Tập đọc (Tiết 29 )
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I - MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài.
- Hiểu niềm vui sướng và khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho bạn nhỏ.
- Đọc trơn toàn bài.
- Đọc đúng các từ ,câu , đoạn , bài.
- Giọng đọc thể hiện niềm vui sướng của trẻ em khi chơi thả diều.
- HS phải có mơ ước, và niềm vui sướng khi thực hiện những mơ ước ấy.
II - CHUẨN BỊ
- GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1 – Khởi động
2 - Kiểm tra bài cũ : Chú Đất Nung
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm và trả lời câu hỏi .
3 - Dạy bài mới
TUẦN 15 30/11 CC TĐ T KH ĐĐ 29 71 29 15 Cánh diều tuổi thơ Chia hai số có tận cùng là chữ số 0 Tiết kiệm nước Biết ơn thầy giáo,cô giáo (TT) 01/12 TD TĐ CT T KT 29 30 15 72 15 Oân bài TDPTC -TC:Thỏ nhảy Tuổi ngựa Nghe-viết: Cánh diều tuổi thơ Chia cho số có hai chữ số Cắt,khâu,thêu sản phẩm tự chọn(Tiết 1) 02/12 KC T LTC LS MT 15 73 29 15 15 Kể chuyện đã nghe-đã đọc Chia cho số có hai chữ số(TT) MRVT: Đồ chơi-Trò chơi Nhà Trần và việc đắp đê Vẽ tranh: Vẽ chân dung 03/12 LTC TLV T ĐL AN 30 29 74 15 15 Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi Luyện tập miêu tả đồ vật Luyện tập Hoạt động sản xuất của ngừoi dân ở ĐBBB(TT) Học bài hát tự chọn 04/12 TD TLV T KH SHL 30 30 75 30 15 Oân bài TDPTC –TC: Lò cò tiếp sức. Quan sát đồ vật Chia cho số có hai chữ số (TT) Làm thế nào để biết có không khí Sinh hoạt lớp Ngày dạy:30/11/2009 Tập đọc (Tiết 29 ) CÁNH DIỀU TUỔI THƠ I - MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU - Hiểu các từ ngữ mới trong bài. - Hiểu niềm vui sướng và khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho bạn nhỏ. - Đọc trơn toàn bài. - Đọc đúng các từ ,câu , đoạn , bài. - Giọng đọc thể hiện niềm vui sướng của trẻ em khi chơi thả diều. - HS phải có mơ ước, và niềm vui sướng khi thực hiện những mơ ước ấy. II - CHUẨN BỊ - GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1 – Khởi động 2 - Kiểm tra bài cũ : Chú Đất Nung - Yêu cầu HS đọc diễn cảm và trả lời câu hỏi . 3 - Dạy bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài - Giới thiệu tranh minh hoạ bài đọc trong SGK và trò chơi thả diều. - Hôm nay, các em sẽ đọc bài “ Cánh diều tuổi thơ”. Qua bài đọc này, các em sẽ thấy niềm vui sướng và những khát vọng đẹp đẽ mà trò chơi thả diều mang lại cho các bạn nhỏ. - b - Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện đọc - Đọc diễn cảm cả bài. - Chia đoạn, giải nghĩa thêm từ khó . c – Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài - Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều (+ Cành diều mềm mại như cánh bướm. Trên cánh diều có nhiều loại sáo – sáo lông ngỗng, sáo đơn, sáo kép, sáo bè. Tiếng sáo vi vu , trầm bổng. + cánh diều được tả từ khái quát đến cụ thể : Cánh diều được miêu tả bằng nhiều giác quan ( mắt nhìn – cành diều mềm mại như cánh bướm, tai nghe – tiếng sáo vi vu , trầm bổng )) - Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những ước mơ đẹp như thế nào ? - Qua các câu mở bài và kết bài tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ ? d - Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm - GV đọc diễn cảm bài văn. - Giọng đọc êm ả, tha thiết. Chú ý đọc liền mạch các cụm từ trong câu : Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin : “ Bay đi diều ơi / Bay đi ! “ - HS đọc từng đoạn và cả bài. - Đọc thầm phần chú giải. * HS đọc thành tiếng – cả lớp đọc thầm - Đọc thầm các câu hỏi, làm việc theo từng nhóm, trao đổi trả lời câu hỏi - Các bạn hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại khi nhìn lên bầu trời. Trong tâm hồn cháy lên khát vọng , mà bạn ngửa cổ chờ một nàng tiên áo xanh. - Cánh diều tuổi thơ khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ . - Luyện đọc diễn cảm - HS nối tiếp nhau đọc. 4 - Củng cố – Dặn dò - Nêu ý nghĩa của bài : - Bài văn miêu tả niềm vui và những ước mơ đẹp của tuổi thơ qua trò chơi thả diều. - Chuẩn bị : Tuổi Ngựa. - GV Nhận xét tiết học. _____________###_____________ TOÁN (Tiết 71) CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ O I - MỤC TIÊU: Giúp HS biết thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số O. II.CHUẨN BỊ: III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Khởi động: Bài cũ: Một tích chia cho một số. GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: Hoạt động1: Bước chuẩn bị (Ôn tập) GV yêu cầu HS nhắc lại một số nội dung sau đây: + Chia nhẩm cho 10, 100, 1000 + Quy tắc chia một số cho một tích. Hoạt động 2: Giới thiệu trường hợp số bị chia & số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng. - GV ghi bảng: 320 : 40 - Cơ sở lí luận: yêu cầu HS tiến hành theo quy tắc một số chia một tích 320: 40 = 320 : (10 x 4) = 320 : 10 : 4 = 32 : 4 = 8 - Yêu cầu HS nêu nhận xét: 320 : 40 = 32 : 4 - GV kết luận: Có thể cùng xoá 1 chữ số 0 ở tận cùng của số chia & số bị chia để được phép chia 32 : 4, rồi chia như thường (32 : 4 = 8) - Yêu cầu HS đặt tính + Đặt tính + Cùng xoá một chữ số 0 ở số chia & số bị chia. + Thực hiện phép chia: 32 : 4 Hoạt động 3: Giới thiệu trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia. - GV ghi bảng: 32000 : 400 - Cơ sở lí luận: yêu cầu HS tiến hành theo quy tắc một số chia một tích 32000 : 400 = 32000 : (100 x 4) = 32000 : 100 : 4 = 320 : 4 = 80 - Yêu cầu HS nêu nhận xét: 32000 : 400 = 320 : 4 - GV kết luận: Có thể cùng xoá 2 chữ số 0 ở tận cùng của số chia & số bị chia để được phép chia 320 : 4, rồi chia như thường (320 : 4 = 80) - Yêu cầu HS đặt tính + Đặt tính + Cùng xoá hai chữ số 0 ở số chia & số bị chia. + Thực hiện phép chia: 320 : 4 = 80 Kết luận chung: - Xoá bao nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số chia thì phải xoá bấy nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia. - Sau đó thực hiện phép chia như thường. Chú ý: Ở tiết này chưa xét trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia ít hơn ở số chia. Chẳng hạn: 3150 : 300 Hoạt động 4: Thực hành Bài tập 1: Bài tập 2: Bài tập 3: HS đọc đề toán, tóm tắt và giải. Đáp số a) 9 toa xe b) 6 toa xe. HS ôn lại kiến thức. HS tính. HS nêu nhận xét. HS nhắc lại. HS đặt tính. HS tính. HS nêu nhận xét. HS nhắc lại. HS đặt tính. HS nêu lại -HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả -HS làm bài HS sửa -HS làm bài HS sửa bài -Củng cố :HS nêu lại cách chia 2 số có tận cùng là chữ số 0. - Dặn dò: Chuẩn bị bài: Chia cho số có hai chữ số. _____________###_____________ KHOA HỌC(Tiết 29) TIẾT KIỆM NƯỚC I-MỤC TIÊU:Sau bài này học sinh biết: -Nêu những việc nên và không nên làm để tiết kiệm. -Giải thích được lí do phải tiết kiệm nước. -Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước. GDMT: HS biết tiết kiệm nước- bảo vệ nguờn nước chớng ơ nhiễm MT. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Hình trang 60,61 SGK. -Giấy A 0 cho các nhóm, bút màu cho học sinh. III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: Khởi động: Bài cũ:Tại sao ta phải bảo vệ nguồn nước? Em bảo vệ nguồn nước như thế nào? Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Giới thiệu:”Tiết liệm nước” Phát triển: Hoạt động 1:Tìm hiểu tại so phải tiết kiệm nước và tiết kiệm nước như thế nào -Yêu cầu hs quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trang 60, 61 SGK. -Cho hs trả lời theo cặp. -Dựa vào mục “Bạn cần biết”, hảy cho biết lí do phải tiết kiệm nứơc. -Gọi một số hs trình bày kết quả làm việc. -Gia đình, trường học và địa phương em có đủ nước dùng không? -Gia đình và nhân dân địa phương đã có ý thức tiết kiệm nước chưa? Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có. Nhà nước phải chi phí nhiều công sức, tiền của để xây dựng nhà máy sản xuất nước sạch. Trên thực tế không phải địa phương nào cũng được dùng nước sạch. Mặt khác, các nguồn nước trong thiên nhiên có thể dùng được là có hạn.Vì vậy, chúng ta cần phải tiết kiệm nước. Tiết kiệm nước vừa tiết kiệm được tiền của cho bản thân, vừa để có nước cho nhiều người khác, vừa góp phần bảo vệ tài nguyên nước. Hoạt động 2:Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước -Chia nhóm giao nhiệm vụ nhóm: +Xây dựng bản cam kết tiết kiệm nứơc. +Thảo luận tìm ý cho tranh tuyên truyền. +Phân công cho các thành viên nhóm làm việc. -Đánh giá nhận xét -Quan sát và trả lời câu hỏi. -Những việc nên làm để tiết kiệm nguồn nước, thể hiện qua các hình sau: +Hình 1:Khoá vòi nước, không để nước chảy tràn lan. +Hình 3:Gọi thợ chữa ngay khi ống nước bị hỏng, nước bị rò rỉ. +Hình 5:Bé đánh răng, lấy nước vào cốc xong, khoá máy ngay. -Những việc không nên làm để tránh lãng phí nước, thể hiện qua các hình sau: +Hình 2:Nước chảy tràn lan không khoá máy. +Hình 4:Bé đánh răng và để nước chảy tràn lan, không khoá máy. +Hình 6:Tưới cây, để nước chảy tràn lan. -Lý do cần phải tiết kiệm nước được thể hiện qua các hình trang 61: +Hình 7:Vẽ cảnh người tắm dưới vòi sen, vặn vòi nước rất to(Thể hiện dùng nước phung phí) tương phản với cảnh người ngồi đợi hhứng nước mà không chảy. +Hinh 8:Vẽ cảnh người tắm dưới vòi sen, vặn vòi nước vừa phải, nhờ thế có nước cho người khác dùng. -Trả lời. -Hs làm việc theo nhóm, nhóm trưởng phân công các bạn làm việc. -Các nhóm trình bày sản phẩm. Đại diện các nhóm phát biểu cam kết và nêu nội dung bức tranh. Các nhóm khác góp ý. Củng cố:Vì sao ta phải tiết kiệm nước? Dặn dò: Chuẩn bị bài sau, GV nhận xét tiết học ________________###_______________ ĐẠO ĐỨC(Tiết 15) BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ( TIẾT 2 ) I - Mục tiêu : - Củng cố kiến thức đã học ở Tiết 1. - HS phải biết kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo. - HS biết bày tỏ ... đợt 4 HS Đánh giá: Hoàn thành tốt, Hoàn thành hoặc Chưa hoàn thành. Những HS chưa hoàn thành GV cho KT lại ngay sau đó. b. Trò chơi: Lò cò tiếp sức. GV cho HS tập hợp, nêu trò chơi, giải thích luật chơi, rồi cho HS làm mẫu cách chơi. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. 3. Phần kết thúc: 4 – 6 phút. -Đứng tại chỗ thực hiện động tác gập thân thả lỏng. -Bật nhảy nhẹ nhàng từng chân, kết hợp thả lỏng toàn thân. -GV nhận xét, công bố điểm KT, đánh giá tiết học. HS tập hợp thành 4 hàng. HS thực hành HS chơi. HS thực hiện. TẬP LÀM VĂN (Tiết 30) QUAN SÁT ĐỒ VẬT . I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU : 1- Học sinh biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lý , bằng nhiều cách (mắt nhìn , tai nghe , tay sờ .) ; phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật đó với những đồ vật khác . 2- Dựa theo kết quả quan sát , biết lập dàn ý để tả một đồ chơi em đã chọn . CHUẨN BỊ: -Thầy: Bảng phụ, phấn màu, một số đồ chơi -Trò: SGK, bút, vở, một số đồ chơi (mang theo) III.CÁC HOẠT ĐỘNG: 1/Khởi động: Hát 2/Kiểm tra bài cũ: Luyện tập tả đồ vật -Gọi hs nhắc lại nội dung cần nhớ khi tả đồ vật. +Kể lại chuyện “Chiếc xe đạp của chú Tư” -Nhận xét chung 3/Bài mới: THẦY TRÒ *Giới thiệu bài, ghi tựa. * Hoạt động 1: Những điều cần lưu ý khi quan sát đồ vật *Nhận xét: Bài 1: -Gọi hs đọc yêu cầu đề bài. -GV yêu cầu hs trình bày các đồ chơi đã mang theo lên bàn và quan sát chúng. -Gọi hs nêu cách mà các em vừa quan sát đồ chơi của mình. -GV nhận xét và cho hs đọc gợi ý ở SGK. -Cho hs áp dụng quan sát lại đồ chơi của hs. -Gọi hs trình bày những điều vừa quan sát đồ chơi của mình *Ghi nhớ: -GV nêu vấn đề: “Khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì?” -Cả lớp, gv nhận xét và kết luận những điều cần lưu ý như ghi nhớ ở SGK. *Hoạt động 2: Luyện tập -GV nêu yêu cầu và cho hs thảo luận theo nhóm “lập dàn ý tả đồ chơi mà em đã chọn” -Gọi lần lượt từng nhóm trình bày -Cả lớp, gv nhận xét và tuyên dương Dàn ý (gợi ý) 1) Mở bài: Giới thiệu đồ chơi của em -Đó là đồ chơi gì? Có từ bao giờ? Do đâu mà có? 2) Thân bài: Tả.. a) Bao quát: -Hình dáng: to(hay nhỏ) trông giống như, vật liệu b) Chi tiết: -Màu sắc: màu.., đầu.., mắt.., mũi, mõm.. -Có điểm gì khác với đồ chơi khác. -Cách chơi như thế nào..? 3) Kết bài: Nêu tình cảm, ý nghĩ củqa em đối với đồ chơi đó. -2 HS nhắc lại. -Hs đọc to -HS trình bày đồ chơi -Vài hs nêu miệng -4 hs đọc/4 gợi ý -Cả lớp cùng quan sát -Đại diện 2 hs nêu miệng -Vài hs phát biểu cá nhân -2 hs nhắc lại nội dung ghi nhớ Hs thảo luận theo nhóm (5 nhóm) -Đại diện nhóm trình bày -HS nêu ý kiến bổ sung 4/ Củng cố – Dặn dò: -Gọi hs nêu lại nội dung ghi nhớ khi tả đồ vật -Nhận xét chung tiết học -Về nhà lập dàn ý tả đồ chơi của em vào vở ______________###___________ TOÁN (Tiết 75) CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (TIẾP THEO) I - MỤC TIÊU: Giúp HS biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số . II.CHUẨN BỊ: III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Khởi động: Bài cũ: Luyện tập GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: Hoạt động1: Hướng dẫn HS trường hợp chia hết 10 105 : 43 = ? a. Đặt tính. b.Tìm chữ số đầu tiên của thương. c. Tìm chữ số thứ 2 của thương d. Tìm chữ số thứ 3 của thương e. Thử lại: lấy thương nhân với số chia phải được số bị chia. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS trường hợp chia có dư 26 345 : 35 = ? Tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ) Thử lại: lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư phải được số bị chia. Lưu ý HS: - Số dư phải luôn luôn nhỏ hơn số chia. - GV cần giúp HS tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. Hoạt động 3: Thực hành Bài tập 1: Mục đích: Giúp HS rèn luyện kĩ năng ước lượng trong phép chia. Bài tập 2: Đổi đơn vị: Giờ ra phút, km ra m Chọn phép tính thích hợp. Đáp số : 512 m HS đặt tính HS làm nháp theo sự hướng dẫn của GV HS nêu cách thử. HS đặt tính HS làm nháp theo sự hướng dẫn của GV HS nêu cách thử. HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa Củng cố - Dặn dò: Chuẩn bị bài: Luyện tập _______________###___________ KHOA HỌC(Tiết 30) LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ? I- MỤC TIÊU:Sau bài này học sinh biết: -Làm thí nghiệm chứng tỏ không khí có ở xung quanh mọi vật va các chỗ trong các vật. -Phát biểu định nghĩa về khí quyển. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Hình trang 62, 63 SGK. -Chuẩn bị các đồ dùng thí ngiệm theo nhóm: Các túi bi lông to, dây thun, kim khâu, chậu hoặc bình thuỷ tinh, chai không, một miếng bọt biển, một viên gạch hay cục đất khô. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: Khởi động: Bài cũ: -Vì sao ta phải tiết kiệm nước? -Em đã tiết kiệm nước như thế nào? Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Giới thiệu: Bài “Làm thế nào để biết có không khí?” Phát triển: Hoạt động 1:Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật -Kiểm tra dụng cụ hs mang theo để làm thí nghiệm. -Yêu cầu các nhóm đọc mục Thực hành trang 62 SGK và tìm hiểu cách làm. -Cả nhóm thảo luận và đưa ra giả thiết “Xung quanh ta có không khí”. Hoạt động 2:Thí nghiệm không khí có ở những chỗ rỗng của mọi vật -Chia nhóm, các nhóm báo cáo về sự chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm. -Yêu cầu các nhóm đọc mục Thực hành trang 63 SGK để biết cách làm. Kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng trong vật đều có không khí. Hoạt động 3: Hệ thống hoá kiến thức về sự tồn tại của không khí -Lớp không khí bao quanh trái đất gọi là gì? -Em hãy cho ví dụ về không khí có ở quanh ta và trong mọi chỗ rỗng của mọi vật -Trình bày dụng cụ mang theo. -Đọc mục thực hành SGK. -Thảo luận để thí nghiệm: +Dùng 1 túi ni lông huơ qua lại cho túi căng phồng và buộc thun lại. +Lấy kim đâm thủng túi ni lông đang căng phồng, quan sát hiện tượng xảy ra chỗ kim đâm và để tay lên xem có cảm giác gì? -Đại diện các nhóm trình bày và giải thích cách nhận biết không khí có ở quanh ta. Cả nhóm bày dụng cụ thí nghiệm ra, đọc mục Thực hành trong SGK. -Cả nhómThảo luận: +Có đúng là trong chai rỗng này không chứa gì? +Trong những lỗ nhỏ li ti của viên đá không chứa gì? -Nhúng chìm chai vào nước rồi mở nút, thả viên đá vào nước, quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích. -Đại diện các nhóm trình bày giải thích các hiện tượng thấy được. -Khí quyển Củng cố:Em nhận biết sự có mặt của không khí bằng cách nào? Dặn dò Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.: ______________###________________ SINH HOẠT LỚP 1. Các tổ trưởng báo cáo các hoạt động của tổ mình trong tuần qua về mặt : Học tập,lao động, đạo đức, Tác phong 2.Ý kiến của HS. 3.Gíao viên tổng kết: HT: Có tiến bộ- KLB: (Khánh,Tú,Thắng) – Quên dụng cụ HT:Lộc, H.Phước, Phượng. VS:Tốt (đổ rác còn trễ) ĐĐ: Tốt Tác phong :Tốt- Điền C.Phước (Tóc còn dài) Tuyên dương:Đăng,Phương,N.Đào, T.Linh,ù,Thịnh ,Đàộ, Duyên, Vy,Thảo Vy,H.Kông, Đào, Huệ. 4.Phương hướng:. Tổng kết Phong trào:”Cờ quyết thắng” Thi kể chuyện vòng trường (Thảo Vy) vào thứ hai. Khắc phục tình tranïg KTB-KLB, tích cực phát biểu ý kiến. Xây dựng đôi bạn học tập. Kèm HS yếu:Phước,Tú,Phụng,Phượng(vào giờ chơi) Rèn chữ viết cho HS (Phúc, Thắng, Tú). Thực hiện truy bài đầu giờ. Chuẩn bị thi cuối HKI vào 28/12 MĨ THUẬT (tiết: 15) VẼ TRANH : VẼ CHÂN DUNG I .MỤC TIÊU : -HS nhận biết được đặc điểm của 1 số khuôn mặt người . . -Biết cách vẽ tranh chân dung theo ý thích . -HS biết quan tâm đến mọi người . II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Giáo viên : - SGK , SGV ; 1số ảnh chân dung -1 số tranh chân dung của họa sĩ và HS và tranh ảnh về đề tài khác để so sánh ; Hình gợi ý cách vẽ . Học sinh : SGK ; Vở thực hành ; Bút chì , tẩy ,màu vẽ . III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Khởi động : Hát Kiểm tra bài cũ : Dạy bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét -Giới thiệu ảnh và tranh chân dung để hs nhận ra sự khác nhau. -Cho hs quan sát khuôn mặt bạn để nhận ra: +Hình khuôn mặt. +Tỉ lệ dài ngắn, to nhỏ, rộng hẹp của trán, mắt, mũi, miệng,cằm *Chốt: mỗi người có khuôn mặt khác nhau; các bộ phận trên mặt có hình dáng khác nhau ở từng người; vị trí của mắt, mũi, miệngtrên khuôn mặt của mỗi người khác nhau.. Hoạt động 2:Cách vẽ chân dung -Gợi ý hs cách vẽ hình: +Phác hình khuôn mặt theo đặc điểm của người định vẽ cho vừa với tờ giấy. +Vẽ cổ, vai và đường trục của mặt. +Tìm vị trí tóc, tai, mũi, miệngđể vẽ hình cho rõ đặc điểm. -Vừa hướng dẫn vừa phác nét lên bảng vài khuôn mặt khác nhau với các kiểu tóc, tai, miệng..khác nhau. -Hướng dẫn hs vẽ màu nền. Hoạt động 3:Thực hành -Cho hs vẽ theo nhóm vòng tròn để hs vẽ chân dung lẫn nhau. Hoạt động 4:Nhận xét, đánh giá -Chon một số trnh đẹp nhận xét về bố cục, hình, chi tiết, màu sắc. -Cho hs nêu cảm nghĩ về chân dung . Dặn dò: Quan sát chuẩn bị cho bài sau. -Aûnh chụp giống thật rõ từng chi tiết; tranh chân dung tập trung tả đặc điểm nổi bật của nhân vật. -Thực hành vẽ theo trình tự đã hướng dẫn.
Tài liệu đính kèm: