Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Nguyễn Thị Mỹ Trang

Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Nguyễn Thị Mỹ Trang

TOÁN

 CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ

 I - MỤC TIÊU:

 Giúp HS :

 - Nhận biết tính chất một tổng chia cho một số , tự phát hiện tính chất một hiệu chia cho một số (thông qua bài tập ).

 - Tập vận dụng tính chất nêu trên trong thực hành tính .

 II.CHUẨN BỊ:

 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 1. Kiểm tra bài cũ:

 - GV nhận xét chung về bài kiểm tra.

 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu tính chất một tổng chia cho một số.

 - GV viết bảng: (35 + 21) : 7, yêu cầu HS tính.

 - Yêu cầu HS tính tiếp: 35 : 7 + 21 : 7

 - Yêu cầu HS so sánh hai kết quả

 - GV viết bảng (bằng phấn màu):

 (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7

 

doc 23 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/02/2022 Lượt xem 170Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Nguyễn Thị Mỹ Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Thứ hai, ngày 01 tháng 12 năm 2008
TẬP ĐỌC
 CHÚ ĐẤT NUNG
	I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai; nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm; đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm , chú bé Đất ).
	2. Hiểu từ ngữ trong truyện.
Hiểu nội dung (phần đầu) truyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. 
	II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Tranh minh học bài đọc trong SGK.
	III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
	1. Kiểm tra bài cũ:
	- HS đọc bài “Văn hay chữ tốt ” và trả lời câu hỏi trong SGK.
	2. Bài mới: 
	a. Luyện đọc: 
	- HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
	+Đoạn 1: Bốn dòng đầu.
	+Đoạn 2: Sáu dòng tiếp theo.
	+Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS đọc phần chú giải kết hợp giải nghĩa từ: đống rấm, hòn rấm.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn: giọng hồn nhiên-nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, phân biệt lời kể với lời nhân vật.
	b. Tìm hiểu bài:
	+Cu chắt có những đồ chơi nào? Chúng khác nhau như thế nào?
	+ Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
	- HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn còn lại. Một HS giỏi điều khiển lớp trao đổi các câu hỏi 3-4.
	+Chi tiết nung trong lửa tượng trưng cho điều gì ?
	c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
	- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
	+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn cuối bài: Ông Hòn..chú thành đất nung.
	- GV đọc mẫu
	- Từng cặp HS luyện đọc 
	- Một vài HS thi đọc diễn cảm.
	4. Củng cố-Dặn dò
	- Truyện chú Đất nung có hai phần. Phần đầu truyện các em đã làm quen với các đồ chơi của cu Chát, đã biết chú bé Đất giờ đã trở thành Đất nung vì dám nung mình trong lửa. Phần tiếp của truyện – học trong tiết TĐ tới – sẽ cho các em biết số phận tiếp theo của các nhân vật/
	- Nhận xét tiết học.
TOÁN
 CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ
	I - MỤC TIÊU:
 Giúp HS :
	- Nhận biết tính chất một tổng chia cho một số , tự phát hiện tính chất một hiệu chia cho một số (thông qua bài tập ).
	- Tập vận dụng tính chất nêu trên trong thực hành tính . 
	II.CHUẨN BỊ:
	III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
 	1. Kiểm tra bài cũ: 
	- GV nhận xét chung về bài kiểm tra.
	2. Hướng dẫn HS tìm hiểu tính chất một tổng chia cho một số.
	- GV viết bảng: (35 + 21) : 7, yêu cầu HS tính.
	- Yêu cầu HS tính tiếp: 35 : 7 + 21 : 7
	- Yêu cầu HS so sánh hai kết quả
	- GV viết bảng (bằng phấn màu):
 (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
	- Cho cả lớp so sánh thêm một số ví dụ: (24 + 12) : 6 với 24 : 6 + 12 : 6
	- GV gợi ý để HS nêu: 
 (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
 1 tổng : 1 số = SH : SC + SH : SC
 Từ đó rút ra tính chất: Khi chia một tổng cho một số ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được.
GV lưu ý thêm: Để tính được như ở vế bên phải thì cả hai số hạng đều phải chia hết cho số chia.
	3.Thực hành
	Bài tập 1:
	- Tính theo hai cách.
 - HS làm bài. Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
	Bài tập 2:
	- Cho HS làm tương tự phần b của bài tập 1.
	Bài tập 3:
	- HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi làm và chữa bài.
 4.Củng cố - Dặn dò: 
 - Chuẩn bị bài: Chia cho số có một chữ số.
	*****************************************
ĐẠO ĐỨC 
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
I - MỤC TIÊU - YÊU CẦU
	1 - Kiến thức :
	- HS hiểu công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với HS . 
	2 - Kĩ năng :
	- HS phải biết kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo.
	.3 - Thái độ :
	- HS biết bày tỏ sự kính trọng , biết ơn các thầy giáo , cô giáo .
II - ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
 - SGK 
 - Các băng chữ 
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	- Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ông bà cha me ? Điếu gì sẽ xảy ra nếu con cháu không hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ?
	2. Xử lí tình huống ( trang 20 , 21 SGK )
	- Yêu cầu HS xem tranh trong SGK và nêu tình huống
	- Dự đoán các cách ứng xử có thể xảy ra . Lựa chon cách ứng xử và trình bày lí do lựa chọn. - Thảo luận lớp về cách ứng xử .
 	- GV kết luận : Các thầy giáo, cô giáođã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt . Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
	3. Thảo luận nhóm đôi (bài tập 1 SGK )
	- Yêu cầu từng nhóm HS làm bài .
	- Từng nhóm HS thảo luận . HS lên chữa bài tập . các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
	- Nhận xét và đưa ra phương án đúng của bài tập .
	+ Các tranh 1 , 2 , 4 : Thể hiện thái độ kính trong , biết ơn thầy giáo , cô giáo .
	+ Tranh 3 : Không chao cô giáo khi cô giáo không dạy lớp mình là biểu hiện sự không tôn trọng thầy giáo , cô giáo .
	4. Thảo luận nhóm ( Bài tập 2 SGK ) 
	- Chia lớp thành 7 nhóm . Mỗi nhóm nhận một băng chữ viết tên một việc làm trong bài tập 2 và yêu cầu HS lựa chọn những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo , cô giáo. Từng nhóm HS thảo luận và ghi những việc nên làm vào các tờ giấy nhỏ . 
	- Từng nhóm lên dán băng chữ đã nhận theo 2 cột “ Biết ơn “ hay “ Không biết ơn “ trên bảng và các tờ giấy nhỏ ghi các việc nên làm mà nhóm mình đã thảo luận . Các nhóm khác góp ý kiến , bổ sung . 
	- GV kết luận : Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo , cô giáo . Các việc làm (a) , (b) , (d) , (e) , (g) là những việc làm thể kiện lòng bi ết ơn thầy giáo , cô giáo .
 	5. Củng cố - dặn dò 
	- 1 – 2 HS đọc ghi nhớ trong SGK .
	- Viết , vẽ , dựng tiểu phẩm về chủ đề bài học ( Bài tập 4 SGK ) 
	- Sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao, tục ngữ, truyện . . . ca ngợi công lao của các thầy giáo, cô giáo.
*****************************************
MĨ THUẬT
VẼ THEO MẪU: MẪU CÓ HAI ĐỒ VẬT
 I.MỤC TIÊU :
 - HS nắm được hình dáng, tỉ lệ của hai vật mẫu 
 - HS biết cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết và vẽ được hai đồ vật gần giống mẫu
 - HS yêu thích vẻ đẹp các đồ vật
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
GV: SGK, một số mẫu vật có hai đồ vật để vẽ theo nhóm
Hình gợi ý cách vẽ 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ:
 	hận xét sản phẩm bài trước 
	2. Quan sát, nhận xét
 	- GV cho HS quan sát một số hình ảnh ở hình 1, trang 34 SGK và gợi ý bằng các câu hỏi:
	+ Mẫu có mấy đồ vật? Gồm các vật gì?
	+ Hình dáng, tỉ lệ, màu sắc, đậm nạht của các đồ vật như thế nào?
	+ Vị trí các đồ vật nào ở trước, ở sau?
- GV trình bày một vài mẫu
- GV kết luận:
	+ Khi nhìn thấy mẫu ở các hướng khác nhau, vị trí của các vật mẫu có thể thay đổi khác nhau. Mỗi người cần vẽ đúng vị trí quan sát mẫu của mình.
 - GV yêu cầu HS trình bày mẫu để vẽ theo nhóm
 - HS cùng trao đổi về cách trình bày mẫu
	3. Cách vẽ 
 - GV giới thiệu cách vẽ: 
	+ So sánh tỉ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của mẫu để phác khung hình chung, sau đó phác khung hình của từng vật mẫu 
	+ Vẽ đường trục của từng vật mẫu rồi tìm tỉ lệ của mẫu: miệng, cổ, vai, thân,
	+ Vẽ nét chính trước, sau đó vẽ chi tiết và sửa hình cho giống mẫu 
	+ Nhìn mẫu vẽ đậm nhạt hay vẽ màu 
	4. Thực hành:
 - HS làm bài theo nhóm
 - GV quan sát, giúp đỡ HS
5.Nhận xét đánh gia:
 - GV cùng HS treo những bài vẽ trrên bảng 
 - Các nhóm nhận xét và xếp loại bài vẽ.
********************************************************************************
	Thứ ba, ngày 02 tháng 12 năm 2008
THỂ DỤC
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG – TRÒ CHƠI: ĐUA NGỰA
 I.MỤC TIÊU:
 - Ôn bài thể dục phát triển chung. Yeuâ cầu thực hiện đúng động tác theo thứ tự, chính xác, tương đối đẹp. 
 - Trò chơi: Đua ngựa. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi nhiệt tình
 II.ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm: sân trường. Yêu cầu vệ sinh và an toàn.
- Phương tiện: 1-2 còi, phấn vạch
 III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
Nội dung
Thời gian
Phương pháp
1.Phần mở đầu:
-Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
-Khởi động
-Trò chơi do GV chọn 
2.Phần cơ bản:
a)Trò chơi vận động
-Trò chơi: Đua ngựa
b)Bài thể dục phát triển chung
- Ôn cả bài (3-4 lần)
-Học động tác điều hoà (4-5 lần)
-Thi đua thực hiện bài thể dục phát triển chung(1 lần)
3.Phần kết thúc:
-Thả lỏng
-Hệ thống bài.
-Giao bài tập về nhà
6-10 phút
1-2 phút
2-3 phút
1-2 phút
18-22phút
6-8phút
1 2-14phút
4-6 phút
1-2 phút
1 phút
1-2 phút
-GV thực hiện.
-HS đứng tại chỗ và thực hiện.
-HS chơi 
-GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, sau đó tổ chức cho HS chơi
-Lần 1: GV điều khiển HS tập chậm 1 lần, mỗi động tác 2x8 nhịp
-Lần 2: GV tập chậm từng nhịp để sửa sai cho HS
-Lần 3: Cán sự vừa hô nhịp, vừa làm mẫu cho cả lớp tập theo
-Lần 4: Cán sự hô nhịp, không làm mẫu
-Từng tổ HS thực hiện –Nhận xét
-Gập thân thả lỏng
-GV cùng HS.
-GV thực hiện
	*****************************************
CHÍNH TẢ
CHIẾC ÁO BÚP BÊ 
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 	1. Nghe – viết lại đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Chiếc áo búp bê .
 	2. Làm các bài tập phân biệt các âm, vần dễ phát âm sai dẫn đến viết sai: s/x hoặc ất/âc
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	 -Bút dạ và một vài tờ phiếu khổ to viết cả đoạn văn (chỉ những câu văn có chỗ trống cần điền) trong BT 2a hoặc 2b.
	 - Một số tờ giấy trắng khổ A4 để các nhóm thi BT 3.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
	1. Kiểm tra bài cũ: 
 ... ÏC
	- Bản đồ nông nghiệp Việt Nam.
	- Tranh ảnh về trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ.
	III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
	1.Kiểm tra bài cũ: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
	- Nêu những đặc điểm về nhà ở, làng xóm của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ?
	- Mức độ tập trung dân số cao ảnh hưởng như thế nào tới môi trường?
	- Lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ được tổ chức vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì? 
	- GV nhận xét
	2.Hoạt động cá nhân
	- HS dựa vào SGK, tranh ảnh nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ.
	+ Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lụa lớn thứ hai của đất nước?
	+ Nêu tên các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo, từ đó em rút ra nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của người nông dân?
	- GV giải thích thêm về đặc điểm sinh thái sinh thái của cây lúa nước, về một số công việc trong quá trình sản xuất ra lúa gạo để HS hiểu rõ về nguyên nhân giúp cho đồng bằng Bắc Bộ trồng được nhiều lúa gạo, sự công phu, vất vả của những người nông dân trong việc sản xuất ra lúa gạo.
	3.Hoạt động cả lớp
	- HS dựa vào SGK, tranh ảnh & vốn hiểu biết, trả lời theo các câu hỏi gợi ý.
	- GV yêu cầu nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ.
	- GV giải thích: Do ở đây có sẵn nguồn thức ăn là lúa gạo & các sản phẩm phụ của lúa gạo nên nơi đây nuôi nhiều lợn, gà, vịt.
