Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2010-2011 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2010-2011 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

 LỊCH SỬ

Ôn tập cuối học kỳ I

I/ Mục tiêu :

- Hệ thống những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII: Nước Văn Lang, Au Lạc; hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập; buổi đầu độc lập; nước Đại Việt thời Lý; nước Đại Việt thời Trần.

- HS tự hào về lịch sử nước nhà.

II/ Đồ dùng dạy-học:

- Phiếu học tập

III/ Các hoạt động dạy-học:

 

doc 37 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 391Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2010-2011 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Thứ hai, ngày 20 tháng 12 năm 2010.
TẬP ĐỌC 
Rất nhiều mặt trăng
I. Mục tiêu:
 - Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện.
 - Hiểu ND: Cách nghĩ trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. (Trả lời được các CH trong SGK).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Trong quán ăn " Ba cá bống"
 Gọi hs lên bảng đọc theo cách phân vai 
- Em thấy những hình ảnh, chi tiết nào trong truyện ngộ nghĩnh và lí thú.
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
- Y/c hs xem tranh minh họa và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Việc gì xảy ra đã khiến cả vua và các vị đại thần đều lo lắng đến vậy? Câu chuyện Rất nhiều mặt trăng sẽ giúp các em hiểu điều đó. 
2) HD đọc và tìm hiểu bài
a) luyện đọc:
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài 
- HD hs cách ngắt nghỉ hơi đúng giữa những câu dài
- HD luyện đọc các từ khó trong bài : xinh xinh, vương quốc, khuất, vui sướng, kim hoàn 
- Gọi hs đọc 3 đoạn lượt 2
- Giải nghĩa từ khó trong bài: vời
- Y/c hs luyện đọc trong nhóm đôi
- Gọi hs đọc cả bài
- Gv đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi ở đoạn đầu, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự bất lực của các vị quan trong triều, sự buồn bực của nhà vua. Đọc đoạn sau: phân biệt lời chú hề (vui, điềm đạm) với lời nàng công chúa (hồn nhiên, ngây thơ), đọc đoạn kết giọng vui, nhịp nhanh hơn 
b) Tìm hiểu bài
- Y.c hs đọc thầm đoạn 1 TLCH:
+ Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì? 
+ Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì? 
+ Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa?
+ Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được?
- Yc hs đọc thầm đoạn 2, trả lời các câu hỏi:
+ Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học?
+ Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn? 
- Chú hề hiểu trẻ em nên đã cảm nhận đúng: nàng công chúa bé nhỏ nghĩ về mặt trăng hoàn toàn khác với cách nghĩ của người lớn, của các quan đại thần và các nhà khoa học. 
- Y/c hs đọc thầm đoạn 3 và TLCH:
+ Sau khi biết rõ công chúa muốn có một "mặt trăng" theo ý nàng, chú hề đã làm gì? 
+ Thái độ của công chúa thế nào khi nhận món quà? 
c) HD đọc diễn cảm
- Gọi hs đọc truyện theo cách phân vai 
- Yc hs lắng nghe, theo dõi tìm giọng đọc thích hợp
- Kết luận giọng đọc đúng (mục 2a)
- Hd hs luyện đọc diễn cảm 1 đoạn
+ Gv đọc mẫu
+ Gọi hs đọc 
+Y/c hs luyện đọc trong nhóm 3
+ Tổ chức thi đọc diễn cảm 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay 
 Bài văn nói lên điều gì?
- Kết luận nội dung đúng (mục I) 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần, kể câu chuyện trên cho người thân nghe
- Bài sau: Rất nhiều mặt trăng (tt) 
 Từng tốp 4 hs lên đọc theo cách phân vai
. Chi tiết Bu-ra-nô chui vào chiếc bình bằng đất, ngồi im thin thít.
. Hình ảnh ông lão Ba-ra-ba uống rượu say rồi ngồi hơ bộ râu dài
- Vẽ cảnh vua và các vị cận thần đang lo lắng, suy nghĩ, bàn bạc một điều gì đó.
- Suy nghĩ 
- 3 hs nối tiếp nhau đọc 
+ Đoạn 1: Từ đầu...nhà vua
+ Đoạn 2: Tiếp theo...bằng vàng rồi
+ Đoạn 3: Phần còn lại 
- HS luyện đọc cá nhân 
- 3 hs đọc trước lớp 3 đoạn của bài
- Đọc ở phần chú giải 
- Luyện đọc trong nhóm đôi
- 1 hs đọc cả bài
- Lắng nghe 
- Đọc thầm
+ Muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng
+ Nhà vua cho vời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa
+ Họ nói đòi hỏi đó không thể thực hiện được
+ Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
- Đọc thầm đoạn 2
+ Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi xem công chúa nghĩ về mặt trăng thế nào đã, chú hề cho rằng công chúa nghĩ về mặt trăng không giống người lớn
+ Công chúa nghĩ rằng mặt trăng chỉ to hơn móng tay của cô, mặt trăng ngang qua ngọn cây trước cửa sổ và được làm bằng vàng. 
- Lắng nghe
- Đọc thầm đoạn 3
+ Chú tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn, đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa, cho mặt trăng vào một sợi dây chuyền vàng để công chúa đeo vào cổ.
+ Công chúa thấy mặt trăng thì vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn. 
- 1 tốp 3 hs đọc phân vai (người dẫn chuyện, chú hề, nàng công chúa nhỏ)
- HS trả lời 
- Lắng nghe
- 1 hs đọc 
- Đọc phân vai trong nhóm 3
- Lần lượt một vài nhóm thi đọc diễn cảm 
- HS trả lời 
- Vài hs đọc lại 
. Cô công chúa nhỏ rất đáng yêu, ngây thơ
. Các vị đại thần và các nhà khoa học không hiểu trẻ em 
. Chú hề thông minh
. Trẻ em suy nghĩ rất khác người lớn 
________________________________________________
 TOÁN 
Luyện tập
I/ Mục tiêu:
Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.
Biết chia cho số có ba chữ số.
Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2 và bài 3.
Hs làm bài cẩn thận,trình bày sạch.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Chia cho số có ba chữ số (tt)
- Gọi hs lên bảng tính và đặt tính 
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới: 
1) Giới thiệu: Tiết toán hôm nay các em sẽ được rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có ba chữ số và giải một số bài toán có lời văn
2) Luyện tập
Bài 1: Y/c HS thực hiện vào bảng con.
 - Giúp HS yếu tính được.
Bài 2: Y/c hs đọc đề toán
- Gọi 1 hs lên bảng giải, cả lớp làm vào vở nháp 
Bài 3: Gọi hs đọc đề toán
- Y/c hs tự làm bài 
- Gọi 1 hs lên bảng sửa bài
- Chấm bài, y/c hs đổi vở nhau để kiểm tra
- Nhận xét, tuyên dương hs làm bài đúng, sạch đẹp 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi 2 hs lên thi đua 
- Về nhà tự làm bài vào vở.
- Bài sau: Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học 
- 3 hs lên bảng tính 
10488 : 456 = 23 31 458 : 321 = 98 
35490 : 546 = 56
- Lắng nghe
- HS thực hiện bảng con.
a) 54322 : 346 = 157 25275 : 108 = 234 (dư 3)
 86679 : 214 = 405 (dư 9) 
- 1 hs đọc đề toán
- Cả lớp làm vào vở nháp
 18 kg = 18000 g
 Số gam muối trong mỗi gói là:
 18000 : 240 = 75 (g)
 Đáp số: 75 g 
- 1 hs đọc đề bài
- Tự làm bài
- 1 hs lên bảng sửa bài
- Đổi vở nhau để kiểm tra
Giải
Chiều rộng của sân bóng đá
7140 : 105 = 68 (m)
Chuvi sân bóng đá:
(105 + 68) x 2 = 346 (m)
Đáp số: 346 m
- 2 hs lên thực hiện 4725 : 15 = 315 
__________________________________
 LỊCH SỬ
Ôân tập cuối học kỳ I
I/ Mục tiêu :
- Hệ thống những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII: Nước Văn Lang, Aâu Lạc; hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập; buổi đầu độc lập; nước Đại Việt thời Lý; nước Đại Việt thời Trần.
- HS tự hào về lịch sử nước nhà.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Gọi hs trình bày
1) Nhà Trần đối phó với giặc như thế nào khi chúng mạnh và khi chúng yếu?
2) Nêu kết quả của cuộc kháng chiến?
3) Cuộc kháng chiến thắng lợi có ý nghĩa gì? 
- Nhận xét, cho điểm
B/ Ôn tập:
Hoạt động1: Hoạt động theo nhóm
- GV phát cho mỗi nhóm một bản thời gian và các nhóm ghi nội dung của mỗi giai đoạn .
- GV treo trục thời gian lên bảng và yêu cầu HS ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục: khoảng 700 năm TCN, 179 TCN, 938 .
- GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận .
GV nhận xét
* Hoạt động 2: Các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 938 đến TK XV 
- Treo băng thời gian lên bảng.
- Các em hãy suy nghĩ, xem lại bài, sau đó cô gọi các em lên gắn nội dung của từng giai đoạn tương ứng với thời gian trong bảng. 
- Gọi hs lên thực hiện
- Cùng cả lớp nhận xét, sau đó gọi hs nói sự kiện lịch sử với thời gian tương ứng. 
- Gọi hs đọc lại toàn bộ bảng. 
Các em hãy thảo luận nhóm đôi để TLCH: Buổi đầu độc lập, thời Lý, Trần đóng đô ở đâu? Tên gọi nước ta ở các thời kì đó là gì? Câu hỏi này thầy đã kẻ thành bảng thống kê, nhiệm vụ của các em là hoàn thành bảng và dựa vào bảng để TLCH trên. 
- Gọi đại diện các nhóm trình bày 
- Cùng hs nhận xét, bổ sung đi đến kết quả đúng. 
- Cùng hs nhận xét, bổ sung 
* Hoạt động 4: Thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học. 
- Treo bảng phụ viết định hướng kể, gọi hs đọc to trước lớp 
- Cô sẽ tổ chức cho các em thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học. Các em nên kể theo định hướng trên bảng. Bạn nào kể đúng, lưu loát, hấp dẫn sẽ là người thắng cuộc. 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương hs kể tốt.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc ghi nhớ
- Bài sau: Kiểm tra cuối HKI
- 3 hs lên bảng thực hiện
1) Khi giặc mạnh, vua tôi nhà Trần chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng. Khi giặc yếu, vua tôi nhà Trần tấn công quyết liệt buộc chúng phải rút lui. 
2) Cả 3 lần xâm lược nước ta chúng đều thất bại, không dám xâm lược nước ta nữa.
3) Nước ta sạch bóng quân thù, độc lập được giữ vững 
- HS hoạt độ ...  mới:
1) Giới thiệu bài : Trong tiết LTVC trước, các em đã biết mỗi câu kể Ai làm gì? gồm 2 bộ phận CN và VN. Tiết học hôm nay giúp các em tìm hiểu kĩ hơn bộ phận VN, cấu tạo của bộ phận VN trong kiểu câu này. 
2) Tìm hiểu bài:
 Gọi hs đọc phần nhận xét
- Câu 1: Các em hãy đọc thầm lại đoạn văn, tìm các câu kể Ai làm gì? có trong đoạn văn trên. 
- Gọi hs nêu các câu kể có trong đoạn văn 
Câu 2,3: Các em hãy xác định VN trong mỗi câu vừa tìm được và nêu ý nghĩa của VN trong câu.
- Dán 3 bảng nhóm viết 3 câu văn, mời 3 hs lên bảng gạch dưới bộ phận VN trong mỗi câu. Kết hợp nêu ý nghĩa của VN 
Kết luận: VN trong câu kể Ai làm gì? nêu lên hoạt động của người, con vật (đồ vật, cây cối được nhân hóa. 
Câu 4 : Gọi hs đọc y/c
- Các em hãy suy nghĩ và cho biết VN trong các câu trên do từ ngữ nào tạo thành? 
Kết luận: VN trong câu kể Ai làm gì? có thể là động từ, hoặc động từ kèm theo một số từ ngữ phụ gọi là cụm động từ. 
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/171
- Gọi hs nêu ví dụ minh họa cho nội dung ghi nhớ 
3) Luyện tập:
Bài 1 : Gọi hs đọc y/c và nội dung 
- Các em hãy tìm câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn trên? 
- Gọi hs phát biểu 
- Y/c hs xác định VN trong mỗi câu vừa tìm được.
- Dán các bảng nhóm ghi các câu kể, gọi hs lên xác định 
Bài 3: Gọi hs đọc y/c
- Tranh vẽ gì? 
- Tranh vẽ cảnh sân trường vào giờ chơi. Nhìn vào tranh các em hãy nói 5 câu kể Ai làm gì miêu tả hoạt động của các nhân vật trong tranh. 
- Gọi hs phát biểu ý kiến 
Bài 2: Dán 4 băng giấy lên bảng, y/c 1 bạn nam, 1 bạn nữ lên bảng thi đua nối cột A thích hợp với cột B 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn nối đúng, nhanh
- Gọi hs đọc câu đúng
C/ Củng cố, dặn dò:
 - Trong câu kể Ai làm gì ? VN do từ loại nào tạo thành? Nó có ý nghĩa gì? 
- Về nhà viết lại vào vở đoạn văn dùng các câu kể Ai làm gì? ở BTIII.3
- Bài sau: Ôn tập 
- 3 hs lên bảng đặt câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động, cho từ ngữ chỉ người, chỉ vật hoạt động 
- Vài hs trả lời 
- Lắng nghe 
- HS1 đọc nội dung BT, HS 2 đọc 4 y/c của BT 
- Tự làm bài 
- Lần lượt nêu
1) Hàng trăm con voi đang tiến về bãi.
2) Người các buôn làng kéo về nườm nượp.
3) Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng 
- Tự làm bài vào vở 
- 3 hs lên bảng thực hiện tìm các VN trong câu 
1) Hàng trăm con voi / đang tiến về bãi. 
 CN VN 
2) Người các buôn làng / kéo về nườm nượp. 
 CN VN 
3) Mấy anh thanh niên / khua chiêng rộn ràng. 
 CN VN 
* Ý nghĩa của VN: nêu hoạt động của người, của vật trong câu. 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc y/c
- VN trong câu trên do động từ và các từ kèm theo nó (cụm động từ) tạo thành 
- Lắng nghe
- Vài hs đọc ghi nhớ 
- 2 hs nêu ví dụ 
- 2 hs đọc 
- Tự làm bài vào vở
- HS lần lượt nêu các câu kể trong đoạn văn (câu 3,4,5,6,7) 
- Tự làm bài 
- Lần lượt lên bảng xác định
1) Thanh niên / đeo gùi vào rừng.
 VN 
2) Phụ nữ / giặt giũ bên giếng nước. 
 VN 
3) Em nho û/ đùa vui trước nhà sàn. 
 VN 
4) Các cụ già / chụm đầu bên những chén rượu cần. VN 
5) Các bà, các chị /sửa soạn khung cửi. 
 VN 
- Vẽ các bạn nam đang đá cầu, mấy bạn nữ chơi nhảy dây dưới gốc cây, mấy bạn nam đang đọc báo. 
- Lắng nghe
- Nối tiếp nhau trình bày
 Trong giờ ra chơi, sân trường thật náo nhiệt. Dưới bóng mát của cây bàng, mấy bạn đang túm tụm đọc truyện. Giữa sân, các bạn nam chơi đá cầu. Cạnh đó, mấy bạn nữ chơi nhảy dây. 
- 1 bạn nam, 1 bạn nữ lên thực hiện 
- Nhận xét 
- Một vài hs đọc 
1) Đàn cò trắng bay lượn trên cánh đồng.
2) Bà em kể chuyện cổ tích.
3) Bộ đội giúp dân gặt lúa. 
- 1 hs nêu lại ghi nhớ 
_______________________________________
TOÁN
Luyện tập
I/ Mục tiêu:
Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5.
Nhận biết được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đơn giản.
Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3 và bài 4 ; bài 5* dành cho HS khá giỏi.
Hs làm bài cẩn thận,trình bày sạch.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Dấu hiệu chia hết cho 5
 1/ Dấu hiệu nào giúp em nhận biết một số chia hết cho 5? Một số không chia hết cho 5
- Nêu ví dụ minh họa? 
 2) Dấu hiệu nào giúp em nhận biết một số chia hết cho 2? Một số không chia hết cho 2? 
- Nêu ví dụ minh họa? 
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học
2) Thực hành:
Bài 1: Ghi tất cả các số lên bảng, gọi hs nhận biết số nào chia hết cho 2, số nào chia hết cho 5
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
- Y/c hs thực hiện B 
Bài 3: Ghi lên bảng tất cả các số trong bài , gọi hs trả lời theo yêu cầu 
Bài 4: Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là chữ số nào? 
Bài 5*: Gọi hs đọc đề bài 
- Các em hãy thảo luận nhóm đôi để tìm xem Loan có bao nhiêu quả táo? 
- Y/c hs trả lời và giải thích 
C/ Củng cố, dặn dò: 
- Tổ chức cho hs thi đua. Y/c 3 dãy, mỗi dãy cử 3 bạn, 3 em sẽ nối tiếp nhau tìm và viết 9 chia hết cho 2, 9 số chia hết cho 5. Đội nào viết đúng, nhanh đội đó thắng.
- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc 
- Bài sau: Dấu hiệu chia hết cho 9 
2 hs lần lượt lên bảng trả lời
1) Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5. Các số không có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì không chia hết cho 5? 
2) Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2. Các số có chữ số tận cùng là 1;3;5;7;9 thì không chia hết cho 2. 
- HS lần lượt nêu: 
a) Các số chia hết cho 2 là: 4568; 66814; 2050; 3576; 900
b) Các số chia hết cho 5 là: 2050; 900; 2355 
- 1 hs đọc y/c 
- HS thực hiện vào B, viết 3 số bất kì 
a) Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 là: 480; 2000; 9010
b) Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 là: 296; 324 
c) Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: 345; 3995
- Có chữ số tận cùng là chữ số 0 
- 1 hs đọc đề bài 
- Thảo luận nhóm đôi
- Loan có 10 quả táo. (vì 10 < 20 vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5) 
- HS thi đua.
____________________________________
 TẬP LÀM VĂN 
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật
I/ Mục tiêu:
 Nhận biết đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn (BT1); viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong chiếc cặp sách (BT2, BT3).
 HS luyện viết văn.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Một số kiểu, mẫu cặp sách của hs
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật
- Mỗi đoạn văn miêu tả có ý nghĩa gì?
- Khi viết hết mỗi đoạn văn cần chú ý điều gì? 
- Gọi hs đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài : Tiết TLV hôm nay, các em sẽ luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật. Lớp mình cùng thi đua xem bạn nào miêu tả chiếc cặp đầy đủ nhất và hay nhất.
2) HD làm bài tập
Bài 1: Gọi hs đọc nội dung
- Các em hãy đọc thầm lại đoạn văn tả cái cặp thảo luận nhóm 4 để thực hiện các y/c của bài (phát phiếu cho 2 nhóm) 
- Gọi các nhóm trình bày 
a) Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả?
b) Xác định nội dung miêu tả của từng đoạn văn.
c) Nội dung miêu tả của mỗi đoạn được báo hiệu ở câu mở đoạn bằng những từ ngữ nào? 
- Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng 
Bài 2: Gọi hs đọc y/c của bài và các gợi ý
- Nhắc hs: Chỉ viết 1 đoạn miêu tả hình dáng bên ngoài của cái cặp (không phải cả bài, không phải bên trong). Nên viết theo các gợi ý trong SGK . Cần miêu tả những đặc điểm riêng của chiếc cặp mình tả để nó không giống chiếc cặp của bạn. Khi viết chú ý bộc lộ cảm xúc của mình 
- Y/c hs đặt chiếc cặp của mình trước mặt và tự làm bài 
- Gọi hs đọc đoạn văn của mình 
- Chọn 1,2 bài hay đọc lại, nêu nhận xét, cho điểm 
Bài 3: Gọi hs đọc y/c
- Nhắc hs: Đề bài chỉ yêu cầu viết một đoạn tả bên trong (không phải bên ngoài) chiếc cặp của mình 
- Y/c hs làm bài 
- Gọi hs trình bày
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn tả hay. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà hoàn chỉnh bài văn : Tả chiếc cặp của em hoặc của bạn em. 
- Bài sau: Ôn tập
- Nhận xét tiết học 
- Mỗi đoạn văn miêu tả đồ vật có nội dung nhất định, chẳng hạn: giới thiệu về đồ vật, tả từng bộ phận của đồ vật hoặc nêu lên tình cảm, thái độ của người viết về đồ vật.
- Cần chấm xuống dòng 
- 1 hs đọc 
- Lắng nghe 
- 2 hs nối tiếp nhau đọc nội dung và y/c
- Thực hiện trong nhóm 4 
- Dán phiếu, từng thành viên trong nhóm nối tiếp trình bày 
a) Cả 3 đoạn đầu thuộc phần thân bài
b) Đoạn 1: Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp
 . Đoạn 2: Tả quai cặp và dây đeo.
 . Đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp.
c) Đoạn 1: Đó là một chiếc cặp màu đỏ tươi.
. Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt không gỉ...
. Đoạn 3: Mở cặp ra, em thấy trong cặp có tới 3 ngăn... 
- 3 hs nối tiếp nhau đọc 
- Lắng nghe, thực hiện
- Tự làm bài 
- Vài hs đọc trước lớp 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc y/c
- Lắng nghe, ghi nhớ 
- Tự làm bài vào vở
- Lần lượt trình bày 
- Nhận xét 
____________________________________
 SINH HOẠT LỚP
Sơ kết tuần 17-phương hướng tuần18
Kiểm tra ngày tháng12 năm2010

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_17_nam_hoc_2010_2011_2_cot_chuan_kien_thu.doc