Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2006-2007 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2006-2007 (Chuẩn kiến thức)

I. Mục tiêu:

 -Đọc trôi chảy trơn tru toàn bài.Biết đọc bài văn vớigiọng nổi, hào hứng.

 -Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu tục kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là loại trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.

II . Hoạt động dạy học:

A. Bài cũ: 2 HS đọc thuộc lòng bài Tuổi Ngựa

 ? Nêu tính cách của cậu bé trong bài

B . Bài mới:

 -Giới thiệu bài

HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc

 -HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài

 -Gv chú ý sữa sai phát âm. ngắt nghỉ cho từng HS

 -HS luyện đọc theo cặp -GV đọc mẫu

HĐ2: Tìm hiểu bài

 

doc 19 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 969Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2006-2007 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
 Thứ 2 ngày 11 tháng 12 năm2006
 	 Tập đọc
 	 Kéo co
I. Mục tiêu:
 -Đọc trôi chảy trơn tru toàn bài.Biết đọc bài văn vớigiọng nổi, hào hứng.
 -Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu tục kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là loại trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
II . Hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: 2 HS đọc thuộc lòng bài Tuổi Ngựa
 ? Nêu tính cách của cậu bé trong bài
B . Bài mới:
 -Giới thiệu bài	
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc 
 -HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài
 -Gv chú ý sữa sai phát âm. ngắt nghỉ cho từng HS
 -HS luyện đọc theo cặp -GV đọc mẫu
HĐ2: Tìm hiểu bài
 -HS đọc lướt trả lời đoạn1:	
 ? Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào
 _HS đọc thi đoạn2:
 ? Giới thiệu về cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp
 -HS đọc đoạn còn lại
 ? Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt
 ? Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui
 ? Ngoài kéo co ,em còn biết những trò chơi dân gian nào khác
HĐ3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
 -HS đọc nối tiếp bài-GV hướng dẫn HS giọng đọc phù hợp
 -Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn "Hội làng Trấp..........những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội"
HĐ4: Cũng cố dặn dò
 -Nhận xét tiết học
 -Dặn HS về kể lại cách kéo co rất đặc biệt trong bài cho người thân nghe.
Chính tả ( nghe - viết)
Kéo co
I, Mục tiêu:
 _ Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Kéo co
 _Tìm và viết đúng những tiếng có âm , dễ viết lẫn:(r /d gi) đúng với nghĩa đã cho.
II, Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
 ? Tìm 5,6 từ chứa tiếng có thanh hỏi ngã
 (2 HS viết lên bảng, HS còn lại viết vào nháp)
B. Bài mới:
 -Giới thiệu bài
 -Hướng dẫn HS nghe viết
 +GV đọc đoạn văn cần viết chính tả
 + Cả lớp đọc thầm chú ý cách trình bày
 +Viết các từ khó vào nháp: Hữu Trấp, Quế Võ, Tích Sơn, ganh đua,khuyến khích
 +GV đọc từng câu cho HS viết
 +Đọc khảo bài
 - Hướng dẫn làm BT chính tả
 +Cả lớp đọc bài và tìm từ viết vào vở
 +Đáp án đúng: nhảy dây, múa rối , giao bóng.
 -GV tổng kết giờ dạy. 
Âm nhạc
(GV chuyên dạy)
 Toán
T76: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện kỷ năng:
	-Thực hiện phép chia cho ssố có2 chữ số
	-Giải toán có lời văn
II. Hoạt động dạy học:
	 HS mở vở BTT (tr 87)
BT1:Cả lớp làm vào vở . Lần lượt từng HS lên bảng làm bài
	-Đặt tính rồi tính-Sau đó nêu lại cách chia của mình
	? Cả lớp nhận xét
BT2: HS đọc đề toán
	-Tóm tắt vào nháp: Xe1:27 can(1 can20 lít)
 Xe2: Hơn xe1 :20 lít ?thùng
 Mỗi thùng: 45 lít
	-GV gợi ý:
	? Muốn biết 2 xe chở được bao nhiêu thùng dầu ta làm thế nào
	?Hãy tính xem xe 1chở bao nhiêu lít dầu
	?Xe2 chở bao nhiêu lít dầu
	?Cả 2xe chở được bao nhiêu lít đầu ? thùng dầu
BT3:-HS nêu y/c bài toán
	? Muốn nối phép tính với kết quả đúng ta làm thế naò
	-HS tính nháp và nối với kết quả đúng
 Tổng kết giờ học.
Thứ 3 ,ngày 26 tháng 12 năm 2006
Luyện thể dục
	Bài 31: Bài tập rèn luyện tư thế và kỷ năng vận động cơ bản
 I. Mục tiêu 	
	-Ôn tập, củng cố các động tác thể dục đã học trong tuần :
	-Ôn bài thể dục phát triển chung- 
 - Củng cố trò chơi: Đua ngựa
II.Hoạt động dạy học
*HĐ1:Phần mởđầu:
	Tập hợp lớp,GV nêu yêu, nhiệm vụ học tập
	HS khởi động chân tay
*HĐ2:Phần cơ bản:Ôn bài thể dục phát triển chung
 -HS cả lớp luyện tập lần 1 dới sự điều khiển của lớp trởng.
 -GV nhận xét, bổ sung những sai sót cho HS.
 -Luyện tập theo nhóm.
 -GV theo dõi và sữa chữa cho HS những động tác cha thành thạo.
Thi đua biểu diễn giữa các tổ
 Biễu diễn cả lớp.
Trò chơi vận động: Đua ngựa
GV hớng dẫn HS chơi, phổ biến luật chơi, cử trọng tài.
 *HĐ3:	Phần kết thúc:
HS làm động tác thả lỏng.
Cùng hát bài: Lớp chúng mình
GV nhận xét và đánh giá tiết học./.
Toán
T77: Thương có chữ số không
I. Mục tiêu:
	-Giúp HS biết thực hiện phép chia trong trường hợp có chữ số không ở thương.
II. Hoạt động dạy học:
	HĐ1: Hướng dẫn HS thực hiện: 9450 : 35=?
GV ghi bảng: 9450 35
 70 270 ? hs nêu các lượt chia 1,2
 245 GV viết
 245 Lượt chia3-GV nêu: Hạ 0, 0 chia 35 được 
 00 0,viết 0.
 ? ở lần chia thứ 3 ta được thương là mấy, ta viết vào đâu
 Tương tự: Hướng dẫn HS chia
 2448 24 ? HS nêu lượt chia
 004 102 GV viết
 048
 00
 -Lưu ý HS: ở lần chia thứ 2 ta có 4 chia 24 được0, phải viết 0 vào vị trí thứ hai của thương
 HĐ2: Thực hành
-BT1: Cả lớp làm vào vở ,3 HS lên bảng đặt tính rồi tính
 ?Nhận xét bài trên bảng 
 ? Sửa sai ( nếu có)
 ?Các phép tính chia này có gì đặc biệt( thương có chữ số 0)
-BT2: HS đọc đề
 - GV giợi ý cách làm bài
 - HS làm vào vở: Mỗi chiếc bút giá là: 78000 : 52 =1500(đ)
 Nếu mỗi bút giảm 300 đồng thì với số tiền đó sẽ muađược số bút là: 78000 : (1500 - 300) = 65 (bút)
 - có thể HS làm cách khác
-BT3: HS tự làm
 -GV theo dõi ,chấm chữa bài
 -Nhận xét,tổng kết giờ học.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ:Đồ chơi , trò chơi
I, Mục tiêu:
	 -Biết 1 số trò chơi rèn luyện sức mạnh, sự khéo léo, trí tuệ của con nguời
 -Hiểu nghĩa 1số từ ngữ, tục ngữ liên quan đến chủ điểm. Biết sử dụng những từ ngữ, tục ngữ đó trong những tình huống cụ thể
II, Hoạt động dạy học;
A, Bài cũ:
 ? Để giữ lịch sự khi đật câu hỏi, cần tránh những câu hỏi ntn
 ? Đặt một câu hỏi để hỏi cô giáo về sở thích của cô trong ăn mặc , vui chơi
B, Bài mới:
 -Giới thiệu bài
 -Hướng dẫn HS làm BT:
BT1: HS đọc y/c của bài
 -Từng cặp trao đổi,làm bài
 -GV chốt lời giải
 + Trò chơi rèn sức mạnh: Kéo co, vật
 + Trò chơi rèn luyện sự khéo léo: Nhảy dây,lò cò, đá cầu
 + Trò chơi rèn luyện trí tuệ: Ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình
BT2: HS đọc y/c bài tập-làm bài cá nhân
 + Đọc lại các thành ngữ,tục ngữ
 + HS nhẩm -thi HTL các tục ngữ, thành ngữ
BT3: HS đọc y/c bài tập, suy nghĩ, chọn các câu thành ngữ , tục ngữ để khuyên bạn
 -HS nối tiếp nhau nó lời khuyên bạn
 -HS và GV nhận xét
 -HS viết đầy đủ vào vở
 -GV nhận xét bài, nhận xét , đánh giá tiết học.
Anh văn
(GV chuyên dạy)
Lịch sử
 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên
I. Mục tiêu : Học xong bài này, HS biết:
 -Dưới thời nhà Trần, ba lần quân Mông - nguyên sang xâm lược nước ta
 -Quân dân nhà Trần: nam nữ,già trẻ đều đồng lòng đánh giặc bảo vệ Tổ Quốc
 - Trân trọng truyền thống yêu nước và giử nước của ông cha ta nói chung ,dân nhà Trần nói chung.
II. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 2 HS trả lời
 ? Nhà Trần đã có biện pháp gì và thu được kết quả ntn trong việc đắp đê.
B. Bài mới:
HĐ1: ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần
 -HS đọc sgk
 ? Tìm những sự việc cho thấy vua tôi nhà Trần rất quyết tâm đánh giặc
 -HS phát biểu và bổ sung ý kiến
 - GV kết luận
HĐ2: Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả của cược kháng chiến
 -HS đọc sgk. Thảo luận
 ? Nhà Trần đả đối phó với giặc ntn khi chúng mạnh và khi chúng yếu
 ? Việc cả 3 lần vua tôi nhà Trần đều rút khỏi Thăng Long có tác dụng gì
 -Đại diện nhóm phát biểu, GV tổng kết và chuỷen ỷ
 ? Cuộc kháng chiếnchốnh qân xâm lượcM-N thắng lợi có ý nghĩa ntn đ/v dân tộc ta
 ? Theo em visao dân ta đạt được thắng lợi vẽ vang này
HĐ3: Tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản
 -Tổ chức cho HS kể những câu chuyện đã tìm hiểu được 
 Về tấm gương Trần Quốc toản
 -Kể theo nhóm.
 -Một số HS kể trước lơp
 -GV tổng kết đôi nét về tấm gương Trần Quốc Toản
 .
Thứ tư ngày 27 tháng12 năm 2006
Toán
T78: Chia cho số có ba chữ số
I, Mục tiêu: chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số.
II, Hoạt động dạy học:
HĐ1: GV nêu phép tính: 1944 : 162= ?
 -Hướng dẫn HS chia ( trên bảng lớp)
 1944 162 GV kết hợp nói và viết:
 162 12 -Lần1:194 chia 162 được 1, viết1
 324 162 nhân 1 bằng 162, 194 trừ 162 bằn
 324 32
 00 -Lần2:Hạ4;324 chia 162 bằng2 ,162 x 
 2 =324; 324 trừ 324,hết
 -GV chú ý: Giúp HS ước lượng thương.
 -Tiến hành tương tự với: 8469: 241
HĐ2: Thực hành
 -HS làm các BT ở vởBTT( tr89)
-BT1 : HS đặt tính rồi tính ,4 em lên bảng viết bài
 ?Nêu cách chia và ước lượng thương của em
 -Cả lớp nhận xét ,GV cũng cố về cách chia
-BT2: HS đọc y/c bài toán
 ?Bài toán thuộc dạng gì
-BT3:
 +HS đọc y/c bài
 ? Bài toán thụôc dạng gì
 ? Nêu 2 cách tính-GV ghi bảng mẫu, HS làm các bài còn lại
-GV theo dõi, chấm chữa bài 
Tổng kết, nhận xét giờ học.
Đạo đức
Bài8: Yêu lao động (t1)
I, Mục tiêu: Giúp HS:
 -Hiểu được ý nghĩa của lao động: Giúp con người phát triển lành mạnh đem lại cuộc sống ắm no và hạnh phúc cho người xung quanh.
 -Có thái độ yêu lao động
 -Tích cực tham gia lao động ở gia đình ,cộng đồng,phù hợp với khả năng của mình
 -Tự giác làm tốt các việc phục vụ bản thân.
II, Hoạt động dạy học:
A, Liên hệ bản thân;
 ? Ngày hôm qua các em đã làm được những việc gì
 + 7-8 HS trả lời
B, Bài mới:
 -GV giới thiệu và kể câu chuyện : Một ngày của Pê- chi -a
 -1HS đọc lại chuyện
 -Thảo luận:
 ? Hãy so sánh 1 ngày của Pê-chi -a vơis những người khác trong chuyện
 ? Theo em Pê-chi-a sẽ thay đổi ntn sau khi câu chuyện xảy ra
 ? Nếu em là Pe -chi-a em có làm như bạn không
 ? Vì sao
 ? Trong câu chuyện này em thấy mọi người làm viẹc ntn
 -GV bổ sung ý kiến, tổng kết và kết luận
C, Bày tỏ ý kiến; Chia lớp làm 4 nhóm
 -Bày tỏ ý kiến( các tình huống ở sgk) GV nêu
 -Các nhóm nêu ý kién, các nhóm khác nhận xét bổ sung
 -GV kết luận,
 -HS đọc ghi nhớ ở SGK
D, Tổng kết
 -GV nhận xét giờ học
 -Dặn H S về sưu tầm các câu ca dao,tục ngữ, thành ngữ nói về nghĩa, tác dụng của lao động+ Các gương lao động.
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I, Mục tiêu:
 1-Rèn kỷ năng nói;
 -HS chọn được 1 câu chuyện kể về đồ chơi của mình hoặc của các bạn xung quanh.biết sắp xếp các sự việc thành 1 câu chyện hợp lí.
 -Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện
 -Lời kể tự nhiên, chân thực,có thể kết hợ lời nói với cử chỉ ,điệu bộ
 2-Rèn kỷ năngnghe: Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn
II, Hoạt dộng dạy học;
A, Bài cũ:
 -1HS kể lại câu chuyện đã được nghe, được đọc có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em
B, Bài mới:
 -Giới thiệu bài
HĐ1: Hướng dẫn HS phân tích đề
 -HS đọc đề bài trong sgk
 -GV viết bảng-gạch chân từ quan trọng: Kể một câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh
HĐ2: Gợi ý kể chuyện
 -3 HS nối tiếp đọc 3 gợi ý
 -GVgợi ý HS XD cốt truyện theo 1 trong 3 hướng đó
 -Khi kể cần xưng hô tôi( kể cho bạn ngồi bên , kể cho cả lớp0
 -HS nối tiếp nhau nói hướng xây dựng cốt truyện của mình
 ... ét
GV tổng kết giờ học.
Anh văn
(Gv chuyên dạy)
Toán
T79:Luyện tập
I, Mục tiêu:
Giúp HS rèn kỷ năng:
-Thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số
- Giải bài toán có lời văn
- Chia một số cho một tích.
II, Hoạt động dạy học:
-HS Làm các bài tập ở vở BT toán
BT1: HS làm vào voẻ, 3em lên bảng tính( đặt tính rồi tính)
3144:524 8322:219 7560: 251
-HS nhận xét , đối chiếu bài
BT2: ?Y/c bài
-HS tính vào nháp và ghi kết quả vào ô trống
? Muốn tìm thương ,số dư ta thực hiện phép chia nào
? Muốn tìm sốbị chia , ta làm thế nào
BT3: HS đọc đề toán
-Xác định dạng toán : Tìm số trung bình cộng
BT4: ?YC bài
-GV nhắc: x là số tròn chục, có hai chữ số
-HS làm bài, GV theo dõi ,giúp đỡ HS yếu
-Chấm bài, nhận xết , tổng kết giờ học
Buổi chiều: 
-Khoa học
Không khí có những tính chất gì ?
I, Mục tiêu:
HS có khả năng: Phát hiện ra 1số tính chất của không khí bằng cách
	+Quan sát ,phát hiện màu ,mùi ,vị củakhông khí
	+Làm thí nghiệm chứng minh không khí không có hình dạng nhất định, không khí có thể bị nén lại và giản ra
	-Nêu 1 số ví dụ về việc ứng dụng 1 số tính chất của không khí trong đời sống
II. Chuẩn bị: HS chuẩn bị theo nhóm:
	+ 8-10 quả bóng bay với hình dạng khác nhau
	+ Dây chun để buộc bóng, bơm tiêm
III.Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
	? Làm thế nào để biết có không khí
	? Khí quyển là gì
B, Bài mới
HĐ1: Phát hiện màu ,mùi ,vị của không khí-HĐ cả lớp
	? Em có nhìn thấy không khí không ,? Tại sao
	? Dùng mũi ngửi ,lưỡi nếm, em có nhận thấy không khí có mùi gì ,vị gì không
	? Đôi khi ta nhận thấy một mùi thơm hay một mùi khó chịu 
 ,đó có phải là mùi của không khí không
	? Cho ví dụ
-GV kết luận
HĐ2: Chơi thổi bóng phát hiện hình dạng của không khí
	-Chia lớp làm 3 tổ
	-Lớp trưởng báo cáo về số bóng đã chuẩn bị
	-Gv nhận xét, phổ biến luật chơi
	-Các nhóm thổi bóng-Đại diện nhóm nêu:
	? Mô tả hình dạng các quả bóng vừa thổi được 
	? Cái gì có trong bóng và làm chúng có hình dạng như vậy
	? Qua đó rút ra không khí có hình dạng nhất định không
HĐ3: Tìm hiểu tính chất bị nén và giản ra của không khí
	-HS qs H2a,,2b sgk
	-Làm thí nghiệm theo nhóm
	+ Dùng tay ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm tiêm
	+Thả tay ra thân bơm sẽ về vị trí ban đầusống
HĐ4: Tổng kết bài
	? Không khí có những tích chất gì
Luyện toán
Luyện tập các kiến thức tuần 16
I. Mục tiêu:
_Luyện tập về phép chia ( chia cho số có hai chữ số)
-Vận dụng để giải toán
II. Hoạt động dạy học
* HĐ1: HS tính vào nháp, 1 số HS lên bảng tính và trình bày cách chia
 3125:14 ; 7895:22 ; 2568: 34 
-GV theo dõi, giúp đỡ 1số em yếu cách ước lượng thương.
*HĐ2: HS làm vào vở ô li-Gv theo dõi, giúp đỡ và chấm bài
 1, Đặt tính rồi tính: 367:65 ; 89654: 72
 2, Tìm x, biết: 
 54602 : x =73 X x35= 9450
 3, Một máy bay phản lực trong3 giờ bay được 2700 km. Một máy bay lên thẳng trong 2 giờ bay được360 km. Hỏi trung bình mỗi gioè máy bay phản lực bay gấp mấy lần máy bay lên thẳng?
 -Nhận xét , tổng kết giờ học
Hướng dẫn thực hành
Tìm hiểu vể thủ đô Hà Nội trên bản đồ Hà Nội trên bản đồ Hà Nội
I. Mục tiêu: 
 _Rèn kỷ năng quan sát và xác định vị trí các địa danh trên bản đồ
 -Tìm hiểu thêm về thành phố Hà Nội
II. Hoạt động dạy học:
 -Giới thiệu ND tiết học
 -GV treo bản đồ Hà Nội lên bảng
 -HS nối tiếp nhau:
 +Chỉ các địa danh của Hà Nội trên bản đồ
 +Chỉ các danh lam, thắng cảnh trên bản đồ
 +Thi kể các phố phường
 +Nêu hiểu biết của em về Hà Nội
 -Hs và Gv nhận xét, bình chọn những bạn trả lời tốt và hùng biện hay.Thứ sáu, ngày tháng 12 năm 2006
Thứ sáu , ngày 29 tháng 12 năm 2006
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả đồ vật
I, Mục tiêu;
-Dựa vào dàn ý đã lập trong bài TLV tuần15, HS viết một bài văn mà em thích với đủ 3 phần; mở bài, thân bài và kết bài
II, Hoạt động dạy học
A, Bài cũ
-1HS đọc bài giới thiệu trò chơi hoặc lễ hội ở quê em
B, bài mới:
-Giới thiệu bài
-Hướng dẫn HS chuẩn bị bài viết
HĐ1: HS đọc đề bài: tả một đồ chơi mà em thích
-4HS đọc nối tiếp 4 gợi ý ở SGK
-HS làm bài cá nhân
-2-3 HS đọc lại dàn ý của -cả lớp đọc thầm
HĐ2-hS đọc thầm lại mẫu mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp SGK
? Trình bày cách mở bài- kiểu bài trực tiếp của mình
? Trình bày cách mở bài gián tiếp
 (Gọi 1 số HS nêu)
-HS đọc thầm M3
-Trình bày phần dàn ý về thân bài (HS khá)
? Có mấy cách kết bài
-Trình bày phần kết bài (2 em theo 2 cách)
-GV đọc bài mẫu hoàn chỉnh con búp bê cho HS tham khảo
HĐ3: HS viết bài-GV bao quát lớp
-Tổng kết dặn dò, tổng kết giờ học.
Kỷ thuật
Thử độ nảy mầm của hạt giống
I. Mục tiêu: 
-HS biết được mục đích cuae độ nảy mầm của hạt giống
-Thực hiện được các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống
-Có ý thức làm việc ngăn nắp, đúng kỷ thuật, đúng quy trình
II. Đồ dùng dạy học:
-Mẫu: Đĩa hạt giống đã thử độ nảy mầm
-Vật liệu , dụng cụ:
 + Hạt giống rau,hoa
 +Giấy thấm nước, bông hoặc vải mềm
 + Đĩa đựng hạt giống
III. Hoạt động dạy học:
 _ Giới thiệu bài
 * HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét mẫu
 -GV nêu thế nào là thử độ nảy mầm của hạt giống và giải thích
 - Gợi ý cho HS trả lời:
 ? Tại sao phải thử độ nảy mầm của hạt giống
 - Y/C HS dựa vào mẫu để nêu những vật liệu và dụng cụ cần thiết cho sự nảy mầm của hạt
* HĐ2: GV hướng dẫn thao tác kỷ thuật
 -HS đọc SGk và nêu các gước thử độ nảy mầm của hạt giống
 -GV vừa nêu những điểm lưu ý vừa thực hiện thao tác minh hoạ để HS quan sát và hiểu rõ cách thực hiện
 -1-2 HS lên bảng thực hiện 
* HĐ3: HS thực hành thử độ nảy mầm của hạt giống
 -GV kiểm tra sự chuẩu bị dụng cụ , vật liệu của HS
 -Hs thử độ nảy mầm của hạt giống theo các bước của quy trình
 -Gv quan sát,bổ sung
 -Nhắc HS giờ sau mang sản phẩm thử độ nảy mầm của hạt giống để báo cáo kết quả.
Toán
T80: Chia cho số có ba chữ số ( tiếp)
I, Mục tiêu:-Giúp HS biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số.
II, Hoạt động dạy học:
 HĐ1: Thực hiện phép chia 41535 :195
 -GV đặt tính 51535 194 ? Lượt chia thứ nhất,
 Gợi ý cách tính 0253 213 ?Số dư
 -HS nêu cách tính 0585 ?lượt chia thứ hai
 GV ghi bảng 000 ?Lượt chia thứ ba,
 ? Số dư
 Ghi chú:
 Giúp HS ước lượng thương:
 -Lượt1: 415 :195=? Có thể lấy400 :200 =2
 -Lượt2: 253 :195=? Có thể lấy 300: 200=1
 -Lượt3: 585 :195=? Có thể lấy600:200=3
2, Thực hiện phép chia 80120: 245=?
 (Tiến hành tương tự)
HĐ2: thực hành-vở BTT
 Bài1: HS đặt tính rồi tính
 -Cả lớp làm vào vở
 -lần lượt 3 em lên bảng làm
 ? Từng HS nêu lại cách chia
Bài2: HS đọc đề toán
 ? Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật
 -GV gợi ý: Muốn tính chiều đai của khuB, ta phải dựa vào gì (Diện tích khu A, chiều dài khu A)
Bài3: HS nêu dạng toán, nêu cách tính
 -GV ghi dạng tổng quát: a:c-b:c=(a-b):c
 HS làm bài,GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu
 -Chấm bài 1 ssố em,Tổng kết giờ học.
.
Khoa học
Không khí gồm những thành phần nào?
I, Mục tiêu:
 Sau bài học,HS biết:
 -Làm thí nghiệm chứng minh hai thành phần của không khí là khí ni-tơ duy trì sự cháy và khí ô-xi không duy trì sự cháy
 -Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn cónhững thành phần khác
II, Đồ dùng dạy học:
 -Chuẩn bị các đò dùng thí nghiệm trong nhóm: lọ thuỷ tinh,nến,chậu thuỷ tinh, vật liệu dùng làm đế kê lọ, nước vôi trong
II, Hoạt động dạy học:
A, Bài cũ:
 ? Không khí có những tính chất gì
 ? Cách phát hiện ra hình dạng của không khí
B, Bài mới;
 -Giới thiệu bài
HĐ1: Xác định đúng thành phần của không khí
 -HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm
 + Hsđọc mục thực hành để biết cách làm(TR66-SGK)
 +HS tiến hành làm-GV theo dõi, giúp đỡ
 -HS báo cáo kết quả thảo luận
 ?Tại sao khi nến tắt ,nước lại dâng vào trong cốc
 ? Thành phần không khí còn lại có duy trì sự chá không
 ?Thí nghiệm trsên cho ta thấy không khí có những thành phần chính nào
 -GV tổng kết: Không khí có hai thành phần chính làô-xi và ni-tơ
HĐ2: Tìm một số thành phần khác của không khí
 -HS làm thí nghiệm: Quan sát lọ nước vôi trong, sau đó bơm khí vào lọ nước vôi, nước vôi sẽ thế nào
 ? Giải thích hiện tượng( HS dựa vào mục BCB sgk0
 ? Nêu ví dụ chứnh tỏ trong không khí có hơi nước
 ( Ví dụ: vào nhừng hôm trời nồng,độ ẩm không khí cao, qquan sát sàn nhà em thấy gì/..)
 ? Kể thêm những thành phần khác có trong không khí
 -GV tổng kết
 -HS đọc mục bạn cần biết
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I, Nhận xét ,đánh giá các hoạt động cả HS trong tuần
-HS trong tổ nhận xét ,đáng giá lẫn nhau vềcác mặt:
+Học tập
+ ý thức ,nề nếp, sinh hoạt 15 '
+ Vệ sinh trực nhật, vệ sinh cá nhân
-Các tổ trưởng báo cáo kết quả của các tổ
-Cả lớp nhận xét chung
-Các tổ bình chọn tổ xuất sắc của lớp
-Bình chọn các cá nhân xuất sắc của tổ
II, GV phổ biến và triển kai công tác tuần17.
Buổi chiều:
Luyện Tiếng Việt
Luyện đọc hai bài tập đọc trong tuần
I. Mục tiêu:
 - HS đọc bài: Kéo co và bài :Trong quán ăn" Ba cái bống"
 -Luyện đọc diễn cảm và phân biệt rõ lời các nhân vật trong bài
II. Hoạt động dạy học: 
 HĐ1: Luyện đọc bài : Kéo co
 - 1HS đọc toàn bài
 ? Giọng đọc bài này ntn
 -HS đọc nối tiếp đoạn
 -Luyện đọc theo nhóm đoạn2 của bài
 -Các nhóm đọc thi, bình chọn bạn đọc diễn cảm nhất
 HĐ2: Luyện đọc bài: Trong quán ăn" Ba cái bống"
 -HS đọc nối tiếp đoạn
 ? Giọng đọc chung của bài
 ? bài này cần thể hiện giọng mấy nhân vật
 ? Giọng đọc các nhân vật khác nhau ntn
 -Các nhóm thi đọc diễn cảm theo-HS luyện đọc phân vai theo nhóm
 vai
 + Lời người dẫn chuyện chậm rãi ( phần đầu chuyện) , nhanh hơn, bất ngờ, li kỳ ( phần sau ).
 + Lời Bu-ra-ti-nô thét, doạ nạt.
 + Lời lão Ba-ra- ba: Lúc đầu hoảng hốt, sau ấp úng, khiếp đảm
 + Lời cấo-li-xa: Chậm rãi,ranh mãnh.
-GV nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt nhất.
Luyện Thể dục
 Luyện tập các kiến thức trong tuần 16
I. Mục tiêu:
-Ôn luyện bài thể dục phát triển chung. YC tập tương đối thành thạo các động tác.
-Chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột
II. Hoạt động dạy học 
-Giới thiệu bài 
* HĐ1 Phần mở đầu;
 -HS xếp hàng, khởi động các khớp chân, tay, đầu gối, hông
 ? Nêu tên các động tác của bài thể dục đã học
 -Kiểm tra động tác bất kì của 1 số em
 -GV và HS nhận xét, đánh giá
* HĐ2: Phần cơ bản
 -Ôn bài TD phát triển chung
 + Luyện tập cả lớp
 + Luyện tập theo từng tổ-tổ trưởng điều khiển chung
 -GV bao quát lớp
 -Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột
* HĐ3: Gv tổng kết và nhận xét giờ học.
 Hoạt động ngoài giờ
 ( Cô Thạch triển khai chung toàn trường)
-
 .,

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16(2).doc