Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Tạ Thị Nguyệt Sương

Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Tạ Thị Nguyệt Sương

I. MỤC TIÊU:

- Hiểu các từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời.

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui, tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.

 - Giáo dục HS yêu thiên nhiên, đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh họa bài đọc SGK.

 - .Bảng phụ viết đoạn luyện đọc diễn cảm.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Khởi động: (1) Hát.

2. Bài cũ: Chú đất nung (tt) (4 phút)

Tiết trước các em đã học bài Chú đất nung. Hôm nay cô kiểm tra bài cũ.

HS1: Đọc bài Chú đất Nung (Phần 2). Đọc từ đầu cho đến nhũn cả chân tay.

- Em hãy kể lại tai nạn của hai người bột? (Hai người bột sống trong lọ thủy tinh . nhũn cà chân tay)

* GV nhận xét, ghi điểm

HS2: Đọc phần còn lại của bài?

- Đất nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn? (Đất Nung nhảy xuống nước, vớt họ lên bờ phơi nắng cho se bột lại)

HS3: Nêu đại ý cả bài (Đại ý: Muốn trở thành người có ích phải biết rèn luyện, không sợ gian khổ, khó khăn)

* GV nhận xét, ghi điểm

Nhận xét phần kiểm tra bài cũ

 3. Bài mới: (27)

 a) Giới thiệu bài:

Tuổi thơ của mỗi người thường có biết bao kỉ niệm. Những buổi chiều chăn trâu cắt cỏ, thả diều trên cánh đồng quê, những đêm trung thu rước đèn dưới ánh trăng rằm. Những kỉ niệm êm đẹp ấy sẽ theo ta đi suốt cuộc đời. Và bây giờ các em sẽ thấy đuợc niềm vui sướng và những khát vọng đẹp đẽ mà trò chơi thả diều mang lại cho trẻ em qua bài tập đọc “Cánh diều tuổi thơ ” của nhà văn Tạ Duy Anh.

 

doc 48 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/02/2022 Lượt xem 110Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Tạ Thị Nguyệt Sương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 17 tháng 12 năm 2007 
	 Tuần 15
Đạo đức (tiết 14)
BIếT ơN THầY GIáO, Cô GIáO (tt)
I. MụC TIêU:
- Giúp học sinh hiểu phải biết ơn thầy cô giáo vì thầy cô là người dạy dỗ chúng ta nên người. Biết ơn thầy cô giáo thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta. Biết ơn thầy cô giáo làm tình cảm thầy trò luôn gắn bó.
- Biết chào hỏi lễ phép, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của thầy cô giáo.biết làm giúp thầy cô một số công việc phù hợp. Phê phán, nhắc nhở các bạn để thực hiện tốt vai trò của người học sinh.
- Kính trọng, lễ phép với thầy cô. Có ý thức vâng lời giúp đỡ thầy cô giáo những việc phù hợp. Không đồng tình với biểu hiện không biết ơn thầy cô giáo.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
- Bảng phụ ghi các tình huống.
- Bảng ép nhựa, nam châm, bút lông.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC:
1. ổn định: (1’)
2. Bài cũ: Biết ơn thầy giáo cô giáo (5’)
- Kiểm tra kiến thức cả lớp bằng bảng đúng sai. 
- Giáo viên đưa bảng phụ viết sẵn:
Hành động nào đúng, hành động nào sai?
Lan và Minh nhìn thấy cô giáo thì tránh đi chỗ khác vì ngại.
Giúp đỡ thầy cô giáo những việc nhỏ.
Gặp hai cô giáo, Nam chỉ chào cô giáo của mình.
Lễ phép với thầy cô giáo.
- Giáo viên đọc từng ý cho học sinh giơ bảng Đ. S
Câu hỏi cá nhân:
- Vì sao chúng ta phải biết ơn thầy giáo, cô giáo? (Chúng ta phải biết ơn thầy giáo, cô giáo vì các thầy giáo, cô giáo đã không quản khó nhọc, tận tình dạy dỗ chúng ta nên người)
- Một HS nêu lại ghi nhớ.
- HS nhận xét. 
3. Bài mới: (30’) Biết ơn thầy giáo, cô giáo (tt).
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Báo cáo kết quả sưu tầm.
- Giáo viên chia nhóm (4 - 6 HS một nhóm) phát phiếu ép nhựa cho các nhóm.
- Yêu cầu các nhóm viết lại các câu ca dao tục ngữ đã sưu tầm nói về thầy giáo, cô giáo.
 - Giáo viên hỏi các câu ca dao tục ngữ trên khuyên chúng ta điều gì? 
Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên chốt ý: Các câu ca dao tục ngữ khuyên ta phải biết kính trọng yêu quý thầy cô vì thầy cô dạy chúng ta điều hay lẽ phải, giúp chúng ta nên người.
-Giáo viên nhận xét:
-Giáo viên: dù chúng ta đã lên lớp khác, học với thầy cô mới, nhưng nhiều bạn vẫn nhớ đến thầy cô giáo cũ của mình. Các em phải ghi nhớ đối với thầy cô giáo cũ hay mới, chúng ta phải luôn yêu quý kính trọng thầy cô.
Để xem các em ứng xử ra sao trước những tình huống chúng ta sẽ sang hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 2: Sắm vai, xử lý tình huống.
- Giáo viên đưa bảng ép nhựa đã ghi các tình huống lên bảng: 
Tình huống 1: Cô giáo lớp em đang giảng bài thì bị mệt không thể tiếp tục. Em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Em và một nhóm bạn trên đường đi học về thì gặp con một cô giáo đang đi học về một mình. Nam liền nói: a, Nó là con cô Lan đấy. Hôm qua cô mắng oan tớ. Hôm nay tớ phải trêu con bé cho bõ tức. Trước tình huống đó em sẽ xử lý thế nào? 
-Gọi HS đọc tình huống.
-Giáo viên phân công các nhóm ở dãy A sẽ thảo luận tình huống 1, dãy B tình huống 2.
Bây giờ các bạn sẽ làm việc nhóm để thảo luận tìm cách giải quyết sau đó sẽ sắm vai thể hiện tình huống đó.
Nhóm thảo luận trong 5 phút. Thảo luận xong. Đại diện một số nhóm lên sắm vai. Các nhóm nhận xét và trình bày phần sắm vai giải quyết tình huống của nhóm mình (nếu có cách giải quyết khác).
-Giáo viên: Em có tán thành cách giải quyết của nhóm bạn không.
-Giáo viên: Tại sao em lại chọn cách giải quyết đó?
-Giáo viên chốt: Tình huống 1 các em đã nghĩ ra những việc làm cần thiết để giúp đỡ cô lúc bị mệt là rất đúng. 
Tình huống 2: Mặc dù bị hiểu lầm em vẫn cần phải kính trọng thầy cô vì thầy cô là người lớn hơn ta, lại là người dạy học cho chúng ta. Chúng ta cần tìm cách khác để thầy cô hiểu rõ hơn về mình nhưng không được xúc phạm thầy cô.
Qua hoạt động sắm vai cô thấy các em đã biết giải quyết tình huống rất hay. Để thưởng cho cả lớp cô có trò chơi: “Nốt nhạc vui” phần thi của khán giả.
- HS làm việc nhóm
- Nhóm nào làm xong lên dán trên bảng.
-Không thầy đố mày làm nên
-Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
-Nhất tự vi sư, bán tự vi sư 
-HS: Khuyên chúng ta kính trọng thầy cô giáo
-Một số HS lên kể chuyện kỉ niệm về thầy cô 
-HS nhận xét
-HS trao đổi thảo luận
-Tình huống 1: bảo các bạn trong lớp giữ trật tự, một bạn xuống phòng y tế gọi bác sỹ, một bạn báo cho cô hiệu trưởng, một số bạn xoa dầu cho cô nếu cần.
-Tình huống 2: Khuyên bạn Nam không nên làm thế vì như thế là không kính trọng cô giáo, là bắt nạt em bé và khuyên các bạn cùng đưa em về nhà.
HS trả lời.
-Vì làm như thế là chúng ta đã biết ơn, kính trọng thầy cô.
4. Củng cố : (3’)
- Mỗi dãy cử 4 HS, các HS sẽ lần lượt hát những bài hát có tiếng thầy hoặc tiếng cô.
- Sau mỗi lần hát thì HS cả lớp vỗ tay cổ vũ các bạn. 
- Cho HS nhận xét.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương
- Phần thi khán giả của “Nốt nhạc vui” đã khép lại tiết học hôm nay.
5. Dặn dò: Về nhà các em học ghi nhớ và chuẩn bị bài “Yêu lao động”.
Giáo viên nhận xét tiết học.
IV. rút kinh nghiệm:
–²—–²—–²—
Tập đọc: (tiết 29)
CáNH DIềU TUổI THơ
I. MụC TIêU:
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời.
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui, tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.
	- Giáo dục HS yêu thiên nhiên, đất nước.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
	- Tranh minh họa bài đọc SGK.
	- .Bảng phụ viết đoạn luyện đọc diễn cảm. 
III. HOạT ĐộNG DạY HọC:
1. Khởi động: (1’) Hát. 
2. Bài cũ: Chú đất nung (tt) (4 phút)
Tiết trước các em đã học bài Chú đất nung. Hôm nay cô kiểm tra bài cũ.
HS1: Đọc bài Chú đất Nung (Phần 2). Đọc từ đầu cho đến nhũn cả chân tay.
- Em hãy kể lại tai nạn của hai người bột? (Hai người bột sống trong lọ thủy tinh ... nhũn cà chân tay)
* GV nhận xét, ghi điểm 
HS2: Đọc phần còn lại của bài? 
- Đất nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn? (Đất Nung nhảy xuống nước, vớt họ lên bờ phơi nắng cho se bột lại)
HS3: Nêu đại ý cả bài (Đại ý: Muốn trở thành người có ích phải biết rèn luyện, không sợ gian khổ, khó khăn)
* GV nhận xét, ghi điểm 
Nhận xét phần kiểm tra bài cũ 
 3. Bài mới: (27’)
 a) Giới thiệu bài: 
Tuổi thơ của mỗi người thường có biết bao kỉ niệm. Những buổi chiều chăn trâu cắt cỏ, thả diều trên cánh đồng quê, những đêm trung thu rước đèn dưới ánh trăng rằm. Những kỉ niệm êm đẹp ấy sẽ theo ta đi suốt cuộc đời. Và bây giờ các em sẽ thấy đuợc niềm vui sướng và những khát vọng đẹp đẽ mà trò chơi thả diều mang lại cho trẻ em qua bài tập đọc “Cánh diều tuổi thơ ” của nhà văn Tạ Duy Anh.
 b) Các hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Luyện đọc 
*Gíúp HS đọc đúng bài văn
- Bài này gồm có 2 đoạn 
- GV mời hai em đọc nối tiếp (lần 1) 
- GV nhận xét HS đọc.
- Đọc cho cô phần chú giải để hiểu nghĩa các từ có trong bài 
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp lượt 2. GV nhận xét 
*Luyện đọc câu: GV đưa bảng phụ có viết câu: 
- Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè như gọi thấp xuống những vì sao sớm 
- Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời / và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi” 
 - GV đọc mẫu câu 
 - GV nhận xét 
 - GV đọc mẫu diễn cảm cả bài 
HĐ 2: Tìm hiểu bài 
*Giúp HS hiểu nội dung bài 
Đoạn 1: 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1 
- Treo tranh SGK và hỏi: Cho cô biết bức tranh vẽ cảnh gì? 
- Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào?
*Giảng thêm: Cánh diều được tác giả miêu tả bằng cách quan sát rất tinh tế. Vì vậy ta thấy nó trở nên đẹp hơn và đáng yêu hơn. 
- Gọi HS nhắc lại 
Đoạn 2 
- Gọi HS đọc thầm tiếp đoạn 
Câu 2: - Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những ước mơ đẹp như thế nào? 
 Câu 2: - Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào?
Câu 3:
- Qua các câu mở bài và kết bài tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ?
 - Gv chốt lại ý đúng.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm 
*HS biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến bài văn 
- Gọi 2 hs đọc nối tiếp 
- Theo em bài này chúng ta đọc với giọng như thế nào để phù hợp với nội dung của bài?
- GV đưa bảng phụ ghi sẵn đoạn “Tuổi thơ của tôi ... những vì sao” 
- Trong đoạn này các em cần nhấn giọng những từ ngữ: Nâng lên, hò hét, mềm mại, phát dại, vi vu, trầm bỗng, gọi thấp xuống 
Gv gạch chân 
- GV đọc mẫu diễn cảm đoạn văn. Chú ý chỗ nhấn giọng 
- Các em sẽ luyện đọc diễn cảm theo cặp. 
- Gọi các nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.
 - Bài văn nói về điều gì?
Đ1: Từ đầu ... Những vì sao sớm 
Đ2: Còn lại 
2 HS đọc 
HS đọc H 
2 HS đọc 2 
- Gọi 2 HS đọc lại
 - HS đọc.
 - Hs đọc lại câu.
 - Hs luyện đọc theo cặp cả bài. 
 - Tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ đang thả diều trong đêm trăng. 
-Cánh diều mềm mại như cánh bướm 
Sáo đơn, sáo kép vì sao sớm 
Tiếng sáo diều vi vu trầm bỗng 
-Tai và mắt 
* Niềm vui:- Các bạn hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.
* ước mơ:- Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng / Suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giờ cũng hi vọng, tha thiết cầu xin: Bay đi, diều ơi! Bay đi!
- HS có thể trả lời 1 trong 3 ý 
a. Cánh diều là kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ 
b. Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ 
c. Cánh diều đem đến bao niềm vui cho tuổi thơ. 
 *Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.
- HS luyện đọc theo cặp 
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp 
- HS nhận xét cách đọc 
- Các em sẽ luyện đọc diễn cảm theo cặp. 
- Gọi các nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.
* ý nghĩa: Nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng.
4. Củng cố - dặn dò: (4 phút)
Sau khi học xong bài này, các em cho cô biết bài văn nói về điều gì? 
- Các em thấy cánh diều là ước mơ, là khát khao của trẻ thơ. Mổi bạn trẻ thả diều đều đặt ước mơ đẹp của mình vào đó. Cô hi vọng rằng những ước mơ đó sẽ chắp cánh cho bạn trong cuộc sống và các bạn sẽ thực hiện được những ước mơ đó trong tương lai để xây dựng và phát triển đất nước sau này. 
- GV giáo dục thêm về tình yêu thiên nhiên, đất nước. Nhận xét tiết học 
-Về nhà đọc diễn cảm lại bài này nhiều lần, chuẩn bị trướ ... ời khác mà còn tôn trọng chính mình. 
- Bài 2: 
-Trong truyên có những câu hỏi nào?
+ Nhận xét, dán bảng so sánh lên bảng, chốt lại lời giải đúng.
-Khi hỏi không phải cứ thưa gửi là lịch sự chúng ta cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.
Nhóm đôi.
- 2 em nối tiếp nhau đọc yêu cầu BT.
- Cả lớp đọc thầm từng đoạn văn, trao đổi với bạn ngồi cạnh.
- Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả bài làm.
-Tính cách và mối quan hệ nhân vật.
-HS lắng nghe.
- 1 em đọc yêu cầu BT.
- 2 em tìm đọc các câu hỏi trong đoạn trích truyện Các em nhỏ và cụ già:
+ 1 em đọc 3 câu hỏi các bạn nhỏ tự đặt ra cho nhau.
+ 1 em đọc câu hỏi các bạn nhỏ hỏi cụ già.
-HS thảo luận nhóm đôi 
-Câu hỏi các bạn hỏi cụ già là câu hỏi phù hợp, thể hiện thái độ tế nhị, thông cảm sẵn sàng giúp đỡ cụ già.
-Những câu các bạn tự hỏi nhau mà hỏi cụ già thì chưa tế nhị hơi tò mò.
Củng cố: (3’) Đưa bảng phụ có ghi câu hỏi lịch sự và câu hỏi thiếu tế nhị Hs nhận xét:
- Cậu chỉ có một cái áo hay sao mà ngày nào cũng mặc đi học vậy?
- Mẹ ơi, mẹ mua cho con quyển sách này được không ạ?
- Hôm nay cậu gặp chuyện gì không vui à? 
- Sao mẹ chưa mua sách cho con?
	- Đọc lại ghi nhớ SGK.
	- Giáo dục HS giữ phép lịch sự khi giao tiếp.
 5. Dặn dò (1’)
	- Nhận xét tiết học.
	- Yêu cầu HS có ý thức hơn khi đặt câu hỏi để thể hiện rõ là người lịch sự, có văn hóa.
IV. rút kinh nghiệm:
–²—–²—–²—
Tập làm văn (tiết 30)
QUAN SáT Đồ VậT
I. MụC TIêU:
- Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí bằng nhiều cách; phát hiện được những đặc điểm riêng, phân biệt được những đặc điểm riêng, phân biệt những đồ vật đó với những đồ vật khác.
- Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi em đã chọn.
	- Giáo dục HS yêu thích việc viết văn.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
	- Tranh minh họa một số đồ chơi trong SGK.
	- Một số đồ chơi bày trên bàn để HS chọn quan sát.
	- Bảng phụ viết sẵn dàn ý tả một đồ chơi.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC: 
 1. Khởi động: (1’) Hát. 
 2. Bài cũ: (3’) Luyện tập miêu tả đồ vật.
- 1 em đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo.
- GV nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới: (27’) Quan sát đồ vật.
 a) Giới thiệu bài:
- Kiểm tra HS đã mang đồ chơi đến lớp thế nào?
- Mỗi bạn trong lớp chúng ta ai cũng có đồ chơi, Nhưng làm thế nào để giới thiệu với các bạn khác về đặc điểm, hình dạng, ích lợi của nó.Qua bài “ quan sát đồ vật” hôm nay các em sẽ làm được điều đó.
 b) Các hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Nhận xét.
 Giúp HS nắm thứ tự quan sát một đồ vật.
- Bài 1: 
- Gv đưa ra món đồ chơi và làm mẫu.
- Gv giới thiệu: cô có một chú gấu bông rất dễ thương.Còn các bạn hãy giới thiệu về món đồ chơi mà mình mang đi nào?
-GV nhận xét.
- Bài 2: 
+ Nêu câu hỏi: Khi quan sát đồ vật, ta cần chú ý những gì?
+ GV chốt: Quan sát gấu bông - đập vào mắt đầu tiên phải là hình dáng, màu lông của nó; sau mới thấy đầu, mắt, mũi, mõm, chân, tay Phải sử dụng nhiều giác quan khi quan sát để tìm ra nhiều đặc điểm, phát hiện những đặc điểm độc đáo của nó, làm nó không giống những con gấu khác. Tập trung miêu tả những điểm độc đáo đó, không tả lan man, quá chi tiết, tỉ mỉ.
- 3 em tiếp nối nhau đọc yêu cầu BT và các gợi ý a, b, c, d.
- Một số em giới thiệu với các bạn đồ chơi mình mang đến lớp để học quan sát 
- Đồ chơi của em là một con búp bê bằng nhựa.
- Đồ chơi của em là chiếc xe hơi chạy bằng pin.
- Đọc thầm lại yêu cầu BT và gợi ý SGK, quan sát đồ chơi mình đã chọn, viết kết quả quan sát vào vở theo cách gạch đầu dòng.
- Tiếp nối nhau trình bày kết quả quan sát của mình.
- Cả lớp nhận xét theo tiêu chí; bình chọn bạn quan sát chính xác, tinh tế, phát hiện được những đặc điểm độc đáo của trò chơi.
+ Phải quan sát theo một trình tự hợp lí - từ bao quát đến bộ phận.
+ Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt, tai, tay 
+ Tìm ra những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật này với những đồ vật khác, nhất là những đồ vật cùng loại. 
Hoạt động 2: Ghi nhớ.
 Giúp HS rút ra được ghi nhớ.
- Vài em đọc ghi nhớ SGK.
- Sau khi tìm hiểu bài chúng ta cùng luyện tập.
Hoạt động 3: Luyện tập.
 Giúp HS làm được các bài tập.
- GV ghi bảng phụ:
Mở bài: Giới thiệu đồ chơi em thích nhất.
Thân bài: Hình dáng 
 Màu sắc
 Từng bộ phận (Mắt, mũi, tay, chân...)
 Đặc điểm nổi bật.
Kết bài: tình cảm của em với món đồ chơi 
- Nhận xét, bình chọn em lập được dàn ý tốt nhất.
- Nêu yêu cầu BT 
- Cả lớp làm bài vào vở, mỗi em lập 1 dàn ý cho bài văn tả đồ chơi.
- Tiếp nối nhau đọc dàn ý đã lập.
 4. Củng cố: (3’)
	- Nêu lại ghi nhớ SGK.
	- Giáo dục HS yêu thích việc viết văn.
 5. Dặn dò (1’) 
	- Nhận xét tiết học.
	- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả đồ chơi. Đọc trước nội dung tiết TLV sắp tới: Chọn một trò chơi, lễ hội ở quê em để giới thiệu với các bạn.
IV. rút kinh nghiệm:
–²—–²—–²—
Kĩ thuật (tiết 27)
CắT, KHâU, THêU SảN PHẩM Tự CHọN
I. MụC TIêU:
	- Đánh giá kiến thức, kĩ năng khâu thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS.
	- Thêu được một sản phẩm tự chọn đúng kĩ thuật.
	- Yêu thích sản phẩm do mình làm được.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
	- Tranh quy trình của các bài trong chương.
	- Mẫu khâu, thêu đã học.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC: 
 1. Khởi động: (1’) Hát. 
 2. Bài cũ: (3’) Thêu móc xích hình quả cam.
	- Nhận xét việc thực hành tiết học trước.
 3. Bài mới: (27’) Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn.
 a) Giới thiệu bài: 
	- Nêu mục đích, yêu cầu bài học.
 b) Các hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương.
*Giúp HS nắm lại nội dung các bài đã học trong chương.
- Đặt câu hỏi và gọi một số em nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu; khâu thường; khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường; khâu đột thưa; khâu đột mau; khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột; thêu lướt vặn; thêu móc xích.
- Nhận xét, sử dụng tranh quy trình để củng cố những kiến thức cơ bản về cắt, khâu, thêu đã học.
- Nhắc lại các loại mũi khâu, thêu đã học.
- Một số em phát biểu.
- Các em khác có ý kiến.
Hoạt động 2: Thi đua nêu quy trình thực hiện các kĩ thuật cắt, khâu, thêu đã học 
*Giúp HS nắm lại quy trình cắt, khâu, thêu đã học.
- Chia các nhóm và giao nhiệm vụ, tranh quy trình.
- Nhận xét, bổ sung thêm.
Hoạt động nhóm.
- Các nhóm thảo luận. 
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm trình bày đúng, đầy đủ nhất.
 4. Củng cố: (3’)
	- Nêu lại nội dung đã ôn tập.
	- Giáo dục HS yêu thích sản phẩm do mình làm được.
 5. Dặn dò: (1’)
	- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS 
	- Dặn HS về nhà ôn tập lại các bài đã học.
IV. rút kinh nghiệm:
–²—–²—–²—
Toán (tiết 75)
 CHIA CHO Số Có HAI CHữ Số (tt)	
I. MụC TIêU:
	- Giúp HS biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có 2 chữ số.
	- Thực hiện các phép tính thành thạo.
	- Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.
II. Đồ DùNG DạY HọC:
