Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 (Bản 2 cột tổng hợp các môn)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 (Bản 2 cột tổng hợp các môn)

I. MỤC TIÊU :

- Nêu được ích lợi của lao động.

- Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.

- Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.

* HSKG:Biết được ý nghĩa của lao động.

* Bỏ từ Vì sao ; Ghi nhớ bỏ câu: Lười lao động là đáng chê trách.

* Giảm tải: Không yêu cầu HS tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm về tấm gương lao động của các anh hùng lao động ;có thể cho HS kể về sự chăm chỉ lao động của mình hoặc của các bạn trong lớp ,trong trường

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

Một số câu ca dao tục ngữ ca ngợi lao động.

- Bảng màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

A. BÀI MỚI:

HS1: Vì sao phải biết ơn thầy giáo, cô giáo ?

HS2: Nêu một số việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy, cô giáo ?

Nhận xét đánh giá.

B. BÀI MỚI: Giới thiệu bài và ghi đề lên bảng.

 

doc 29 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 (Bản 2 cột tổng hợp các môn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2011
TẬP ĐỌC : (Tiết 31) KÉO CO
I. MỤC TIÊU :
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
- Hiểu nội dung bài : Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ, phát huy. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa bài TĐ SGK/154.Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 A. BÀI CŨ: 
- Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng 8 dòng thơ trong bài thơ Tuổi ngựa và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
* GV nhận xét, ghi điểm.
B. BÀI MỚI: 	
1. Giới thiệu bài : Kéo co là một trò chơi vui mà người Việt Nam ta ai cũng biết. Nhưng luật chơi kéo co ở mỗi vùng không giống nhau. Bài tập đọc Kéo co sẽ giới thiệu với các em cách chơi kéo co ở một số địa phương trên đất nước ta.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
- HS trả lời
a) Luyện đọc
- Gọi HS đọc toàn bài. Chú ý giọng đọc, toàn bài đọc với giọng sôi nổi, hào hứng.
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt).
- Luyện đọc câu khó : Hội làng Hữu Trấp / thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm / bên nam thắng, có năm / bên nữ thắng.
- 1 em đọc.
- HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự.
Đoạn 1 : Kéo co ... bên ấy thắng.
Đoạn 2 : Hội làng Hữu Trấp ... người xem hội.
Đoạn 3 : Làng Tích Sơn ... thắng cuộc.
- Gọi HS giải nghĩa từ phần chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 em đọc.
- đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu. 
b) Tìm hiểu bài 
- YC HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
- HS đọc thầm, trả lời câu hỏi.
+ Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì ?
+ Giới thiệu cách chơi kéo co.
+ Em hiểu cách chơi kéo co ntn ?
- Ghi ý chính đoạn 1 : Cách thức chơi kéo co.
+ Kéo co phải có hai đội, thường thì số người hai đội phải bằng nhau, thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau, hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau, thành viên hai đội cũng có thể nắm chung một sợi dây thừng dài, kéo co phải đủ ba keo. Mỗi đội kéo mạnh đội mình về sau vạch ranh giới ngăn cách hai đội. Đội nào kéo tuột được đội kia ngã sang vùng đất của đội mình hai keo trở lên là thắng.
- YC HS đọc đoạn 2 trả lời câu hỏi.
- Lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi.
+ Đoạn 2 giới thiệu điều gì ?
+ Đoạn 2 giới thiệu cách thức chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
+ Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp ?
+ Cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp rất đặc biệt so với cách thức thi thông thường, ở đây cuộc thi kéo co diễn ra giữa bên nam và bên nữ. Nam khỏe hơn nữ rất nhiều. Thế mà có năm bên nữ thắng được bên nam đấy. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất vui. Vui vì không khí ganh đua rất sôi nổi, vui vẻ, tiếng trống, tiếng reo hò, cổ vũ rất náo nhiệt của những người xem.
- Gọi HS đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi.
- Lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi.
+ Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ?
+ Chơi kéo co ở làng Tích Sơn là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng.
+ Em đã thi kéo co hay xem kéo co bao giờ chưa ? Theo em, vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui ?
+ Trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui vì có rất đông người tham gia, không khí ganh đua rất sôi nổi, những tiếng hò reo khích lệ của rất nhiều người xem.
+ Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác ?
+ Những trò chơi dân gian : đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi, đánh goòng, chọi gà ...
c) Đọc diễn cảm.
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc, lớp theo dõi tìm giọng đọc hay.
- Treo bảng phụ đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm: Hội làng Hữu Trấp.của người xem hội.
- Luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Nội dung chính bài là gì ?
- Hỏi : Trò chơi kéo co có gì vui ?
- Cần phải giữ tình cảm trong khi chơi, không gây đố kị.
Bài sau : Trong quán ăn “Ba cá bống”
- HS thi đọc.
TOÁN : (Tiết 76) LUYỆN TẬP (Tr 84)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.
- Giải bài toán có lời văn.
- Bài tập cần làm: 1 (dòng 1, 2) ; bài 2.
* HS khá, giỏi làm bài 1 dòng 3,3; 4
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
BÀI CŨ : Đặt tính rồi tính:
HS1: 25898 : 23 = 1126 HS2: 92187 : 41 = 2248 dư 19
BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài : Giờ học toán hôm nay các em sẽ rèn luyện kĩ năng chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số và giải các bài toán có liên quan.
2. Hướng dẫn luyện tập
- HS thực hiện
* Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài làm bạn trên bảng
* HSKG:Làm thêm dòng 3
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi em làm 1 con tính, lớp làm vào BC.
a) 315 ; 57 b) 1952 ; 354
* Bài 2: Gọi HS đọc đề bài.
- 1 em đọc. 1 HS lên bảng làm bài, 
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải bài toán.
lớp làm bài vào vở BT.
Tóm tắt : 25 viên : 1m2
 1050 viên : ... m2
Bài giải
Số mét vuông nền nhà lát được là :
1050 : 25 = 42 (m2)
ĐS : 42m2
* Bài 3: Hướng dẫn HS khá, giỏi
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- 1 em đọc.
+ Muốn biết trong cả ba tháng trung bình mỗi người làm được bao nhiêu sản phẩm chúng ta phải biết được gì ?
+ Sau đó ta thực hiện phép tính gì ?
+ Phải biết được tổng số sản phẩm đội đó làm trong cả ba tháng.
+ Thực hiện phép tính chia tổng số sản phẩm cho tổng số người.
- Yêu cầu HS làm bài.
Bài giải
Số sản phẩm cả đội làm trong ba tháng là :
855 + 920 + 1350 = 3125 (sản phẩm)
Trung bình mỗi người làm được là :
3125 : 25 = 125 (sản phẩm)
ĐS : 125 sản phẩm.
* Bài 4: Hướng dẫn HS khá, giỏi
- Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi : Muốn biết phép tính sai ở đâu chúng ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS về nhà làm
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập.
Bài sau : Thương có chữ số 0.
- Chúng ta phải thực hiện phép chia sau đó so sánh từng bước thực hiện với cách thực hiện của đề bài để tìm bước tính sai.
ĐẠO ĐỨC : (Tiết 16) YÊU LAO ĐỘNG (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU : 
- Nêu được ích lợi của lao động.
- Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
- Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
* HSKG:Biết được ý nghĩa của lao động.
* Bỏ từ Vì sao ; Ghi nhớ bỏ câu: Lười lao động là đáng chê trách.
* Giảm tải: Không yêu cầu HS tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm về tấm gương lao động của các anh hùng lao động ;có thể cho HS kể về sự chăm chỉ lao động của mình hoặc của các bạn trong lớp ,trong trường
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Một số câu ca dao tục ngữ ca ngợi lao động.
- Bảng màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. BÀI MỚI:
HS1: Vì sao phải biết ơn thầy giáo, cô giáo ?
HS2: Nêu một số việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy, cô giáo ?
Nhận xét đánh giá.
B. BÀI MỚI: Giới thiệu bài và ghi đề lên bảng.
	HOẠT ĐỘNG DẠY	
HOẠT ĐỘNG HỌC
* Hoạt động 1 : Liên hệ bản thân.
- Ngày hôm qua, em đã làm được những công việc gì ?
- HS trả lời.
* Kết luận : Như vậy, trong ngày hôm qua, nhiều bạn trong lớp chúng ta đã làm được nhiều công việc khác nhau. Bạn Pê-chi-a của chúng ta cũng có một ngày của mình, nhưng chúng ta sẽ tìm hiểu xem bạn Pê-chi-a đã làm được những gì qua câu chuyện “Một ngày của Pê-chi-a”.
* Hoạt động 2 : Phân tích truyện “Một ngày của Pê-chi-a”.
- Đọc lần 1 câu chuyện “Một ngày của Pê-chi-a”.
HS đọc chuyện
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi SGK.
- Tiến hành thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày kết quả.
1. Hãy so sánh một ngày của Pê-chi-a với những người khác trong truyện ?
- Trong khi mọi người trong truyện hăng say làm việc (như người lái máy cày xới đất, mẹ Pê-chi-a hái quả chín đóng vào hòm, người công nhân lái máy liên hợp gặt lúa, người thợ xây đã xây được bức tường gạch ...) thì Pê-chi-a lại bỏ phí mất một ngày mà không làm gì cả.
2. Theo em, Pê-chi-a sẽ thay đổi như thế nào sau chuyện xảy ra ?
- Pê-chi-a sẽ cảm thấy hối hận, nuối tiếc vì đã bỏ phí một ngày. Và có thể Pê-chi-a sẽ bắt tay vào việc một cách chăm chỉ sau đó.
3. Nếu em là Pê-chi-a, em có làm như bạn không ? 
- Nếu là Pê-chi-a, em sẽ không bỏ phí một ngày như bạn. Vì phải lao động thì mới làm ra của cải, cơm ăn, áo mặc ... để nuôi sống được bản thân và xã hội.
* Kết luận : Lao động mới tạo ra được của cải, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung quanh. Bởi vậy, mỗi người chúng ta cần phải biết yêu lao động.
- Lắng nghe.
YC HS đọc nội dung ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3: BT1 / SGK
Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 2
Chọn câu trả lời đúng nhất.
Những việc làm thể hiện yêu lao động:
Làm tốt nhiệm vụ trực lớp.
Đùn đẩy công việc cho người khác.
Tham gia tích cực các buổi lao động.
Nhờ người khác làm hộ công việc của mình còn mình đi chơi.
Tự giác làm những công việc phù hhợp với mình.
Thảo luận nhóm đôi và đại diện trả lời.
Những việc làm thể hiện yêu lao động:
Câu a, c, e.
* Hoạt động 4 : BT2/ SGK
- Chia lớp thành nhóm. Đóng vai xử lí các tình huống.
- Tiến hành thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
* Kết luận : Phải tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường và nơi ở phù hợp với sức khỏe và hoàn cảnh của bản thân.
a) Chưa phù hợp vì bạn Nhàn có biểu hiện chay lười lao động. Hồng giải thích cho bạn nghe phải đi lao động đó là trách nhiệm của mỗi học sinh.
b) Lương sẽ không đi chơi đá bóng mà nhổ hết cỏ.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Thế nào là yêu lao động ?
- Yêu cầu HS về nhà sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về ý nghĩa, tác dụng của lao động. Bài sau : Yêu lao động (T2).
Thứ ba ngày 6 tháng 12 năm 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : (Tiết 31) MỞ RỘNG VỐN TỪ: 
 ĐỒ CHƠI - TRÒ CHƠI
I. MỤC TIÊU : 
	- Biết dựa vào mục đích tác dụng để phân loại một số trò chơi quen thuộc (BT1); tìm được một số thành ngữ, tục ngữ có nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm (BT2); bước đầu biết sử dụng một số thành ngữ, tục ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể (BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh, ảnh về một số trò chơi dân gian.
	- Bảng nhóm kẻ sẵn bảng như BT1, BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. BÀI CŨ :
- Gọi 2 HS lên bảng. Mỗi HS đặt 2 câu hỏi : một câu với người trên, một câu với bạn, một câu với người ít tuổi hơn mình.
- HS dưới lớp trả lời câu hỏi : Khi hỏi chuyện người khá ... 0 = 18 (hộp)
ĐS : 18 hộp.
CHÍNH TẢ : (Tiết 16) Nghe - viết: KÉO CO
I. MỤC TIÊU :
	- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn.
	- Làm đúng bài tập 2 a/ b.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
BÀI CŨ: 
- GV đọc cho 2 HS viết : tàu thủy, thả diều, nhảy dây, ngã ngửa, ngật ngưỡng, kĩ năng ...
Nhận xét ghi điểm.
BÀI MỚI: 
1. Giới thiệu bài : Giờ học hôm nay, các em sẽ nghe viết một đoạn trong bài Kéo co và làm bài tập chính tả.
 2. Hướng dẫn viết chính tả 
- HS bài
a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK/155
- 1 em đọc.
- Hỏi : Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có gì đặc biệt ? 
- Cách chơi kéo có ở làng Hữu Trấp diễn ra giữa nam và nữ. Cũng có năm nam thắng, cũng có năm nữ thắng.
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Các từ ngữ : Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, ganh đua, khuyến khích, trai tráng ...
c) Viết chính tả: GV đọc cho HS viết đoạn chính tả.
HS viết đoạn chính tả vào vở.
d) Soát lỗi và chấm bài: GV chấm bài và nhận xét lỗi.
Đổi vở chấm bài và nhận xét lỗi.
 3. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 2 
b) Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Phát bảng nhóm cho một số cặp HS. Yêu cầu HS tự tìm từ.
- 2 HS ngồi cùng bàn tìm từ ghi vào bảng nhóm.
- Nhận xét chung, kết luận lời giải đúng.
- Chữa bài.
- Lời giải : đấu vật - nhấc - lật đật.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :	
- Nhận xét tiết học.
Bài sau : Mùa đông trên rẻo cao.
Thứ sáu ngày 9 tháng 12 năm 2011
TOÁN : (Tiết 80) CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tt) (Tr 87)
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Biết cách thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư).
- Bài tập cần làm: 1 .
* HS khá, giỏi (GT) làm bài 2 , 3.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
BÀI CŨ :
HS1: Làm bài 1 a dòng 1. 
 HS2: Làm bài 2 / 87.
BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài : Giờ học toán hôm nay các em sẽ được rèn cách thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số, sau đó chúng ta sẽ áp dụng để giải các bài toán có liên quan.
2. Hướng dẫn thực hiện phép chia.
- HS thực hiện
a) Phép chia 41535 : 195 (trường hợp chia hết).
- GV viết lên bảng phép chia trên, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
- Yêu cầu HS nêu cách tính của mình.
- GV hướng dẫn lại.
41535 195
0253 213
 0585
 000
* 415 chia 195 được 2, viết 2;
2 nhân 5 bằng 10, 15 trừ 10 bằng 5, viết 5 nhớ 1;
2 nhân 9 bằng 18, thêm 1 bằng 19; 21 trừ 19 bằng 2, viết 2 nhớ 2.
2 nhân 1 bằng 2, thêm 2 bằng 4; 4 trừ 4 bằng 0, viết 0.
* Hạ 3, được 253; 253 chia 195 được 1, viết 1.
1 nhân 5 bằng 5, 13 trừ 5 bằng 8, viết 8 nhớ 1;
1 nhân 9 bằng 9, thêm 1 bằng 10; 15 trừ 10 bằng 5, viết 5 nhớ 1.
1 nhân 1 bằng 1, thêm 1 bằng 2; 2 trừ 2 bằng 0, viết 0.
* Hạ 5, được 585; 585 chia 195 được 3, viết 3.
3 nhân 5 bằng 15, 15 trừ 15 bằng 0, viết 0 nhớ 1;
3 nhân 9 bằng 27, thêm 1 bằng 28; 28 trừ 28 bằng 0, viết 0 nhớ 2.
3 nhân 1 bằng 3, thêm 2 bằng 5; 5 trừ 5 bằng 0, viết 0.
Vậy 41535 : 195 = 213
- Phép chia 41535 : 195 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
- Là phép chia hết.
b) Phép chia 80120 : 245 (trường hợp chia có dư).
- GV viết lên bảng phép chia trên, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm BC.
- Yêu cầu HS nêu cách tính của mình.
- Hướng dẫn lại cách tính như phần a.
- Kết quả 80120 : 245 = 327 (dư 5)
- Phép chia 80120 : 245 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
- Là phép chia có số dư là 5.
3. Luyện tập thực hành
* Bài 1: 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 con tính. Lớp làm vào BC.
- Yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
Kết quả:
a) 203 b) 435 dư 5
* Bài 2: HSKG
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Tìm x.
- Yêu cầu HS làm bài.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào BC.
 89658 : x = 293
 x = 89658 : 293
 x = 306
* Bài 3: Hướng dẫn HS khá, giỏi
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- 1 em đọc.
- Hướng dẫn HS về nhà làm nếu không đủ thời gian
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập 
Bài sau : Luyện tập
Tóm tắt
305 ngày : 49410 sản phẩm
1 ngày : ... sản phẩm ?
Bài giải
Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất được số sản phẩm là :
49410 : 305 = 162 (sản phẩm)
ĐS : 162 sản phẩm.
TẬP LÀM VĂN : (Tiết 32) LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU :
	- Dựa vào dàn ý đã lập (TLV, tuần 15), viết được một bài văn miêu tả đồ chơi em thích với 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- HS chuẩn bị dàn ý từ tiết trước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A.BÀI CŨ: 
- Gọi 2 HS đọc bài giới thiệu về lễ hội hoặc trò chơi của địa phương mình.
- Nhận xét câu trả lời và ghi điểm.
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài : Những tiết học trước các em đã tập quan sát đồ chơi, lập dàn ý tả đồ chơi. Hôm nay, các em sẽ viết bài văn miêu tả đồ vật hoàn chỉnh.
2. Hướng dẫn viết bài
- HS trả lời
a) Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc đề bài.
- 1 em đọc.
- Gọi HS đọc gợi ý.
- 1 em đọc.
- Gọi HS đọc lại dàn ý của mình.
- 2 HS đọc dàn ý.
b) Xây dựng dàn ý
- Em chọn cách mở bài nào ? Đọc mở bài của em.
- 2 HS trình bày : Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
- Gọi HS đọc phần thân bài của mình.
- 1 HS giỏi đọc.
- Em chọn kết bài theo hướng nào? Hãy đọc phần kết bài của em.
- 2 HS trình bày : Kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng.
 3. Viết bài
- HS tự viết bài vào vở.
- GV thu, chấm một số bài và nêu nhận xét chung.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
- Nhận xét tiết học.
- Nhận xét chung về bài làm của HS. Em nào viết chưa tốt về nhà viết lại.
Bài sau : Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
KHOA HỌC:(Tiết 32) KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO ?
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí là: khí ô-xy, khí ni-tơ, khí các-bô-níc. 
- Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ, khí ô-xi. Ngoài ra còn có khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Các hình minh họa SGK/66,67.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. BÀI CŨ:
- Em hãy nêu một số tính chất của không khí ?
- Làm thế nào để biết không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra ?
* Nhận xét, ghi điểm.
B. BÀI MỚI: * Giới thiệu bài : Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết được các thành phần có trong không khí. 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
* Hoạt động 1 : Hai thành phần chính của không khí.
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- Hoạt động trong nhóm.
-Gọi 1 HS đọc phần thí nghiệm SGK/66.
- 1 em đọc.
- Có đúng là không khí gồm hai thành phần chính là khí ô-xy duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy không ?
- HS phát biểu.
- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm. GV đi hướng dẫn từng nhóm.
- Làm thí nghiệm, thảo luận và cử đại diện trình bày trước lớp.
1. Tại sao khi úp cốc vào một lúc nến lại bị tắt ?
1- Khi mới úp cốc nến vẫn cháy vì trong cốc có không khí, một lúc sau nến tắt vì đã cháy hết phần không khí duy trì sự cháy bên trong cốc.
2. Khi nến tắt, nước trong đĩa có hiện tượng gì ? Em hãy giải thích ?
2- Khi nến tắt nước trong đĩa dâng vào trong cốc điều đó chứng tỏ sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ phần không khí bị mất đi.
3. Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không ? Vì sao em biết ?
3. Phần không khí còn lại trong cốc không duy trì được sự cháy, vì vậy nến đã bị tắt.
- Không khí gồm mấy thành phần ? Đó là những thành phần nào ? 
 Người ta đã chứng minh được rằng lượng khí ni-tơ gấp 4 lần lượng khí ô-xy trong không khí. Điều này thực tế khi đun bếp bằng than, củi hay rơm rạ mà ta không cơi rỗng bếp sẽ rất dễ bị tắt bếp.
- Không khí gồm hai thành phần chính : Thành phần duy trì sự cháy có trong không khí là khí ô-xy. Thành phần không duy trì sự cháy là khí ni-tơ. 
* Hoạt động 2 : Khí các-bô-níc có trong không khí và hơi thở.
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- HS hoạt động trong nhóm.
- Gọi 1 HS đọc thí nghiệm 2 SGK/67.
- 1 em đọc.
- GV làm thí nghiệm, HS quan sát hiện tượng và giải thích.
- Quan sát, thảo luận về hiện tượng xảy ra.
- Kết luận : Trong không khí và trong hơi thở của chúng ta có chứa khí các-bô-níc. Khí các-bô-níc gặp nước vôi trong sẽ tạo ra các hạt đá vôi rất nhỏ lơ lửng trong nước làm nước vôi vẩn đục.
Sau khi thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần, nước vôi không còn trong nữa mà đã bị vẩn đục. Hiện tượng đó là do trong hơi thở của chúng ta có khí các-bô-níc.
- Em còn biết những hoạt động nào sinh ra khí các-bô-níc ?
- Kết luận : Rất nhiều các hoạt động của con người đang ngày càng làm tăng lượng khí các-bô-níc làm mất cân bằng các thành phần không khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người, động vật, thực vật.
+ Quá trình hô hấp của người, động vật, thực vật; Khi đốt các hợp chất vô cơ hay hữu cơ; Khi ta đun bếp; Khí thải của các nhà máy; Khói của ôtô, xe máy; Quá trình phân hủy rác thải.
* Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế.
- Tổ chức cho HS thảo luận.
- Thảo luận nhóm 2
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát hình minh họa 4,5 SGK/67 thảo luận và trả lời câu hỏi : Theo em trong không khí còn chứa những thành phần nào khác ? Lấy ví dụ chứng tỏ điều đó.
- Trong không khí còn chứa hơi nước, bụi, nhiều loại vi khuẩn.
- Quan sát, thảo luận.
+ Trong không khí còn chứa hơi nước. Những hôm trời nồm, độ ẩm không khí cao, trên sàn nhà, bờ tường, bàn ghế hơi ướt. Hiện tượng đó là do trong không khí chứa nhiều hơi nước.
+ Trong không khí chứa nhiều chất bụi bẩn. Khi ánh nắng chiếu qua khe cửa, nhìn vào tia nắng ta thấy các hạt bụi nhỏ bé lơ lửng trong không khí.
+ Trong không khí còn chứa các khí độc do khói của nhà máy, khói xe máy, ôtô thải vào không khí.
+ Trong không khí còn chứa các vi khuẩn do rác thải, nơi ô nhiễm sinh ra.
 Vậy chúng ta phải làm gì để giảm bớt lượng các chất độc hại trong không khí ?
* Kết luận : Không khí gồm có hai thành phần chính là khí ô-xy và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn.
+ Chúng ta nên sử dụng các loại xăng không chì hoặc nhiên liệu thiên nhiên.
+ Chúng ta nên trồng nhiều cây xanh.
+ Chúng ta nên vứt rác đúng nơi qui định, không để rác thối, vữa.
+ Thường xuyên làm vệ sinh nơi ở.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
- Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 Bài sau : Ôn tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 4 TUAN 16 CKTKN.doc