Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức 3 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức 3 cột)

I. MỤC TIÊU:

 - Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.

 - Nêu được việc làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.

 - Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.

* Kĩ năng sống:

+ Lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô.

+ Thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Sách giáo khoa

- Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 1 và 3

 

doc 56 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1047Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/11/2011
Ngày dạy: 21/11/2011
Đạo đức 
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO 
(tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
	- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.
	- Nêu được việc làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
	- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
* Kĩ năng sống:
+ Lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô.
+ Thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô..
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Sách giáo khoa
- Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 1 và 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
9’
8’
9’
4’
1’
1) Ổn định: 
2) Kiểm tra bài cũ: : Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (tiết 2)
- Tại sao con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng mình.
- Nhận xét, tuyên dương
3) Dạy bài mới: 
Giới thiệu bài: Biết ơn thầy giáo, cô giáo
Hoạt động1: Xử lí tình huống 
- Giáo viên chia nhóm và yêu cầu các nhóm đọc tình huống và thảo luận
- Giáo viên nêu tình huống
 + Tại sao em chọn cách đó?
 + Đối với thầy giáo, cô giáo chúng ta phải có thái độ như thế nào?
 + Tại sao em phải biết ơn, kính trọng thầy giáo, cô giáo?
- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận 
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại
- Giáo viên kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (bài tập 1)
- Giáo viên yêu cầu từng nhóm thảo luận theo các bức tranh bài tập 1.
- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận 
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại
- Giáo viên nhận xét và đưa ra phương án đúng 
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (bài tập 2)
- Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, yêu cầu học sinh lựa chọn những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo và tìm thêm các việc làm biểu hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Tổ chức cho từng nhóm học sinh thảo luận và ghi những việc nên làm vào tờ giấy nhỏ 
- Mời từng nhóm lên dán băng chữ đã nhận theo 2 cột “Biết ơn” hay “Không biết ơn” trên bảng và các tờ giấy nhỏ ghi các việc nên làm mà nhóm mình đã thảo luận
- Nhận xét, góp ý kiến bổ sung.
- Giáo viên kết luận: Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
- Yêu cầu học sinh đọc phần Ghi nhớ.
4) Củng cố:
+ Lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô.
+ Thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô..
- Em hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ nhất về thầy giáo, cô giáo.
5) Nhận xét, dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học
 Viết, vẽ, dựng tiểu phẩm theo chủ đề bài học (bài tập 4). Sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao, tục ngữ ca ngợi công lao các thầy giáo, cô giáo (bài tập 5)
- Hát tập thể 
- Học sinh trả lời câu hỏi trước lớp
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Học sinh hình thành nhóm và thảo luận, dự đoán các cách ứng xử có thể xảy ra.
- HS lựa chọn cách ứng xử & trình bày lí do lựa chọn
 + Vì để tỏ lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.
 + Em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo đã dạy bảo mình.
 + Vì thầy, cô đã không quản khó khăn, tận tình dạy dỗ chỉ bảo em nên người.
- Đại diện nhóm trình bày 
- Học sinh các nhóm nhận xét
- Học sinh theo dõi 
- Các nhóm học sinh thảo luận theo các bức tranh bài tập 1 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
 + Tranh 1, 2, 4: thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
 + Tranh 3: thể hiện thái độ chưa kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo
- Mỗi nhóm nhận 1 băng chữ viết tên một việc làm trong bài tập 2 và làm theo yêu cầu của giáo viên
- Từng nhóm học sinh thảo luận và ghi những việc nên làm vào tờ giấy nhỏ 
- Từng nhóm lên dán băng chữ đã nhận theo 2 cột “Biết ơn” hay “Không biết ơn” trên bảng và các tờ giấy nhỏ ghi các việc nên làm mà nhóm mình đã thảo luận
- Các nhóm khác góp ý kiến bổ sung.
- Học sinh đọc phần Ghi nhớ SGK
- Học sinh kể lại một kỉ niệm đáng nhớ nhất về thầy giáo, cô giáo.
- Cả lớp chú ý theo dõi
Ngày soạn: 18/11/2011
 Ngày dạy: 25/11/2011
Địa lí
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS biết đồng bằng Bắc Bộ là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
HS biết đồng bằng Bắc Bộ là vùng trồng nhiều rau xanh xứ lạnh.
HS biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống, chợ phiên
2.Kĩ năng:
HS biết trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Bắc Bộ (vựa lúa lớn thứ hai của đất nước, là nơi nuôi nhiều lợn, gia cầm, trồng nhiều rau xanh xứ lạnh, có các nghề thủ công phát triển)
Biết các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo, sản xuất gốm.
Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất.
3.Thái độ:
Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
* HS khá, giỏi:
+ Giải thích vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ ( vựa lúa lớn thứ hai của cả nước ): đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh ngiệm trồng lúa.
 + Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo.
* GDBVMT: GD các em việc cần đắp đê ở đồng bằng Bắc Bộ và việc sử dụng nước trong tưới tiêu ; cần bảo vệ môi trường trong chăn nuôi và trồng trọt những loại rau quả xứ lạnh.
* SDNLTK&HQ ( Liên hệ ): + Đồng bằng Bắc Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc, đây là nguồn phù sa tạo ra châu thổ, đồng thời là nguồn nước tưới và là nguồn năng lượng quá giá.
+ Những nghề thủ công cổ truyền phát triển mạnh mẽ ở đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là các nghề ; đúc đồng, làm đồ gốm, thủ công mĩ nghệ... các nghề này sử dụng năng lượngđể tạo ra các sản phẩm trên. Vấn đề cần quan tâm giáo dục. Đây là ý thức sử dụng năng lượng khi tạo ra các sản phẩm nói trên, đồng thời giáo dục ý csbaor vệ môi trường trong quá trình sản xuất đồ thủ công.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.
Tranh ảnh về trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
15’
8’
3’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
Nêu những đặc điểm về nhà ở, làng xóm của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ?
Lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ được tổ chức vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì? 
GV nhận xét – ghi điểm
3. Bài mới: 
Giới thiệu: 
 Chúng ta đã biết về nhà ở, làng xóm, trang phục, lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ. Bài học này sẽ giúp các em biết hoạt động sản xuất của người dân nơi đây có gì khác với người dân miền núi, Tây Nguyên.
1. Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
Yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 SGK trả lời câu hỏi
Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước?
Nêu tên các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo, từ đó em rút ra nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của người nông dân?
- Em có nhận xét gì về việc trồng lúa của người dân?
Nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ?
Vì sao ở đây nuôi nhiều gia súc, gia cầm?
2. Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi sau:
Mùa đông của đồng bằng Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ có đặc điểm gì? Vì sao?
Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi & khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp?
Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ? (GV gợi ý: Hãy nhớ lại xem Đà Lạt có những loại rau xứ lạnh nào? Các loại rau đó cũng được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ)
GV giải thích thêm ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đối với thời tiết của đồng bằng Bắc Bộ.
GV nhận xét bổ sung 
4. Củng cố 
Trình bày các hoạt động sản xuất ở đồng bằng Bắc Bộ?
Gọi HS đọc ghi nhớ cuối bài.
Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (tiết 2)
Hát 
2HS lên bảng trả lời
HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS đọc thông tin SGK suy nghĩ trả lời câu hỏi
+ Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân cần cù lao động, có nhiều kinh nghiệm sản xuất.
+ Các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo: làm đất, gieo mạ, cấy lúa, chăm sóc( nhổ cỏ, tát nước, bón phân), gặt lúa, tuốt lúa, phơi lúa, chế biến thành sản phẩm.
+ Người dân phải tốn nhiều công sức mới sản xuất ra lúa, gạo.
+ Cây trồng, vật nuôi khác củađồng bằng Bắc Bộ: ngô, khoai, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm.
+ Do ở đây có sẵn nguồn thức ăn là lúa gạo & các sản phẩm phụ của lúa gạo nên nơi đây nuôi nhiều lợn, gà, vịt
HS dựa vào SGK, thảo luận theo gợi ý.
Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét & bổ sung.
+ Mùa đông của đồng bằng Bắc Bộ dài 4 tháng.Khi đó nhiệt độ giảm nhanh khi có gió mùa đông bắc thổi về.
+ Thuận lợi: trồng được nhiều loại rau xứ lạnh
Khó khăn: rét quá lúa và một số cây bị chết.
+ Tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng  ... iáo viên hướng dẫn học sinh tính từng bước như phần bài học của SGK Giáo viên hướng dẫn: chúng ta bắt đầu chia từ trái sang phải, từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất.
- Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia.
 3.3/ Hướng dẫn trường hợp chia có dư: 
- Giáo viên viết lên bảng 230 859 : 5 = ?
- Yêu cầu học sinh đặt tính và tính vào nháp hoặc bảng con. Nếu học sinh tính đúng, giáo viên cho học sinh nêu cách tính, sau đó giáo viên nhắc lại để học sinh cả lớp ghi nhớ. Nếu học sinh cả lớp không tính được, giáo viên hướng dẫn học sinh tính từng bước như phần bài học của SGK Giáo viên hướng dẫn: chúng ta bắt đầu chia từ trái sang phải, từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất.
- Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia.
 3.4/ Thực hành:
Bài tập 1: (dòng 1 và 2)
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở 
- Mời học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, sửa bài và nêu cách tính 
a) 278157	 3	 304968 4 
 08 92719 24 76242
 21 09
 05 16
 27 08
 0 0
Bài tập 2:
- Mời học sinh đọc đề bài toán
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và cách giải bài toán.
- Yêu cầu học sinh giải bài toán vào vở, vài học sinh làm vào bảng phụ
- Mời học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại bài giải đúng
Bài tập 3: (dành cho HS giỏi)
- Yêu cầu học sinh đọc đề toán và làm bài vào vở nếu em nào làm xong bài 2.
 3.5/ Củng cố:
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách đặt tính và tính phép chia cho số có một chữ số
- Cho học sinh thực hiện phép chia sau 369090 : 6
 3.6/ Nhận xét, dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
- Hát tập thể 
- Học sinh cả lớp thực hiện 
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Học sinh đọc phép tính và nhận xét các chữ số của các số 
- Học sinh đặt tính và tính
128472	6	
 08 21412
 24
 07
 12
 0
128 472 : 6 = 21412
- Học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia.
- Học sinh đọc phép tính và nhận xét các chữ số của các số 
- Học sinh đặt tính và tính
230859	5	
 30 46171
 08
 35
 09
 4
230 859 : 5 = 46171
- Học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia.
- Học sinh đọc: Đặt tính rồi tính
- Cả lớp làm bài vào vở 
- Học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, sửa bài và nêu cách tính 
b) 158735	3	 475908 5 
 08 52911 25 95181
 27 09
 03 40
 05 08
 2 3
- Học sinh đọc đề bài toán
- Học sinh tìm hiểu đề và cách giải bài toán.
- Học sinh giải bài toán vào vở, vài học sinh làm vào bảng phụ
- Học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, chốt lại bài giải đúng
Bài giải
 Số lít xăng ở mỗi bể là:
 128610 : 6 = 21435 (l)
 Đáp số: 21435 l xăng
Bài giải 
Thực hiện phép chia ta có:
 187250 : 8 = 23406 (dư 2)
Vậy có thể xếp được vào nhiều nhất 23406 hộp và còn thừa 2 áo.
 Đáp số: 23406 hộp và còn thừa 2 áo
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
- Cả lớp chú ý theo dõi
Ngày soạn: 18/11/2011
Ngày dạy: 23/11/2011
Toán (tiết 68)
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
	- Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số.
	- Biết vận dụng một tổng (hiệu) cho một số 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	Sách giáo khoa, bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
5’
1’
29’
3’
1’
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ: Chia cho số có một chữ số
- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt tính và tính các phép tính sau: 256075 : 5 ; 498479 : 7
- Nhận xét, cho điểm
3) Dạy bài mới:
 3.1/ Giới thiệu bài: Luyện tập
 3.2/ Thực hành: 
Bài tập 1:
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở 
- Mời học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, sửa bài và nêu cách tính 
a) 67494	 7	 42789 5 
 44 9642 27 8557
 29 28
 14 39
 0 4
Bài tập 2: (câu a)
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm số bé (hoặc số lớn).
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở 
- Mời học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, sửa bài vào vở
a) Hai lần số bé là:
 42506 – 18472 = 24034 
 Số bé là:
 24034 : 2 = 12017 
 Số lớn là: 
 12017 + 18472 = 30489
 Đáp số: Số bé : 12017
 Số lớn : 30489
Bài tập 3: (dành cho HS giỏi)
- Yêu cầu học sinh đọc đề toán và làm bài vào vở nếu em nào làm xong bài 2.
Bài tập 4: (câu a)
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở 
- Mời học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, sửa bài vào vở
a) (33164 + 28528) : 4
C1: (33164 + 28528) : 4 = 61692 : 4
 = 15423
C2: (33164 + 28528) : 4 
 = 33164: 4 + 28528 : 4
 = 8291 + 7132
 = 15423
 3.3/ Củng cố:
Yêu cầu học sinh nêu lại cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Cách tính một tổng (hiệu) chia cho nột số
 3.4/ Nhận xét, dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Một số chia cho một tích
- Hát tập thể 
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh đọc: Đặt tính rồi tính
- Cả lớp làm bài vào vở 
- Học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, sửa bài và nêu cách tính 
b) 359361	 9	 238057 8 
 89 39929 78 29757
 83 60
 26 45
 81 57
 0 1
- Học sinh đọc: Tìm hai số biết tổng của chúng lần lượt là:
- Học sinh nhắc lại cách tìm số bé (hoặc số lớn).
- Cả lớp làm bài vào vở 
- Học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, sửa bài vào vở 
Bài giải
Số toa xe chở hàng là:
 3 + 6 = 9 (toa)
Số hàng do 3 toa xe chở là:
 14580 x 3 = 43740 (kg)
Số hàng do 6 toa khác chở là:
 13275 x 6 = 79650 (kg)
Trung bình mỗi toa xe chở số hàng là:
 (43740 + 79650) : 9 = 13710 (kg)
 Đáp số: 13710 kg
- Học sinh đọc: tính bằng hai cách
Cả lớp làm bài vào vở 
- Học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, sửa bài vào vở
- Học sinh nêu trước lớp 
- Cả lớp chú ý theo dõi
Ngày soạn: 18/11/2011
Ngày dạy: 24/11/2011
Toán (tiết 69)
TIẾT 69 : CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH 
I - MỤC TIÊU:
Nhận biết cách chia một số cho một tích .
Biết vận dụng vào cách tính thuận tiện, hợp lí . 
II.CHUẨN BỊ:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Khởi động: 
Bài cũ: Luyện tập
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu: 
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
30’
5’
Hoạt động1: Phát hiện tính chất.
GV ghi bảng: 24 : (3 x 2)
 24 : 3 : 2
 24 : 2 : 3
Yêu cầu HS tính
Gợi ý giúp HS rút ra nhận xét:
+ Khi tính 24 : (3 x 2) ta nhân rồi chia, ta có thể nói đã lấy một số chia cho một tích.
+ Khi tính 24 : 3 : 2 hoặc 24 : 2 : 3 ta lấy số đó chia liên tiếp cho từng thừa số.
Từ đó rút ra nhận xét: Khi chia một số cho một tích, ta có thể chia số đó cho một thừa số rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Yêu cầu HS tính theo đúng thứ tự thực hiện các phép tính.
Bài tập 2:
HS thực hiện cách tính theo mẫu. 
Bài tập 3:
- Cho HS tự tìm lời giải thông thường.
Hai bước giải: 
Tìm số vở cả hai bạn mua.
Tìm giá tiền mỗi quyển. 
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Một tích chia cho một số.
HS tính
HS nêu nhận xét.
Vài HS nhắc lại.
HS làm bài, vận dụng tính chất chia một số cho một tích để tính.
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS nêu lại mẫu
HS làm bài
HS sửa
Học sinh lắng nghe
Ngày soạn: 18/11/2011
Ngày dạy: 25/11/2011
Toán (tiết 70)
TIẾT 70 : CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ 
I - MỤC TIÊU:
Giúp HS:
Nhận biết cách chia một tích cho một số .
Biết vận dụng vào cách tính thuận tiện, hợp lí . 
II.CHUẨN BỊ:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Khởi động: 
Bài cũ: Một số chia cho một tích.
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
30’
5’
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hướng dẫn trường hợp cả hai thừa số chia hết cho số chia.
GV ghi bảng: (9 x 15) : 3
 9 x (15: 3) 
 (9 : 3) x 15
Yêu cầu HS tính
Yêu cầu HS so sánh các kết quả & rút ra nhận xét.
+ Giá trị của ba biểu thức bằng nhau.
+ Khi tính (9 x 15) : 3 ta nhân rồi chia, ta có thể nói là đã lấy tích chia cho số chia.
+ Khi tính 9 x (15: 3) hay (9 : 3) x 15 ta chia một thừa số cho 3 rồi nhân với thừa số kia.
Từ nhận xét trên, rút ra tính chất: Khi chia một tích cho một số ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó rồi nhân kết quả với thừa số kia.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS trường hợp thừa số thứ nhất không chia hết cho số chia.
GV ghi bảng: (7 x 15) : 3
 7 x (15: 3) 
Yêu cầu HS tính
Yêu cầu HS so sánh các kết quả & rút ra nhận xét.
+ Giá trị của hai biểu thức bằng nhau.
GV hỏi: Vì sao ta không tính (7 : 3) x 15?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS trường hợp thừa số thứ hai không chia hết cho số chia.
Hướng dẫn tương tự như trên.
Sau khi xét cả 3 trường hợp nêu trên, GV lưu ý HS là thông thường ta không viết các dấu ngoặc trong hai biểu thức: 9 x 15 : 3 và 9 : 3 x 15.
Hoạt động 4: Thực hành
Bài tập 1:
HS tính theo hai cách 
Bài tập 2:
GV cho HS tính bằng cách thuận tiện nhất. 
Bài tập 3:
Hướng dẫn HS gồm các bước giải
Tìm tổng số mét vải.
Tìm số mét vải đã bán.
 Đáp số: 30 mét vải. 
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Chia hai số có tận cùng bằng các chữ số 0.
HS tính.
HS nêu nhận xét.
Vài HS nhắc lại.
HS tính.
HS nêu nhận xét.
Vì thừa số thứ nhất không chia hết cho số chia.
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
Học sinh lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14 CKTKNSGDMT 3 cot.doc