinh 1 Kiểm tra 2.Bài mới: a. Giới thiệu: HĐ1: Ôn lý thuyết Nêu quy tắc chia một số cho một tích? HĐ2 ; Luyện tập Bài 1 -GV yêu cầu HS nêu đề bài. -GV yêu cầu HS tự làm bài. *Cách 1 (14 x 27) : 7 = 374 : 7 = 54 -Gv yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó hỏi 2 HS vừa làm bài trên bảng: Em đã áp dụng tính chất gì để thực hiện tính giá trị của biểu thức bằng hai cách. Bài 2 -GV hỏi: Bài yêu cầu chúng ta làm gì? -Gv nhắc HS khi thực hiện tính giá trị của các biểu thức, các em nên quan sát kĩ để áp dụng các tính chất đã học vào việc tính toán cho thuận tiện. Bài 3 -GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài. -Gv yêu cầu HS tóm tắt bài toán. -Hướng dẫn giải. -GV lưu ý HS bài có nhiều cách giải. -GV yêu cầu HS trình bày lời giải. -GV nhận xét và cho điểm HS. 3-.Củng cố dặn dò. -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập Tính giá trị của biểu thức bằng 2 cách. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào VBT. *Cách 2 (14 x 27):7 = 14 : 7 x 27 = 2 x 27 = 54 -2 HS nhận xét bài làm của bạn. -2 HS vừa lên bảng lần lượt trả lời câu hỏi. -1 em đọc to . HS trả lời cách tính của mình. -HS tính 3 cách. - Đáp số của bài : 30m. Thể dục: ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG TRÒ CHƠI “ĐUA NGỰA” I. Mục tiêu : -Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác và thuộc thứ tự động tác. -Trò chơi: “Đua ngựa”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi một cách chủ động. II. Địa điểm – phương tiện : Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập . đảm bảo an tồn tập luyện. Phương tiện: Chuẩn bị còi, phấn để kẻ sân phục vụ trò chơi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Phương pháp tổ chức 1 . Phần mở đầu: -Tập hợp lớp , ổn định: Điểm danh báo cáo. -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. -Khởi động : 2. Phần cơ bản: a) Trò chơi : “Đua ngựa” -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. -Nêu tên trò chơi. -GV giải thích lại cách chơi và phổ biến lại luật chơi . -GV điều khiển tổ chức cho HS chơi chính thức và có hình thức thưởng phạt với đội thua cuộc. -GV quan sát, nhận xét và tuyên bố kết quả, biểu dương những HS chơi nhiệt tình chủ động thực hiện đúng yêu cầu trò chơi b) Bài thể dục phát triển chung: * Ôn tồn bài thể dục phát triển chung +Lần 1: GV điều khiển hô nhịp cho HS tập Sau lần kiểm tra thử, GV có nhận xét ưu khuyết điểm của từng HS trong lớp. -GV điều khiển hô nhịp cho cả lớp tập lại bài thể dục phát triển chung để củng cố . -Kiểm tra thử : GV gọi lần lượt từng nhóm (Mỗi nhóm 3 – 5 em) lên tập bài thể dục phát triển chung, cán sự hoặc 1 trong 3 em đó hô nhịp. 3. Phần kết thúc: -GV cho HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát. -GV cùng học sinh hệ thống bài học. -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. -Giao bài tập về nhà: Ôn bài thể dục phát triển chung. -GV hô giải tán. HS đứng tại chỗ hát, vỗ tay. +Khởi động xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai. +Trò chơi: “Chim về tổ”. +Lần 2 : Cán sự vừa hô nhịp, vừa tập cùng với cả lớp. +Lần 3: Cán sự hô nhịp, không làm mẫu cho HS tập. * Chú ý: Sau mỗi lần tập, GV nhận xét để tuyên dương những HS tập tốt và động viên những HS tập chưa tốt rồi mới cho tập lần tiếp theo. Khỏe Ngoài giờ lên lớp: NGÀY HỘI MÔI TRƯỜNG I- Mục tiêu hoạt động : * Hoạt động nhằm : - Nâng cao nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường cho HS - Góp phần thay đổi hành vị của HS và cán bộ, viên chức, nhân viên nhà trường trong công tác môi trường và bảo vệ môi trường - Thực hiện giữ gìn, bảo vệ môi trường, ở nhà, ở trường và nơi công cộng . - Rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tổ chức hoạt động cho HS II- Quy mô hoạt động : - Tổ chức theo quy mô khối lớp III- Tài liệu phương tiện : - Tranh, ảnh, Clíp về sự ônhiễm môi trường ; - CD các bài hát về môi trường. - Các trò chơi môi trường cho các lứa tuổi tiểu học - Phần thưởng trong tổ chức trò chơi - Tăng âm và các thiết bị phục vụ cho “Ngày hội môi trường ” IV- Cách tiến hành : *Bước 1: Chuẩn bị - Nhà trường thông báo cho HS về nội dung, chương trình, kế hoạch tổ chức “Ngày hội môi trường xanh ” trước 1 tháng để các khối lớp chuẩn bị. - Thành lập Ban tổ chức, các tiểu ban nội dung và các ban giám khảo cho các nội dung thi trong ngày hội . - Hướng dẫn HS thu thập các thông tin, tư liệu về môi trường ở địa phương và trên các phương tiên thông tin đại chúng . - Các lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ và luyện tập các nộidung tham gia thi trong “Ngày hội môi trường ” - Ban tổ chức chuẩn bị địa điểm tổ chức: có thể tổ chức tại sân trường . Trang trí sâu khấu và chuẩn bị bàn ghế cho đại biểu khách mời đế dự “ Ngày hội môi trường ” - Ban tổ chức chuẩn bị các nội dung tổ chức thi trong : “Ngày hội môi trường ” - Lựa chọn MC điều khiển chương trình cho ngày hội *Bước 2 : Ngày hội môi trường Chương trình ca nhạc chào mừng . Tuyên bố lý do, giời thiệu đại biểu và các khách mời. Trưởng ban tổ chức lên phát biểu khai mạc ngày hội ; công bố nội dung chương trình “ Ngày hội môi trường ” giới thiệu thành phần Ban giám khảo cho từng nội dung thi và vị trí, địa điểm dành cho mỗi nộidung thi Nội dung 1 : Thi thiết kế thời trang thân thiện với môi trường Nội dung 2 : Thi các tiết mục văn nghệ về chủ đề bảo vệ môi trường Nội dung 3 : Thi đối vui, ứng xử về chủ đề Bảo vệ môi trường Nội dung 4 : Thi vẽ tranh, xé dán tranh về chủ đề Bảo vệ môi trường Nội dung 5 : Thi thuyết trình về chủ đề Bảo vệ môi trường Nội dung 6 : Thi làm đồ dùng học tập, đồ chơi từ các đồ vật đã qua sử dụng Nội dung 7 : Thi trồng cây, trồng hoa trong khuôn viên nhà trường và quanh trường Các Ban giám khảo tổ chức cho các đội thi thực hiện các hoạt động theo đăng ký * Bước 3 : Tổng kết và trao giải thưởng : -Trưởng ban giám khảo công bố kết quả các nội dung thi và mời các đại biểu lên trao tặng phần thưởng và quà lưu niệm của “Ngày hội môi trường ” cho các đội dự thi . - Văn Nghệ mừng thành công của “Ngày hội môi trường ” - Tuyên bố bế mạc ngày Hội
Tài liệu đính kèm: