Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 - Ngụy Thị Thanh Hương

Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 - Ngụy Thị Thanh Hương

Tiết 2: Luyện từ và câu

TIẾT 31: MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI - TRÒ CHƠI.

I. Mục tiêu :

 - Biết dựa vào mục đích, tác dụng phân biệt một số trò chơi quen thuộc (BT1), tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm (BT2).

 - Bước đầu biết sử dụng một vài thành ngữ tục ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể.

II. Đồ dùng dạy học.

 - Giấy khổ to, bút dạ. 3 Phiếu kẻ sẵn bài 2.

 - Tranh ảnh về trò chơi ô ăn quan, nhảy lò cò (nếu có).

III. Các hoạt động dạy học.

 

doc 18 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 394Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 - Ngụy Thị Thanh Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
 Ngày soạn: 26/11/2011
Ngày giảng: Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011
Buổi sáng:
T1: Chào cờ
 *****************************
T2: Toán
 Tiết 76: Luyện tập
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh rèn kĩ năng:
	- Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.
	- Giải bài toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Tính : 75 480 : 75 ; 12 678 : 36
- 2 Hs lên bảng làm, lớp làm nháp.
- Gv cùng hs nhận xét, chữa bài.
B, Bài mới.
Bài 1. Đặt tính rồi tính:
a, 4725 : 15 b, 35136 : 18
- Hs đọc yêu cầu, tự làm bài vào vở.
- 2 Hs lên bảng chữa bài, mỗi hs 1 phép tính.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
Bài 2. Bài toán:
- Hs đọc, tự tóm tắt bài toán:
Tóm tắt:
25 viên gạch : 1 m2
1050 viên gạch :... m2?
Muốn tính số mét vuông nền nhà lát được ta làm phép tính gì?
- Phép tính chia.
- Yc hs làm bài vào vở Bt:
- Gv chấm, cùng hs nx, chữa bài.
C, Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học. 
- Cả lớp làm bài, 1 hs chữa bài. 
Bài giải
Số mét vuông nền nhà lát được là:
1050 : 25 = 42 (m2 )
Đáp số: 42 m2
 *****************************
T3: Tập đọc
 Tiết 31: Kéo co
I. Mục tiêu :
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
 - Hiểu ND: Kðo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ, phát huy. 
II. Đồ dùng dạy học.
	- Tranh minh hoạ trong sgk phóng to ( nếu có ).
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng bài thơ: Tuổi ngựa?
? Trong khổ thơ cuối, ngựa con nhắn nhủ mẹ điều gì?
- 2 Hs đọc và trả lời câu hỏi, lớp nhận xét
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Bằng tranh.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc:
- Đọc toàn bài:
- 1 hs khá, lớp theo dõi.
- Chia đoạn:
- 3 đoạn: + Đ1: 5 dòng đầu.
 + Đ2: 4 dòng tiếp.
 + Đ3: Phần còn lại.
- Đọc nối tiếp: 2 lần; 
 + Lần 1: Đọc kết hợp sửa phát âm.
- 3 Hs đọc.
 + Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ: 
- 3 Hs khác.
- Đọc toàn bài, nêu cách đọc đúng?
- 1 Hs đọc, lớp nghe nx:
+ Đọc phát âm đúng, ngắt, nghỉ hơi đúng (nhanh tự nhiên ) trong câu sau: Hội làng Hữu Trấp/ ...Có năm/ bên nam thắng, có năm bên nữ thắng;
- Gv đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài;
- Đọc lướt đoạn 1, trả lời:
- Cả lớp :
? Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì?
- ...cách chơi kéo co.
? Em hiểu cách chơi kéo co ntn?
- Kéo co phải có 2 đội, thường thì số người 2 đội bằng nhau, thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau, ...
- Đọc thầm Đ2 
- Hs thi giới thiệu:
? Giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp?
- Đọc lướt đoạn 3, trả lời:
Là cuộc thi khác biệt. Đó là cuộc thi khác biệt giữa bên nam và bên nữ....
? Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt? 
- Là cuộc thi giữa trai tráng 2 giáp trong làng. Số lượng không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng.
? Theo em trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui?
- Vì có đông người tham gia, không khí ganh đua sôi nổi,...
? Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác?
- ...Đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi, đánh gồng, chọi gà...
? Nội dung chính của bài?
- ý chính: Giới thiệu kéo co là trò chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ của người VN ta.
c. Đọc diễn cảm:
- Đọc nối tiếp từng đoạn?
- 3 Hs đọc.
? Tìm giọng đọc thích hợp?
- Toàn bài đọc giọng sôi nổi, hào hứng. Nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm: thượng võ, nam, nữ, rất là vui, ganh đua, hò reo, khuyến khích, nổi trống, không ngớt lời.
- Luyện đọc đoạn2:
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc:
- Cá nhân đọc, nhóm đọc.
- Lớp nhận xét, chọn bạn đọc tốt.
Gv nx chung.
C. Củng cố, dặn dò:
	- Nêu nội dung bài.
	- Nx tiết học. Vn đọc lại bài, kể cho người thân nghe.
 *********************************
T4: Chính tả (Nghe - viết).
 Tiết 16: Kéo co.
I. Mục tiêu :
	- Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn trong bài Kéo co.
	- Làm đúng BT2 a/b,.. .
II. Đồ dùng dạy học.
	- Giấy, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học:
A, Kiểm tra bài cũ
Viết: Trốn tìm, cắm trại, chọi dế, trung thu, ...
- 2 Hs lên bảng viết, lớp viết nháp.
- Gv cùng hs nx, chốt từ viết đúng.
B, Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ,YC.
2. Hướng dẫn học sinh nghe, viết.
- Đọc đoạn văn viết trong bài Kéo co: Hội làng Hữu Trấp...chuyển bại thành thắng.
- 1 hs đọc, lớp theo dõi.
- Đọc thầm tìm từ khi viết còn dễ viết sai.
- Cả lớp đọc thầm. Tìm từ viết sai, lớp luyện viết nháp, 1 số em lên bảng viết. 
- Gv nhắc hs lưu ý cách trình bày bài, chú ý danh từ riêng.
- Gv đọc:
- Hs gấp vở viết bài.
- Gv đọc toàn bài.
- Hs soát lỗi.
- Gv chấm bài
- Hs đổi chéo vở soát lỗi.
- Gv cùng hs nx chung.
3. Bài tập.
Bài tập 2a.
- Hs đọc thầm yc của bài, làm vở BT, một số hs làm phiếu.
- Trình bày :
- Hs tiếp nối nhau nêu kết quả, dán phiếu.
- Gv cùng hs nx, chốt lời giải đúng.
- Hs đọc lời giải đúng.
C. Củng cố, dặn dò.
	- Gv nx tiết học.
	- VN đố em nhỏ tìm đúng lời giải BT2a.
a. + Nhảy dây
 + Múa rối
 + Giao bóng ( đối với bóng bàn, bóng chuyền)
	 *****************************
Buổi chiều:
Tiết 2: Luỵên chữ:
 Bài 16 : về thăm ngoại
I. Mục tiêu:
- Luyện viết bài 16: “Về thăm ngoại” trong vở luyện chữ. Viết đúng các từ : Bấm chân, trơn trượt, chim trời.
- Hiểu nội dung bài: Bài thơ nói về tháng ba.
II. Đồ dùng dạy - học.
III. Các hoạt động dạy học. 
1. ổn định:
2- Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài.
b/ Luyện viết .
- GV đọc bài viết. 
a. Luyện viết đúng: Bấm chân, trơn trượt, chim trời.
- Hs luyện viết bảng con. 
- 2 HS đọc bài.
- Hs viết bảng con.
b. Luyện viết vào vở.
 - Hs luyện viết bài vào vở.
- GV quan sát lớp hướng dẫn, nhắc nhở. 
em viết bài cho đúng mẫu, đẹp. 
c. Chấm bài, nhận xét: 
- Chấm một số bài và nhận xét.
3- Củng cố – dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
 ***************************
Tiết 2: Luyện toán:
 Tiết 46: Luyện tập
I.Mục tiêu:
- Củng cố về chia cho số có hai chữ số.
II. Các hoạt động dạy – học:
A, ổn định:
B, Bài mới:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a, 276 : 23 b, 3978 : 17 c, 4480 : 32
 546 : 36 3080 : 25 5050 : 49
- 3 Hs lên bảng viết, lớp viết nháp.
a, 276 23 b, 3978 17 c, 4480 32
- Gv cùng hs nx, chốt từ viết đúng.
 046 12 057 234 128 140
 00 068 000
 00 0 
 546 36 3080 25 5050 49
 186 15 058 123 0150 103
 06 080 03 
 05
Bài 2: Có 90 hộp bút đựng số bút như nhau. Từ mỗi hộp bút đó người ta lấy ra 2 bút thì số bút còn lại ở trong 90 hộp đúng bằng số bút có trong 75 hộp nguyên ban đầu. Hỏi mỗi hộp nguyên ban đầu có bao nhiêu bút ?
- Hs làm bài vào vở - 1 Hs lên bảng:
 Bài giải:
 Số bút lấy ra từ 90 hộp là:
 2 x 90 = 180 ( bút )
Số bút lấy ra này đúng bằng số bút có trong số hộp nguyên là:
 90 – 75 = 15 ( hộp )
 Số bút trong mỗi hộp nguyên là:
 180 : 15 = 12 ( bút )
 Đáp số: 12 bút
C, Củng cố – dặn dò: 
- NX tiết học.
 **********************************************************
 Ngày soạn: 28/11/2011
 Ngày giảng: Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2011
Buổi sáng:
Tiết 1: Toán
 Tiết 77: Thương có chữ số 0.
I. Mục tiêu: 
	- Giúp hs biết thực hiện phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
Tính: 78 942 : 76; 478 x 63.
- 2 Hs lên bảng làm, lớp làm nháp.
- Gv cùng hs nx chữa bài.
B, Bài mới.
1. Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị:
- Tính: 9 450 : 24 = ?
 - 1 Hs lên bảng tính, lốp làm nháp.
+ Đặt tính và tính từ phải sang trái.
 9450 35
 24 270
 245 
 000
? Nêu cách thực hiện?
- Hs nêu. Hạ 3 lần để chia. 
+ Chú ý: ở lần chia thứ 3 ta có 0 chia 35 được 0; Ta phải viết 0 vào đâu?
- Ta phải viết 0 vào vị trí thứ ba của thương.
2. Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng chục.
2448 : 24 = ?
- Làm tương tự. 
- Lưu ý: ở lần chia thứ hai ta có 4 chia 24 được 0. Phải viết 0 ở vị trí thứ hai của thương.
3. Thực hành:
Bài 1. Đặt tính rồi tín:
a, 8750 : 35 b, 2996 : 28
 23520 : 56 2420 : 12
- 4 Hs lên bảng làm, lớp làm nháp.
Gv cùng hs nx, chốt bài đúng.
C. Củng cố, dặn dò:
 Nx tiết học. Chuẩn bị bài sau.
 ********************************
Tiết 2: Luyện từ và câu
Tiết 31: Mở rộng vốn từ: Đồ chơi - Trò chơi.
I. Mục tiêu :
 - Biết dựa vào mục đích, tác dụng phân biệt một số trò chơi quen thuộc (BT1), tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm (BT2).
 - Bước đầu biết sử dụng một vài thành ngữ tục ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Giấy khổ to, bút dạ. 3 Phiếu kẻ sẵn bài 2.
	- Tranh ảnh về trò chơi ô ăn quan, nhảy lò cò (nếu có).
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Khi hỏi chuyện người khác ta cần giữ phép lịch sự ntn? Nêu ví dụ?
- 1, 2 hs nêu.
- Nêu lại bài tập III.2.
- 1 Hs nêu.
- Gv cùng hs nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC.
2. Bài tập.
Bài 1.
- Đọc yêu cầu:
- Gv yêu cầu hs nói một số trò chơi còn có em chưa biết.
- Hs nói: Trò chơi ô ăn quan, vật, cờ tướng, xếp hình,...
- Thảo luận theo cặp làm bài tập:
- Lớp làm vào nháp, 1 số em làm bài vào phiếu khổ to.
- Trình bày:
- Đại diên các nhóm trình bày, dán phiếu.
- Gv cùng hs nx, chốt bài đúng:
- Hs nêu lại bài đúng:
- Trò chơi rèn luyện sức mạnh
- Kéo co, vật
- Trò chơi rèn luyện sự khéo léo
- Nhảy dây, lò cò, đá cầu.
- Trò chơi rèn luyện trí tuệ
- Ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình.
Bài 2. 
- Đọc yêu cầu của bài.
- Gv dán 3 phiếu lên bảng.
- 3 Hs lên bảng thi làm bài.
- Gv cùng hs nx, chốt bài đúng.
 Thành ngữ, tục ngữ
Nghĩa
Chơi với lửa
ở chọn nơi, chơi chọn bạn
Chơi diều đứt dây
Chơi dao có ngày đứt tay.
Làm một việc nguy hiểm
+
Mất trắng tay
+
Lieu lĩnh ắt gặp tai hoạ
+
Phải biết chọn bạn chọn nơi sinh sống.
+
Bài 3.
- Đọc yêu cầu bài, 
- Chọn câu thành ngữ, tục ngữ thích hợp để khuyên bạn:
- Hs suy nghĩ làm:
- Chú ý nêu đầy đủ cả tình huống, có thể dùng 1,2 tình huống để khuyên bạn.
- Hs tiếp nối nhau nói lời khuyên bạn.
- Gv cùng hs nx, trao đổi.
- Hs viết vào vở câu trả lời đầy đủ.
- VD: Nếu bạn em chơi với 1 số bạn hư nên học kém hẳn đi:
C. Củng cố, dặn dò:
	- NX tiết học, chuẩn bị bài sau.
- Em khuyên bạn: ở chọn nơi, chơi chọn bạn. Cậu nên chọn bạn tốt mà chơi.
 ******************************
Tiết 3: Kể chuyện
Tiết 16: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
I. Mục tiêu :
 - Chọn được một câu chuyện ( được chứng kiến hoặc tham gia) liên quan đến đồ chơi của mình ho ... n bán trtước đây ở phố đó.
- Nhà cửa: Nhà thấp, mái ngói, kiến trúc cửa kính.
- Đường phố: nhỏ, chật hẹp, yên tĩnh.
? Khu phố mới có đặc điểm gì? (nhà cửa, đường phố, ...)
- Kết hợp quan sát tranh...
-Tên phố: Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Quốc Việt,...
- Đặc điểm tên phố: Lấy tên các danh nhân.
- Nhà cửa: Nhà cao tầng, kiến trúc hiện đại.
- Đường phố: To, rộng, nhiều xe cộ đi lại.
HN có nhiều phố đẹp, hiện đại, nhiều phường làm nghề thủ công và buôn bán tấp nập.
* Kết luận: Gv chốt lại ý chính trên.
4. Hoạt động 3: HN - Trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của cả nước.
? Nêu những dẫn chứng thể hiện HN là:
- Trung tâm chính trị:
- HS đọc sgk
- Là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao cấp.
- HN- Trung tâm kinh tế lớn:
- Nhiều nhà máy, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ lớn, ngân hàng, bưu điện.
- HN- trung tâm văn hoá, khoa học:
- Trường ĐH đầu tiên Văn Miếu Quốc tử Giám; nhiều viện nghiên cứu, trường ĐH, bảo tàng, thư viện, nhiều danh lam thắng cảnh.
? Kể tên một số trường ĐH, viện bảo tàng...ở HN?
- Bảo tàng quân đội; .....
- ĐH quốc gia HN; ....
? Kể tên các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử?
- Hồ Hoàn Kiếm; Phủ Tây Hồ; chùa Trấn Quốc; chùa Láng,...
C. Củng cố, dặn dò:
- Đọc nội dung ghi nhớ của bài.
- Nx tiết học. Chuẩn bị sưu tầm tranh ảnh về Hải Phòng học bài 16.
************************************************************
 Ngày soạn: 1/12/2011 
 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 2 tháng 12 năm 2011
Tiết 1: Toán.
 Tiết 80: Chia cho số có 3 chữ số ( Tiếp)
I- Mục tiêu:
- Giúp HS biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp, bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học:
A, ổn định:
1- Giới thiệu phép chia.
a) Trường hợp chia hết
- Làm vào nháp
41535 : 195 = ?
- Đặt tính 
- Tính từ trái sang phải.
41535 195
 253 213
 585
 0
b) Trường hợp chia có dư 
- Làm vào nháp 
80120 : 245 = ?
+ Đặt tính
+ Tính từ trái sang phải.
80120 245
 622 327
 1720
 5
2) Thực hành:
B1: Đặt tính rồi tính
- Làm bài cá nhân
+ Đặt tính
62321 307 81350 187
 921 203 655 435
 0 940
 5
+ Thực hành tính
3) Củng cố, dặn dò:
- Nêu nội dung bài.
- Chia cho số có 3 chữ số.
- NX chung tiết học.
Chuẩn bị bài sau.
 **************************
Tiết 2: Tập làm văn
 Tiết 32: Luyện tập miêu tả đồ vật.
I. Mục tiêu :
	- Dựa vào dàn ý đã lập trong bài TLV tuần 15, Hs viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài.
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
Giới thiệu một trò chơi hoặc lẽ hội ở quê em?
- 2 Hs giới thiệu, lớp nx.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới:
1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC.
2. Chuẩn bị bài viết:
Đề bài: Tả một đồ chơi mà em thích.
- Hs đọc đề bài.
- Đọc 4 gợi ý trong sgk/ 162.
- 4 Hs đọc.
- Đọc dàn ý của mình tuần trước?
- 2 Hs đọc, lớp đọc thầm lại.
? Chọn mở bài trực tiếp hay gián tiếp?
- 1 số Hs trình bày mở bài trực tiếp, gián tiếp.
- Viết từng đoạn thân bài (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn)
- Hs đọc thầm lại mẫu.
- Lưu ý câu mở đầu đoạn trong mẫu:
- 1,2 Hs làm mẫu câu mở đầu đoạn bài của mình.
+VD: Gấu bông của em trông rất đáng yêu.
- Chọn cách kết bài?
- Một vài hs nêu cách kết bài mình chọn theo cách mở rộng hay không mở rộng.
3. HS viết bài:
- Viết bài vào vở.
C. Củng cố, dặn dò.
- GV thu bài, nx tiết học.
 ******************************
Tiết 3: Đạo đức
 Tiết 16 : Yêu lao động (t1)
I. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh có khả năng:
	+ Nêu được ích lợi của lao động.
	+ Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
	+ Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Đồ dùng đóng vai BT 2 ( chuẩn bị theo nhóm).
 - Phiếu học tập hoạt động 2 BT1.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng ghi nhớ của bài?
- 1, 2 Hs đọc.
? Đọc, hát những bài thơ, hát em sáng tác hay sưu tầm nói về công lao của thầy, cô giáo?
- 2, 3 Hs đọc, hát..
- Gv cùng hs nx chung, đánh giá.
B, Bài mới:
1. Hoạt động 1: Đọc truyện: Một ngày của Pê-chi-a.
- Đọc truyện:
- 1, 2 Hs đọc, lớp theo dõi.
- Tổ chức thảo luận nhóm 3 câu hỏi SGK/25.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Trình bày:
- Đại diện các nhóm trình bày lần lượt từng câu, lớp nx, trao đổi.
Gv nx chung, chốt ý.
* Kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách vở, ...đều là sản phẩm của lao động. Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp cho con người sống tốt hơn.
- Đọc phần ghi nhớ:
- 2,3 Hs đọc.
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bài tập 1
- Tổ chức hs thảo luận nhóm 4.
- Cả lớp làm nháp, 2 nhóm làm phiếu khổ to.
- Trình bày:
- Lần lượt các đại diện nhóm nêu miệng, 2 nhóm dán phiếu.
- Gv cùng hs nhận xét, chốt ý đúng.
 Yêu lao động
Lười lao động
- Làm bài và học thuộc bài rồi mới đi chơi
- Không học bài, không làm bài.
- Luôn luôn hoàn thành mọi việc khi bố, mẹ, thầy cô giáo giao cho.
....
- ỷ lại chờ người khác làm cho.
.... 
3. Hoạt động 3: Đóng vai bài tập 2. 
- Đọc tình huống sgk.
- 2 Hs đọc.
- Thảo luận nhóm 5:
- Các nhóm chọn tình huống, chọn bạn đóng vai và thảo luận theo tình huống đã đóng.
- Trình bày:
- 2 nhóm đóng 2 tình huống, lớp trao đổi theo tình huống.
? Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
- Hs trả lời.
- Hs khác đưa ra cách cư xử khác.
- Gv nx và chốt cách cư xử đúng, hay.
C. Hoạt động tiếp nối: 
	- Chuẩn bị bài tập 3,4,5,6 SGK.
 *****************************
Tiết 4: Sinh hoạt lớp
 Tiết 16: Sơ kết tuần 16
I.Mục tiêu
- Nhận xét các hoạt động trong tuần và phương hướng phấn đấu trong tuần sau.
II. Các hoạt động dạy học
1. Nhận xét chung:
* Lớp trưởng nhận xét chung:
* Giáo viên nhận xét: 
a. Ưu điểm:
- Tích cực tham gia các hoạt động của trường. 
- Đeo khăn quàng đầy đủ 
- Thể dục giữa giờ thực hiện nghiêm túc, xếp hàng nhanh
- Trật tự trong giờ ngủ trưa.
- Truy bài nghiêm túc.
- Vệ sinh theo khu vực nghiêm túc.
b. Nhược điểm:
- Vẫn còn tình trạng nói chuyện , làm việc riêng trong lớp: Lộc, Anh, Trần Quân.
2. Phương hướng: 
- Phát huy ưu điểm vào tuần sau
- Khắc phục nhược điểm. 
 ****************************
Buổi chiều:
Tiết 1: Thể dục
 Tiết 32: Thể dục rèn luyện tư thế và kĩ năng 
 vận động cơ bản
 Trò chơi: Lò cò tiếp sức.
I. Mục tiêu:
 - Thực hiện cơ bản đúng đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang.
	- Trò chơi : Nhảy lướt sóng. Biết cách chơi và tham gia chơi nhiệt tình.
II. Địa điểm, phương tiện.
	- Địa điểm: Sân trường, vệ sinh, an toàn.
	- Phương tiện: 1 còi, phấn kẻ sân, dụng cụ chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp.
1. Phần mở đầu.
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. 
- Cả lớp chạy chậm thành một hàng dọc quanh sân tập.
- TC: Tìm người chỉ huy.
- Khởi động các khớp.
2. Phần cơ bản.
a. Bài tập RLTTCB.
 - Ôn: Đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay dang ngang.
 - Các tổ tập luyện ở các khu vực đã phân công.
-> Giáo viên nhận xét đánh giá.
b. TC vận động.
- TC Nhảy lướt sóng.
+ Khởi động các khớp.
+ T/c chơi.
3. Phần kết thúc.
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
- Hệ thống bài
- Nhận xét, đánh giá giờ dạy
- BVTN: Ôn bài RLTTCB đã học ở lớp 3 
6 - 10 phút
1- 2phút
1phút
2 phút
1-2 phút
18 -22 phút
12 - 14 phút
5- 6 phút 
4 - 6 phút 1phút
1phút
1-2 phút
1phút
Đội hình tập hợp
 GV
 * * * * * * * * * * 
 * * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * *
Đội hình tập luyện.
 x x
 * *
* * * * * * * * * * * *
* * * * * * * * * * * *
Đội hình trò chơi:
* * * * *
* * * * *
 Đội hình tập hợp.
 GV
 * * * * * * * * * 
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * 
 *********************************
Tiết 2: Tập làm văn
Tiết 16: Ôn: Luyện tập miêu tả đồ vật
I- Mục tiêu:
1. HS biết quan sát đồ vật theo 1 trình tự hợp lí, bằng nhiều cách, phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt với đồ vật khác.
2. Luyện cho HS kĩ năng dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả 1 đồ chơi 
II- Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ đồ chơi trong SGK. Bảng phụ viết sẵn dàn ý. Vở bài tập TV 4
III- Các hoạt động dạy- học
A.Kiểm tra bài cũ
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay các em sẽ học cách quan sát 1 đồ chơi.
 - GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS
2.Hướng dẫn luyện quan sát
Bài tập 1
 - GV gợi ý
 - GV nêu các tiêu chí để bình chọn
Bài tập 2
 - GV nêu câu hỏi: Khi quan sát đồ vật cần chú ý gì ?
 - GV nêu ví dụ: Quan sát gấu bông
3.Phần luyện tập miêu tả
 - GV nêu yêu cầu
 - GV nhận xét
Ví dụ về dàn ý: 
 - Mở bài: Giới thiệu đồ chơi gấu bông
 - Thân bài: Hình dáng, bộ lông, màu mắt, mũi, cổ, đôi tay
 - Kết bài: Em rất yêu gấu bông, em giữ nó cẩn thận, sạch sẽ
C. Củng cố, dặn dò
 - GV yêu cầu 1 em đọc lại ghi nhớ
 - Dặn HS chọn 1 trò chơi ở quê em.
- 1 em đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo
 - 1 em đọc bài văn tả chiếc áo.
 - HS đưa ra các đồ chơi đã chuẩn bị
 - 3 em nối tiếp nhau đọc yêu cầu và các gợi ý, lớp đọc yêu cầu và viết kết quả quan sát vào nháp. 
 - Nhiều em đọc ghi chép của mình
 - HS đọc yêu cầu
 + Quan sát theo trình tự từ bao quát đến bộ phận, quan sát bằng nhiều giác quan. 
 + Tìm ra đặc điểm riêng để phân biệt.
- 2 em đọc ghi nhớ
 - Lớp đọc thuộc ghi nhớ
- HS làm bài vào nháp
 - Nêu miệng bài làm
 - Làm bài đúng vào vở bài tập
 - Đọc bài trước lớp
HS đọc.
 ****************************
Tiết 3: HĐNGLL
Tiết 16 : Giáo dục môi trường
I-Mục tiêu 
 + Giáo dục hs có ý thức : Chăm học , tự giác trong học tập , ngoan ngoãn , thật thà , chăm chỉ và có tinh thần gíup đỡ mọi người trong lúc gặp khó khăn hoạn nạn , đoàn kết với bạn bè .
 + Gd học sinh có ý thức làm sạch đẹp và bảo vệ môi trường xung quanh . 
II- Các hoạt động: 
1. ổn định:
2. Bài mới:
a, Gv giúp hs hiểu về giáo dục môi trường .
- Gv giới thiệu những tấm gương trong học tập , lao động để hs học tập và có ý thức về môi trường .
- Hs liên hệ trong lớp , trong khối , trong trường những hs chăm ngoan , chăm học , có ý thức làm sạch đẹp và bảo vệ môI trường xung quanh .
- Hs liên hệ bản thân những việc làm được và chưa làm được trong học tập, lao động. 
b, Gv cho hs thực hành làm sạch môi trường xung quanh bằng việc làm nhặt lá , giấy , túi bóng trong lớp học , ngoài sân trường .( trong thời gian 15’ ) 
3. Nhận xét, đánh giá:
- Gv tập trung lớp nhận xét , đánh giá . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16 Sang chieu.doc