1. Ổn định tổ chức: Nề nếp lớp học
2. Kiểm tra bài cũ:
- Ghi bảng lần lượt các phép tính, gọi HS nêu ngay kết quả
- Ghi bảng: 60 : (10 x 2), gọi hs lên bảng tính
3. Bài mới:
* HĐ 1. Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
* HĐ 2. Giới thiệu trường hợp SBC và SC đều có một chữ số 0 ở tận cùng
- Ghi bảng : 320 : 40 = ?
- Áp dụng tính chất một số chia cho một tích, các em hãy thực hiện phép chia trên
- Gọi 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp.
- Em có nhận xét gì về kết quả 320 : 40 và 32 : 4?
- Khi thực hiện phép chia 320 : 40 ta làm sao?
LỊCH SOẠN GIẢNG TUẦN THỨ MƯỜI LĂM NĂM HỌC 2011-2012 Từ ngày 28/11 đến ngày 2/12 năm 2011 Thứ ngày Tiết Môn Tên bài dạy Thứ 2 28-11-2011 29 71 15 28 Chào cờ Tập đọc Toán Đạo đức Khoa học Tuần 15 Cánh diều tuổi thơ Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 Biết ơn thầy giáo, cô giáo ( Tiết 2) Tiết kiệm nước Thứ 3 29-11-2011 72 29 15 15 Toán LT &C Chính tả Kĩ thuật Chia cho số có hai chữ số Mở rộng vốn từ :Đồ chơi-Trò chơi Cánh diều tuổi thơ ( Nghe-viết) Cắt ,khâu ,thêu sản phẩm tự chọn (Tiết 1) Thứ 4 30-11-2011 30 73 29 30 Tập đọc Toán TLV Khoa học Tuổi Ngựa Chia cho số có hai chữ số( TT) Luyện tập miêu tả đồ vật Làm thế nào để biết có không khí Thứ 5 1-12-2011 30 74 15 LT&C Toán Lịch sử Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi Luyện tập Nhà trần và việc đắp đê Thứ 6 2-12-2011 75 30 15 15 Toán TLV Địa lý Kể chuyện Sinh hoạt Chia cho số có hai chữ số( TT) Quan sát đồ vật Hoạt động sản xuất của người dân ĐBBB ( TT) Kể chuyện đã nghe ,đã đọc Tuần 15 Thứ hai, ngày 28 tháng 11 năm 2011. Môn: TOÁN Tiết 71: Bài: CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0 I. Mục tiêu: Thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. - GDKNS: Lắng nghe tích cực;Hợp tác;xử lý thông tin;giải quyết vấn đề II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: Nề nếp lớp học 2. Kiểm tra bài cũ: - Ghi bảng lần lượt các phép tính, gọi HS nêu ngay kết quả - Ghi bảng: 60 : (10 x 2), gọi hs lên bảng tính 3. Bài mới: * HĐ 1. Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 * HĐ 2. Giới thiệu trường hợp SBC và SC đều có một chữ số 0 ở tận cùng - Ghi bảng : 320 : 40 = ? - Áp dụng tính chất một số chia cho một tích, các em hãy thực hiện phép chia trên - Gọi 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp. - Em có nhận xét gì về kết quả 320 : 40 và 32 : 4? - Khi thực hiện phép chia 320 : 40 ta làm sao? - Yêu cầu HS đặt tính và tính - Gọi HS nêu cách thực hiện * HĐ 3. Giới thiệu trường hợpsố chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhỏ hơn số chia - Ghi bảng: 32000 : 400 = ? - Gọi HS lên bảng áp dụng tính chất chia một số cho một tích thực hiện phép tính trên - Thực hiện tương tự như trên - Y/c hs thực hành tính và nêu cách tính - Khi thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0, ta làm sao? Kết luận: Xóa bao nhiêu chữ số 0 tận cùng của SC thì phài xóa bấy nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của SBC, sau đó thực hiện phép chia như thường - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/80 * HĐ 4. Thực hành: Bài 1: Ghi lần lượt từng bài, yêu cầu HS thực hiện vào bảng con Bài 2: Ghi lần lượt từng bài lên bảng, gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở Bài 3: Gọi hs đọc đề bài - Y/c HS tự làm bài , gọi 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở - Sửa bài, chấm một số bài, y/c hs đổi vở nhau để kiểm tra - Nhận xét 4. Củng cố, dặn dò: - Gọi 2 HS lên bảng thi điền Đ, S - Về nhà xem lại bài - Bài sau: Chia cho số có 2 chữ số - Báo cáo sĩ số+Hát - HS lần lượt nêu kết quả 320 : 10 = 32; 3200 : 100 = 32 32000 : 1000 = 32 * 60 : (10 x 2) = 60 : 10 : 2 = 6 : 2 = 3 - Lắng nghe - Tự làm bài, 1 HS lên bảng tính 320 : 40 = 320 : (10 x 4) = 320 : 10 : 4 = 32 : 4 = 8 - Hai phép chia cùng có kết quả là 8 - Ta có thể cùng xóa một chữ số 0 ở tận cùng của số chia và SBC, rồi chia như thường 320 40 0 8 . Đặt tính . Cùng xóa một chữ số 0 ở tận cùng của SC và SBC . Thực hiện phép chia: 32 : 4 . Đặt tính ngang, ta ghi: 320 : 40 = 8 - 1 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp 32000 : 400 = 32000 : (100 : 4) = 32000 : 100 : 4 =320 : 4 = 80 - Nêu nhận xét: 32000 : 100 = 320 : 4 - Có thể xóa 2 chữ số 0 ở tận cùng của SC và SBC để được phép chia 320 : 4, rồi chia như thường 32000 400 00 80 . Đặt tính, cùng xóa hai chữ số 0 ở tận cùng của số chia và SBC . Thực hiện phép chia: 320 : 4 = 80 . Ghi tính ngang 32000 : 100 = 80 - Ta có thể cùng xóa một, hai, ba,... chữ số 0 ở tận cùng của SC và SBC, rồi chia như thường. - Lắng nghe - 2 HS đọc ghi nhớ 420 : 60 = 7 4500 : 500 = 9 85000 : 500 = 130 92000 : 400 = 230 a) X x 40 = 25600 x = 25600 : 40 = 640 - 1 HS đọc đề bài - Tự làm bài - Đổi vở nhau kiểm tra a) Nếu mỗi toa xe chở được 20 tấn hàng thì cần số toa xe là: 180 : 20 = 9 (toa) Đáp số: a) 9 toa xe - 2 HS lên bảng thực hiện 90 : 20 = 4 (dư 1) 90 : 20 = 4 (dư 10) ----------***----------- Môn: TẬP ĐỌC Tiết 29: Bài: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ I. Mục tiêu: - Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài. - Hiểu ND: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ. (Trả lời được các CH trong SGK). - GDKNS:Hợp tác;xác định giá trị;lắng nghe tích cực. II. Đồ dùng dạy-học: - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: Chuyển tiết 2. Kiểm tra bài cũ: Chú Đất Nung (tt) - Gọi HS lên đọc bài và TLCH 1) Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn? 2) Theo em, câu nói cộc tuếch của Đất Nung có ý nghĩa gì? 3) Nêu nội dung bài. Nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới: * HĐ 1. Giới thiệu bài: - Y/c HS quan sát tranh minh họa trong SGK - Bức tranh vẽ cảnh gì? - Bài đọc Cánh diều tuổi thơ sẽ cho các em thấy niềm vui sướng và những khát vọng đẹp đẽ mà trò chơi thả diều mang lại cho trẻ em. * HĐ 2. Luyện đọc: - Gọi HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài - HD HS luyện phát âm các từ khó: mềm mại, trầm bổng, huyền ảo, vui sướng. - Gọi HS đọc nối tiếp lượt 2 - Giúp hs nắm nghĩa từ mới có trong bài Đoạn 1: mục đồng Đoạn 2: huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao - Yêu cầu HS đọc trong nhóm đôi - Gọi 1 HS đọc cả bài - GV đọc mẫu toàn bài với giọng vui tha thiết, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện vẻ đẹp của cánh diều, của bầu trời, niềm vui sướng và khát vọng của đám trẻ khi chơi thả diều * HĐ 3. Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: 1) Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? -Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2) Trò chơi thả diều đem lại chi trẻ em những niềm vui lớn như thế nào? - Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những mơ ước đẹp như thế nào? - Cánh diều là ước mơ, là khao khát của trẻ thơ. Mỗi bạn trẻ thả diều đều đặt ươc mơ của mình vào đó. Những ước mơ đó sẽ chắp cánh cho các bạn trong cuộc sống. 3) Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ? - Kết luận ý 2 là ý đúng nhất - Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ. * HĐ 4. Đọc diễm cảm - Gọi HS đọc lại 2 đoạn của bài - Y/c HS theo dõi, lắng nghe tìm ra giọng đọc của bài - Kết luận cách đọc diễn cảm (mục 2a) - HD đọc diễn cảm 1 đoạn + GV đọc mẫu + Gọi HS đọc + Y/c HS đọc trong nhóm đôi + Tổ chức thi đọc diễn cảm - Cùng HS nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc 4. Củng cố, dặn dò: - Bài văn Cánh diều tuổi thơ nói lên điều gì? - Về nhà đọc lại bài nhiều lần, chú ý đọc đúng và đọc diễn cảm - Bài sau: Tuổi ngựa Nhận xét tiết học - Hát tập thể - 3 HS lần lượt lên bảng đọc và trả lời 1) Liền nhảy xuống, vớt họ lên bờ phơi nắng 2) Có ý khuyên con người ta muốn trở thành người có ích cần phải rèn luyện mới cứng cáp, chịu được thử thách, khó khăn. 3) Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, cứu sống được người khác. - Quan sát - Vẽ cảnh các bạn nhỏ đang thả diều trong đêm trăng. - Lắng nghe - 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu...vì sao sớm + Đoạn 2: Phần còn lại - Cá nhân đọc các từ khó trên - 2 hs đọc lượt 2 - HS đọc giải nghĩa từ ở phần chú giải - HS luyện đọc trong nhóm đôi - 1 hs đọc cả bài - Lắng nghe - Đọc thầm đoạn 1 1) cánh diều mầm mại như cánh bướm. Trên cánh diều có nhiều loại sáo - sáo đơn, sáo kép, sáo bè...Tiếng sáo diều vi vu, trầm bổng. - Bằng tai, mắt. Mắt nhìn - cánh diều mềm mại như cánh bướm; tai nghe - tiếng sáo diều vi vu trầm bổng - sáo đơn, sáo kép, sáo bè... - Đọc thầm đoạn 2 2) Các bạn hò hét nhau thẻ diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. - Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng. Suốt một thời mới lớn , bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giờ cũng hi vọng, tha thiết cầu xinh "Bay đi diều ơi! Bay đi!" - HS lắng nghe - HS trả lời 1 trong 3 ý đã nêu - 2 HS đọc lại 2 đoạn của bài - Lắng nghe, theo dõi tìm ra giọng đọc thích hợp. - Lắng nghe - 2 HS đọc - Đọc trong nhóm đôi - 3 nhóm HS thi đọc trước lớp - Nhận xét - Niềm vui sướng và nỗi khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng. - Lắng nghe, thực hiện -----------***----------- Môn: ĐẠO ĐỨC Tiết 15: Bài: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ( Tiết 2 ) I. Mục tiêu: Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo. Nêu được việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. *GDKNS: Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô. Kĩ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô. II. Đồ dùng dạy-học: - Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán để sử dụng cho hoạt động 2, tiết 2 III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: Chuyển tiết 2. Kiểm tra bài cũ: Biết ơn thầy giáo, cô giáo - Vì sao chúng ta phải kính trọng thầy giáo cô giáo? - Để tỏ lòng biết ơn các thầy giáo, cô giáo các em phải làm gì? Nhận xét,ghi điểm 3. Bài mới: * HĐ 1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, các em sẽ tự tay mình làm những tấm bưu thiếp thật đẹp để chúc mừng các thầy cô giáo. * HĐ 2. Báo cáo kết quả sưu tầm - Các em hãy thảo luận nhóm 4, viết lại các câu thơ, ca dao tục ngữ đã sưu tầm vào một tờ giấy, tên các chuyện kể vào tờ giấy khác và tên kỉ niệm khó quên của mỗi thành viên vào tờ giấy còn lại - Y/c các nhóm dán lên bảng kết quả làm việc của nhóm mình - Các câu ca dao, tục ngữ khuyên ta điều gì? - Gọi các nhóm lên biểu diễn tiểu phẩm mà mình chuẩn bị - Cùng HS nhận xét nội dung, cách thể hiện của các bạn - Tuyên dương nhóm thể hiện được hành động, việc làm nhớ ơn thầy cô giáo. * HĐ 3. Làm ... a 43 được 5, viết 5 5 nhân 3 bằng 15; 15 trừ 15 bằng 0, viết 0 nhớ 1 5 nhân 4 bằng 20, thêm 1 bằng 21 21 trừ 21 bằng 0, viết 0 -1 HS lên bảng vừa thực hiện vừa nói như trên 26345 35 184 752 095 25 263 : 35 = 752 (dư 25) - Trong phép chia có dư, số dư luôn nhỏ hơn số chia - HS lắng nghe ,thực hiện -------------***----------- Môn: KỂ CHUYỆN Tiết 15: Bài: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. Mục tiêu: - Kể lại được câu chuyện ( đoạn chuyện ) đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. - Hiểu nội dung chính của câu chuyện ( đoạn truyện) đã kể. II. Đồ dùng dạy-học: - Sách truyện đọc lớp 4 - Bảng lớp viết sẵn đề bài III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: Chuyển tiết 2. Kiểm tra bài cũ: Búp bê của ai? - Gọi HS lên bảng kể lại truyện Búp bê của ai? bằng lời của búp bê. - Nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới: * HĐ 1. Giới thiệu bài: - Kiểm tra việc chuẩn bị của HS - Tuổi thơ, ai cũng có những người bạn đáng yêu: đồ chơi, con vật quen thuộc. Có rất nhiều câu chuyện viết về những người bạn ấy. Hôm nay, lớp chúng sẽ thi xem bạn nào có câu chuyện về những đồ chơi, những con vật quen thuộc hay nhất và kể chuyện hấp dẫn nhất. * HĐ 2. Tìm hiểu đề bài - Gọi HS đọc yêu cầu - Dùng phấn màu gạch chân: đồ chơi của trẻ em, con vật gần gũi. - Các em hãy quan sát tranh minh họa và nêu tên truyện. - Truyện nào có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em? - Truyện nào có nhân vật là con vật gần gũi với trẻ em? - Em còn biết những truyện nào có nhân vật là đồ chơi của trẻ em hoặc con vật gần gũi với trẻ em? - Nếu các em kể những câu chuyện trong SGK thì các em sẽ không được điểm cao bằng các bạn tự tìm truyện đọc. - Các em hãy giới thiệu câu chuyện mình kể cho cả lớp nghe. * HĐ 3. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Nhắc HS: Các em kể phải có đầu, có cuối để các bạn hiểu được. Kể tự nhiên, hồn nhiên. Cần kết truyện theo lối mở rộng - nói thêm về tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện để các bạn cùng trao đổi. Với những truyện khá dài, các em có thể kể 1,2 đoạn, dành thời gian cho các bạn khác đều kể chuyện. - Các em hãy kể trong nhóm đôi và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Tổ chức thi kể trước lớp. - Yêu cầu cả lớp lắng nghe, theo dõi và cùng trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện. - Cùng HS nhận xét, bình chọn bạn ham đọc sách, có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất. 4. Củng cố, dặn dò: - Về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị bài sau: Kể một câu chuyện liên quan đến đồ chơi của trẻ em hoặc của các bạn xung quanh. Nhận xét tiết học - Hát - 3 HS lên bảng nối tiếp nhau kể lại truyện - Lắng nghe - 1 HS đọc đề bài - Theo dõi - Quan sát tranh và nêu: Võ sĩ bọ ngựa - Tô Hoài; Chú Đất Nung - Nguyễn Kiên; Chú lính chì dũng cảm - An-đéc-xen - Chú lính chì dũng cảm, Chú Đất Nung. - Võ sĩ Bọ Ngựa. - Truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Chim Sơn ca và bông cúc trắng, Vua lợn, Con ngỗng vàng, Con thỏ thông minh. ... - Lắng nghe . Tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện về con thỏ thông minh luôn luôn giúp đỡ mọi người, trừng trị bọn gian ác. . Tôi xin kể câu chuyện "Chú mèo đi hia". Nhân vật chính là một chú mèo đi hia rất thông minh và trung thành với chủ . Tôi xin kể chuyện 'Dế Mèn phiêu lưu kí" của nhà văn Tô Hoài. - Lắng nghe - Thực hành kể trong nhóm đôi - Lần lượt từng HS thi kể trước lớp - Lắng nghe, trao đổi . Bạn thích nhất chi tiết nào trong truyện? . Qua câu chuyện bạn muốn nói với mọi người điều gì? . Bạn hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện cho cả lớp cùng nghe. . Qua câu chuyện mình kể bạn có suy nghĩ gì về tính cách nhân vật chính trong truyện? - Nhận xét - Lắng nghe, thực hiện -------------***-------------- Môn: ĐỊA LÝ Tiết 15: Bài: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ( TT ) I. Mục tiêu: - Biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ, - Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên. - GDKNS: Lắng nghe tích cực;xác đinh giá trị; tư duy sáng tạo II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ nông nghiệp Việt Nam III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: Chuyển tiết 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng trả lời 1) Kể tên một số cây trồng, vật nuôi chính của đồng bằng Bắc Bộ? 2) Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở ĐBBB? 3) Hãy nêu thứ tự các công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo của người dân ĐBBB? Nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới: * HĐ 1. Giới thiệu bài: Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về hoạt động sản xuất của người dân ĐBBB * HĐ 2. ĐBBB-nơi có hàng trăm nghề thủ công - Treo hình 9, bằng sự hiểu biết của mình, các em hãy cho biết một số nghề thủ công của người dân ĐBBB? - Thế nào là nghề thủ công? - Các em hãy thảo luận nhóm 4, trả lời các câu hỏi sau: + Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân ĐBBB? + Khi nào một làng trở thành làng nghề? + Thế nào là nghệ nhân? - Cùng HS nhận xét Kết luận: người dân ở ĐBBB làm rất nhiều nghề thủ công nổi tiếng. Ngoài các nghề các em biết còn rất nhiều nghề khác: làng Đồng Sâm chuyên làm nghề chạm bạc, làng chuyên Mỹ chuyên làm nghề khảm trai, ...Để tạo nên một sản phẩm thủ công có giá trị, những người thợ thủ công phải lao động rất chuyên cần và trải qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau theo một trình tự nhất định. Chúng ta tìm hiểu kĩ hơn về một trong số các nghề thủ công đó là nghề gốm sứ. * HĐ 3. Các công đoạn tao ra sản phẩm gốm sứ - Đồ gốm được làm từ nguyên liệu gì? - Đồ gốm được làm từ đất sét, đất sét này là một loại đặc biệt không phải ở đâu cũng có, gọi là đất sét lao lanh. - Đưa lên các hình về sản xuất gốm như SGK nhưng đảo lộn thứ tự và không ghi tên dưới các hình. - Các em hãy sắp xếp lại thứ tự các bức tranh cho đúng với trình tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm - Gọi HS nhắc lại - Giải thích thêm sự vất vả, khéo léo của người thợ qua các công đoạn tạo dáng, vẽ hoa văn cho gốm, tráng men + Em có nhận xét gì về nghề làm đồ gốm? + Làm nghề gốm đòi hỏi ở người nghệ nhân những gì? + Chúng ta phải có thái độ như thế nào với các sản phẩm gốm cũng như ngững người làm nghề gốm? * HĐ 4. Chợ phiên ở ĐBBB - Ở ĐBBB, hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra tấp nập ở đâu? - Yêu cầu HS quan sát hình 15: đây là cảnh chợ phiên ở làng quê ĐBBB, người dân đến họp chợ, mua bán theo những ngày và giờ nhất định. VD chợ Bưởi Hà Nội hoạt động các ngày 6-9-11-13-21-23 âm lịch hàng tháng. Ta gọi đó là những chợ phiên. - các em hãy thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau: + về cách bày bán hàng + Về hàng hóa ở chợ-nguồn gốc hàng hóa + Về người đi chợ để mua và bán hàng. - Gọi đại diện nhóm trả lời (mỗi nhóm 1 câu) Kết luận: Chợ phiên là dịp để người dân ĐBBB mua sắm, mang các sản phẩm do mình làm ra được ra bán. Nhìn các hàng hóa ở chợ, ta có thể biết được người dân địa phương sống chủ yếu bằng nghề gì. Chợ phiên ở các địa phương gần nhau thường không trùng nhau để thu hút nhiều người đến mua bán. - Yêu cầu HS quan sát hình 15, thảo luận nhóm 4 để mô tả chợ phiên ở ĐBBB. - Gọi đại diện nhóm trả lời 4. Củng cố, dặn dò: - Gọi HS đọc mục ghi nhớ SGK/108 - Về nhà xem lại bài, sưu tầm tranh, ảnh về thủ đô Hà Nội - Nhận xét tiết học - Hát - 3 HS lần lượt lên bảng trả lời 1) lúa, ngô, khoai , lợn, gà, vịt 2) Vì nơi đây đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng lúa. 3) Làm đất, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa, chăm sóc lúa, gặt lúa, tuốt lúa, phơi thóc. - Lắng nghe - Làm đồ gốm làm nón, dệt lụa, dệt chiếu, chạm bạc,... - Là nghề làm chủ yếu bằng tay, dụng cụ làm đơn giản, sản phẩm đạt trình độ tinh xảo - Chia nhóm thảo luận + Người dân ở ĐBBB có tới hàng trăm nghề thủ công khác nhau, nhiều nghề đạt trình độ tinh xảo tạo nên các sản phẩm nổi tiếng như: lụa Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng, chiếu cói Kim Sơn, chạm bạc Đồng Sâm. + Những nơi nghề thủ công phát triển mạnh tạo nên làng nghề, mỗi làng nghề chuyên làm một loại hàng thủ công. + Những người làm nghề rất giỏi người ta gọi là nghệ nhân. - Lắng nghe - Từ đất sét - Lắng nghe - Quan sát - 1 HS lên bảng xếp và nêu tên các công đoạn 1 Nhào đất và tạo dáng cho gốm 2 Phơi gốm 3 vẽ hoa văn cho gốm 4 Tráng men 5 nung gốm 6 cho ra các sản phẩm gốm. - vài HS nhắc lại - HS lắng nghe + Rất vất vả, tiến hành qua nhiều công đoạn và theo 1 trình tự nhất định + Sự khéo léo khi nặn, khi vẽ, khi nung, khi tráng men + Phải giữ gìn, trân trọng các sản phẩm gốm đồng thời yêu quí, kính trọng những người làm ra sản phẩm gốm. - Diễn ra tấp nập ở các chợ phiên - Quan sát, lắng nghe - Thảo luận nhóm , đại diện trả lời + Hàng hóa là sản phẩm sản xuất tại địa phương (rau, khoai, cá, trứng...) và một số mặt hàng đưa từ nơi khác đến phục vụ sản xuất và đời sống người dân. + Người đi chợ là người dân địa phương hoặc các vùng gần đó. - lắng nghe - quan sát, thảo luận nhóm 4 - Đại diện nhóm trả lời: đây là cảnh một chợ phiên, người dân đi chợ rất đông, chợ không có nhà hàng to để bán hàng, chỉ gồm hàng hóa là sản phẩm do người dân sản xuất được. Người dân bán hàng ngay trên mặt đất. ai đi chợ cũng rất vui vẻ. - Nhiều học sinh đọc to trước lớp - lắng nghe, thực hiện ------------***------------ SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 15 -GV nêu nội dung công việc: Các tổ chuẩn bị nhận xét đánh giá ưu khuyết điểm tuần qua. Đề ra nhiệm vụ công tác đến. -Lớp trưởng lên chỉ huy: Cho lớp hát một bài hát YC các tổ trưởng lên báo cáo Các tổ lên báo cáo các hoạt động của từng thành viên trong tổ mình vừa qua: Về học tập; vệ sinh; các công tác khác những mặt đạt được, những mặt còn hạn chế cần phải khắc phục. Lớp phó học tập lên đánh giá chung tình hình học tập của lớp trong tuần vừa qua. Các thành viên trong lớp phát biểu ý kiến Ưu điểm: Thi giữa học kì nghiêm túc, có cố gắng, tham gia đầy đủ các hội thi ở trường; Một số em học tập có tiến bộ; Những em hay phát biểu xây dựng bài nghiêm túc Tồn tại: Một số em còn ồn trong giờ học;Một số em ít làm bài và không thuộc bài -Triển khai một số công tác đến: + Lao động dọn vệ sinh + Tiếp tục học theo chương trình. + Vận động gia đình nộp các khoản tiền của trường. + Phổ biến nội dung công tác đội và yêu cầu học sinh thuộc chủ đề chủ điểm, nắm các ngày lễ lớn.
Tài liệu đính kèm: