I/ Mục tiêu:
Học xong bài này HS có khả năng:
- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo .
- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo .
- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo .
GDKNS-Kỹ năng tự nhận thức giá trị công lao dạy dỗ của thầy cô.
-Kỹ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô.
-Kỹ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô.
II/ Chuẩn bị: Phiếu BT bài tập 2 .
Ngày soạn: 07/12/2012 Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2012 Đạo đức BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ( tiết 1) I/ Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng: - Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo . - Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo . - Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo . GDKNS-Kỹ năng tự nhận thức giá trị công lao dạy dỗ của thầy cô. -Kỹ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô. -Kỹ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô. II/ Chuẩn bị: Phiếu BT bài tập 2 . III/ Hoạt động trên lớp Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Ổn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ: Tiết kiệm thời giờ Kiểm tra 2 HS Kiểm tra vở BT 4 HS C. Bài mới : Giới thiệu bài HĐ1: HS xử lý tình huống. Gv nêu tình huống và HD qs tranh. Giao nhiệm vụ cho các nhóm: - Các bạn sẽ làm gì khi nghe Vân báo tin cô giáo cũ bị ốm? - Em sẽ làm gì khi nghe Vân nói ? Vì sao? Gv nhận xét kết luận: Gợi ý HS rút ra bài học: -Vì sao chúng ta phải kính trọng,biết ơn thầy, cô giáo? - Em phải làm gì để tỏ lòng kính trọng ,biết ơn thầy cô giáo? HS hoạt động nhóm nêu các cách ứng xử có thể xảy ra, chọn cách ứng xử thích hợp và nêu lý do chọn cách ứng xử đó ? Đại diện các nhóm trình bày Lớp nhận xét ,bổ sung HS trả lời cá nhân * Ghi nhớ : Các thầy giáo ,cô giáo đã không quản khó nhọc, tận tình dạy dỗ chúng ta nên người . Vif vậy, chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn thầy giáo , cô giáo; cố gắng học tập, rèn luyện để khỏi phụ lòng thầy, cô. HĐ2: HS nhận biết hành vi tôn trọng ,biết ơn thầy cô. * Bài tập 1/tr22: Giao nhiệm vụ cho các nhóm . Gv nhận xét,kết luận * Bài tập 2 tr/22 Việc làm thể hiện lòng biết ơn Việc làm chưa thể hiện lòng biết ơn Gv nhận xét kết luận : - 1 HS đọc đề nêu yêu cầu HS hoạt động nhóm quan sát các tranh trao đổi những việc làm thể hiện lòng biết ơn,kính trọng thầy cô giáo. Đại diện các nhóm trình bày . - HS Hoạt động nhóm chọn các việc làm thể hiện lòng biết ơn và những việc chưa thể hiện lòng biết ơn với thầy cô. Các nhóm trình bày kết quả Củng cố: Vì sao ta phải biết ơn thầy cô giáo HS trả lời E. Dặn dò: Nx tiết học Sưu tầm bài hát,thơ tranh ảnh Chuẩn bị bài sau ----------------*************--------------- Tập đọc Tiết 27 CHÚ ĐẤT NUNG I. Mục đích – yêu cầu - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng 1 số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất). - Hiểu ND: Chú bé Đất can đảm, muốn trơ thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. (TLCH trong SGK). II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài học SGK. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Ổn định tổ chức (1) B. Kiểm tra bài cũ (5’) Bài “Có chí thì nên”. y/c HS đọc thuộc lòng. GV nhận xét, cho điểm - 2 HS đọc thuộc lòng. - 2 HS nêu nội dung của bài C. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài – ghi bảng (1’) GT chủ điểm “Tiếng sáo điều” 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài. a-Luyện đọc(11) * Chia đoạn: Chia bài thành 3 đoạn GV chú ý nghe và sửa lỗi cách đọc của HS. HD HS hiểu nghĩa của các từ được chú thích. - Rất bảnh, ngựa tía, thật đoảng, khoan khoái, nóng rát, nung thì nung, ...Chú ý đọc các câu hỏi, câu cảm trong bài. Đọc lần 2: - Câu dài: “Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất / em nặn lúc đi chăn trâu” - Luyện đọc theo cặp * Đọc toàn bài. G: Nêu giọng đọc, đọc mẫu toàn bài. Chú ý nhấn giọng các từ: rất bảnh, thật đoảng, bẩn hết, ấm, khoan khoái, nóng rát, ... - HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (3 em). 1 em đọc chú giải. - Luyện đọc từ khó (3 – 4 em) - 3 HS đọc 3 đoạn (lần 2) - HS đọc thầm, 2-3 em đọc to - Luyện đọc theo cặp - Đọc cả bài (2 em) b. HD HS tìm hiểu bài (12’). - HS đọc to đoạn 1 + Câu 1(SGK)? + Chàng kị sĩ nói Cu chắt là 1 cậu bé như thế nào? - HS đọc thầm đoạn 3. +Câu 2: (SGK)? + Câu 3 (SGK)? + Câu 4 (SGK)? * GV cho HS phát hiện nội dung của bài, chốt ý chính rồi ghi bảng - Cả lớp đọc thầm đoạn 1 C1:Cu Chắt có đồ chơi là chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, 1 nàng công chúa ngồi trong lầu son, 1 chú bé bằng đất. + Là cậu bé rất đoảng, ko biết giữ đồ chơi. - Cả lớp. C2: Chú bé Đất nhớ quê ra cánh đồng gặp trời đổ mưa. Chú bị ngấm nước rét run. - 1 HS nêu CH 3, 4 và thảo luận nhóm 4. C3: Chú qđ trở thành Đất Nung vì chú muốn xông pha trở thành người có ích. C4: Chi tiết “Nung trong lửa” tượng trưng cho sự rèn luyện gian khổ, khó khăn con người mới mạnh mẽ, cứng cỏi, .... - HS ghi nội dung vào vở. c. HD HS đọc diễn cảm (8’). - Y/c HS đọc toàn bài. G: Nêu giọng đọc cả bài. GV treo bảng phụ chép đoạn “Ông Hòn Rấm bảo ..... chú trở thành Đất Nung” GV đọc mẫu. - Luyện đọc theo nhóm đôi - Thi đọc. GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất - 4 HS đọc phân vai (người dẫn, kị sĩ, ông HR, chú ĐN). Cả lớp lắng nghe để tìm ra giọng đọc phù hợp với nội dung bài đọc. H: đọc nối tiếp đoạn trên bảng (4-5 em) - HS đọc diễn cảm nhóm đôi. - Thi đọc diễn cảm trước lớp (3 em) D. Củng cố (2’) G. củng cố nội dung bài + Nếu em có đồ chơi như Cu Chắt e sẽ làm gì? H. Đọc toàn bài - nêu nd bài (1 em) - HS trả lời – nhận xét. E. Dặn dò (1’) Gv nhận xét tiết học - HS về kể chuyện cho người thân nghe.. - HS chuẩn bị trước tiết TĐ sau “Chú Đất Nung” (tiếp theo). ----------------*************--------------- Âm nhạc ÔN TẬP 3 BÀI HÁT: TRÊN NGỰA TA PHI NHANH, KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM, NGHE NHẠC I. Mục tiêu. - HS biết hát theo giai điệu, đúng lời ca của bài hát: - HS biết hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc trích đoạn nhạc không lời. II. Chuẩn bị - Đàn điện tử. III. Tiến trình lên lớp H/đ của GV H/đ của HS A. Ổn định tổ chức - HS hát tập thể một bài hát. B. Kiểm tra bài cũ - Bài: Cò lả.. - GV đàn, HS khởi động gịọng. - GVgọi 2 HS hát (GV nhận xét, đánh giá) 2 HS hát C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung bài: * Ôn tập 3 bài hát. - GV nêu y/c, dạo đàn, HS hát lại từng bài. Sau khi sửa lỗi GV cho HS hát gõ đệm nhạc cụ từng bài. - Gọi HS lên trình bày bài bài hát theo các hình thức sau: Đơn ca, tốp ca nam, tốp ca nữ, tốp ca nam nữ (HS nx, GV nx ,đánh giá từng tiết mục). * Nghe nhạc Bài: Ru em :Dân ca Xơ Đăng (Tây Nguyên). - GV giới thiệu bài hát. - Bật phần đệm ghi sẵn và hát cho HS nghe (2lần). + Em có cảm nhận gì về lời ca và giai điệu của bài hát Ru em? - GV nhắc lại, nhấn mạnh. - GV bật đàn, hát lại cho HS nghe(1 lần) - Hát ôn bài hát. - Tập sửa sai theo hướng dẫn (HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp của bài hát) - Học sinh thực hiện. Chú ý nghe. - HS trả lời ý cá nhân. - Chú ý nghe. D. Củng cố - GV nêu y/c, HS nhắc lại t/c của 3 bài hát - GV nhắc lại. - Học sinh thực hiện. - Học sinh ghi nhớ. E. dặn dò - Nhận xét giờ học. ----------------*************--------------- Toán PHÉP CHIA Tiết 66 CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ (trang 76) I. Mục đích – yêu cầu - Biết chia một tổng cho một số (đồng thời tự phát hiện t/c một hiệu chia cho một số). - Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Ổn định tổ chức (1) B. Kiểm tra bài cũ (5’) Tính bằng cách thuận tiện nhất: a) 2 x 39 x 5 b) 302 x 16 + 302 x 4 GV nhận xét, chữa bài - 2 HS lên bảng. Cả lớp làm vào vở nháp. C. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài – ghi bảng (1’) 2. Hình thành kiến thức mới (13’). a) Tính chất một tổng chia cho một số (12’). VD: (35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7 - Y/c HS tự làm ra giấy nháp. (35 + 21) : 7 = 56 : 7 = 8 35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8 Vậy: (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7 GV HD HS thuộc quy tắc ngay trên ví dụ. - 2 HS lên bảng tính kết quả. HS làm vào nháp. - 1 HS so sánh kết quả 2 bạn vừa tìm. - 1 HS nhắc lại. Cả lớp nhẩm. - 3 -> 4 HS nhắc lại quy tắc. 3. HD thực hành Bài 1: Tính bằng hai cách (10’). - 1 HS nêu yêu cầu của bài. - 4 em (mỗi em làm 1 phép tính). Cả lớp làm vào vở - 1 HS nhận xét kết quả của 4 bạn. - GV nhận xét và đưa ra kết quả chính xác. a) (15 + 35) : 5 = 50 : 5 = 10. C2 : (15 : 5) +(35 : 5) = 3 + 7 = 10. (80 + 4) = 84 : 4 = 21. C2: 80 : 4 + 4 : 4 = 20 + 1 = 21. b) 18 : 6 + 24 : 6 = 3 + 4 = 7 (18 + 24) : 6 = 42 : 6 = 7 60 :3 + 9 : 3 = 20 + 3 = 23 (60 + 9) : 3 = 23 Bài 2 Tính bằng 2 cách (11’): - 1 HS nêu yêu cầu của bài. - 2 HS làm trên bảng nhóm. Cả lớp làm vào vở. 1 HS nhận xét 2 bài trên bảng phụ - GV chữa bài và đưa ra kết quả chính xác. a) (27 - 18) : 3 = 9 : 3 = 3 C2: (27-18) =27:3-18:3 = 9 - 6 = 3 b) (64 - 32) : 8 = 4 Bài 3: - 1 HS nêu yêu cầu của bài. 2 HS làm bảng nhóm, lớp làm vào vở GV chữa bài và đưa ra kết quả chính xác. Dành cho HS K-G Đáp số: 15 nhóm D. Củng cố (2’) G: Củng cố kt bài học - HS nêu lại kl chung trong phần bài học. E. Dặn dò (1’) GV nx chung giờ học. - HS vê làm bài tập và chuẩn bị bài “Chia cho số có 1 chữ số” ----------------***************--------------- Giáo án chiều thứ 2: Ôn toán CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ (trang 77) I. Mục đích – yêu cầu - Biết chia một tổng cho một số (đồng thời tự phát hiện t/c một hiệu chia cho một số). - Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Ổn định tổ chức (1) B. Kiểm tra bài cũ (5’) Tính bằng cách thuận tiện nhất: a) 4 x 39 x 5 b) 302 x 12 + 302 x 8 GV nhận xét, chữa bài - 2 HS lên bảng. Cả lớp làm vào vở nháp. C. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài (1’) 2. HD thực hành Bài 1: Tính bằng hai cách (10’). - 1 HS nêu yêu cầu của bài. - 4 em làm bảng nhóm. Cả lớp làm vào vở - 1 HS nx kết quả của 4 bạn -> GV nhận xét a) C1: (25 + 45) : 5 = 70 : 5 = 14. C2 : (25 : 5) +(45 : 5) = 5 + 9 = 14. b) 24 : 6 + 36 : 6 = 4 + 6 = 10 (24 + 36) : 6 = 60 : 6 = 10 Bài 2 Tính bằng 2 cách (11’): - 1 HS nêu yêu cầu của bài. 1 HS nêu cái đã cho và cái phải tìm. - 2 HS làm trên bảng nhóm. Cả lớp làm vào vở. 1 HS nhận xét bài làm của bạn - GV chữa bài và đưa ra kết quả chính xác. Dành cho HS K-G cách 2 Bài giải C1: Số nhóm của lớp 4A là: 28:4=7 (nh) Số nhóm lớp 4B là: 32:4=8 (nh) Số nhóm cả 2 lớp là:7+8=15 (nh) Đáp số: 15 nhóm Bài 3: - 1 HS nêu yêu cầu của bài. 2 HS làm bảng nhóm, lớp làm vào vở GV chữa b ... ảng tính (mỗi HS tính 1 BT) Vậy: (7 x 15) : 3 = 7 x (15 : 3) Chú ý: Ta không tính (7 : 3) x 15 vì 7 không chia hết cho 3. KL: SGK (T.79) - HS tính và so sánh kết quả. 7 x (15 : 3) = 7 x 5 = 35 (7 x 15) : 3 = 105 : 3 = 35 2. HD luyện tập Bài 1 Tính bằng 2 cách (12’): - 1 HS nêu yêu cầu của bài. - 1 HS nhắc lại cách nhân với số có hai chữ số. - 3 HS làm bảng nhóm. Cả lớp làm vào vở - GV qs chữa bài và đưa ra kết quả chính xác. Bài làm a) (8 x 23) : 4 = 184 : 4 = 46 (8: 4) x 23 = 2 x 23 = 46 b) (15 x 24) : 6 = 15 x (24 : 6) = 15 x 4 = 60 Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất (9’) - 1 HS nêu yêu cầu của bài. Cả lớp làm vào vở. 2 HS làm vào bảng nhóm - Trình bày bảng nhóm – HS nhận xét.- GV nhận xét và đưa ra kết quả chính xác. ( 25 x36): 9 = (36:9) x 25 = 4 x 25 = 100. H. Chữa bài vào vở theo đáp án đúng. Bài 3: (Dành cho HS K-G) - 1 HS nêu yêu cầu của bài. - 1 HS nêu các bước giải + Tìm tổng số mét vải + Tìm số mét vải đã bán HS K-G tự làm vào vở hoặc VBT GV quan sát và giúp đỡ sửa sai trên vở của HS. Đ.án: Cửa hàng có số mét vải là: 30 x 5 = 150 (m) Cửa hàng đã bán số m vải là: 150 : 5 = 30 (m) Đáp số: 30 m vải D. Củng cố (2’)G:Củng cố kt bài học E. Dặn dò (1’) Gv nhận xét chung giờ học. - HS vê làm bài tập và chuẩn bị bài: Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 ----------------***************---------------- Địa lý Tiết 12 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐBBB I. Mục đích – yêu cầu - Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở ĐBBB. + Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước. + Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm. - Nhận xét nhiệt độ ở Hà Nội; tháng lạnh, tháng 1,2,3 nhiệt độ dưới 200C, từ đó rút ra ĐBBB có mùa đông lạnh. - Có ý thức bảo vệ thành quả lao động, GD tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người VN II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ địa lí TN VN, bản đồ nông nghiệp VN, tranh ảnh trồng trọt, chăn nuôi. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Ổn định tổ chức (1) B. Kiểm tra bài cũ (5’) Bài “Người dân ở ĐBBB” GV nhận xét, cho điểm - 1 HS nêu ghi nhớ, 1 HS chỉ vị trí sông Hồng trên bản đồ. HS khác nxet. C. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài – ghi bảng (1’) 2. Nội dung . a) Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước (12’). + ĐBBB có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước? + Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sx lúa gạo? nhận xét về công việc ấy? + Ngoài ra người dân còn nuôi trồng những gì để phục vụ đời sống? - Dựa vào kênh hình, kênh chứ TLCH + Nhờ đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào người dân lại có kinh nghiệm. + làm đất, gieo mạ, nhổ mạ, ... -> công việc rất vất vả .... + Trồng ngô, khoai, sắn, cây ăn quả, nuoi gia súc, gia cầm, ... b) Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh (13’) + Mùa đông ở ĐBBB dài bài nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ ntn? + Nhiệt độ thấp vào mùa đông có những thuận lợi và khó khăn gì cho sx nông nghiệp? + Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở ĐBBB. GV giải thích về ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đối với thời tiết và khí hậu của đbbb. * Ghi nhớ SGK (T.105) H: đọc mục 2 và bảng số liệu - HS thảo luận nhóm 4 - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 3 HS đọc. D. Củng cố (2’)G:Củng cố kt bài học E. Dặn dò (1’)Gv nx chung giờ học. - HS vê học ghi nhớ và chuẩn bị bài “HĐ sx của người dân ở ĐBBB” (tt) ----------------***************---------------- Sinh hoạt lớp Tuần 14 I Muc tiêu - HS nghe và biết được ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua và có hướng phấn đấu trong tuần tới. - Giáo dục HS ý thức chăm ngoan, biết yêu thương giúp đỡ bạn. II. Nội dung 1. Lớp trưởng báo cáo tình hình chung của lớp. 2. Tổ trưởng các tổ đọc ưu khuyết điểm của tổ mình. 3. GV nhận xét chung các mặt. a. ưu điểm: .............................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................ b. Nhược điểm: - Vẫn còn một số HS lười học bài cũ: .................................................................. - Không chú ý nghe giảng: ................................................................................................ - Giờ truy bài chưa thực sự nghiêm túc như: ......................................................................... c. Tuyên dương tổ và cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh. ........................................................................................... .................................. 4. Kế hoạch tuần 15 - Ổn định tổ chức, nề nếp. - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. - Thi đua giành nhiều điểm tốt. - Phấn đấu 100% HS hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh. 5. Sinh hoạt văn nghệ. ----------------***************---------------- Ôn Toán (buổi chiều) Tiết 14 CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ I. Mục đích – yêu cầu Giúp HS: - Ôn tập cách chia một tích cho một số - Vận dụng kiến thức vào làm bài tập và trong thực tế. II. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng học toán lớp 4 III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Ổn định tổ chức (1) B. Kiểm tra bài cũ (5’) 50 : (5 x 2) 28 : (2 x 7) GV chữa bài và cho điểm 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp C. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài – ghi bảng (1’) 2. Ôn tập Bài 1 Tính bằng 2 cách (12’): - 1 HS nêu yêu cầu của bài. - 1 HS nhắc lại cách nhân với số có hai chữ số. - 3 HS làm bảng nhóm. Cả lớp làm vào vở - GV qs chữa bài và đưa ra kết quả chính xác. Bài làm a) (14 x 27) : 7 = (14 : 7) x 27 = 54 (14 x 27) : 7 = 378 : 7 = 54 b) (25 x 24) : 6 = 25 x (24 : 6) = 25 x 4 = 100 Bài 2: Tính bằng 3 cách (12’) - 1 HS nêu yêu cầu của bài. (HS đại trà làm 1 cách, HS K-G làm 3 cách) - 1 HS nhắc lại cách “chia một tích cho một số”. - 1 HS làm trên bảng, cả lớp làm vào vbt GV chữa bài C1: (32 x 24) : 4 = (32 : 4) x 24 = 8 x 24 = 192 C2: (32 x 24) : 4 = 32 x (24 : 4) = 32 x 6 = 192 C2: (32 x 24) : 4 = 768 : 4 = 192 Bài 3: - 1 HS nêu yêu cầu của bài. - 1 HS nêu cái đã cho và cái phải tìm - 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vbt - GV nhận xét và đưa ra đáp án chính xác Bài giải 6 tấm vải dài là: 6 x 30 = 180 (m) Số m vải đã bán là: 180 : 6 = 30 (m) Đáp số: 30 m D. Củng cố (2’)G:Củng cố kt bài học E. Dặn dò (1’) GV nhận xét chung giờ học. - HS vê làm bài tập và chuẩn bị bài sau ----------------***************---------------- Ôn TLV CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. Mục đích – yêu cầu - Nắm được cấu tạo bài văn mtả đồ vật, các kiểu MB, KB, trình tự miêu tả trong phần thân bài - Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường em (mục III) II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Ổn định tổ chức (1) B. Kiểm tra bài cũ (5’) C. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Nhận xét (12’) Bài 1: Đọc và TLCH. GV Gthich: áo cối – vỏ bọc ngoài của thân cối. - y/c HS qs tranh minh họa và TLCH a) Bài văn tả cái gì? b) Tìm phần mở bài và kết bài. Mỗi phần ấy nói điều gì? c) Phần mở bài và kết bài đó là cách mở bài và kết bài nào đã học? d) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự ntn? Giảng: GV nói thêm về biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa -> tác giả quan sát rất tỉ mỉ, tinh tế bằng nhiều giác quan. Nhờ quan sát kĩ nên tác giả dùng từ rất chính xác tạo cho bài văn miêu tả sinh động hấp dẫn và chân thực. - 2 HS đọc đề bài và nội dung bài “Cái cối tân” và chú thích. - cả lớp. + Bài văn tả cái cối + MB: “Cái cối xinh ... nhà trống” – giới thiệu cái cối (đồ vật được miêu tả) KB: “Cai cối xay ... bước anh đi ...” – nêu kết thúc của bài (tình cảm thân thiết giữa đồ vật trong nhà với bạn nhỏ) + Mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng. + Theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ. Bài 2: Khi tả đồ vật cần tả những gì? - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. y/c HS suy nghĩ và TLCH SGK - HS nêu ý kiến cá nhân (3- 4 em) Đ.án: Khi tả một đồ vật ta cần tả bao quát toàn bộ sự vật, sau đó đi vào tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, kết hợp thể hiện tình cảm với đồ vật. 3. Ghi nhớ (SGK T.145) 4. Luyện tập (13’) Bài tập: Đọc và TLCH - 1 HS đọc nội dung, 1 HS đọc câu hỏi. Cả lớp đọc thầm. a) Tìm câu văn tả bao quát cái trống. b) Nêu tên những bộ phận của cái trống. c) Tìm những từ tả hình dáng, âm thanh. d) Viết thêm MB và kết bài. GV đọc mẫu như SGV (T.296) + “Anh chàng trống .. bảo vệ” + mình trống, ngang lưng, hai đầu trống. + Hình dáng: tròn như chum .... Âm thanh: ồm ồm, giục giã .... - HS viết phần MB và KB vào vở hoặc VBT. D. Củng cố (1’)GV nhắc lại nội dung -HS nêu lại ghi nhớ E. Dặn dò (1’)Gv nhận xét tiết học - Cả lớp hoàn thành bài tập. Chuẩn bị trước bài học giờ sau ----------------***************---------------- HĐTT ÔN TẬP TRÒ CHƠI: BỊT MẮT VẼ NGƯỜI ( VẬT ) I. Yêu cầu - Giúp đối tượng chơi có trí nhớ, có ước định của phán đoán, tập vẽ... III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung trò chơi - Yêu cầu HS ổn định. - Nêu tên trò chơi: Bịt mắt vẽ người (vật). - Nêu nội dung: Trong đội chơi chia làm 4 tổ, mỗi tổ cử 3 người, chia bảng thành bốn ô. + Bốn người xếp hàng dọc đứng trước bảng khoảng 2m. + Bốn người phải hoàn thành một đầu người hoặc một con vật. - Nêu cách chơi: + GV bịt mắt HS số 1 của mỗi đội (hoặc cử 1 bạn trong nhớm bịt mắt chéo) yêu cầu vẽ khuôn mặt. + Sau đó lại bịt mắt HS số 2 của mỗi đội và quy định vẽ tai, mắt của người. + Lại bịt mắt HS số 3 của mỗi đội quy định vẽ mũi, mồm, râu. - Nêu luật chơi: + Đội nào nhìn thấy coi như thua. + Đội nào vẽ đúng, không lệch ra ngoài mới được tính. + Đội nào vẽ đúng, đẹp sẽ nhất. - Yêu cầu HS chơi thử. - Cho cả lớp chơi trò chơi: Bịt mắt vẽ người (vật). - Sau mỗi lần chơi GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò - Tổng kết tiết học. - Nhận xét và dặn dò. - Ổn định. - Nghe. - Theo dõi và ghi nhớ. - Lắng nghe. - Nghe. - Chơi thử. - Chơi trò chơi.
Tài liệu đính kèm: