Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 (Dạy buổi chiều)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 (Dạy buổi chiều)

I. Mục đích, yêu cầu:

 - Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Kéo co.

 - Tìm và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ viết lẫn (r/d/gi) đúng với nghĩa đã

 cho.

II. Đồ dùng dạy học.

 - Giấy, bút dạ.

III. Các hoạt động dạy học:

A, Kiểm tra bài cũ:

 

doc 8 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 291Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 (Dạy buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Ngày soạn:Thứ bảy ngày 27 tháng 11 năm 2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2010
Tiết 13: 	Tập đọc
Ôn: Kéo co
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Đọc trôi chảy, trơn tru toàn bài. Đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng.
	- Hiểu các từ ngữ trong bài.
	- Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Tranh minh hoạ trong sgk phóng to ( nếu có ).
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Đọc bài : kéo co và TLCH
- 2 Hs đọc và trả lời câu hỏi, lớp nhận xét
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Bằng tranh.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc:
- Đọc toàn bài:
- 1 hs khá, lớp theo dõi.
- Đọc nối tiếp: 2 lần; 
- 3 Hs đọc.
- 3 Hs khác.
- Đọc toàn bài, nêu cách đọc đúng?
- 1 Hs đọc, lớp nghe nx:
+ Đọc phát âm đúng, ngắt, nghỉ hơi đúng (nhanh tự nhiên ) trong câu sau: Hội làng Hữu Trấp/ ...Có năm/ bên nam thắng, có năm bên nữ thắng;
- Gv đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài;
- Đọc lướt đoạn 1, trả lời:
- Cả lớp :
? Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì?
- ...cách chơi kéo co.
? Em hiểu cách chơi kéo co ntn?
- Kéo co phải có 2 đội, thường thì số người 2 đội bằng nhau, thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau, 2 người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau, thành viên 2 đội cũng có thể nắm chung 1 sợi dây thừng dài. Kéo co phải đủ 3 keo...
? ý đoạn 1?
- ý 1: Cách thức chơi kéo co.
- Đọc thầm Đ2 
- Hs thi giới thiệu:
? Giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp?
Nêu ý đoạn 2 giới thiệu gì?
- Đọc lướt đoạn 3, trả lời:
Là cuộc thi khác biệt. Đó là cuộc thi khác biệt giữa bên nam và bên nữ. Nam là phái mạnh thì phải khoẻ hơn nữ. Thế mà có năm bên nam thắng, vậy mà có năm bên nữ lại thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì rất vui...
ý 2: Cách thức chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
? Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt? 
- Là cuộc thi giữa trai tráng 2 giáp trong làng. Số lượng không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng.
? Theo em trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui?
- Vì có đông người tham gia, không khí ganh đua sôi nổi,...
? Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác?
- ...Đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi, đánh gồng, chọi gà...
? Nêu ý đoạn 3?
- Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn.
? Nội dung chính của bài?
- ý chính: Giới thiệu kéo co là trò chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ của người VN ta.
c. Đọc diễn cảm:
- Đọc nối tiếp từng đoạn?
- 3 Hs đọc.
? Tìm giọng đọc thích hợp?
- Toàn bài đọc giọng sôi nổi, hào hứng. Nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm: thượng võ, nam, nữ, rất là vui, ganh đua, hò reo, khuyến khích, nổi trống, không ngớt lời.
- Luyện đọc đoạn2:
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc:
- Cá nhân đọc, nhóm đọc.
- Lớp nhận xét, chọn bạn đọc tốt.
- Gv nx chung.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nêu nội dung bài.
	- Nx tiết học. Vn đọc lại bài, kể cho người thân nghe.
Tiết 49: 	Toán 
Luyện tập
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh rèn kĩ năng:
	- Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.
	- Giải bài toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Tính : 75 480 : 75 ; 12 678 : 36
- 2 Hs lên bảng làm, lớp làm nháp.
- Gv cùng hs nhận xét, chữa bài.
B, Giới thiệu bài mới.
Bài 1.Đặt tính rồi tính:(làm dòng 1,2)
- Hs đọc yêu cầu, tự làm bài vào vở.
- 2 Hs lên bảng chữa bài, mỗi hs 2 phép tính.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
Bài 2. Bài toán:
- Hs đọc, tự tóm tắt bài toán rồi giải:
Gọi HS nêu Y/C
Bài giải:
Số dầu xe thứ nhất chở được là:
27 x 20 = 540 (lit)
Số dầu xe thứ 2 chở được là:
540 + 90 = 630(lit)
Bài 3: HS nêu Y/C tự làm bài rồi chữa
Số thùng dầu xe thứ 2 chở được là:
630 : 45 = 14 (thùng)
Đáp số: 14 thùng
- Yc hs làm bài vào vở Bt:
- Gv chấm, cùng hs nx, chữa bài.
- Cả lớp làm bài, 1 hs chữa bài. 
C, Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học. 
	- BTVN Làm BT 4 vào vở thực hiện phép chia cho đúng.	
Ngày soạn:Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2010
Ngày giảng: Thứ tư ngày 01 tháng 12 năm 2010
Tiết 50: 	toán 
Ôn: Chia cho số có ba chữ số 
I. Mục tiêu:
- Giúp hs biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số.
II. Đồ dùng dạy học: Các tấm phiếu
III. Các hoạt động dạy học:
A, Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài 1b.
- 3 hs lên bảng làm bài, lớp đổi chéo vở kiểm tra. 
- Gv cùng lớp nx, chữa bài.
B, Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Thực hành:
Bài 1. Đặt tính rồi tính.
- Hs tự làm bài vào vở, 2 hs lên bảng chữa bài.
- Gv cùng hs nx chữa bài.
- Kq : 17
 25 (dư 300)
 7
 8 dư 10
Bài 2. HS nêu bài toán
bài giải:
đổi 924 tấn = 9240 tạ
Trung bình mỗi chuyến xe chở được số hàng là:
9240 : 264 = 35 (tạ)
đáp số: 35 tạ hàng
Bài 3: Tính bằng 2 cách
- Hs tự làm bài:
a. 2555 : 365 + 1825 : 365 = 7 + 5
 = 12
2555 : 365 + 1825 : 365 
= (2555 + 1825) : 365 
= 4380 : 365 = 12
b. Làm tương tự 
3. Củng cố, dặn dò:
Nx tiết học. BTVN bài 1b.
Tiết 13: Chính tả (nghe – viết )
Kéo co
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Kéo co.
	- Tìm và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ viết lẫn (r/d/gi) đúng với nghĩa đã 
 cho.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Giấy, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học:
A, Kiểm tra bài cũ:
Viết: Trốn tìm, cắm trại, chọi dế, trung thu, ...
- 2 Hs lên bảng viết, lớp viết nháp.
- Gv cùng hs nx, chốt từ viết đúng.
B, Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ,YC.
2. Hướng dẫn học sinh nghe, viết.
- Đọc đoạn văn viết trong bài Kéo co: Hội làng Hữu Trấp...chuyển bại thành thắng.
- 1 hs đọc, lớp theo dõi.
- Đọc thầm tìm từ khi viết còn dễ viết sai.
- Cả lớp đọc thầm. Tìm từ viết sai, lớp luyện viết nháp, 1 số em lên bảng viết. 
- Gv nhắc hs lưu ý cách trình bày bài, chú ý danh từ riêng.
- Gv đọc cho HS viết bài
- Hs viết bài.
- Gv đọc toàn bài.
- Hs soát lỗi.
- Gv chấm bài
- Hs đổi chéo vở soát lỗi.
- Gv cùng hs nx chung.
3. Bài tập.
Bài tập 2a.
- Hs đọc thầm yc của bài, làm vở BT, một số hs làm phiếu.
- Trình bày :
- Hs tiếp nối nhau nêu kết quả, dán phiếu.
- Gv cùng hs nx, chốt lời giải đúng.
- Hs đọc lời giải đúng.
a. + Nhảy dây
 + Múa rối
 + Giao bóng ( đối với bóng bàn, bóng chuyền)
4. Củng cố, dặn dò.
	- Gv nx tiết học.
	- VN đố em nhỏ tìm đúng lời giải BT2a.
Ngày soạn : Thứ ba ngày 30 tháng 11 năm 2010
Ngày giảng: Thứ năm ngày 02 tháng 12 năm 2010
Tiết 51: 	Toán 
 Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp Hs rèn kĩ năng:
- HS biết chia cho số có 3 chữ số.
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài 1 (tr 89)
- 2 Hs lên bảng làm bài. Lớp đỏi chéo vở kiểm tra.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
B, Bài mới.
Bài 1. Đặt tính rồi tính 
- Lớp tự làm bài vào vở, 2 hs lên bảng chữa bài.
KQ: 6 ; 38 ; 30 dư 30;
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
Bài 2. Viết số thích hợp vào ô trống
Cho HS làm bài theo nhóm đôi
Bài 3: Gọi HS đọc bài toán
Bài 4: HS nêu Y/C tự làm bài rồi chữa
- Đọc yêu cầu
- HS tự làm bài rồi chữa bài
HS nêu bài toán, 1 HS làm bảng lớp, lớp làm VBT
Bài giải:
Số phút vòi nước chảy vào bể là:
65 + 70 = 135 (phút)
Trung bình mỗi phút vòi nước chảy vào bể là:
(900 x 65) + (1125 x 70) : 135 = 15 lít
Đáp số: 15 lít nước
KQ: Vậy x là các số 50;60;70;80;90
C, Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học; BTVN bài 1 dòng cuối.
Tiết 13: 	Luyện từ và câu 
Ôn: Câu kể
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Hiểu thế nào câu kể, tác dụng của câu kể.
	- Biết tìm câu kể trong đoạn văn; biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày
 ý kiến.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Giấy khổ to, bút dạ.
	- Phiếu khổ to viết những câu văn BT1- luyện tập.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là câu kể
- 2 Hs trình bày, lớp nghe, nx.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ,YC cần đạt.
2. Phần nhận xét.
Bài 1. 
- 1 Hs đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, phát biểu.
- Câu in đậm trong đoạn văn:
- ...là câu hỏi về một điều cha biết. Cuối câu có dấu chấm hỏi.
Bài 2. 
- 1 Hs đọc yêu cầu bài.
- Đọc lần lợt những câu còn lại trong đoạn văn trên, cho biết dùng để làm gì và cuối câu có dấu gì?
- Hs đọc lần lợt từng câu:
+ Câu 1: Giới thiệu Bu-ra-ti-nô.
+ Câu 2: Miêu tả chú có cái mũi dài.
+ Câu 3: Kể về 1 sự việc.
- Cuối các câu trên đều có dấu chấm.
- Đó là các câu kể.Câu kể dùng để làm gì?
- Kể, tả, giới thiệu về sự vật, sự việc.
Bài 3. 
- Hs đọc yc, trả lời miệng.
- Chốt lời giải đúng, dán lên bảng.
- Câu 1,2 : Kể về Ba-ra-ba.
- Câu 3: Nêu suy nghĩ của Ba-ra-ba.
? Các câu kể trên còn dùng để?
- ...Nói lên ý kiến hoặc tâm t tình cảm của mỗi ngời.
3. Phần ghi nhớ:
- 2,3 Hs đọc.
4. Phần luyện tập.
Bài 1. Tổ chức cho Hs đọc yc bài và thảo luận theo nhóm 2.
- Gv phát phiếu.
- Hs thực hiện theo yêu cầu. Làm bài vào vở BT. 2 nhóm làm phiếu.
- Trình bày:
- Lần lợt các nhóm nêu miệng, dán phiếu, lớp nx, trao đổi.
- Gv nx chốt lời giải đúng.
- Hs nêu lại.
Câu 1: Kể sự việc.
Câu 2: Tả cánh diều.
Câu 3: Kể sự việc và nói lên tình cảm.
Câu 4: Tả tiếng sáo diều.
Câu 5: Nêu ý kiến nhận định.
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu.
- Làm mẫu: b.Tả chiếc bút em đang dùng.
- Em có một chiếc bút bi rất đẹp. Chiếc bút dài, mùa xanh biếc.
- Yc h/s viết 3-5 câu kể theo 1 trong 4 đề bài sgk. 
- Hs làm bài cá nhân vào nháp, một số em làm phiếu.
- Trình bày:
- Lần lợt hs nêu miệng, dán phiếu.
- Gv cùng hs nx, chung.
5. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học.
	- BTVN : Hoàn chỉnh BT 2 vào vở.
Ngày soạn : Thứ tư ngày 01 tháng 12 năm 2010
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 03 tháng 12 năm 2010
Tiết 52: 	 Toán 
Ôn: Chia cho số có ba chữ số (tiếp)
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có 3 chữ số.
II. Các hoạt động dạy học:
A, Kiểm tra bài cũ:
Chữa bài 1 dòng cuối:
- 2 Hs lên bảng làm, lớp đổi chéo vở kiểm tra.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
B, Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Thực hành:
Bài 1. Đặt tính rồi tính:
- 2 Hs lên bảng tính, lớp làm bài vào nháp.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
- Kq: 136; 205; 510 dư 10
Bài 2. Gọi HS nêu bài toán
- Hs làm bài rồi chữa
bài giải:
Chiều dài của khu B là(bằng chiều dài khu A):
112564 : 263 = 428 (m)
Diện tích khu B là:
428 x 362 = 154936 (m2)
Đáp số: 154936 (m2)
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
Bài 3: Tính bằng 2 cách
HS + GV NX chữa bài
HS nêu Y/C, 2 HS làm bảng lớp, lớp làm nháp
3. Củng cố, dặn dò:
Nx tiết học. Vn làm bài tập VBT.
 Tiết 13: 	 Tập làm văn 
Ôn: Luyện tập miêu tả đồ vật.
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Dựa vào dàn ý đã lập trong bài TLV tuần 15, Hs viết đợc một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài.
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
B, Bài mới:
1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC.
2. Chuẩn bị bài viết:
Đề bài: Tả một đồ chơi mà em thích.
- Hs đọc đề bài.
- Đọc 4 gợi ý trong sgk/ 162.
- 4 Hs đọc.
- Đọc dàn ý của mình tuần trớc?
- 2 Hs đọc, lớp đọc thầm lại.
? Chọn mở bài trực tiếp hay gián tiếp?
- 1 số Hs trình bày mở bài trực tiếp, gián tiếp.
- Viết từng đoạn thân bài (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn)
- Hs đọc thầm lại mẫu.
- Lu ý câu mở đầu đoạn trong mẫu:
- 1,2 Hs làm mẫu câu mở đầu đoạn bài của mình.
+VD: Gấu bông của em trông rất đáng yêu.
- Chọn cách kết bài?
- Một vài hs nêu cách kết bài mình chọn theo cách mở rộng hay không mở rộng.
3. HS viết bài:
- Viết bài vào vở.
4. Củng cố, dặn dò.
	- GV thu bài, nx tiết học.
tiết 16:	Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần 16
I. yêu cầu:
- H nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 16
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
II. Lên lớp:
1/ Nhận xét chung:
	- Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao, đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn
	- Thực hiện tương đối tốt nội quy của nhà trường.
	- Đã có tiến bộ trong học tập:
+ Về tính toán:
	+ Về viết chữ:
	- Vệ sinh lớp sạch sẽ.
	- Có ý thức tự quản, tự giác tương đối tốt.
	 *Tồn tại:
	- Đi học hay quên đồ dùng:
	- Trong lớp hay nói tự do:
	- Lười làm bài:
	2/ Phương hướng tuần 17:
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 16
- Tiếp tục rèn chữ và cách tính toán cho vài học sinh.
- Thường xuyên kiểm tra việc học và làm bài ở nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_16_nam_hoc_2010_2011_day_buoi_chieu.doc