I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU:
- Nêu được ích lợi của lao động.
- Tích cực tham gia các hoạt động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
- Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Sách giáo khoa Đạo đức
- Một số đồ dùng , đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.
III. KNS:
- Kĩ năng xác định giá trị của lao động.
- Kĩ năng quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Ngày Tháng Năm 2011 ĐẠO ĐỨC YÊU LAO ĐỘNG (tiết 1) I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU: - Nêu được ích lợi của lao động. - Tích cực tham gia các hoạt động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân. - Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Sách giáo khoa Đạo đức - Một số đồ dùng , đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai. III. KNS: - Kĩ năng xác định giá trị của lao động. - Kĩ năng quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1) Ổn định: 2) Kiểm tra bài cũ: Biết ơn thầy giáo, cô giáo (tiết 2) - Vì sao cần kính trọng biết ơn thầy giáo, cô giáo ? - Cần thể hiện lòng kính trọng , biết ơn thầy giáo, cô giáo như thế nào ? - Giáo viên nhận xét bài cũ 3) Dạy bài mới Giới thiệu bài: Yêu lao động (tiết 1) Hoạt động 1: Đọc truyện Một ngày của Pê-chi-a - Giáo viên kể chuyện. - Yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung câu chuyện và rút ra kết luận-ghi nhớ. à Kết luận: cơm ăn, áo mặc , sách vở đều là sản phẩm của lao động . Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp cho con người sống tốt hơn . - Giáo viên rút ra phần ghi nhớ trong SGK. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm theo BT1 trong SGK - Chia nhóm và giải thích yêu cầu làm việc cho từng nhóm. - Cho học sinh các nhóm thảo luận - Yêu cầu từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận - Nhận xét, bổ sung, sửa chữa à GV kết luận : về các biểu hiện của yêu lao động , của lười lao động . Hoạt động 3 : Đóng vai ( bài tập 2 SGK ) - Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống. - Thảo luận : + Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa ? Vì sao ? + Ai có cách ứng xử khác ? - Mời từng nhóm lên đóng vai các tình huống - Nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống . 4) Củng cố : KNS- Kĩ năng xác định giá trị của lao động. - Kĩ năng quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường. - Qua bài này, em hiểu được điều gì ? - Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ . 5) Nhận xét , dặn dò : - Giáo viên nhận xét tiết học - Dặn học sinh chuẩn bị trước bài tập 3,4,5,6 trong sách giáo khoa. - Hát tập thể - Học sinh trả lời và nhận xét - Học sinh theo dõi - Cả lớp theo dõi - Vài học sinh kể lại câu chuyện - Học sinh thực hiện theo hướng dẫn - Học sinh theo dõi và đọc lại - Học sinh hình thành nhóm và nhận yêu cầu thảo luận nhóm theo ba câu hỏi trong SGK. - Các nhóm thảo luận - Đại diện từng nhóm trình bày . - Nhận xét , bổ sung - Học sinh theo dõi - Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai . - Học sinh thảo luận - Một số nhóm đóng vai . - Nhận xét, bình chọn nhóm đóng vai và ứng xử hay nhất - Học sinh trả lời: Cực tham gia các hoạt động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân. Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động. - Học sinh đọc ghi nhớ - Cả lớp chú ý theo dõi Rút kinh nghiêm sau tiết dạy: Ngày Tháng Năm 2011 ĐỊA LÍ THỦ ĐÔ HÀ NỘI I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội: + Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. + Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của đất nước. - Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ (lược đồ). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bản đồ hành chính, giao thông, công nghiệp Việt Nam. Bản đồ Hà Nội. Tranh ảnh về Hà Nội. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1) Ổn định: 2) Kiểm tra bài cũ: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (tiếp theo) - Nghề thủ công của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ có những đặc điểm gì? - Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? - Dựa vào tranh ảnh, nêu thứ tự các công việc trong quá trình làm đồ gốm của người dân Bát Tràng? - Giáo viên nhận xét bài cũ 3) Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Mỗi quốc gia đều có một thủ đô. Đó là nơi ở & làm việc của các nhà lãnh đạo đất nước, các cơ quan đứng đầu của cả nước. Thủ đô của nước ta có tên là gì? Ở đâu? Thủ đô của nước ta có đặc điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay. Hoạt động1: Hoạt động cả lớp - Tổ chức cho học sinh đọc các thông tin trong sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi sau: + Diện tích, dân số của Hà Nội ? - Giáo viên kết luận: Đây là thành phố lớn nhất miền Bắc. - Giáo viên treo bản đồ hành chính Việt Nam, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi: + Vị trí của Hà Nội ở đâu? + Hà Nội giáp những tỉnh nào? - Giáo viên treo bản đồ giao thông Việt Nam, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi: + Từ Hà Nội có thể đi tới các nơi khác (tỉnh khác và nước ngoài) bằng các phương tiện và đường giao thông nào? + Từ tỉnh (thành phố) em có thể đến Hà Nội bằng những phương tiện nào? Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi - Chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận theo nhóm đôi: + Hà Nội được chọn làm kinh đô nước ta vào năm nào? Khi đó kinh đô có tên là gì? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi? + Khu phố cổ có đặc điểm gì? (Ở đâu? Tên phố có đặc điểm gì? Nhà cửa, đường phố?) + Khu phố mới có đặc điểm gì? (nhà cửa, đường phố) + Kể tên những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội. - Yêu cầu học sinh đại diện trình bày - Giáo viên cùng học sinh nhận xét, bổ sung, sửa chữa giúp hoàn thiện phần trình bày. - Giáo viên kể thêm về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội (Văn miếu Quốc tử giám, chùa Một Cột) - Giáo viên treo bản đồ Hà Nội. Hoạt động 3: Hoạt động nhóm - Giáo viên chia nhóm và yêu cầu các nhóm nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là: N1: Trung tâm chính trị N2 :Trung tâm kinh tế lớn N3 :Trung tâm văn hoá, khoa học N4: Kể tên một số trường đại học, viện bảo tàng của Hà Nội. - Mời đại diện nhóm trình bày kết quả - Giáo viên cùng học sinh nhận xét, bổ sung, sửa chữa giúp hoàn thiện phần trình bày. 4) Củng cố: - Giáo viên treo bản đồ Hà Nội và yêu cầu học sinh tìm vị trí một số di tích lịch sử, trường đại học, bảo tàng, chợ, khu vui chơi giải trí và gắn các ảnh đã sưu tầm được vào vị trí của chúng trên bản đồ. 5) Nhận xét, dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học - Chuẩn bị ôn tập và kiểm tra cuối học kì I - Hát tập thể - Học sinh phát biểu trước lớp, học sinh khác nhận xét, bổ sung - Cả lớp chú ý theo dõi - Học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi - Học sinh theo dõi - Học sinh quan sát bản đồ hành chính và trả lời: + Hà Nội ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Đây là thành phố lớn nhất miền Bắc. + Hà Nội giáp Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hoà Bình. - Học sinh quan sát bản đồ giao thông và trả lời: + Từ Hà Nội có thể đi tới các nơi khác (tỉnh khác và nước ngoài) bằng xe lửa (đường sắt), ô tô (đường bộ), máy bay (đường hàng không), + Học sinh trả lời trước lớp - Các nhóm học sinh thảo luận theo gợi ý của giáo viên: + Hà Nội được chọn làm kinh đô nước ta vào năm 1010. Khi đó kinh đô có tên là Thăng Long. Từ đó tới nay Hà Nội được 999 năm + Khu phố cổ gồm các phố phường làm nghề thủ công, buôn bán tấp nập gấn Hồ Hoàn Kiếm và mang các tên gắn với hoạt động sản xuất, buôn bán trước đây như : Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Mã, . . . + Khu phố mới có nhà cửa xây cao tầng, đường phố rộng, có nhiều xe cộ, có nhiều cây xanh. + Hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây, Văn miếu Quốc tử giám, chùa Một Cột, viện bảo tàng lịch sử, Tháp Bút, . . . - Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp - Học sinh nhận xét, bổ sung - Cả lớp theo dõi - Học sinh xem vị trí khu phố cổ, khu phố mới. - Học sinh hình thành nhóm và thảo luận theo gợi ý của giáo viên. + Hà Nội là thủ đô của nước ta. Đây là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước. + Hà Nội có các nhà máy làm ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhiều trung tâm thương mại giao dịch trong và ngoài nước như các chợ lớn, siêu thị, hệ thống ngân hàng, bưu điện + Hà Nội có Văn Miếu Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của nước ta, là nơi tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, bảo tàng, thư viện hàng đầu của cả nước. + Hà Nội có trường ĐH Sư phạm, viện Bảo tảng lịch sử Việt Nam, Hồ Hoàn Kiếm, - Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp - Học sinh nhận xét, bổ sung - Học sinh tìm vị trí một số di tích lịch sử, trường đại học, bảo tàng, chợ, khu vui chơi giải trí và gắn các ảnh đã sưu tầm được vào vị trí của chúng trên bản đồ. - Cả lớp chú ý theo dõi Rút kinh nghiêm sau tiết dạy: Ngày Tháng Năm 2011 KHOA HỌC KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ? I. MỤC TIÊU: - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại và giãn ra. - Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe, chữa cháy, II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Hình trang 64,65 SG ... Sách giáo khoa Toán, bảng phụ - Bài tập 1 (a) , 2 (b) . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1) Ổn định: 2) Kiểm tra bài cũ: Thương có chữ số 0 - Yêu cầu học sinh thực hiện phép tính sau: 5974 : 58 ; 31902 : 78 - Nhận xét, chấm điểm 3) Dạy bài mới: 3.1/ GIỚI THIỆU BÀI: CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ 3.2/ Hướng dẫn học sinh trường hợp chia hết 1944 : 162 = ? - Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt tính và tính a. Đặt tính. b.Tìm chữ số đầu tiên của thương. c. Tìm chữ số thứ 2 của thương d. Tìm chữ số thứ 3 của thương e. Thử lại: lấy thương nhân với số chia phải được số bị chia. 3.3/ Hướng dẫn học sinh trường hợp chia có dư 8469 : 241 = ? - Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt tính và tính Tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ) Thử lại: lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư phải được số bị chia. Lưu ý HS: - Số dư phải luôn luôn nhỏ hơn số chia. - Giáo viên cần giúp học sinh tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. 3.4/ Thực hành: Bài tập 1: (câu a) - Mời học sinh học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Mời học sinh trình bày bài làm và nêu cách tính - Nhận xét, bổ sung và sửa bài vào vở - Sửa bài và nêu cách làm Lưu ý giúp HS tập ước lượng. Bài tập 2: (câu b) - Mời học sinh học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh nêu lại quy tắc tính giá trị của biểu thức (không có dấu ngoặc) - Mời học sinh trình bày bài làm - Nhận xét, bổ sung và sửa bài vào vở Bài tập 3: (dành cho HS giỏi) - Yêu cầu học sinh đọc đề, làm bài và sửa bài Các bước giải: + Tìm số ngày cửa hàng thứ nhất bán hết số vải + Tìm số ngày cửa hàng thứ hai bán hết số vải So sánh hai số đó. 3.5/ Củng cố : - Yêu cầu học sinh 2 đội thi đua thực hiện chia số có 4 chữ số cho số có 3 chữ số 2198 : 314 và 1682 : 209 3.6/ Nhận xét, dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học - Dặn học sinh chuẩn bị bài: Luyện tập - Hát tập thể - Học sinh thực hiện các phép tính - Cả lớp chú ý theo dõi - Học sinh cả lớp đặt tính - Học sinh làm nháp theo sự hướng dẫn của giáo viên - Học sinh nêu cách thử. 1944 162 324 12 000 - Học sinh đặt tính và tính vào nháp theo sự hướng dẫn của giáo viên - Học sinh nêu cách thử. 8469 241 1239 35 034 - Học sinh học: Đặt tính rồi tính - Cả lớp làm bài vào vở - Học sinh trình bày bài làm và nêu cách tính - Nhận xét, bổ sung và sửa bài vào vở - Học sinh đọc: Tính giá trị của biểu thức - Học sinh nêu lại quy tắc tính giá trị của biểu thức (không có dấu ngoặc) - Học sinh trình bày bài làm - Nhận xét, bổ sung và sửa bài vào vở - Học sinh đọc đề, làm bài và sửa bài Bài giải Số ngày cửa hàng thứ nhất bán hết 7128m vải là: 7128 : 264 = 27 (ngày) Số ngày cửa hàng thứ hai bán hết 7128m vải là: 7128 : 297 = 24 (ngày) Vì 24 ngày ít hơn 27 ngày nên cửa hàng thứ hai bán hết số vải sớm hơn và số ngày sớm hơn là: 27 – 24 = 3 (ngày) Đáp số: 3 ngày - Học sinh thực hiện - Cả lớp chú ý theo dõi Rút kinh nghiêm sau tiết dạy: Ngày Tháng Năm 2011 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Biết chia cho số có ba chữ số. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Sách giáo khoa Toán, bảng phụ - Bài tập 1 (a) , 2 . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1) Ổn định: 2) Kiểm tra bài cũ:Chia cho số có ba chữ số - Yêu cầu học sinh thực hiện phép tính sau: 3621 : 213 ; 2198 : 314 - Nhận xét, sửa bài nêu cách tính 3) Dạy bài mới: 3.1/ Giới thiệu bài: Luyện tập 3.2/ Thực hành: Bài tập 1: (câu a) - Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Mời học sinh trình bày bài làm và nêu cách tính - Nhận xét, bổ sung, sửa bài Bài tập 2: - Yêu cầu học sinh đọc đề toán - Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt và tìm cách giải bài toán. - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Mời học sinh trình bày bài giải trước lớp - Nhận xét, bổ sung, sửa bài vào vở Các bước giải : Tìm số gói kẹo Tìm số hộp nêu mỗi hộp có 160 gói kẹo Tóm tắt: Mỗi hộp 120 gói : 24 hộp Mỗi hộp 160 gói : .hộp? Bài tập 3: (dành cho HS giỏi) - Học sinh ôn lại quy tắc một số chia cho một tích. Có thể chọn nhiều cách làm khác nhau. - Yêu cầu những học sinh nào làm xong bài 2 rồi thì tiếp tục làm bài 3. 3.3/ Củng cố : Tổ chức cho học sinh thi đua làm các phép tính sau: 2555 : 365 ; 1825 : 365 3.4/ Nhận xét, dặn dò : - Giáo viên nhận xét tiết học - Dặn học sinh chuẩn bị bài: Chia cho số có ba chữ số (tiếp theo) - Hát tập thể - Học sinh thực hiện phép tính - Học sinh đọc: Đặt tính rồi tính - Cả lớp làm bài vào vở - Học sinh trình bày bài làm và nêu cách tính - Nhận xét, bổ sung, sửa bài - Học sinh đọc yêu cầu bài tập - Học sinh tóm tắt, tìm cách giải - Cả lớp làm bài vào vở - Học sinh trình bày bài giải trước lớp - Nhận xét, bổ sung, sửa bài vào vở Bài giải Số gói kẹo trong 24 hộp là: 120 x 24 = 2880 (gói) Nếu mỗi hộp chứa 160 gói kẹo thì cần số hộp là: 2880 : 160 = 18 (hộp) Đáp số: 18 hộp kẹo - Học sinh tính bằng hai cách a) 2205 : (35 x 7) Cách 1: 2205 : (35 x 7) = 2205 : 245 = 9 Cách 2: 2205 : (35 x 7) = 2205 : 35 : 7 = 63 : 7 = 9 Cách 3: 2205 : (35 x 7) = 2205 : 7 : 35 = 315 : 35 = 9 b) Làm tương tự - Học sinh thực hiện theo yêu cầu - Cả lớp chú ý theo dõi Rút kinh nghiêm sau tiết dạy: Ngày Tháng Năm 2011 TOÁN CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU: Biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số. (chia hết, chia có dư) II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Sách giáo khoa Toán, bảng phụ - Bài tập 1, 2 (b) . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1) Ổn định: 2) Kiểm tra bài cũ: Luyện tập - Yêu cầu học sinh làm các phép tính sau: 3144 : 524 ; 8322 : 219 - Giáo viên nhận xét, chấm điểm 3) Dạy bài mới: 3.1/ Giới thiệu bài: Chia cho số có ba chữ số (tiếp theo) 3.2/ Hướng dẫn học sinh trường hợp chia hết 41535 : 195 = ? A) Đặt tính. b) Tìm chữ số đầu tiên của thương. c) Tìm chữ số thứ 2 của thương d) Tìm chữ số thứ 3 của thương e) Thử lại: lấy thương nhân với số chia phải được số bị chia. 3.3/ Hướng dẫn học sinh trường hợp chia có dư 80120 : 245 Tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ) Thử lại: lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư phải được số bị chia. Lưu ý HS: - Số dư phải luôn luôn nhỏ hơn số chia. - Giáo viên cần giúp học sinh tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. 3.4/ Thực hành: Bài tập 1: - Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở - Mời học sinh trình bày bài làm và nêu cách thực hiện tính. - Nhận xét, sửa bài vào vở Lưu ý giúp học sinh tập ước lượng thương Bài tập 2: (câu b) - Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm một thừa số, tìm số chia chưa biết. - Yêu cầu học sinh làm bài và sửa bài - Nhận xét, sửa bài vào vở b) 89658 : x = 293 x = 89658 : 293 x = 306 Bài tập 3: (dành cho HS giỏi) - Yêu cầu đọc đề, làm bài và sửa bài Giải toán có lời văn. Tóm tắt 305 ngày : 49 410 sản phẩm 1 ngày : sản phẩm? 3.5/ Củng cố : Yêu cầu học sinh nêu lại cách chia số có 3 chữ số và thực hiện phép chia sau: 80080 : 157 3.6/ Nhận xét, dặn dò: - Gái viên nhận xét tiết học - Dặn học sinh chuẩn bị bài: Luyện tập - Hát tập thể - Học sinh thực hiện các phép tính - Cả lớp chú ý theo dõi - Học sinh đặt tính - Cả lớp làm nháp theo sự hướng dẫn của giáo viên - Học sinh nêu cách thử. 41535 195 0253 213 0585 000 41535 : 195 = 213 - Học sinh đặt tính - Cả lớp làm nháp theo sự hướng dẫn của giáo viên - Học sinh nêu cách thử. 80120 245 0662 327 1720 005 80120 : 245 = 327 (dư 5) - Học sinh đọc: Đặt tính rồi tính - Cả lớp làm bài vào vở - Học sinh trình bày bài làm và nêu cách thực hiện tính. - Nhận xét, sửa bài vào vở - Học sinh đọc: Tìm x - Học sinh nhắc lại cách tìm một thừa số, tìm số chia chưa biết. - Cả lớp làm bài vào vở - Nhận xét, sửa bài vào vở a) x x 405 = 86265 x = 86265 : 405 x = 213 - Học sinh làm bài vào vở khi đã làm xong bài tập 2 Bài giải Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất là: 49410 : 305 = 162 (sản phẩm) Đáp số: 162 sản phẩm - Học sinh nêu lại cách chia số có 3 chữ số và thực hiện phép chia 80080 157 0258 516 1010 068 - Cả lớp chú ý theo dõi Rút kinh nghiêm sau tiết dạy: Ngày Tháng Năm 2011 SINH HOẠT Tuần 16 I. Nhận xét, đánh giá các hoạt động tuần 16. - HS thực hiện tương đối tốt tuần nề nếp . + Xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. + Đi học đều, không có HS đi học chậm. + Vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học sạch sẽ. * Tồn tại. - Vệ sinh còn một buổi bẩn. - Một số HS chưa hoàn thành đóng góp. - Một số HS chưa chăm chỉ học tập. II. Kế họach hoạt động tuần 17: thực hiện tốt mọi nề nếp . Tiếp tục phong trào kế hoạch nhỏ. Trao đổi với phụ huynh về những HS học yếu. Ôn luyện cuối học kì I cho HS giỏi và HS yếu, nâng cao chất lứợng đại trà. Thực hiện tốt kế hoạch đoàn, đội nhà trường.
Tài liệu đính kèm: