Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 (Bản tích hợp 3 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 (Bản tích hợp 3 cột)

 KHOA HỌC

KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

 - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí : Trong suốt, không mau, không mùi, không có hình dạng nhất định, không khí có thể bị nén lại và giãn ra

 - Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống : Bơm xe,.

II. CHUẨN BỊ : Giáo viên : Chuẩn bị tranh ảnh phục vụ cho bài dạy.

 Học sinh : Chuẩn bị chuẩn bị theo nhóm : 8- 10 quả bong bóng bay với hình dạng khác nhau. Bơm tiêm( bơm xe đạp).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 

doc 27 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 290Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 (Bản tích hợp 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009
TẬP ĐỌC
KÉO CO
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đọan diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài 
 - Hiểu nội dung : Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn , phát huy (trả lời được các CH trong SGK) .
II.CHUẨN BỊ: 
	Giáo viên: Chuẩn bị tranh minh hoạ bài dạy.
	Học sinh : Xem trước bài trong sách. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 Bài cũ: Tuổi ngựa.
H. Ngựa con đã nhắn nhủ mẹ điều gì ?
H. Điều gì hấp dẫn ngựa con trên những cánh đồng hoa?.
H.Nêu đại ý?
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
HĐ1: Luyện đọc:
(Dự kiến thời gian 10 phút)
+ Gọi 1 em đọc bài cho lớp nghe.
+Yêu cầu HS đọc phần chú thích.
+Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (đọc 3 lượt)
+Theo dõi, sửa khi HS phát âm sai, ngắt nhịp các câu văn chưa đúng.
+Yêu cầu từng cặp đọc bài.
+ Gọi một em đọc khá đọc toàn bài.
+ Giáo viên đọc bài cho HS nghe.	
HĐ2: Tìm hiểu nội dung:
(Dự kiến thời gian 10 phút)
Đoạn 1: Gọi 1 em đọc, nêu câu hỏi, nghe HS trả lời và chốt ý của đoạn.
H. Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?( kéo co phải có hai đội, thường thì số người hai đội phải bằng nhau, thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau, hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau, thành viên hai đội cũng có thể nắm chung một sợi dây thừng dài. Kéo co phải đủ ba keo. Đội nào kéo tuột được đội kia ngã sang vùng đất của đội mình nhiều keo hơn là thắng. 
+ Yêu cầu HS nêu ý đoạn 1 của bài.
Ý 1: Cách thức chơi kéo co.
Đoạn 2: Gọi 1 em đọc, nêu câu hỏi, nghe HS trả lời và chốt ý của đoạn.
H. Hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng ở Hữu Trấp?
( cuộc thi keo co ở làng Hữu Trấp rất đặc biệt so với cách thi thông thường. Ở đây cuộc thi kéo co diễn ra giữa bên nam và bên nữ. Nam khỏe hơn nữ rất nhiều. Thế mà có năm bên nữ thắng bên nam. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất vui. Vui vì không khí ganh đua rất sôi nổi, vui vẻ, tiếng trống, tiếng reo hò, cổ vũ rất náo nhiệt của những người cùng xem).
H. Nêu ý đoạn 2?
Ý 2: Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
Đoạn 3: Gọi 1 em đọc, nêu câu hỏi, nghe HS trả lời và chốt ý của đoạn.
H. Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ? (  chơi kéo co ở là tích sơn là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau, đàn ông trong giáp kép đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng).
H. Nêu ý đoạn 3?
Ý 3 : Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn.
+ Yêu cầu 1 em khá đọc toàn bài, lớp theo dõi và nêu đại ý của bài.
w Đại ý : Kéo co là trò chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ của người Việt Nam ta.
H. Ngoài kéo co em còn biết những trò chơi dân gian nào khác?(đấu vật, đu quay,)
HĐ3: Đọc diễn cảm.
(Dự kiến thời gian 10 phút)
- Giáo viên treo bảng phụ đoạn văn cần luyện đọc : “Hội làng Hữu Trấp  của người xem hội”.
+ Yêu cầu học sinh nêu cách đọc diễn cảm bài văn.
+ Yêu cầu 3-4 em thể hiện cách đọc.
+ Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm theo từng cặp.
+ Gọi 2 - 4 HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
3.Củng cố – dặn dò: 
- Yêu cầu học sinh đọc bài – Nêu đại ý.
-Nhận xét tiết học và dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn
- HS trả lời
Nhắc lại đề.
Cả lớp lắng nghe, đọc thầm.
Theo dõi vào sách.
3 em đọc nối tiếp nhau đến hết bài.
Đọc theo cặp.
1 em đọc, lớp lắng nghe.
Nghe và đọc thầm theo.
1 em đọc, lớp theo dõi vào sách.
2-3 em đại diện lớp lần lượt trả lời, mời bạn nhận xét và bổ sung thêm ý kiến.
-2-3 em nêu ý kiến.
1 em đọc, lớp theo dõi đọc thầm theo.
Nghe câu hỏi và 2-3 em đại diện trả lời từng câu hỏi, mời bạn nhận xét và bổ sung thêm ý kiến.
-2-3 em nêu ý kiến.
1 em đọc, lớp theo dõi đọc thầm theo. Nghe câu hỏi và 2-3 em trả lời.
- 2-3 trả lời.
Theo dõi và 2-3 em nêu trước lớp.
2 em lần lượt nhắc lại đại ý của bài.
- Cá nhân lần lượt trả lời.
-2-3 em nêu cách đọc.
- 3-4 em thực hiện, lớp theo dõi.
-Từng cặp luyện đọc diễn cảm.
-Lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 học sinh đọc bài.
 Nghe và ghi bài.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số 
- Giải toán có lời văn
- Bài tập cần làm : Bài : 1, Bài :2
II. CHUẨN BỊ : 
 - Gv + HS: xem trước bài trong sách.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra: Gọi 2 hs lên bảng thực hiện.
	6745 : 42	85712 : 41
2 Bài mới : 
	 - Giới thiệu bài – Ghi đề bài lên bảng 
HĐ :Luyện tập – Thực hành.
(Dự kiến thời gian 30 phút)
- Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học đọc đề, tìm hiểu yêu cầu của đề để hoàn thành bài tập1, 2 và 3.
- Gọi lần lượt từng HS lên bảng sửa bài.
- Yêu cầu HS đổi vở chấm đúng/sai theo gợi ý đáp án sau :
 Bài 1 : Đặt tính rồi tính :
4725 15 	 4674 82 4935 44
022 315 574 57 53 112
 075	 0 95
 0 07
35136 18 18408 52 17826 48
 171 1952 280 354 342 371
 93	 208 066
 36 0	 18
 0 
Bài 2 : - Yêu cầu học sinh đọc đề .
- Yêu cầu 2 học sinh thực hiện bước tìm hiểu đề tóm tắt đề, phân tích cách giải 1 học sinh lên bảng giải, cả lớp giải vào vở.
Tóm tắt
25 viên gạch : 1m2
1050 viên gạch : m2 ?
Bài 3: HD thêm
Giải:
Trung bình mỗi người làm được :
 855+920+1350) : 25 = 125 (sản phẩm)
 Đáp số :125 sản phẩm
- Yêu cầu HS chấm đúng - sai và báo cáo kết quả và nêu những thắc mắc nếu có.
3.Củng cố :
- Gọi 1 em đại diện lớp nhắc lại nội dung tiết học.
- Gv nhận xét tiết học.
4.Dặn dò :
- Về làm bài 4. Chuẩn bị:” Thương có chữ số 0”
 - HS lên làm
- Nhận xét
- Từng cá nhân thực hiện làm bài vào vở.
- Theo dõi và nêu nhận xét.
 2 em ngồi cạnh nhau thực hiện chấm bài.
- Chấm đúng – sai bằng chì.
-3 HS lên làm
- Học sinh đọc đề. Nêu yêu cầu của đề. Phân tích yêu cầu tìm hiểu đề Thực hiện bước tóm tắt.Giải bài vào vở. 
Giải:
Số mét vuông nền nhà lát được :
1050 : 25 = 42( m2)
Đáp số : 42 m2
- Đổi vở chấm đúng – sai.
- 1 em nhắc lại nội dung bài.
 - Theo dõi.
- Lắng nghe và ghi nhận.
 KHOA HỌC
KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
	- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí : Trong suốt, không mau, không mùi, không có hình dạng nhất định, không khí có thể bị nén lại và giãn ra
	- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống : Bơm xe,...
II. CHUẨN BỊ : Giáo viên : Chuẩn bị tranh ảnh phục vụ cho bài dạy.
	 Học sinh : Chuẩn bị chuẩn bị theo nhóm : 8- 10 quả bong bóng bay với hình dạng khác nhau. Bơm tiêm( bơm xe đạp).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ : 
H. Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật?
H. Nêu ghi nhớ của bài.
2.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề bài lên bảng. 
HĐ1 : Phát hiện màu, mùi, vị của không khí.
(Dự kiến thời gian 10 phút).
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, và trả lời câu hỏi với nội dung sau :
H. Em có nhìn thấy không khí không ? tại sao ?
H. Dùng mũi ngửi, dùng lưỡi nếm, em nhận thấy không khí có mùi gì ? Có vị gì ?
H. Đôi khi ta ngửi thấy một hương thơm hay một mùi khó chịu, đó có phải là mùi của không khí không?
Ví dụ : mùi nước hoa hay mùi của nước thải.
- Yêu cầu một vài nhóm trình bày, các nhóm nhận xét- Bổ sung, chốt :
Kết luận : không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
HĐ2: Chơi thổi bóng phát hiện hình dạng của không khí.
(Dự kiến thời gian 10 phút)
 - Tổ chức cho cả lớp thảo luận theo nhóm bàn. Yêu cầu nhóm trưởng báo cáo về số bóng mỗi nhóm đã chuẩn bị.GV phổ biến luật chơi : các nhóm có số bóng như nhau, cùng bắt đầu thổi bóng vào một thời điểm. Nhóm nào thổi bóng xong trước, bóng đủ căng mà không bị vỡ là thắng cuộc. 
- Yêu cầu các nhóm mô tả hình dạng của những quả bóng vừa được thổi.
GV nhận xét, kết luận : Không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó.
HĐ3 : Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn ra của không khí.
(Dự kiến thời gian 10 phút)
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm bàn , đọc mục quan sát trang 65 SGK, dùng bơm tiêm để mô tả thí nghiệm, thực hiện các nội dung sau :
	+ Dùng một tay bịt kín đầu dưới của chiếc bơm tiêm :trong chiếc bơm tiêm này có chứa đầy không khí.
	+ Dùng tay ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm tiêm : trong vỏ bơm tiêm vẫn còn chứa không khí, lúc này không khí vẫn còn và nó bị nén lại dưới sức nén của thân bơm.
+ Khi thả tay ra, thân bơm trở về vị trí ban đầu, không khí cũng trở về dạng ban đầu khi chưa ấn thân bơm vào, lúc này không khí đã dãn ra ở vị trí ban đầu.
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm.
- Hoạt động cả lớp : 
H. Tác động lên chiếc bơm như thế nào để chứng minh không khí có thể bị nén lại và giãn ra?
* GV chốt : Nhấc bơm lên để không khí tràn vào đầy thân bơm rồi ấn thân bơm xuống để không khí nén lại dồn vào ống dẫn rồi lại nở ra khi vào đến quả bóng làm cho quả bóng càng phồng lên.
H. Trong thực tế đời sống con người đã ứng dụng tính chất của không khí vào những việc ... 
- Học sinh đọc đề. Nêu yêu cầu của đề. Phân tích yêu cầu tìm hiểu đề Thực hiện bước tóm tắt.Giải bài vào vở. 
-1 em lên làm
- Thực hiện làm vở.
- HS lên bảng thực hiện.
- Đổi vở chấm đúng – sai.
- 1 em nhắc lại nội dung bài.
 - Theo dõi.
- Lắng nghe và ghi nhận.
ANH VĂN : Cô HUỆ DẠY
----------------------------------------------
Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2009.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT( Bài viết)
I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT 
	- Dựa vào dần ý đã lập ( TLV, tuần 15), biết được một bai văn miêu tả đồ chơi em thích với 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
	GV: Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ.
	HS: Đọc trước bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh . 
 3. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đề .
HĐ1 : Đọc đề, tìm hiểu.
(Dự kiến thời gian 5 phút)
- Yêu cầu 1 em đọc đề, 4 học sinh đọc nối tiếp gợi ý SGK.
- Yêu cầu nhóm đôi hỏi – đáp, tìm hiểu đề.
- Gọi 2 em thể hiện trước lớp.
* Chốt ý ; 
. Thể loại : miêu tả.
. Kiểu bài : tả đồ vật
. Đối tượng tả : tả đồ chơi mà em thích.
- Gạch dưới từ quan trọng.
HĐ2 : Học sinh thực hành 
(Dự kiến thời gian 25 phút)
- Nhắc nhở học sinh trước khi làm bài (Lưu ý cách mở bài, kết bài, dùng từ, diễn đạt ý câu, trình bày bố cục bài cân đối). 
	- Yêu cầu mỗi cá nhân thực hành làm bài vào vở.
3.Củng cố: Thu bài và nhận xét tiết học.
4 Dặn dò: Xem lại ghi nhớ trong sách. Chuẩn bị tiết sau.
- HS trinh bày
1 em đọc đề, lớp theo dõi. 4 học sinh thực hiện đọc.
- Nhóm 2 em thực hiện. 
 2 em thực hiện, lớp theo dõi.
Nhắc lại các ý.
Theo dõi, lắng nghe.
Mỗi cá nhân thực hiện làm bài.
Lắng nghe.
Ghi bài và chuẩn bị chuyển tiết.
TOÁN
CHIA CHO SỐ CÓ CÓ BA CHỮ SỐ(TT)
I. YÊU CẦU CÂN ĐẠT : 
	- Biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số ( chia hết, chia có dư)
	- Bài tập cần làm : Bai1, Bài 2 (b)
II. CHUẨN BỊ : GV :Các dạng bài tập 
 HS : Xem trước bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: Tính bằng hai cách
3332 : ( 4 x 49) = 3332 : 196 = 17
	3332 : ( 4 x 49) = 3332 : 4 : 49 
	 	 = 833 : 49 = 17
-Nhận xét và ghi điểm cho học sinh
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
HĐ1 : Cung cấp kiến thức.
(Dự kiến thời gian 13 phút)
- Yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức đã học về phép chia cho số có 3 chữ số để thực hiện linh hoạt các phép chia sau : 
	Ghi ví dụ 41535 : 195 = ? lên bảng.
 41535 195 * Chia theo thứ tự từ trái sang phải
 0253 213	 
 0585 Phép chia hết.
 000	 	 
	 * Thử lại: 213 x 195 = 41535
-Gọi 1 em nhắc lại cách chia.
-Yêu cầu mỗi cá nhân vận dụng cách chia ở ví dụ trên để thực hiện phép chia sau :
	80120 : 245 = ? 
-Gọi 1 em thực hiện ở bảng.
-Nhận xét và chốt cách tính đúng.
 80120 245	* Chia tương tự như trên.
 0662 327	 Thực hiện từ trái sang phải.
 1720	
 005	
	Thử lại : 327 x 245 + 5 = 80120
HĐ2 : Thực hành.
(Dự kiến thời gian 17 phút)
-	Giao cho HS vận dụng kiến thức đã học làm bài1, 2 , 4 vào vở.
-Theo dõi và giúp đỡ thêm cho học sinh.
-Gọi lần lượt từng em lên bảng sửa bài.
-Chấm và nhận xét, sửa bài ở bảng theo gợi ý đáp án sau :
Bài 1 : Đặt tính rồi tính	 	 
 62321 307 81350 187
 0921 203 0655 435
 000	 	 	 0940 	
	 005
Bài 2 : tìm x 
	x x 405 = 86265	89658 : x = 293
	x = 86265 : 405	 x = 89658 : 293
	x =213 	 x=306
Bài 3 HD thêm - Yêu cầu học sinh đọc đề .
- Yêu cầu 2 học sinh thực hiện bước tìm hiểu đề tóm tắt đề, phân tích cách giải 1 học sinh lên bảng giải , cả lớp giải vào vở.
 Tóm tắt.
	305 ngày : 49 410 sản phẩm
1 ngày :  sản phẩm
Giải
Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất là :
49 410 : 305 = 162 (sản phẩm)
Đáp số : 162 sản phẩm
-Yêu HS sửa bài và nêu những thắc mắc nếu có
3 Củng cố : Gọi 1 học sinh nhắc lại các bước thực hiện chia cho số có ba chữ số. 
 Giáo viên nhận xét tiết học.
- HS lên làm
Theo dõi, lắng nghe.
Quan sát.
Theo dõi và nêu ý kiến nếu có.
1 em nhắc lại.
Từng cá nhân thực hiện trên nháp.
Theo dõi bạn thực hiện.
Theo dõi và đối chiếu với bài làm của mình.
Thực hiện đọc đề .
Từng cá nhân thực hiện.
Lần lượt lên bảng sửa bài.
Theo dõi.
- Lớp thực hiện làm bài
2HS lên bảng thực hiện.
- HS thực hiện
Học sinh đọc đề. Nêu yêu cầu của đề. Phân tích yêu cầu tìm hiểu đề Thực hiện bước tóm tắt.Giải bài vào vở. 
Thực hiện sửa bài và nêu những thắc mắc nếu có
1 em nhắc.
 cả lớp theo dõi.
ĐỊA LIÙ
THỦ ĐÔ HÀ NỘI
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội :
	+ Thanh phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
	+ Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của đất nước.
	- Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ ( lược đồ)
II. CHUẨN BỊ :	
	Giáo viên : Bản đồ hành chính.
	Học sinh : Sưu tầm tranh ảnh về Hà Nội.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra	:Bài : “ Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ”.
H: Kể tên một số nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ ?
H: Hãy mô tả qui trình làm ra một sản phẩm gốm?
H: Nêu ghi nhớ của bài?
2.Bài mới	: Giới thiệu bài – Ghi đề.
HĐ1 : Tìm hiểu về vị trí của thủ đô Hà Nội- Đầu mối giao thông quan trọng.
(Dự kiến thời gian 10 phút)
- Giáo viên treo bản đồ Việt Nam. Yêu cầu hs lên chỉ Hà Nội trên bản đồ.
- Treo tranh ảnh về một số cảnh ở Hà Nội. Yêu cầu thảo luận nhóm 4 em với nội dung cụ thể sau :
	w Chỉ vị trí của Hà nội trên lược đồ và cho biết Hà Nội giáp những tỉnh nào?
	w Cho biết Hà Nội có thể đi tới các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào?
- Tổ chức cho các nhóm trình bày.
 Chốt kiến thức:
	-Hà Nội giáp ranh với Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc.
	- Từ Hà Nội có thể đi đến các nơi khác bằng : đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường hàng không.
	- Yêu cầu 2-3 học sinh lên chỉ vị trí của Hà Nội trên bản đồ Việt Nam và lược đồ Hà Nội.
=> Thủ đô hà Nội nằm ở trung tâm ĐBBB, có sông hồng chảy qua, rất thuận lợi để thông thương với các vùng. Từ Hà Nội có thể đến nơi khác bằng nhiều phương tiện khác nhau. Hà Nội được coi là đầu mối giao thông quan trọng của ĐBBB, miền Bắc và cả nước.
HĐ 2 : Tìm hiểu về thành phố cổ.
(Dự kiến thời gian 10 phút)
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm 2 trả lời các câu hỏi sau :
1. Hà Nội được chọn làm kinh đô của nước ta từ năm nào? Lúc đó có tên là gì?
2. Quan sát các hình 3-4, hãy cho biết khu phố cũ và khu phố mới có gì khác nhau?
- Yêu cầu các nhóm trình bày, GV nhận xét, chốt :
	Hà Nội được chọn là thủ đô của nước ta vào năm 1010 với tên gọi Thăng Long và đến năm 1823 đổi là Hà Nội.
	Các cảnh đẹp ở Hà Nội : Có nhiều phố phường, nhiều di tích lịch sử như chùa Một cột, đền Ngọc Sơn, Văn Miếu Hà Nội ngày nay càng được mở rộng với đường phố và nhà cao tầng
 - HS trả lời
Lắng nghe và nhắc lại đề
Cả lớp quan sát, 3-4 em thực hiện.
- Hoạt động nhóm 4 em thảo luận dựa vào SGK và tranh ảnh. Cử thư kí ghi kết quả, từng thành viên trình bày trong nhóm.
- Các nhóm cử lần lượt đại diện của nhóm trình bày.
-2-3 hs thực hiện.
- Thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi.
- Gọi 2-3 nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi – bổ sung.
Phố cổ Hà Nội
Phố mới Hà Nội
Đặc điểm tên phố
Gắn với những hoạt động sản xuất buôn bán trước đây ở phố đó.
Thường được lấy tên các danh nhân
Đặc điểm nhà cửa
-Nhà thấp, mái ngói
- Kiến trúc cổ kính
-Nhà cao tầng
-Kiến trúc hiện đại.
Đặc điểm đường phố
-Nhỏ, chật hẹp
- Yên tĩnh
-To, rộng
- Nhiều xe cộ đi lại.
HĐ3 : Hà Nội - trung tâm chính trị – văn hóa – khoa học và kinh tế lớn của cả nước.
(Dự kiến thời gian 10 phút)
- Yêu cầu học sinh dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết của bản thân theo luận theo nhóm bàn với gợi ý sau :
* Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là :
+ Trung tâm chính trị.
+Trung tâm kinh tế.
+Trung tâm văn hoá khoa học.	
- Yêu cầu một số nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung.
a.Các cơ quan trung ương của nước ta đều tập trung ở Hà Nội. Hà Nội là nơi thường xuyên có những cuộc họp quan trọng của nhà nước để định ra đường lối xây dựng đất nước. Hà Nội có Văn Miếu, trường đại học đầu tiên của nước ta. Ngày nay, Hà Nội là nơi tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, viện bảo tàng của cả nước.
	b. Nhiều trung tâm thương mại giao dịch kinh tế trong và ngoài nước được đặt tại Hà Nội như : Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bưu điện Trung ương, Hà Nội còn là trung tâm công nghiệp, làm ra nhiều mặt hàng được tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước và xuất khẩu,
H. Hãy kể tên các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử?	
3 Củng cố: Gọi 2 học sinh đọc phần ghi nhớ.
H: Hãy kể 1 số phố cổ ở Hà Nội mà em biết?
 Nhận xét tiết học.
- Quan sát tranh, thực hiện thảo luận theo nhóm bàn.
- 3-4 nhóm trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Hồ Hoàn Kiếm, Phủ Tây Hồ, chùa Trấn Quốc, chùa Láng,
2 học sinh thực hiện nêu.
2-3 học sinh đọc.
Theo dõi. lắng nghe
MỸ THUẬT : THẦY HẢI DẠY
----------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_16_nam_hoc_2010_2011_ban_tich_hop_3_cot.doc