	- Phấn màu.
III. HOạT ĐộNG DạY HọC: 
 1. Khởi động: (1’) Hát.
 2. Bài cũ: (3’) Luyện tập.
	- Sửa các bài tập về nhà.
 3. Bài mới: (27’) Chia cho số có hai chữ số (tt).
 a) Giới thiệu bài: Ghi tựa bài ở bảng.
 b) Các hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Trường hợp chia hết:
- Giáo viên viết phép tính lên bảng
10.105 : 43 = ?
- Yêu cầu HS đặt tính, tính, nêu cách tính.
- GV nhận xét và khẳng định lại cách thực hiện:
Lần 1: 101 chia 45 được 2, viết 2
-2 nhân 3 bằng 6, 11 trừ 6 bằng 5, viết 5 nhớ 1
-2 nhân 4 bằng 8, thêm 1 bằng 9
-10 trừ 9 bằng 1, viết 1
Lần 2: Hạ 0, được 150, 150 chia 43 được 3, viết 3
-3 nhân 3 bằng 9, 10 trừ 9 bằng 1, viết 1 nhớ 1
-3 nhân 4 bằng 12, thêm 1 bằng 13 
-15 trừ 13 bằng 2, viết 2
Lần 3: Hạ 5, được 215. 215 chia 43 được 5, viết 5.
-5 nhân 3 bằng 15, 15 trừ 15 bằng 0, viết 0 nhớ 1.
-5 nhân 4 bằng 20, thêm 1 bằng 21
-21 trừ 21 bằng 0, viết 0
Chú ý: Giáo viên hướng dẫn học sinh tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia, chẳng hạn:
101 : 43 = ? Có thể ước lượng: 10 : 4 = 2 (dư 2)
150 : 43 = ? Có thể uớc lượng: 15 : 4 = 3 (dư 3)
215 : 43 = ? Có thể ước lượng: 20 : 4 = 
- 1 học sinh đọc phép tính.
- 1 em lên bảng tính và nêu cách tính. HS khác làm vào vở nháp.
 10105 43
 86 235
 150
 129
 215
 215
 0
- 1 em đọc lại phép tính
26345 35
 184 752
 095
dư 25
- Học sinh nêu
2. Trường hợp chia có dư
- GV viết phép tính lên bảng: 26.345 : 35 = ?
- Yêu cầu học sinh đặt tính và tính.
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính.
- Giáo viên nói: Đây là phép chia có dư.
3. Luyện tập
Bài 1: Yêu cầu 4 em lên bảng đặt tính và tính
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Bài 2: 
- GV hướng dẫn HS đổi giờ ra phút, km ra mét.
- Chọn phép tính thích hợp.
 Tóm tắt:
1 giờ 15 phút: 38 km 400m
1 phút : ? m
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
- Giáo viên thu vở 1 số em chấm.
- 4 học sinh lên tính.
a) 23 576 56 31 628 48
 1 17 421 2 82 658
 56 428
 0 dư 44
b) 18 510 15 42 546 37
 3 5 1234 5 5 1149
 51 1 84
 60 366
 0 dư 33
- 1 em đọc đề. Cả lớp đọc thầm.
Bài giải
1 giờ 15 phút = 75 phút
38 km 400 m = 38 400 m
Trung bình mỗi phút người đó đi:
38 400 : 75 = 512 (m)
 Đáp số: 512 m
 4. Củng cố: (3’)
	- Các nhóm cử đại diện thi đua thực hiện các phép tính ở bảng.
	- Nêu lại cách chia cho số có hai chữ số.
 5. Dặn dò: (1’)
	- Nhận xét tiết học.
	- Làm các bài tập 1b
	- Chuẩn bị: Luyện tập
IV. rút kinh nghiệm:
–²—–²—–²—
Sinh hoạt
TUầN 15
I. MụC TIêU: 
- Rút kinh nghiệm công tác tuần qua. Nắm kế hoạch công tác tuần tới.
- Biết phê và tự phê. Thấy được ưu điểm, khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động.
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể.
II. CHUẩN Bị:
- Kế hoạch tuần 16.
- Báo cáo tuần 15.
III. HOạT ĐộNG TRêN LớP:
 1. Khởi động: (1’) Hát.
 2. Báo cáo công tác tuần qua: (10’) 
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua.
- Lớp trưởng tổng kết chung.
- Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến.
 3. Triển khai công tác tuần tới: (20’) 
- Tích cực thi đua lập thành tích kỷ niệm ngày QĐNDVN (22/12).
- Tich cực đọc và làm theo báo Đội.
- Nuôi heo đất lập quỹ Chi Đội.
 4. Sinh hoạt tập thể: (5’)
- Tiếp tục tập bài hát mới: Rạng ngời trang sử Đội ta.
- Chơi trò chơi: Tìm bạn thân.
 5. Tổng kết: (1’)
- Hát kết thúc.
- Chuẩn bị: Tuần 16.
- Nhận xét tiết.
 6. Rút kinh nghiệm: 
	- ưu điểm: 
...
	- Khuyết điểm: 
...

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_15_ta_thi_nguyet_suong.doc