Giáo án Lớp 4 Tuần 16 đến 21

Giáo án Lớp 4 Tuần 16 đến 21

Đạo đức:YÊU LAO ĐỘNG( T1)

I. Mục tiêu: giúp hs có khả năng :

- Bước đầu biết được giá trị của lao động.

- Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng

của bản thân.

- Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.

II: Đồ dùng học tập:

Tranh minh hoạ trong SGK, dụng cụ đóng vai.

II. Các hoạt động dạy học

A. Kiểm tra bài cũ

+ Ngày hôm qua em đã làm những công việc gì ?

- 4 – 5 hs trả lời

- Như vậy, trong ngày hôm qua, nhiều bạn đã làm được nhiều công việc khác nhau. Bạn

 Pê- chi – a cũng có một ngày như vậy. Nhưng Pê –chi –a đã làm được gì, chúng ta cùng

 tìm hiểu bài Yêu lao động.

B. Dạy bài mới

1. Hoạt động 1: Phân tích truyện: Một ngày của Pê- chi – a

* Mục tiêu: HS biết nhận xét việc làm của bạn Pê- chi- a trong câu chuyện kể.

 

doc 181 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 948Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 16 đến 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 16
Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2007
 Đạo đức:Yêu lao động( T1)
I. Mục tiêu: giúp hs có khả năng :
- Bước đầu biết được giá trị của lao động.
- Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng 
của bản thân. 
- Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động. 
II: Đồ dùng học tập:
Tranh minh hoạ trong SGK, dụng cụ đóng vai.
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
+ Ngày hôm qua em đã làm những công việc gì ?
- 4 – 5 hs trả lời
- Như vậy, trong ngày hôm qua, nhiều bạn đã làm được nhiều công việc khác nhau. Bạn
 Pê- chi – a cũng có một ngày như vậy. Nhưng Pê –chi –a đã làm được gì, chúng ta cùng
 tìm hiểu bài Yêu lao động.
B. Dạy bài mới
1. Hoạt động 1: Phân tích truyện: Một ngày của Pê- chi – a
* Mục tiêu: HS biết nhận xét việc làm của bạn Pê- chi- a trong câu chuyện kể.
* Cách tiến hành:
- Gv kể câu truyện cho cả lớp cùng nghe kèm theo tranh minh hoạ
- 1 hs đọc câu truyện 1 lần
- Gợi ý cho hs tìm hiểu truyện qua hệ thống câu hỏi
+Buổi sáng trước khi đi làm, mẹ đã dặn Pê- chi –a phải làm công việc gì ?
+Pê –chi- a có làm theo lời mẹ dặn không, Pê – chi –a đã làm việc gì ?
+Hãy so sánh một ngày của Pê – chi – a với những người khác trong truỵện ?
+Theo em Pê – chi – a sẽ thay đổi như thế nào sau chuyện sảy ra ?
+Nếu em là Pê – chi –a em có làm như vậy không ? Vì sao ?
- Hs đưa ra ý kiến- lớp nhận xét
* Gv kết luận : Lao động tạo ra được của cải, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho 
bản thân và mọi người xung quanh. Bởi vậy mỗi người chúng ta phải biết yêu lao động. 
- 1 hs đọc bài : Làm việc thật là vui
+Trong bài thơ em thấy mọi người làm việc như thế nào? Thái độ của mọi người ra sao? (Mọi người ai cũng làm việc bận rộn, ai cũng vui vẻ )
* Gv kết luận : Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp con người sống tốt hơn. 
- 2 hs đọc phần ghi nhớ 
2. Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến ( Bài tập 1 SGK ). 
* Mục tiêu: Biết bày tỏ ý kiến của mìnhvới mọi người, nhận xét đánh giáý kiến của bạn.
* Cách tiến hành: 
- HS thảo luận nhóm
- Gv chia lớp thành các nhóm 4 giải thích yêu cầu làm việc nhóm
- Các nhóm thảo luận 
- Đại diện các nhóm trình bày – nhóm khác nhận xét
* Gv kết luận các biểu hiện của yêu lao động ( như tình huống b ) và các biểu hiện lười 
lao động ( như tình huống a, c )
3.Hoạt động 3 : Đóng vai ( Bài tập 2 SGK)
* Mục tiêu: HS tham gia đóng vai thể hiện đúng nội dung tác phẩm.
* Cách tiến hành:
- Gv chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống
- Các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai
- Một số nhóm lên đóng vai
- Lớp thảo luận
- Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa ? vì sao ?
- Gv nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống
3. Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài tập 3, 4, 5, 6 SGK
 Toán:Luyện tập
I. Mục tiêu : Giúp Hs rèn kỹ năng :
- Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số
- Giải bài toán có lời văn
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 Hs lên bảng thực hiện phép chia và nêu cách làm
 97200 : 72	18408 : 52
B. Dạy bài mới
* Bài 1 : 
- 1 hs đọc đề bài – phân tích đề bài
- 3 hs lên bảng làm bài, dưới lớp làm vở – Hs nhận xét chữa bài
 8750 35	4674 : 82 4935 : 44	 
 175
	 00 250
 0 
* Bài 2 : 
- 2 hs đọc đề bài- phân tích đề toán
+Bài toán cho biết gì ? 
+Bài toán hỏi gì ?
- 1 hs lên bảng tóm tắt rồi giải bài toán
Tóm tắt : 25 viên gạch lát : 1m2
 1050 viên gạch lát :....m2
 Bài giải
 Số m2 nền nhà 1050 viên gạch lát được là :
	1050 : 25 = 42 m2
	Đáp số 42 m2
*Bài 3 : 
- 2 Hs đọc đề bài – phân tích đề bài
- 1 hs lên bảng giải – dưới lớp làm vào vở
- hs nhận xét bài làm trên bảng
 Bài giải
 Tổng số sản phẩm cả 3 tháng làm là :
	855 + 920 +1350 = 3125 ( sản phẩm )
 Số sản phẩm trung bình mỗi người làm được là :
	3125 : 25 =125 ( sản phẩm )
	Đáp số 125 sản phẩm
* Bài 4: Sai ở đâu
a/12345 67 Hs thực hiện phép chia, so sánh với phép chia trong sách để nhận
 564 ra bước sai : sai ở lần chia thứ 2, 564 : 67 được 7 lần dư 95, số 
 95 1714 dư lớn hơn số chia.
 285
 17
- Phần b làm tương tự
C.Củng cố dặn dò : Gv nhận xét giờ học
 Khoa học:Không khí có những tính chất gì ?
I. Mục tiêu : 
 Học xong bài này Hs biết :
- Phát hiện được một số tính chất của không khí.
- Nêu được một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí.
II. Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị theo nhóm 8- 10 quả bóng bay với các hình dạng khác nhau
III. Các hoạt động dạy học
A.Kiểm tra bài cũ
- Gv kiểm tra việc chuẩn bị của hs.
B.Dạy bài mới
1.Hoạt động 1 : Phát hiện màu, mùi vị của không khí.
* Mục tiêu: HS nêu được mùi, vị của không khí.
* Cách tiến hành:
+ Em có nhìn thấy không khí không ? tại sao ta không nhìn thấy không khí ? 
( Mắt ta không thể nhìn thấy không khí trong suốt , không màu)
+ Dùng mũi ngửi , lưỡi nếm em thấy không khí có mùi gì ? Vị gì ? 
( không có mùi, không có vị)
2.Hoạt động 2: Chơi thổi bong bóng để phát hiện hình dạng của không khí
* Mục tiêu: HS tham gia trò chơi đúng luật.
* Cách tiến hành:
- Gv phổ biến luật chơi
- Học sinh đem bóng ra thổi.
- Mô tả hình dạng của quả bóng em vừa thổi.
+ Cái gì chứa bên trong quả bóng làm cho quả bóng có hình dạng như vậy? 
+ Không khí có hình dạng nhất định không ?
*Gv kết luận : Không khí không có hình dạng nhất định
+ Qua các hoạt động vừa rồi, em thấy không khí có những tính chất gì ?
- Nhiều hs trả lời- gv ghi bảng
- Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.
3.Hoạt động 3 : Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn ra của không khí
* Mục tiêu: HS mô tả hiện tượng nén giãn của không khí trong các hình vẽ.
* Cách tiến hành:
- Hs quan sát hình vẽ 65 trong SGK 
+Hãy mô tả hiện tượng sảy ra ở hình vẽ 2b, 2c
- 4 hs mô tả. 
- Cả lớp lắng nghe, nhận xét
*Gv kết luận: Không khí có thể bị nén vào hoặc giãn ra
- 2 hs đọc mục Bạn cần biết
4.Củng cố dặn dò
- Gv nhận xét giờ học
- Dặn chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 16 tháng 12 năm 2008
Tập đọc:Kéo co
I. Mục tiêu
- Đọc đúng, trôi chảy, trơn tru bài tập đọc, đọc đúng các từ khó như : hội làng, khuyến khích, trai tráng. 
- Biết đọc bài văn kể với giọng sôi nổi hào hứng.
- Hiểu được các từ khó trong bài. Từ đó hiểu được nội dung bài : Kéo co là một trò chơi 
thể hiện tinh thần thượng võ. Tục kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác 
nhau.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học
A.Kiểm tra bài cũ
- 2 hs đọc thuộc lòng bài thơ Tuổi ngựa – lớp nhận xét.
- 1 hs nêu nội dung của bài.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a.Luyện đọc đúng
- 3 hs đọc nói tiếp 3 đoạn của bài ( 4lượt ). 
- Gv kết hợp luyện đọc các từ khó : hội làng, khuyến khích, trai tráng.
- Hướng dẫn hs nghỉ hơi đúng trong câu : Hội .......Trấp /thuộc........nam và nữ. 
 Có năm / bên......., có năm / bên nữ thắng.
- Học sinh luyện đọc theo cặp
- 1 hs đọc toàn bài.
- Gv đọc diễn cảm toàn bài, giọng sôi nổi hào hứng, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả 
gợi cảm.
b.Tìm hiểu bài
- 1hs đọc đoạn 1, quan sát tranh minh hoạ để trả lời câu hỏi
+ Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào ? 
 ( Kéo co phải có 2 đội số người 2 đội bằng nhau, thành viên 2 đội nắm chung sợi
 dây thừng. Kéo co phải đủ 3 keo. Đội nào kéo tuột được đội kia ngã về vùng đất của 
đội mình nhiều keo hơn là đội đó thắng )
- Hs đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi
+ Đoạn 2 giới thiệu điều gì ? 
 ( giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp )
+ Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp ? 
 (Đó là cuộc thi giữa bên nam và bên nữ, có năm bên nam thắng , có năm bên 
nữ thắng........vui vì tiếng reo hò cổ vũ náo nhiệt )
- 1 Hs đọc đoạn 3 lớp theo dõi trả lời câu hỏi:
+ cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ? 
( đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. số lượng mỗi bên không hạn chế....)
+ Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui ? 
( vì có đông người tham gia, vì không khí ganh đua sôi nổi... )
+ Nội dung của bài là gì ? 
- Hs trả lời, Gv ghi bảng – 2hs nhắc lại
+ Ngoài kéo co em còn biết những trò chơi dân gian nào khác ? 
 ( đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi...)
c.Luỵên đọc diễn cảm
- 3 hs đọc nối tiếp 3 doạn của bài.
- Gv hướng dẫn tìm giọng đọc phù hợp.
- Hướng dẫn cách đọc nhấn giọng các từ gợi tả trong mỗi đoạn . 
- Hs luyện đọc.
- Gv luyện đọc hay đoạn 2
- Gv đọc mẫu 
- Hs luyện đọc theo cặp
- Thi đọc diễn cảm. 
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất
3.Củng cố dặn dò
- Gv nhận xét giờ học
- Dặn học bài và chuẩn bị bài sau.
 Toán :Thương có chữ số 0
I. Mục tiêu
- Giúp hs thực hiện phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở
 thương.
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 hs lên bảng thực hiện 
 12345 : 67	17826 : 48
- Hs và Gv nhận xét
B. Dạy bài mới
1. Ví dụ : a) 9450 : 35 = ? Cho hs nhận xét phép chia
+ Muốn thực hiẹn phép chia bước 1 ta làm gì ? ( Đặt tính theo cột dọc ).
+ Bước 2 ta làm gì ? ( Chia theo thứ tự từ trái sang phải )
- 1 hs thực hiện phép chia 9450 35
	 245 270 
 000 
 0
 Vậy 9450 : 35 = 270 
+ ở lần chia thứ hai có gì khác so với làn chia thứ nhất ? 
( lần chia thứ hai số bị chia bằng 0 )
 Ví dụ: b) 2448 : 24 = ? Hs thực hiện như ví dụ 1
 Vậy 2448 : 24 = 102
+ ở lần chia thứ hai số bị chia so với số chia như thế nào ? ( nhỏ hơn )
+ Khi đó ta viết vào thương chữ số nào ? ( viét vào thương chữ số 0)
+ Kết quả hai phép chia : 270 và 102 có điểm gì giống nhau ?
 (thương đều có chữ số 0 )
- Gv đưa ra kết luận, 3 hs đọc khắc sâu
2. Thực hành
* Bài 1 :
- 2 hs đọc yêu cầu đầu bài
- Hs lên bảng thực hiện từng phép chia 
– dưới lớp chia ra giấy nháp 
- Lớp và gv nhận xét chữa bài
* Bài 2 :
- 1 hs đọc đề bài
+Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
- 1 hs lên bảng giải , dưới lớp giải vào vở
- Lớp nhận xét chữa bài
* Bài 3 : 
- Thực hiện tương tự bài 2
- Chú ý phần b Tính chiều dài, chiều rộng theo bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu
 của hai số
3. Củng cố dặn dò :
- Gv nhận xét giờ học.- Dặn chuẩn bị bài sau. Chính tả : (Nghe viết)Kéo co
I. Mục đích yêu cầu
- Nghe viết chính xác đẹp đoạn “ Hội làng Hữu Trấp ...........chuyển bại thành thắng” 
trong bài Kéo co.
- Tìm và viết đúng các từ ngữ theo nghĩa cho trước có âm đầu và vần dễ viết lẫn
 (r / d  ... hần b làm tương tự
- Lớp và gv nhận xét 
*Bài 3: 
- Gv hướng dẵn hs làm quen với quy đồng mẫu số 3 phân số 
- Cho hs nhận xét muốn quy đồng mẫu số 3 phân số, ta có thể lấy tử số và mẫu số của 
từng phân số lần lượt nhân với tích các mẫu số của 2 phân số kia.
- Hs làm bài rỗi chữa bài.
VD: 
 1/2;2/3;3/4 theo mẫu, hs quy đồng mẫu số thành
 1/2= 1x3x4/2x3x4= 12/24 ; 2/3=2x2x4/3x2x4= 16/24 ; 3/4= 3x2x3/4x2x3= 18/24
*Bài 4: 
- Thực hiện tương tự bài 2
- Gv lưu ý mẫu số chung là 60 vì 12 x 5 = 60; 30 x 2 = 60
* Bài 5: 
- Gv cho hs quan sát phần a
- Gợi ý cho hs chuyển 30 x 11 thành tích có thừa số là 15 
VD: 30 x 11 = 15 x 2 x 11
- Hs tự tính. Gọi hs lên bảng.
- Lớp và gv nhận xét chữa
C.Củng cố dặn dò.
- Gv nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu:Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?
I. Mục đích yêu cầu
- Nắm được đặc điểm, ý nghĩa và cấu tạo của VN trong câu kể Ai thế nào? 
- Xác định được VN trong câu kể Ai thế nào? Biết đặt câu đúng mẫu.
II. Các hoạt động dạy - học.
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 hs đọc đoạn văn kể về bạn trong tổ có sử dụng kiểu câu Ai thế nào?
- Gv nhận xét cho điểm
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Phần nhận xét.
*Bài 1:
- 2 hs nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 1
- Hs đọc thầm đoạn văn trao đổi với các bạn làm bài vào vở bài tập
- Hs phát biểu ý kiến nói các câu kể Ai thế nào có trong đoạn văn
- Lớp và gv nhận xét kết luận: Câu 1-2-6-7 là câu kể Ai thế nào?
*Bài 2:
- Gv phát biểu ý kiến xác định CN-VN
- 2 hs lên bảng làm bài
- Lớp và gv nhận xét chữa bài
Về đêm // cảnh vật / thật  	Sông / thôi  Ông Ba / trầm 
Trái lại // ông Sáu / rất  Ông / hệt như 
*Bài 3:
- Hs đọc trước nội dung ghi nhớ để trả lời 
- Hs phát biểu
Câu VN trong câu biểu thị 	Từ ngữ tạo thành VN
1	 Trạng thái của sự vật (cảnh vật) Cụm tính từ
2	 Trạng thái của sự vật (sông)	 Cụm động từ (động từ thôi)
4	 Trạng thái của sự vật (con người) Đông từ
6 Trạng thái của sự vật (con người) Cụm tính từ
7 Trạng thái của sự vật (con người) Cụm tính từ
3. Phần ghi nhớ.
- 2-3 hs đọc ghi nhớ
4. Phần luyện tập
*Bài 1: 
- Hs đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Hs tự làm bài và chữa bài, 1 hs làm bảng lớp 
- Lớp cùng gv chữa bài
Cánh đại bàng /  Mỏ đại bàng /  Đôi chân của nó / Đại bàng / 
+ VN của các câu trên do các từ nào tạo thành ?(do cụm tính từ tạo thành)
*Bài 2: 
- Hs đọc yêu cầu của bài
- 2 hs lên bảng đặt câu, dưới lớp viết vào vở nháp
- Lớp cùng gv nhận xét chữa bài
VD: 	Lá cây thuỷ tiên dài và xanh mướt.
 Cây hoa hồng Đà Lạt rất đẹp.
Dáng cây hoa hồng mảnh mai.
- Hs nối tiếp nhau đọc bài
C. Củng cố dặn dò.
- Gv nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn:Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối
I. Mục đích yêu cầu
- Nắm được cấu tao 3 phần của một bài văn tả cây cối
- Biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học
II. Các hoạt động dạy - học. 
1. Giới thiệu bài
2. Phần nhận xét.
*Bài 1:
- Một hs đọc nội dung bài, cả lớp theo dõi sgk
- Hs đọc thầm bài Bãi ngô, xác định các đoạn và nội dung từng đoạn
- Hs phát biểu ý kiến, gv dánb tờ phiếu đã ghi kết quả lời giải, chốt ý đúng 
Đoạn 1: 3 dòng đầu. Giới thiệu bao quát về bãi ngô, tả cây ngô từ lúc 
Đoạn 2: 4 dòng tiếp. Tả hoa và búp ngô non giai đoạn đơm hoa kết trái.
Đoạn 3: Còn lại. tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc 
*Bài 2: 
- Gv nêu yêu cầu của bài tập
- xác định đoạn và nội dung từng đoạn trong bài. Cây mai tứ quý.
- Hs đọc thầm, làm bài. 
- Hs phát biểu ý kiến
- Gv dán tờ phiếu ghi lời giải đúng, chốt ý đúng 
Đoạn 1: 3 dòng đầu. Giới thiệu bao quát về cây mai
Đoạn 2: 4 dòng tiếp. Đi sâu tả cánh hoa, trái cây.
Đoạn 3: Còn lại. Nêu cảm nghĩ của người miêu tả.
- Trình tự miêu tả trong bài Cây mai tứ quý và bài bãi ngô có điểm gì khác.
- Gv dán 2 tờ phiếu ghi kết quả xác định đoạn và nội dung mỗi đoạn trong 2 bài 
- Hs so sánh nhận ra sự khác nhau về trình tự miêu tả giữa hai bài rút ra kết luận: 
+ Bài Cây mai tứ quý tả từng bộ phận của cây.
+Bài Bãi ngô tả từng thời kì phát triển của cây.
*Bài 3:
- Gv nêu yêu cầu của bài, giữ lại hai bảng kết quả giúp hs trao đổi rút ra nhân xét về 
cấu tại của một bài văn tả cây cối.
Phần mở bài: 
Phần thân bài: 
Phần kết bài: 
3. Phần ghi nhớ.
- 3-4 hs đọc nội dung phần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập
*Bài 1: 
- Hs đọc nội dung bài tập, lớp đọc thầm bài Cây gạo xác định trình tự miêu tả trong bài
- Hs phát biểu ý kiến, lớp và gv nhận xét 
*Bài 2: 
- Hs đọc yêu cầu của bài, gv dán tranh ảnh một số cây ăn quả.
- Mỗi hs chọn một cây ăn quả quen thuộc, lập dàn ý miêu tả cây đó.
- Gv phát phiếu khổ to cho 2-3 hs. 
- Hs nối tiếp nhau đọc dàn ý của mình, 
- Lớp và gv nhận xét
- Gv kiểm tra dàn ý của những hs làm bài trên phiếu, chọn một dàn ý tốt nhất dán lên
 bảng xem như là mẫu.
C. Củng cố dặn dò.
- Gv nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
Củng cố cho hs kĩ năng quy đồng mẫu số hai phân số
Bước đầu làm quen với quy đồng mẫu số ba phân số
II. Các hoạt động dạy - học.
A. Kiểm tra bài cũ
1 hs làm lại bài tập 3
Lớp theo dõi nhận xét
B. Dạy bài mới
Bài 1: Hs tự làm bài từng phần rồi chữa bài
 và quy đồng mẫu số thành và quy đồng mẫu số thành 
 giữ nguyên 
Bài 2: Hs tự làm bài rồi chữa bài
a. và 2 được viết là và quy đồng mẫu số tạo thành
 ; giữ nguyên phân số 
Phần b làm tương tự
Lớp và gv nhận xét 
Bài 3: Gv hướng dẵn hs làm quen với quy đồng mẫu số 3 phân số 
Cho hs nhận xét muốn quy đồng mẫu số 3 phân số, ta có thể lấy tử số và mẫu số của từng phân số lần lượt nhân với tích các mẫu số của 2 phân số kia.
Hs làm bài rỗi chữa bài.
VD: 
 theo mẫu, hs quy đồng mẫu số thành
Bài 4: 
Thực hiện tương tự bài 2
Gv lưu ý mẫu số chung là 60 vì 12 x 5 = 60; 30 x 2 = 60
Bài 5: Gv cho hs quan sát phần a
Gợi ý cho hs chuyển 30 x 11 thành tích có thừa số là 15 
VD: 30 x 11 = 15 x 2 x 11
Hs tự tính. Gọi hs lên bảng. Lớp và gv nhận xét chữa
Củng cố dặn dò.
Gv nhận xét giờ học
Chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối
I. Mục đích yêu cầu
Nắm được cấu tao 3 phần của một bài văn tả cây cối
Biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học
II. Các hoạt động dạy - học. 
1. Giới thiệu bài
2. Phần nhận xét.
Bài 1: Một hs đọc nội dung bài, cả lớp theo dõi sgk
Hs đọc thầm bài Bãi ngô, xác định các đoạn và nội dung từng đoạn
Hs phát biểu ý kiến, gv dánb tờ phiếu đã ghi kết quả lời giải, chốt ý đúng 
Đoạn 1: 3 dòng đầu. Giới thiệu bao quát về bãi ngô, tả cây ngô từ lúc 
Đoạn 2: 4 dòng tiếp. Tả hoa và búp ngô non giai đoạn đơm hoa kết trái.
Đoạn 3: Còn lại. tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc 
Bài 2: Gv nêu yêu cầu của bài tập
xác định đoạn và nội dung từng đoạn trong bài. Cây mai tứ quý.
Hs đọc thầm, làm bài. Hs phát biểu ý kiến
Gv dán tờ phiếu ghi lời giải đúng, chốt ý đúng 
Đoạn 1: 3 dòng đầu. Giới thiệu bao quát về cây mai
Đoạn 2: 4 dòng tiếp. Đi sâu tả cánh hoa, trái cây.
Đoạn 3: Còn lại. Nêu cảm nghĩ của người miêu tả.
Trình tự miêu tả trong bài Cây mai tứ quý và bài bãi ngô có điểm gì khác.
Gv dán 2 tờ phiếu ghi kết quả xác định đoạn và nội dung mỗi đoạn trong 2 bài 
Hs so sánh nhận ra sự khác nhau về trình tự miêu tả giữa hai bài rút ra kết luận: Bài Cây mai tứ quý tả từng bộ phận của cây.
Bài Bãi ngô tả từng thời kì phát triển của cây.
Bài 3: Gv nêu yêu cầu của bài, giữ lại hai bảng kết quả giúp hs trao đổi rút ra nhân xét về cấu tại của một bài văn tả cây cối.
Phần mở bài: 
Phần thân bài: 
Phần kết bài: 
3. Phần ghi nhớ.
3-4 hs đọc nội dung phần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập
Bài 1: Hs đọc nội dung bài tập, lớp đọc thầm bài Cây gạo xác định trình tự miêu tả trong bài
Hs phát biểu ý kiến, lớp và gv nhận xét 
Bài 2: Hs đọc yêu cầu của bài, gv dán tranh ảnh một số cây ăn quả.
Mỗi hs chọn một cây ăn quả quen thuộc, lập dàn ý miêu tả cây đó.
Gv phát phiếu khổ to cho 2-3 hs. 
Hs nối tiếp nhau đọc dàn ý của mình, lớp và gv nhận xét
Gv kiểm tra dàn ý của những hs làm bài trên phiếu, chọn một dàn ý tốt nhất dán lên bảng xem như là mẫu.
5. Củng cố dặn dò.
Gv nhận xét giờ học.
Chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Sự lan truyền âm thanh
I. Mục tiêu
Hs nhận biết được tai ta nghe được âm thanh khi rung động từ vật phát ra âm thanh được lan truyền trong môi tường tới tai.
Nêu VD hoặc làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn.
Nêu VD về âm thanh có thể lan truyền qua chất rắn, chất lỏng.
II. Các hoạt động dạy - học.
A. Kiểm tra bài cũ
Nêu chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh.
Gv nhận xét cho điểm
B. Dạy bài mới
1. Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh.
? Tại sao khi gõ trống tai ta nghe được tiếng trống?
Gv mô tả, yêu cầu hs quan sát hình 1(84) dự đoán điều gì sẽ xảy ra khi gõ trống.
Hs dự đoán hiện tượng và tiến hành làm thí nghiệm gõ tống và quan sát các vụn giấy nảy.
Thảo luận về nguyên nhân làm cho tấm ni lông rung và giải thích âm thanh truyền từ trống đến tai như thế nào?
? Vì sao tấm ni lông rung?
? Khi nào trống phát ra âm thanh?
Gv hướng dẵn hs nhận xét như sgk 
2. Tìm hiểu về sự lan tuyền âm thanh qua chất lỏng, chẩtắn.
Gv hướng dẵn hs tiến hành làm thí nghiệm như hình 2 sgk (85)
Từ thí nghiệm hình 1ta thấy rằng âm thanh có thể truyền qua nước, qua thành chậu. Như vậy âm thanh có thể truyền qua chất rắn, chất lỏng.
Hs lấy thêm VD
3. Tìm hiểu âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm thanh xa hơn.
Gv đưa ra câu hỏi chung cho cả lớp sau đó cho hs trình bày.
? Trong thí nghiệm gõ trống gần ống có bọc ni lông ở trên nếu ta đưa ống ra xa dần thì rung động của các giấy vụn có thây đổi đi không? Nếu có thì thay đổi như thế nào?
Hs tiến hành làm thí nghiệm để thấy rung động yếu dần khi đi xa trống.
4. Trò chơi: Nói chuyện qua điện thoại
Cho từng nhóm thực hành làm điện thoại ống nối dây
Phát cho mỗi nhóm một mẩu tin ngắn ghi trên tờ giấy 1 hs phải truyền tin này cho các bạn cùng nhóm ở đầu dây bên kia em phải nói nhỏ sao cho bạn mình nghe được nhưng người giám sát đứng cạnh bạn đó không nghe được. Nhóm nào ghi lại đúng bản tin mà không để lộ thì đạt yêu cầu.
? Khi dùng điện thoại ống như trên âm thanh đã truyền qua những vật trong môi trường nào? (truyền qua sợi dây trong trò chơi này)
5. Củng cố dặn dò.
Nhắc lại nội dung bài.
Gv nhận xét chung giờ học.
Chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN16.21.doc