Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức)

1. Ổn định tổ chức.

- Kiểm tra sĩ số, HS hát.

2. Kiểm tra

- HS1: Làm bài 1a/ 79.

- HS2: Làm bài 1b/ 79.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới:

HĐ1.Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.

HĐ 2. HD thực hiện phép chia 320 : 40 (trường hợp số bị chia và số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng).

- GV viết lên bảng 320 : 40. yêu cầu HS suy nghĩ và thực hiện phép chia trên.

 

doc 36 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 979Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011
Môn: TOÁN
Tiết 71 	Bài: CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
- Bài tập cần làm: bài 1, 2a, 3a.
- KNS: Lắng nghe tích cực; quản lý thời gian; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số, HS hát.
2. Kiểm tra
- HS1: Làm bài 1a/ 79. 
- HS2: Làm bài 1b/ 79.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ1.Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
HĐ 2. HD thực hiện phép chia 320 : 40 (trường hợp số bị chia và số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng).
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cùng Gv nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- GV viết lên bảng 320 : 40. yêu cầu HS suy nghĩ và thực hiện phép chia trên.
-HS thực hiện và nêu cách tính của mình.
320 : (8 x 5)
320 : (10 x 4)
320 : (2 x 20) ...
- Các cách trên đều đúng và đưa ra cách thuận tiện 320 : (10 x 4)
- HS thực hiện tính: 
320 : (10 x 4) = 320 : 10 : 4
 = 32 : 4 = 8
- Em có nhận xét gì về kết quả 320 : 40 và 32 : 4 ?
- Hai phép tính có cùng kết quả là 8.
- Em có nhận xét gì về các chữ số của 320 và 32, 40 và 4 ?
- Nếu cùng xóa đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 thì ta được 32 và 4.
- Vậy để thực hiện 320 : 40 ta chỉ việc xóa đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 để được 32 và 4 rồi thực hiện phép chia 32 : 4.
 HĐ 3. HD thực hiện phép chia 32000 : 400 (trường hợp số chữ 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn của số chia).
- GV viết lên bảng 32000 : 400. Yêu cầu HS suy nghĩ và thực hiện phép chia trên.
- HS thực hiện và nêu cách tính của mình.
32000 : (80 x 5)
32000 : (100 x 4)
32000 : (2 x 200) ...
- Các cách trên đều đúng và đưa ra cách thuận tiện : 32000 : (100 x 4)
32000 : (100 x 4) = 32000 : 100 : 4
 = 320 : 4 = 80
- Em có nhận xét gì về kết quả 
 32000 : 400 và 320 : 4 ?
- Hai phép tính có cùng kết quả là 80.
- Em có nhận xét gì về các chữ số của 32000 và 320, 400 và 4 ?
- Nếu cùng xóa đi hai chữ số 0 ở tận cùng của 32000 và 400 thì ta được 320 và 4.
-Vậy để thực hiện 32000 : 400 ta chỉ việc xóa đi hai chữ số 0 ở tận cùng của 32000 và 400 để được 320 và 4 rồi thực hiện phép chia 320 : 4.
- Vậy khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 chúng ta có thể thực hiện như thế nào?
- Khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 ta có thể cùng xóa đi 1,2,3 ... chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia rồi chia như thường.
HĐ 4. Luyện tập thực hành
* Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Thực hiện phép tính.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét, đánh giá.
Kết quả: a) 7; 9 b) 170; 230
* Bài 2a: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Tìm x.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HSKG: Có thể làm thêm bài 2b
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
a) x x 40 = 25600 
 x = 25600 : 40 
 x = 640
b.x x 90 = 37800
 x = 37800 : 90
 x = 420
* Bài 3a: - Gọi HS đọc đề bài toán.
- 1 em đọc.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
* Bài 3b) HS khá, giỏi làm thêm.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 chúng ta có thể thực hiện như thế nào ?
- Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại ở sách giáo khoa. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Bài giải 
a) Nếu mỗi toa xe chở được 20 tấn hàng thì cần số toa xe là :
180 : 20 = 9 (toa xe)
b) Nếu mỗi toa xe chở được 30 tấn hàng thì cần số toa xe là :
180 : 30 = 6 (toa xe)
 Đáp số : a) 9 toa xe
 b) 6 toa xe
- HS nêu.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 29 	Bài: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Hiểu nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- KNS: Xác định giá trị; tự nhận thức; giao tiếp; lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh họa bài TĐ SGK/146.
- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Gọi 2 HS lên bảng nối tiếp nhau đọc bài Chú Đất Nung và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. BÀI MỚI :
HĐ1. Giới thiệu bài 
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Treo tranh minh họa và hỏi. 
+ Bức tranh vẽ cảnh gì ? 
+ Em đã bao giờ thả diều chưa ? Cảm giác của em khi đó như thế nào ?
- Bài đọc Cánh diều tuổi thơ sẽ cho các em hiểu kĩ hơn những cảm giác đó.
+ Bức tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ đang thả diều.
+ Em rất vui sướng khi thả diều. Em mơ ước sao mình có thể bay lên cao mãi, cất tiếng sáo du dương như cánh diều.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
HĐ2. Hướng dẫn luyện đọc 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Gợi ý HS chia đoạn.
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.
- HDHS luyện đọc từ, câu khó.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- 1 HS đọc toàn bài, HS khác lắng nghe và đọc thầm theo.
- 2 đoạn.
- HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự.
+ Đoạn 1 : Tuổi thơ của tôi ... vì sao sớm.
+ Đoạn 2 : Ban đêm ... nỗi khát khao của tôi.
- HS luyện đọc từ khó, câu khó cá nhân, nhóm:
Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời / và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi ! Bay đi !”
- HS đọc phần chú giải.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Cho HS thi đọc cá nhân, nhóm.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc cá nhân, nhóm.
- 1 HS đọc toàn bài, em khác lắng nghe và đọc thầm theo.
HĐ 3. Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn, bài, kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
- HS đọc thầm đoạn, bài, kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ?
+ Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè ... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
+ Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào ?
+ Tác giả đã quan sát cánh diều bằng tai và mắt.
- Cánh diều được tác giả miêu tả tỉ mỉ bằng cách quan sát tinh tế làm cho nó trở nên đẹp hơn, đáng yêu hơn.
- Lắng nghe.
- Đoạn 1 cho em biết điều gì ?
- Tả vẻ đẹp của cánh diều.
+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào ?
+ Các bạn hò hét nhau thả diều thi, sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời.
+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những mơ ước đẹp như thế nào ?
- Cánh diều là ước mơ, là khao khát của trẻ thơ. Mỗi bạn trẻ thả diều đều đặt ước mơ của mình vào đó. Những ước mơ đó sẽ chắp cánh cho bạn trong cuộc sống.
+ Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy cháy lên, cháy mãi khát vọng. Suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giờ cũng hi vọng tha thiết cầu xin “Bay đi diều ơi ! Bay đi !”.
- Đoạn 2 nói lên điều gì ?
- Trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp.
+ Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ ?
Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ.
HĐ 4. Luyện đọc phù hợp nội dung bài. 
- GV đọc mẫu.
- Gợi ý HS nêu cách đọc đoạn, bài.
- HDHS luyện đọc từng đoạn, bài.
- HS luyện đọc cá nhân, nhóm.
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- Toàn bài đọc với giọng tha thiết, thể hiện niềm vui của đám trẻ khi chơi thả diều,
- Lắng nghe và thực hiện.
- Luyện đọc cá nhân, nhóm.
- HS đọc, em khác lắng nghe và đọc thầm theo.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn: Tuổi thơ của tôi..như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
- HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nêu nội chính của bài ?
- Trò chơi thả diều đã mang lại cho tuổi thơ những gì ?
- Đọc bài ở nhà. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
- HS nêu.
- HS nêu.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 15 	Bài: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO 
(Tiết 2)
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.
- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
- Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình.
* Sửa tình huống: Các bạn ơi, cô Bình bị ốm đấy! Chiều nay; Câu 2: bỏ từ cùng; Bài tập 2: ở từ chia sẻ.
- KNS: Lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô; thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ ghi các tình huống.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra
- Vì sao phải biết ơn thầy giáo, cô giáo ?
Nêu một số việc làm thể hiện biết ơn thầy giáo, cô giáo ?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới.
HĐ1: Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. HD thực hành.
Bài tập 2: Làm việc cá nhân.
- Những việc làm nào dưới đây thể hiện làng biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo.
- Yêu cầu HS giơ bảng màu: Màu xanh: thể hiện biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo; Màu đỏ: việc làm không biết ơn thầy giáo, cô giáo. (Câu g bỏ từ chia sẻ).
HĐ 2. Thi kể chuyện. (BT3)
- Thực hiện yêu cầu của GV.
- Cùng Gv nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
Màu xanh: thể hiện biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo: câu a, b, d, đ, e, g; Màu đỏ: việc làm không biết ơn thầy giáo, cô giáo: câu c.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- HS làm việc theo nhóm.
+ Lần lượt mỗi HS kể cho bạn của nhóm nghe câu chuyện mà mình sưu tầm được hoặc kỉ niệm của mình về thầy giáo, cô giáo.
+ Lần lượt kể cho nhóm nghe câu chuyện mình đã chuẩn bị.
+ Yêu cầu các nhóm chọn 1 câu chuyện hay để thi kể chuyện.
+ Chọn 1 câu chuyện hay dự thi.
- Tổ chức làm việc cả lớp.
+ Các nhóm lên kể chuyện. Cử 5 HS làm ban giám khảo, phát cho mỗi thành viên ban giám khảo 3 miếng giấy đỏ-xanh-vàng để đánh giá.
+ Mỗi nhóm lần lượt lên kể chuyện.
+ Ban giám khảo đánh giá.
Đỏ: rất hay.
xanh: hay.
Vàng: bình thường.
+ Em thích nhất câu chuyện nào ? Vì sao?
+ HS nhận xét, bày tỏ cảm nhận về các câu chuyện.
- Kết lu ... ng nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
-Đặt tính rồi tính
HS1: 855 : 45 = 19 
HS2: 9276 : 39 = 237 dư 33
-Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài: Giờ học toán hôm nay sẽ rèn luyện kĩ năng chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số.
HĐ2. Hướng dẫn thực hiện phép chia.
-HS thực hiện
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
a) Phép chia 10150 : 43
- GV viết lên bảng 10150 : 43. Yêu cầu HS thực hiện phép chia trên.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào BC.
10150 43 101 chia 43 được 2, viết 2
 150 235 2 nhân 3 bằng 6, 11 trừ 6 bằng 5, viết 5 nhớ 1
 215 2 nhân 4 bằng 8, thêm 1 bằng 9, 10 trừ 9 bằng 1, viết 1.
 00 * Hạ 0, được 150, 150 chia 43 được 3, viết 3.
 3 nhân 3 bằng 9, 10 trừ 9 bằng 1, viết 1 nhớ 1;
 3 nhân 4 bằng 12, thêm 1 bằng 13, 15 trừ 13 bằng 2, viết 2.
 * Hạ 5, được 215, 215 chia 43 được 5, viết 5
5 nhân 3 bằng 15, 15 trừ 15 bằng 0, viết 0 nhớ 1
5 nhân 4 bằng 20, thêm 1 bằng 21, 21 trừ 21 bằng 0, viết 0.
- Vậy 10150 : 43 = 235
- Phép chia 10150 : 43 = 235 là phép chia có dư hay phép chia hết ? 
- Là phép chia hết.
b) Phép chia 26345 : 35
- GV viết lên bảng 26345 : 35. Yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào BC.
- GV theo dõi HS làm bài, làm tương tự phần a. 
- HS nêu cách tính của mình.
Kết quả 26345 : 35 = 752 (dư 25).
- Phép chia 26345 : 35 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
- Là phép chia có số dư bằng 25.
- Trong các phép chia có số dư, chúng ta phải chú ý điều gì ?
- Số dư luôn nhỏ hơn số chia.
 HĐ3. Luyện tập thực hành
* Bài 1
- Yêu cầu HS đặt tính rồi tính.
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi em thực hiện một con tính. Lớp làm bài vào BC.
- Yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
- HS nhận xét.
a) 421 ; 658 dư 44 b) 1234 ; 1149 dư 33
- Chữa bài và cho điểm HS.
* Bài 2: Hướng dẫn HS khá, giỏi làm
- Gọi HS đọc đề bài.
- 1 em đọc.
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Tính xem trung bình mỗi phút vận động viên đi được bao nhiêu mét ?
- Vận động viên đi được quãng đường dài bao nhiêu mét ?
- Vận động viên đi được quãng đường dài là : 38km 400m = 38400m
- Vận động viên đã đi quãng đường trên trong bao nhiêu phút ?
- Vận động viên đi quãng đường trên trong 1 giờ 15 phút = 75 phút.
- Muốn tính trung bình mỗi phút vận động viên đi được bao nhiêu mét ta làm phép tính gì ?
- Làm phép tính chia 38400 : 75.
- Yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở BT.
4. Củng cố, dặn dò.
- HS về nhà có thẻ làm thêm các bài tập còn lại ở SGK. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Tóm tắt 
1 giờ 15 phút : 38km 400m
1 phút : ... m ?
Bài giải
1 giờ 15 phút = 75 phút
38km 400m = 38400m
Trung bình mỗi phút vận động viên đó đi được là :
38400 : 75 = 512 (m)
 Đáp số: 512m.
Môn: KĨ THUẬT
Tiết 15 	Bài: CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN 
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.
- HS khéo tay: Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS.
II. Đồ dùng dạy - học:
-Tranh quy trình cuûa caùc baøi trong chöông.
-Maãu khaâu, theâu ñaõ hoïc.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
- Nhận xét, đánh giá chung.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. Tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương 1.
 -GV nhắc lại các mũi khâu thường, đột thưa, đột mau, thêu lướt vặn, thêu móc xích.
 -GV hỏi và cho HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu, khâu thường, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường, khâu đột thưa, đột mau, khâu viền đường gấp mép vải bằng thêu lướt vặn, thêu móc xích.
 -GV nhận xét dùng tranh quy trình để củng cố kiến thức về cắt, khâu, thêu đã học.
HĐ 3. HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn.
-GV cho mỗi HS tự chọn và tiến hành cắt, khâu, thêu một sản phẩm mình đã chọn.
-Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn HS lựa chọn sản phẩm tuỳ khả năng, ý thích như:
+Cắt, khâu thêu khăn tay: vẽ mẫu thêu đơn giản như hình bông hoa, gà con, thuyền buồm, cây nấm, tên
+Cắt, khâu thêu túi rút dây.
+Cắt, khâu, thêu sản phẩm khác váy liền áo cho búp bê, gối ôm  
HĐ 4. HS thực hành cắt, khâu, thêu.
-Tổ chức cho HS cắt, khâu, thêu các sản phẩm tự chọn.
-Nêu thời gian hoàn thành sản phẩm. * HĐ 5. Trưng bày sản phẩm.
-GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
-GV nhận xét, đánh giá sản phẩm.
-Đánh giá kết qủa kiểm tra theo hai mức: Hoàn thành và chưa hoàn thành.
-Những sản phẩm tự chọn có nhiều sáng tạo, thể hiện rõ năng khiếu khâu thêu được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+).
4. Củng cố, dặn dò:
-Chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
-HS nhắc lại.
- HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung ý kiến.
-HS thực hành cá nhân.
-HS nêu.
-HS lên bảng thực hành.
-HS thực hành sản phẩm.
-HS trưng bày sản phẩm. 
-HS tự đánh giá các sản phẩm.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: ĐỊA LÍ 
Tiết 15 	Bài: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 
CỦA NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 
(tiếp theo)
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói...
- Dựa vào hình ảnh mô tả cảnh chợ phiên.
*HSKG: Biết khi nào một làng trở thành làng nghề. Biết quy trình sản suất đồ gốm.
- KNS: Lắng nghe tích cực; tìm kiếm và xử lý thông tin; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Hình 9,10,11,12,13 SGK. Bản đồ, lược đồ VN và ĐBBB.
- Hình GV và HS đã sưu tầm được.
- Bảng phụ ghi các bảng thông tin, câu hỏi, bút, giấy.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Kể tên cây trồng và vật nuôi chính ở vùng ĐBBB ?
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- Nhờ điều kiện gì mà ĐBBB sản xuất được nhiều lúa gạo ?
* GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới. 
HĐ 1. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về hoạt động sản xuất của người dân ĐBBB.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
HĐ 2. HD tìm hiểu ĐBBB - Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống.
- Treo hình 9 và một số tranh ảnh sưu tầm được và giới thiệu : Người dân ĐBBB có hàng trăm nghề thủ công truyền thống khác nhau như làm đồ gốm, làm nón, dệt lụa, khắc gỗ, chạm khảm trai, chạm bạc, dệt chiếu cói.
- HS quan sát tranh và lắng nghe.
- HS quan sát tranh và cho biết thế nào là nghề thủ công ?
- Nghề thủ công là nghề làm chủ yếu bằng tay, dụng cụ làm đơn giản, sản phẩm đạt trình độ tinh xảo.
- Nghề thủ công ở ĐBBB xuất hiện từ rất sớm, nhiều nghề đạt trình độ tinh xảo, tạo nên những sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước.
Người làm nghề thủ công giỏi gọi là nghệ nhân. Những nơi nghề thủ công phát triển mạnh tạo nên các làng nghề, mỗi làng nghề thường chuyên làm một loại hàng thủ công.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Dựa vào SGK và hiểu biết HS kể tên các làng nghề truyền thống và sản phẩm của làng đó.
- HS làm việc cặp đôi, thảo luận.
- Yêu cầu HS trình bày.
- Mỗi HS kể tên một làng nghề kèm theo sản phẩm. Các HS khác lắng nghe, bổ sung.
- GV chốt : ĐBBB trở thành vùng nổi tiếng với hàng trăm nghề thủ công truyền thống.
- Chuyển ý : Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về một trong số các nghề thủ công đó là nghề làm gốm sứ.
HĐ 3. Các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
+ Đồ gốm được làm từ nguyên liệu gì ?
+ ĐBBB có điều kiện gì thuận lợi để phát triển nghề gốm ?
... từ đất sét đặc biệt (sét cao lanh).
... có đất phù sa màu mỡ đồng thời có nhiều lớp đất sét rất thích hợp để làm gốm.
- Treo lên bảng các hình về sản xuất gốm như SGK. Yêu cầu HS nêu tên các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm.
- HS trao đổi, nêu tên các công đoạn.
1. Nhào đất và tạo dáng cho gốm.
2. Phơi gốm.
3. Vẽ hoa văn cho gốm.
4. Tráng men.
5. Nung gốm.
6. Các sản phẩm gốm.
- Em có nhận xét gì về nghề gốm ?
- Làm nghề gốm rất vất vả vì để tạo ra một sản phẩm gốm phải tiến hành nhiều công đoạn theo một trình tự nhất định.
- Làm nghề gốm đòi hỏi ở người nghệ nhân những gì ?
- Nghề gốm đòi hỏi người nghệ nhân phải khéo léo khi nặn, khi vẽ, khi nung.
- Chúng ta phải có thái độ thế nào với sản phẩm gốm, cũng như các sản phẩm thủ công ?
- Phải giữ gìn, trân trọng các sản phẩm.
HĐ 4. Chợ phiên ở ĐBBB.
- Ở ĐBBB, hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra tấp nập nhất ở đâu ?
- Ở các chợ phiên.
- GV treo hình. Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, quan sát hình và trả lời các câu hỏi : Chợ phiên có đặc điểm gì ?
- HS quan sát, thảo luận và trả lời.
1. Về cách bày bán hàng ở chợ phiên ?
- Cách bày bán hàng ở chợ phiên : bày dưới đất, không cần sạp hàng cao, to.
2. Về hàng hóa bán ở chợ ? Nguồn gốc hàng hóa ?
- Hàng hóa là sản phẩm sản xuất tại địa phương (rau, khoai, trứng, cá ...) và một số mặt hàng đưa từ nơi khác đến phục vụ sản xuất và đời sống người dân.
3. Về người đi chợ để mua và bán hàng ?
- Người đi chợ là người dân địa phương hoặc các vùng gần đó.
- GV chốt : 
+ Chợ phiên là dịp người dân trao đổi hàng hóa.
+ Hàng hóa ở chợ phiên chủ yếu là sản phẩm ở địa phương do chính người dân làm ra và các sản phẩm khác phục vụ người dân địa phương.
+ Người bán và người mua chủ yếu là người dân địa phương.
- Lắng nghe.
- GV mở rộng : 
+ Chợ phiên là dịp để người dân ĐBBB mua sắm, mang các sản phẩm do mình làm được ra bán. Nhìn các hàng hóa ở chợ, ta có thể biết được người dân địa phương sống chủ yếu bằng nghề gì.
+ Chợ phiên ở các địa phương gần nhau thường không trùng nhau để thu hút nhiều người đến mua bán.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
HĐ 5. Giới thiệu về hoạt động sản xuất ở ĐBBB.
- GV treo tranh chợ phiên và tranh nghề gốm. Yêu cầu các nhóm chọn 1 trong 2 bức tranh chuẩn bị nội dung.
- HS quan sát, thảo luận nhóm, chọn và chuẩn bị nội dung cho tranh.
1. Mô tả hoạt động sản xuất trong tranh ?
2. Mô tả về một chợ phiên ?
- Yêu cầu đại diện HS trình bày kết quả.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Nhóm khác nghe, bổ sung.
4. Củng cố, dặn dò. 
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- 1-2 em đọc.
- Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu về thủ đô Hà Nội.
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 4 TUAN 15.doc