	4.Làm việc nhóm
	- HS dựa vào SGK, thảo luận theo gợi ý: Mùa đông của đồng bằng Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ có đặc điểm gì? Vì sao?
	- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét & bổ sung.
	- Quan sát bảng số liệu & trả lời câu hỏi trong SGK.
	+ Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi & khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp?
	+ Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ? (GV gợi ý: Hãy nhớ lại xem Đà Lạt có những loại rau xứ lạnh nào? Các loại rau đó cũng được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ)
GV giải thích thêm ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đối với thời tiết của đồng bằng Bắc Bộ.
	- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
	Củng cố - Dặn dò: 
	- GV yêu cầu HS trình bày các hoạt động sản xuất ở đồng bằng Bắc Bộ.
	- Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (tiết 2)
********************************************************************************
	Thứ sáu, ngày 05 tháng 12 năm 2008
ÂM NHẠC
ÔN TẬP 3 BÀI HÁT: TRÊN NGỰA TA PHI NHANH,
KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM, CÒ LẢ
NGHE NHẠC
	I-MỤC TIÊU:
 	 - HS hát đúng cao độ, trường độ 3 bài hát. Học thuộc lời ca, tập hát diễn cảm
 	 - HS hăng hái tham gia các hoạt động kết hợp với bài hát và mạnh dạn lên biểu diễn trước lớp
	II. CHUẨN BỊ:
 	 Bảng phụ ,máy nghe , đĩa nhạc bộ gõ.
 	III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
	1.Mở đầu:
 - GV giới thiệu nội dung bài học
 	2.Phần hoạt động 
	a) Ôn tập và biểu diễn bài Trên ngựa ta phi nhanh
 - Cả lớp hát lại 2 lần
 - Một số HS trình bày bài hát có động tác phụ hoạ
	b) Ôn tập và biểu diễn bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em: tương tự như bài trên
	c) Ôn tập bài Cò lả: tương tự như bài trên
 	 - Từng nhóm lên trước lớp biểu diễn hai bài hát ( chọn trong 3 bài đã học), kết hợp động tác phụ hoạ
	d) Nghe nhạc:
	 - GV cho HS nghe bài Ru em (dân ca Xơ- đăng), nghe qua băng, đĩa
 3. Phần kết thúc
 	 - Nhận xét tiết học.
	 - GV nhắc HS học thuộc 3 bài hát. Cả lớp đứng tại chỗ hát bài Trên ngựa ta phi nhanh
TẬP LÀM VĂN
CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT .
	I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
	1- Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tảđồ vật , các kiểu mở bài , kết bài ,trình tự miêu tả trong phần thân bài.
	2- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài ,kết bài cho một bài văn miêu tả đồ vật 
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
	1.Kiểm tra bài cũ: 
	2.Hướng dẫn phần nhận xét.
	Bài tập 1: 
	- HS đọc bài. Trao đổi, suy nghĩ trả lời lần lượt các câu hỏi. 
- GV chốt lại: 
	+Câu a: Bài văn tả cái cối xay gạo bằng tre. 
	+Câu b: Phần mở bài: Giới thiệu cái cối. 
	Phần kết bài:Nêu kết thúc bài. 
	+Câu c: Giống nhau: mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện. 
	+Câu d: Phần thân bài tả cái cối theo trình tự: từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ. Tiếp theo là tả công dụng của cái cối. 
	Bài tập 2: 
	- HS đọc yêu cầu bài tập: Đọc thầm, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 
	- GV chốt lại: Khi tả đồ vật, ta cần tả bao quát toàn bộ đồ vật, sau đó đi vào tả từng bộ phận có đặc điểm nổi bật, kết hợp thể hiện tình cảm với đồ vật. 
	3.Ghi nhớ 
	- Một vài HS đọc phần ghi nhớ
	- GV nhắc HS học thuộc lòng ghi nhớ
	4.Phần luyện tập
	Bài tập :
	- Hai HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài tập.
	- HS đọc câu hỏi. 
	- HS phát biểu ý kiến, trả lời các câu hỏi . 
	- HS làm vào vở. 
	- GV dán tờ phiếu viết đoạn thân bài tả cái trống. 
	- GV gạch dưới câu văn tả bao quát cái trống, tên các bộ phận, những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống.
	- HS nối tiếp nhau đọc phần bài làm. 
	- GV cùng HS nhận xét và chốt lại.
	5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét tiết học. 
*****************************************
TOÁN
CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ 
	I .MỤC TIÊU:
	Giúp HS:
	- Nhận biết cách chia một tích cho một số .
	- Biết vận dụng vào cách tính thuận tiện, hợp lí . 
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
	1.Kiểm tra bài cũ: 
	- GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
	- GV nhận xét
	2.Hướng dẫn trường hợp cả hai thừa số chia hết cho số chia.
	- GV ghi bảng: (9 x 15) : 3
 9 x (15: 3) 
 (9 : 3) x 15
	- Yêu cầu HS tính
	- Yêu cầu HS so sánh các kết quả & rút ra nhận xét.
	+ Giá trị của ba biểu thức bằng nhau.
	+ Khi tính (9 x 15) : 3 ta nhân rồi chia, ta có thể nói là đã lấy tích chia cho số chia.
	+ Khi tính 9 x (15: 3) hay (9 : 3) x 15 ta chia một thừa số cho 3 rồi nhân với thừa số kia.
	- Từ nhận xét trên, rút ra tính chất: Khi chia một tích cho một số ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó rồi nhân kết quả với thừa số kia.
	3. Hướng dẫn HS trường hợp thừa số thứ nhất không chia hết cho số chia.
	- GV ghi bảng: (7 x 15) : 3
 7 x (15: 3) 
	- Yêu cầu HS tính
	- Yêu cầu HS so sánh các kết quả & rút ra nhận xét: Giá trị của hai biểu thức bằng nhau.
	- GV hỏi: Vì sao ta không tính (7 : 3) x 15?
	4.Hướng dẫn HS trường hợp thừa số thứ hai không chia hết cho số chia.
	- Hướng dẫn tương tự như trên.
	- Sau khi xét cả 3 trường hợp nêu trên, GV lưu ý HS là thông thường ta không viết các dấu ngoặc trong hai biểu thức: 9 x 15 : 3 và 9 : 3 x 15.
	5.Thực hành
	Bài tập 1:
- HS tính theo hai cách 
	- HS làm bài. Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
	Bài tập 2:
- GV cho HS tính bằng cách thuận tiện nhất. 
	- HS làm bài. Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
	Bài tập 3:
	- Hướng dẫn HS gồm các bước giải: Tìm tổng số mét vải; Tìm số mét vải đã bán.
	- HS tự làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng. Sau đó sửa bài
	6.Củng cố - Dặn dò: 
	- Chuẩn bị bài: Chia hai số có tận cùng bằng các chữ số 0.
*****************************************
KHOA HỌC
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC 
I-MỤC TIÊU:
	Sau bài này học sinh biết:
	-Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vẹ nguồn nước. 
	-Cam kết thực hiện bảo vệ nguồn nước.
	-Vẽ tranh cổ động tuyên truỳên bảo vệ nguồn nước.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	-Hình trang 58,59 SGK.
	-Giấy A 0 cho các nhóm, bút màu mỗi nhóm.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
	1.Kiểm tra bài cũ:
	- Có những cách làm sạch nước nào? Tác dụng của mỗi cách?
	- Tại sao ta phải đun sôi nước trước khi uống?
	2.Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước
	-Yêu cầu hs quan sát hình và trả lời câu hỏi SGK trang 58.
	-Cho HS hỏi và trả lời theo cặp.
	-Gọi một số HS trình bày kết quả làm việc.
	- GV kết luận: Để bảo vệ nguồn nước cần:
	+ Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước sạch như giếng nước, hồ chứa nước và đường ống dẫn nước
	+ Không đục phá ống nước làm cho cht61 bẩn thấm vào nguồn nước.
	+ Xây dựng nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn, nhà tiêu đào cải tiến để phân không thấm xuống đất và làm ô nhiễm nguồn nước.
	+ Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung.
	3.Vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước 
	- Các nhóm thảo luận, thống nhất ý tưởng và phân công làm việc.
	- Các thành viên làm việc theo sự phân công của nhóm trưởng.
	- Chia nhóm và giao cho các nhóm các nhiệm vụ:
	+ Xây dựng bản cam kết bảo vệ nguồn nước.
	+ Thảo luận tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước.
	+ Phân công từng thành viên làm việc.
	- Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm.
	-Nhận xét sản phẩm các nhóm.
	4.Củng cố - Dặn dò:
	 - Trình bày sản phẩm các nhóm và yêu cầu hs tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
	 - Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học
*********************************************************
Sinh hoạt tập thể.
Nhận xét tuần 14, đưa ra phương hướng tuần 15.
Sinh hoạt vui chơi
Tham gia Hội khoẻ Phù Đổng cấp trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_14_nguyen_thi_my_trang.doc